Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Tài liệu Guerilla Marketing - tiếp thị theo kiểu du kích doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (178.53 KB, 4 trang )

Guerilla Marketing - tiếp thị theo
kiểu du kích



Mục đích chính của các công ty “cò con” là làm sao để phát triển, để có chỗ
đứng vững chắc trên thương trường. Và do vậy, người ta sẵn sang dốc vốn liếng của
mình vào kinh doanh, tuy nhiên, không phải ai cũng có thể mạo hiểm bỏ những đồng
tiền xương máu của mình vào việc đẩy mạnh thương hiệu

Trong những trường hợp tương tự, tại các nước Tây âu, người ra đưa ra một
loại hình dịch vụ mới – Guerilla Marketing (tạm dịch la kiểu tiếp thị du kích) - một
hình thức marketing tương đối hấp dẫn hiệu quả với chi phí khiêm tốn để đưa được
thương hiệu ra thị trường.

Bản chất của phương pháp marketing này như sau: các công ty nhỏ với lượng
vốn kinh doanh ít ỏi nghĩ ra một hình thức tiếp thị độc đáo mà qua đó người tiêu dùng
chính là người quảng cáo cho sản phẩm hay dịch vụ của họ. “Người ta không thể
thường xuyên dán mắt lên màn hình vô tuyến để xem Bạn sẽ quảng cáo những gì.

Cái chính là phải làm sao trong cuộc nói chuyện của người tiêu dùng, Bạn phải
chèn vào đó những gì Bạn muốn họ biết đến” - một chuyên gia về marketing của hãng
tư vấn BKG đã nhận xét. “Một khi có ai đó nghe được thông tin thú vị về công ty của
Bạn, họ sẽ kể lại cho bạn bè người quen, bởi vậy ta phải cho them “gia vị” vào cuộc
nói chuyện đó.
Dĩ nhiên, công việc này không hề đơn giản chút nào, nhưng nếu đem so sánh
với việc xây dựng một clip quảng cáo trên vô tuyến, ta có thể tiết kiệm được một
khoản không nhỏ chút nào”

Cửa hàng bán lẻ qua mạng RuComp.ru sau khi đi vào hoạt động được khoảng
ba tháng đã đưa ra một chương trình khuyến mại hết sức thú vị: người ta sẵn sang


giảm giá 3% cho khách àhng nếu như ngoài trời có mưa rào lớn, và nếu chỉ là một cơn
mưa bóng mây, khách hàng có thể được giảm giá 2%, còn nếu như thời tiết u ám –
1%. Thế là người ta đua nhau thông báo cho bạn bè, người thân cái tin sốt dẻo này
bằng mọi hình thức từ điện thoại, truyền miệng cho đến Internet.

Và như vậy, chi phí cho việc quảng cáo có thể nói là rất thấp, chi phí cho việc
giảm giá cũng không tốn bao nhiêu nhưng ý tưởng quảng cáo hàng hóa kiểu này thì lại
rất hấp dẫn người tiêu dùng. Sau đợt khuyến mại này, RuComp.ru đã không những
“đẩy” được vô số hàng hóa tưởng chừng như tồn kho mà còn còn tăng được doanh số
bán hàng lên 15%.

Tạp chí ICN đã từng đưa tin về Render Smith – ông chủ của hệ thống các quán
cà phê Maine tại Portland đã chiến thắng đối thủ nặng ký Starbucks trong việc phát
triển hệ thống của mình đến tận mọi hang cùng ngõ hẻm của các thành phố trên quê
hương mình.

Không thể cạnh tranh với các đối thủ bằng kiểu “mạnh vì gạo, bạo vì tiền”,
Render đã nghĩ ra mưu kế khác: bằng sự khôn khéo của mình, ông đã “bắn tin” cho
dân chúng trong thành phố nơi ông kinh doanh rằng cà phê của ông là sản phẩm của
chính địa phương nơi họ sống, khác với sản phẩm của “dân ngoại đạo” Starbucks. Và
kết quả thật bất ngờ: người dân địa phương trở nên quay lưng với sản phẩm cả phê của
Starbucks.

Một manager quảng cáo của cửa hàng bán máy vi tính đã kể lại một chiêu bán
hàng thú vị như sau: trong một ngày máy tính xách tay giá 900USD sẽ được bán với
giá 699USD, và những tuần tiếp theo sau sẽ tăng giá 20USD. “Thông tin về hàng hoá
và giá cả đã được truyền đi với một tốc độ đáng kinh ngạc. Chỉ trong ngày đầu tiên, tất
cả máy tính xách tay đã được người tiêu dùng khuân sạch!

×