Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

tiểu luận học phần 5 tư TƯỞNG hồ CHÍ MINH về CHÍNH SÁCH xã hội TRONG VIỆC KHÔNG NGỪNG NÂNG CAO đời SỐNG của NHÂN dân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (116.01 KB, 22 trang )

PHẦN MỞ ĐẦU
Sinh thời Hồ Chí Minh “chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc, là
làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn tồn tự do,
đồng bào ta ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”. Chính vì tự
do, hạnh phúc của con người mà Hồ Chí Minh đã đấu tranh không mệt mỏi
cho độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Với Hồ Chí Minh, mục đích xây
dựng chủ nghĩa xã hội là để không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân,
trước hết là nhân dân lao động; làm cho đời sống của nhân dân ngày càng
sung sướng.
Ngay sau khi giành được độc lập, trong phiên họp đầu tiên của chính
phủ, Người đã phát biểu: “Chúng ta giành được tự do, độc lập rồi mà dân cứ
chết đói, chết rét, thì tự do, độc lập cũng khơng làm gì. Dân chỉ biết rõ giá trị
của tự do, của độc lập khi mà dân được ăn no, mặc đủ.
Chúng ta phải thực hiện ngay:
1. Làm cho dân có ăn.
2.

Làm cho dân có mặc

3. Làm cho dân có chỗ ở.
4. Làm cho dân có học hành”.1
Người ln nhắc nhở: “Chính phủ ta là chính phủ của nhân dân, chỉ có
một mục đích là ra sức phụng sự lợi ích của nhân dân”. 2 Năm 1956, trong
Lời bế mạc hội nghị lần thứ 9 (mở rộng) Ban Chấp hành Trung ương Đảng,
Người nói: “Phải ln nhớ rằng: Điều quan trọng bậc nhất trong kế hoạch
kinh tế của chúng ta hiện nay là nhằm cải thiện dần đời sống nhân dân”. Đến
1
2

Hồ Chí Minh: Tồn tập, Nxb CTQG ,H, 2011, tập 4, tr 175
Hồ Chí Minh: Tồn tập, , Sdd, tập 9, tr 81



1


Di chúc, Người viết: “Đảng phải có kế hoạch thật tốt để phát triển kinh tế và
văn hố, nhằm khơng ngừng nâng cao đời sống của nhân dân”.
Để bước đầu tìm hiểu tư tưởng của Hồ Chí Minh trong việc thực hiện
các chính sách xã hội tác giả chọn đề tài: Tư tưởng Hồ Chí Minh về chính
sách xã hội trong việc không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân, làm
tiểu luận hết học phần: Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề phát triển xã hội và
chính sách xã hội. Về bố cục, tiểu luận được trình bày như sau:
PHẦN MỞ ĐẦU
PHẦN NỘI DUNG
1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về thực hiện chính sách xã hội nhằm
khơng ngừng nâng cao đời sống của nhân dân.
1.1. Thực hiện chính sách xã hội nhằm nâng cao đời sống vật chất
– tinh thần của nhân dân
1.2. Thực hiện chính sách xã hội trong việc chống giặc dốt, xây
dựng nền giáo dục Việt Nam
1.3. Thực hiện chính sách xã hội trong việc bảo vệ sức khỏe, nâng
cao thể chất cho nhân dân
2. Sự vận dụng của Đảng ta về thực hiện chính sách xã hội trong
công cuộc đổi mới.
PHẦN KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

