Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tài liệu Histogram pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (135.21 KB, 5 trang )

Histogram

Khái niệm histogram rất hay dùng trong xử lý ảnh số, nhưng hình như chưa có
tài liệu Tiếng Việt nào nói rõ về khái niệm này. Trong phần review của các máy ảnh số
hay có hiển thị histogram, nhưng nhiều người lại không hiểu cái đồ thị đó dùng để làm
gì. Thật ra khái niệm histogram rất đơn giản. Đó là một đồ thị với trục hoành là độ
sáng và trục tung là số lượng điểm ảnh ở độ sáng tương ứng.



Độ sáng biểu thị tăng từ trái qua phải: phía tay trái là tối, ở giữa là độ sáng
trung bình, còn tay phải là sáng nhất. Một số thí dụ như sau:
1. Histogram tốt có hình ngọn núi với độ cao tăng dần từ trái, cao nhất ở giữa
và thấp nhất ở bên phải. Điều đó chứng tỏ số lượng điểm ảnh nhiều nhất là ở độ sáng
trung bình




2. Ảnh bị quá tối: histogram bị nghiêng về bên trái, có một cái cột gần như
thẳng đứng sát trái





3. Ảnh bị quá sáng: histogram bị nghiêng về bên phải, có một cái cột gần như
thẳng đứng sát phải





4. Ảnh bị quá tương phản: có hai cái cột nằm ở 2 đầu trái phải




5. Ảnh bị kém tương phản: dải màu bị dồn vào giữa, hai đầu không có gì



6. Sau nhiều lần chỉnh sửa thì phổ của ảnh sẽ bị như thế này:




Mỗi màu trong số 3 màu RGB có một histogram riêng, độ chói (luminance)
cũng có một histogram nữa. Có thể thấy các đồ thị này một cách rõ ràng hơn khi dùng
một số chương xử lý ảnh. Dễ nhất là dùng Acdsee Pro. Khi cân chỉnh ảnh thì có thể
chỉnh trên mỗi histogram riêng để có được các đường đồ thị hài hòa thì tổng thể bức
ảnh sẽ đẹp (về mặt màu sắc, độ sáng). Không nên chỉnh nhiều lần vì sẽ làm phổ của đồ
thị bị rời rạc ra, tức là đã làm bức ảnh mất chi tiết.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×