2


PHẦN NỘI DUNG

1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về thực hiện chính sách xã hội nhằm
khơng ngừng nâng cao đời sống của nhân dân.
1.1. Thực hiện chính sách xã hội nhằm nâng cao đời sống vật chất
– tinh thần của nhân dân
Cải thiện, nâng cao đời sống nhân dân, theo Hồ Chí Minh trước hết là
đảm bảo đời sống vật chất: mọi người dân được ăn no, mặc ấm, có nhà ở,
được học hành, có thuốc chữa bệnh khi ốm đau.
Là đất nước nơng nghiệp lạc hậu, nạn đói ln rình rập, nên vấn đề
lương thực được đặt lên hàng đầu. Hồ Chí Minh từng nói: “Việt Nam ta có
câu: “Có thực mới vực được đạo”. Vì vậy, Người ln chú trọng nhắc nhở
việc trồng lúa và hoa mầu. Người coi “sản xuất thóc là chính” nhưng phải
hết sức phát triển hoa màu vì “hoa mầu khơng những là lương thực q của
con người, mà cịn dùng để chăn ni”.
Cùng với trồng cây lương thực, Hồ Chí Minh cũng quan tâm tới đẩy
mạnh phong trào chăn ni. Nói chuyện với nhân dân và xã viên hợp tác xã
Đại Nghĩa (Hà Đông), Người cho rằng phải đẩy mạnh chăn nuôi trâu, bò, dê,
thỏ, gà, vịt…phải đẩy mạnh thả cá, cũng như trồng các thứ rau và cây ăn
quả. Nói chuyện trong hội nghị tổng kết phong trào sản xuất nông, lâm, ngư
nghiệp năm 1959, Người nhấn mạnh: “Phải phát triển mạnh chăn ni để
đảm bảo có thêm thịt ăn, thêm sức kéo, thêm phân bón”. 1Sự quan tâm của
Người về việc lo vấn đề ăn cho dân còn chi tiết đến mức khi về nơng trường
Đơng Hiếu (Nghệ An), Người cịn nhắc cơng nhân phải trồng ớt để ăn!

1

Hồ Chí Minh : Toàn tập, Sdd, tập 13, tr 213

3



Sau vấn đề ăn, Người còn quan tâm đến vấn đề mặc. Khi về thăm
nhân dân hợp tác xã Đại Nghĩa (Hà Đông), Người nhắc nhở trồng bông,
trồng dâu nuôi tằm. Về Nghệ An, Người lại đặt vấn đề: “Đây một năm sản
xuất bao nhiêu bông? 2000 mẫu tây được bao nhiêu tấn? 1000 tấn bơng tuy
là ít, nhưng nếu chú trọng lương thực mà khơng có bơng thì tức là có ăn chứ
chưa có mặc”1. Nước ta, do điều kiện thiên nhiên, nên việc trồng bông ở
miền Bắc không thuận lợi. Nhưng bù lại, lại có nhiều vùng đất bãi phù xa
ven sơng có thể trồng dâu ni tằm, tạo nên sợi tơ quý giá, có thể dệt vải cao
cấp hoặc có thể đổi được nhiều vải sợi, giải quyết vấn đề mặc cho quần
chúng. Sự nhắc nhở của Người không phải chỉ nghĩ đến cái mặc cho dân, mà
cịn nghĩ đến việc tạo ra cái mặc đó.
Tiếp theo vấn đề ăn, mặc, vấn đề ở của người dân Việt Nam cũng là
điều Hồ Chí Minh ln trăn trở. Người xác định vấn đề ở là một mặt của dân
sinh và xây dựng đời sống mới, nhất là vùng nơng thơn. Người đã có nhân
xét: “nơng thơn của ta, nhà ở của đồng bào phần nhiều đang ọp ẹp, tối tăm,
chẳng ra sao, chẳng có hàng lối gì…Khi trước nhà nào lo làm nhà ấy, làm
thế nào cũng được. Nhưng bây giờ khơng phải như thế. Bây giờ mình phải
đổi mới nơng thơn. Nơng thơn mình phải quang đãng, sạch sẽ”.
Để giải quyết nhà ở cho người dân, Hồ Chí Minh kiên trì vận động
nhân dân trồng cây lấy gỗ. Với nhân dân xã Đại Nghĩa (Hà Đơng)), Người
nói: “Nếu mỗi năm, mỗi người trồng 4 cây, trong 5 năm sẽ có đủ gỗ làm nhà,
đóng giường, bàn, ghế, làm nơng cụ”. Khi nói chuyện với cán bộ Đồn
thanh niên, Người cũng nhắc: “Chúng ta xây dựng chủ nghĩa xã hội để nhân
dân được ăn no, mặc ấm, học tập, có nhà ở tốt. Thanh niên nam nữ khi lấy
vợ, lấy chồng phải có nhà ở. Trồng cây sẽ có gỗ để làm nhà”.Vì thế, Người
1

Hồ Chí Minh : Toàn tập, Sdd, tập 13, tr 255

4



nhiều lần nhắc nhở mọi tầng lớp nhân dân trồng cây. Người còn phát động
Tết trồng cây và viết nhiều bài báo tuyên truyền cho phong trào Tết trồng
cây, tạo nên một phong tục tốt đẹp ở nước ta.
Cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân còn thể hiện ở chăm lo đời
sống tinh thần của nhân dân. Theo Người, “chúng ta phải ra sức đấu tranh
làm nhân dân ta ai cũng được ăn no, mặc ấm, có việc làm, có giờ nghỉ, được
học tập”1. Đời sống tinh thần cịn bao hàm nội dung tự do tín ngưỡng, mọi
người trong xã hội có đời sống tinh thần phong phú, mọi hủ tục lạc hậu trong
xã hội cũ bị xoá bỏ. Người dân và cơng nhân những xí nghiệp, nơng trường
nơi xa xôi, định kỳ được xem phim, đọc báo, nghe đài…
Để chăm lo nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, Hồ
Chí Minh khẳng định đó là trách nhiệm của Đảng, Nhà nước cũng như mỗi
cán bộ, đảng viên: “Tất cả những việc Đảng và Chính phủ đề ra đều nhằm
cải thiện đời sống cho nhân dân. Làm gì mà khơng đúng mục đích ấy là
khơng đúng”2. Người cịn nhấn mạnh: “Dân khơng đủ muối, Đảng phải lo.
Dân khơng có gạo ăn đủ no, dân khơng có vải mặc đủ ấm, Đảng phải lo…
Ngay đến cả tương, cà, mắm, muối của dân, Đảng đều phải lo”3.
1.2. Thực hiện chính sách xã hội trong việc chống giặc dốt, xây
dựng nền giáo dục Việt Nam
Cùng với việc chống đói nghèo, cải thiện và nâng cao đời sống nhân
dân, Hồ Chí Minh cũng quan tâm đặc biệt tới việc chống “giặc dốt”, xây
dựng một nền giáo dục mới ở Việt Nam.
Cách mạng tháng Tám thành công, ngay trong phiên họp đầu tiên,
ngày 3/9/1945 của Hội đồng Chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hồ,
1

Hồ Chí Minh : Tồn tập, Sdd, tập 12, tr 333
Hồ Chí Minh : Tồn tập, Sdd, tập 10, tr 310

3
Hồ Chí Minh : Toàn tập, Sdd, tập 10, tr 464
2

5


Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh đến “giặc dốt”: “Nạn dốt là một trong những
phương pháp độc ác mà bọn thực dân dùng để cai trị nước ta. Hơn 90% đồng
bào chúng ta mù chữ…Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu” 1. Chính vì thế,
Người đã xác định việc chống “giặc dốt” là nhiệm vụ thứ hai trong sáu
nhiệm vụ cấp bách của đất nước lúc bấy giờ. Ngày 8/9/1945, không đầy một
tuần sau ngày độc lập, ba sắc lệnh quan trọng về giáo dục đã được ban hành:
Sắc lệnh 17/SL thành lập nha bình dân học vụ; Sắc lệnh 19/SL quy định mọi
làng phải có lớp học bình dân; Sắc lệnh 20/SL cưỡng bách học chữ quốc ngữ
không mất tiền.
Chống “giặc dốt” là bước khởi đầu, cũng là nhiệm vụ thường xuyên
của mở mang dân trí. Chống “giặc dốt” phải được bắt đầu bằng việc xoá nạn
mù chữ cho đơng đảo nhân dân, sau đó là mở mang nền giáo dục bình dân.
Ngay những ngày đầu sau cách mạng tháng Tám, Chính phủ đã quyết định:
“Trong một thời gian ngắn sẽ cử hành lệnh bắt buộc học chữ quốc ngữ để
chống nạn mù chữ triệt để. Vấn đề vô cùng quan trọng ấy, chúng ta chẳng
chờ đến lúc sinh hoạt trở nên bình thường mới giải quyết. Ngay trong hoàn
cảnh eo hẹp này, chúng ta cũng quả quyết tiến hành” 2. Trước hết, Hồ Chí
Minh khởi động cho toàn dân sự hiếu học mới theo phương châm: “Những
người chưa biết chữ hãy gắng sức mà học cho biết đi. Vợ chưa biết thì chồng
bảo, em chưa biết thì anh bảo, cha mẹ khơng biết thì con bảo, người ăn
người làm khơng biết thì chủ nhà bảo”3.
Cùng với việc xố nạn mù chữ, Hồ Chí Minh cũng coi trọng xây dựng
một nền giáo dục mới - nền giáo dục “hồn tồn Việt Nam”.


1

Hồ Chí Minh : Tồn tập, Sdd, tập 4, tr 7
Nguyễn Mạnh Tùng: Cơng cuộc xố nạn mù chữ và bổ túc văn hoá ở Bắc bộ (1945-1954), tr 28. Lưu Thư
viện Đại học Sư phạm Hà Nội.
3
Hồ Chí Minh : Tồn tập, Sdd, tập 4, tr 41
2

6


Trong bức thư gửi cho học sinh cả nước nhân ngày khai trường tháng
9/1945, Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Ngày nay các em được cái may mắn hơn cha
anh là được hưởng một nền giáo dục của một nước độc lập, một nền giáo
dục nó sẽ đào tạo các em nên những người cơng dân có ích cho nước Việt
Nam, một nền giáo dục làm phát triển hoàn toàn những năng lực sẵn có của
các em”1. Có thể coi đây là bản tuyên ngôn của nền giáo dục nước nhà. Nền
giáo dục của nước Việt Nam độc lập, tạo ra những cơ hội tốt đẹp cho mọi
người.
Ngày 25/11/1945, Ban Thường vụ Trung ương Đảng do Chủ tịch Hồ
Chí Minh chủ trì đã họp và ra chỉ thị quan trọng về kháng chiến và kiến
quốc. Bản chỉ thị cũng vạch ra những đường lối cơ bản cho sự phát triển
giáo dục là: “Mở đại học và trung học, cải cách việc học theo tinh thần mới,
bài trừ cách dạy nhồi sọ, cổ động văn hoá cứu quốc, kiến thiết nền văn hoá
mới theo 3 nguyên tắc: khoa học hoá, đại chúng hố, dân tộc hố”.
Hồ Chí Minh cũng đưa ra những quan điểm về mục tiêu, phương pháp
giáo dục:
Mục tiêu giáo dục: Đó là nền giáo dục cốt đào tạo thế hệ trẻ thành

những cơng dân có ích cho Tổ quốc và làm phát triển những năng lực vốn có
của các em. Nó khác nền giáo dục thực dân chỉ cốt đào tạo những tay sai, nô
lệ phục vụ cho công cuộc bóc lột thuộc địa của Pháp.
Phương pháp giáo dục: “bài trừ phương pháp giáo dục nô lệ”- cách
dạy nhồi sọ, áp đặt mà thực dân Pháp áp dụng ở nước ta suốt hơn 80 năm cai
trị của chúng, thay vào đó là phương pháp giáo dục mới phát huy được năng
lực của người học.

1

Hồ Chí Minh : Tồn tập, Sdd, tập 4, tr 34

7


Phương pháp giáo dục mà Hồ Chí Minh coi trọng là phương pháp
giúp cho mỗi con người thấy được viễn cảnh sáng lạn, quyết tâm tu dưỡng
làm theo điều thiện, điều tốt. Người xác định: “Mỗi con người đều có thiện
và ác ở trong lòng. Ta phải biết làm cho phần tốt ở trong mỗi con người nảy
nở như hoa mùa xuân và phần xấu bị mất dần đi…Đối với những người có
thói hư tật xấu, trừ hạng người phản lại Tổ quốc và nhân dân, ta phải giúp họ
tiến bộ bằng cách làm cho cái phần thiện trong con người nảy nở để đầy lùi
phần ác…Lấy gương người tốt việc tốt hàng ngày để giáo dục lẫn nhau…”.
Hồ Chí Minh cũng quan tâm gắn giáo dục với đời sống xã hội, học đi
đôi với hành. Người khuyên học sinh: “Ngoài giờ học ở trường tham gia vào
các Hội cứu quốc để tập luyện thêm cho quen với đời sống chiến sĩ và để
giúp đỡ một vài việc nhẹ nhàng trong cuộc phịng thủ đất nước”1.
Hồ Chí Minh cịn nhấn mạnh việc tự học để nâng cao trình độ của mỗi
người: “Phải nâng cao và hướng dẫn việc tự học”. Người khun: “Khơng
phải có thầy thì học, thầy khơng đến thì đùa. Phải biết tự động học tập”. Hồ

Chí Minh luôn coi lời dạy của Lênin “Học, học nữa, học mãi” và lời dạy của
Khổng Tử “Học không biết chán, dạy không biết mỏi” là phương châm
sống, phương châm hành động của mình. Chính cuộc đời Người cũng là tấm
gương lớn về tự học.
Để sự nghiệp giáo dục và nâng cao dân trí đạt được những kết quả tốt
nhất thì vai trị người thầy hết sức quan trọng. Hồ Chí Minh coi những người
giáo viên trong chế độ mới hoàn thành được nhiệm vụ của Đảng và nhân dân
giao cho là “những người vô danh anh hùng”, “những người vẻ vang nhất”.
Sau này, trong sự nghiệp kháng chiến và xây dựng chủ nghĩa xã hội,
Người vẫn kiên trì sự chỉ đạo đối với giáo dục như khi cách mạng mới thành
1

Hồ Chí Minh : Tồn tập, Sdd, tập 4, tr 35

8


cơng và có những bổ sung quan trọng về mọi mặt của giáo dục cho phù hợp
với từng giai đoạn cách mạng nhất định. Thậm chí, đến bản Di chúc lịch sử
để lại cho toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta, Người thiết tha căn dặn: “Sửa
đổi chế độ giáo dục cho hợp với hoàn cảnh mới của nhân dân”. Theo sự dẫn
dắt của Người, nền giáo dục mới nhanh chóng đưa dân tộc từ chỗ trên 90%
người mù chữ từng bước trở thành một dân tộc có học vấn, có khoa học, có
đạo đức mới, đủ khả năng bảo vệ và kiến thiết đất nước. Chúng ta đã xây
dựng nhanh được nền giáo dục tồn dân, qn triệt tính dân tộc, tính đại
chúng, tính nhân văn, tính khoa học với mục tiêu cao cả là phát triển giáo
dục vì lợi ích của đất nước, lợi ích của người học. Các thế hệ người dân Việt
Nam nối tiếp nhau có cơ hội thuận lợi để giáo dục thường xuyên, đào tạo
liên tục, học tập suốt đời, nhiều thanh niên ưu tú, nhiều người lao động đã
kết hợp được quá trình đào tạo từ trong trường lớp và qua trình tự đào tạo

trong cuộc sống, biết xác định động cơ học tập đúng đắn: Học để làm việc,
học để làm người, để phụng sự Tổ quốc và nhân loại.
1.3. Thực hiện chính sách xã hội trong việc bảo vệ sức khỏe, nâng
cao thể chất cho nhân dân
Cùng với việc chống “giặc đói”, “giặc dốt”, Hồ Chí Minh rất quan
tâm đến vấn đề sức khoẻ của con người, trước hết là người lao động. Người
coi đây là nhân tố quan trọng, quyết định đến sự cường thịnh của quốc gia.
Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, gây đời sống
mới, việc gì cũng cần sức khoẻ mới làm thành công”1. Trong 9 năm kháng
chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1946-1954), Hồ Chí Minh ln tâm
niệm: “Sức khoẻ của cán bộ và nhân dân được bảo đảm thì tinh thần càng

1

Hồ Chí Minh : Tồn tập, Sdd, tập 4, tr 241

9


hăng hái. Tinh thần và sức khoẻ đầy đủ thì kháng chiến càng nhiều thắng lợi,
kiến quốc càng mau thành cơng”1.
Để tồn dân khoẻ mạnh đưa kháng chiến đến thắng lợi, kiến quốc
thành cơng, Người động viên tồn dân trai gái, già trẻ, ai ai cũng cố gắng
thường xuyên tập thể dục, bồi bổ sức khoẻ, coi đó là bổn phận của mỗi
người dân yêu nước. Hồ Chí Minh cho rằng sức khoẻ của mỗi người dân là
một bộ phận hợp thành sức khoẻ của toàn xã hội. Người chỉ rõ: “Mỗi một
người dân yếu ớt, tức là cả nước yếu ớt, mỗi một người dân mạnh khoẻ, tức
là cả nước mạnh khoẻ”. Hay nói cách khác “Dân cường thì quốc thịnh”.
Hồ Chí Minh quan niệm sức khoẻ bao gồm sự lành mạnh cả về thể
xác lẫn tinh thần. Năm 1946, Người viết: “Khí huyết lưu thơng, tinh thần

đầy đủ, như vậy là sức khoẻ”. Điều này cũng đã được Hồ Chí Minh chỉ rõ
trong thư gửi hội nghị Quân y tháng 3/1948: “Người thầy thuốc chẳng
những có nhiệm vụ cứu chữa bệnh tật mà còn phải nâng đỡ tinh thần những
người ốm yếu”2.
Từ quan điểm cơ bản của Hồ Chí Minh về sức khoẻ, chúng ta cũng
thấy rõ những quan điểm của người về nâng cao sức khoẻ của nhân dân.
Nâng cao sức khoẻ cho toàn dân là trước hết phải đảm bảo cho nhân
dân một cuộc sống ấm no, đủ ăn, đủ mặc, được học hành. Ăn, ở, mặc, học
hành…là những nhu cầu thiết yếu của đời sống, đảm bảo và duy trì sự phát
triển tự nhiên của cơ thể. Người rất đau lòng khi cách mạng thành cơng rồi
mà nhân dân ta vẫn cịn đói khổ lầm than. Vì vậy, một trong sáu nhiệm vụ
cấp bách của chính quyền mới là nỗ lực nhanh chóng diệt giặc đói, giặc dốt,
để nhằm bảo tồn nịi giống, duy trì lực lượng làm cho dân cường nước thịnh.
1
2

Hồ Chí Minh : Tồn tập, Sdd, tập 8, tr 154
Hồ Chí Minh : Toàn tập, Sdd, tập 5, tr 487

10


Mặt khác, theo Người, để có sức khoẻ con người cần biết sống và hoà
nhập với thiên nhiên. Con người cần biết khai thác những gì tự nhiên có thể
ban cho mình và biết bảo vệ chăm sóc mơi trường sống của mình để tạo ra
giữa con người như một bộ phận của tự nhiên với phần còn lại của nó.
Phong trào “Tết trồng cây” mà Hồ Chí Minh phát động chính là một minh
chứng rất rõ về mối quan hệ giữa sức khoẻ cộng đồng và mơi trường.
Hồ Chí Minh đặc biệt nhấn mạnh đến vai trò, trách nhiệm của người
thày thuốc trong việc chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân. Nói chung, đó là tìm

cách phịng ngừa, đấu tranh chống lại “giặc ốm”, bảo tồn sự sống, kéo dài sự
đóng góp xã hội của cá nhân, tuổi thọ cộng đồng. Người khẳng định: “Chính
phủ phó thác cho các cô, các chú việc chữa bệnh tật và giữ sức khoẻ cho
đồng bào. Đó là một nhiệm vụ rất vẻ vang. Vì vậy, cán bộ cần phải thương
u, săn sóc người bệnh như anh em ruột thịt, coi họ đau đớn như mình đau
đớn. Lương y phải như từ mẫu”1.
Theo Hồ Chí Minh, để giữ gìn sức khoẻ một cách tích cực, bền vững
cần phịng bệnh hơn trị bệnh. Muốn phịng bệnh hiệu quả cần phải giữ gìn vệ
sinh. Vì thế, Người đã phát động phong trào vệ sinh rộng khắp, thường
xuyên, mục đích làm cho đồng bào hiểu rằng “phải giữ gìn vệ sinh ăn sạch,
uống sạch, mặc sạch, ở sạch thì sức mới khoẻ; sức càng khoẻ thì lao động
sản xuất càng tốt”. Bản thân Người đã hình thành một nếp làm việc-mỗi khi
đến thăm một đơn vị, một cơ quan, trường học, một gia đình cơng nhân,
nơng dân hay một khu tập thể nào đó, nơi người đến trước tiên là bếp, nhà
ăn, khu vệ sinh rồi mới tới chỗ hội họp, văn phòng. Người khen ngợi những
nơi ăn ở hợp vệ sinh, phê bình, góp ý những nơi chưa bảo đảm vệ sinh.

1

Hồ Chí Minh : Toàn tập, Sdd, tập 9, tr 343

11


Hồ Chí Minh coi việc phịng bệnh và chống các loại dịch bệnh, nhất là
những căn bệnh mang tính xã hội, dễ lây lan, là nhiệm vụ của tất cả cán bộ
và tồn dân, chứ khơng chỉ của riêng ngành y tế. Nó trực tiếp tác động đến
sức khoẻ, đời sống tồn dân, một khi đã xảy ra thì khó khắc phục, gây tổn
thất lớn về sức người và sức của. Phòng bệnh là cách trị bệnh từ xa tốt nhất.
Để tăng cường sức khoẻ còn phải hướng đến hoạt động thực tiễn, lao

động sản xuất, thể dục thể thao, văn hố tích cực. Hồ Chí Minh cịn khun
mọi người bỏ những tật xấu như uống rượu, hút thuốc, vừa tốn tiền, vừa có
hại cho sức khoẻ.
2. Sự vận dụng của Đảng ta về thực hiện chính sách xã hội trong
công cuộc đổi mới.
Sau hơn 30 năm tiến hành đổi mới, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà
nước, chúng ta đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trên các lĩnh vực
kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội..., đời sống của nhân dân không ngừng
được nâng cao và một trong những yếu tố quan trọng góp phần thực hiện
thắng lợi các mục tiêu của Đảng chính là vấn đề hoạch định và thực hiện các
chính sách xã hội. Trong thời gian qua, các chính sách xã hội ngày càng
được hoàn thiện theo hướng tăng cường hệ thống pháp lý, mở rộng phạm vi
bao phủ và mức thụ hưởng, nhằm tạo cơ hội và bảo vệ các thành viên trong
xã hội được phát triển, cống hiến, được chia sẻ và hưởng thụ thành quả từ
kết quả tăng trưởng, kết quả lao động và hiệu quả kinh tế. Trong công tác
quản lý, Nhà nước tiếp tục khẳng định vai trị, trách nhiệm của mình trong
việc xây dựng hệ thống cơ chế, chính sách và nguồn lực, thực hiện các chính
sách ưu đãi và trợ giúp xã hội, đồng thời phát huy vai trò và huy động nguồn
lực từ cộng đồng và xã hội trong giải quyết các vấn đề lao động và xã hội.
Chúng ta có thể thấy điều đó thơng qua một số thành tựu cụ thể như sau:
12


Lao động - việc làm: Các thành phần kinh tế ngày càng được khuyến
khích phát triển sản xuất, kinh doanh, tạo mở việc làm; người lao động ngày
càng năng động và chủ động tạo và tự tạo việc làm cho bản thân và cho xã
hội. Tăng trưởng việc làm bình quân đạt khoảng 2,6%/năm, mỗi năm tạo
được khoảng 1,6 triệu chỗ làm việc. Chính sách tiền lương đã phân biệt giữa
khu vực sản xuất kinh doanh với khu vực hành chính sự nghiệp và theo định
hướng thị trường; doanh nghiệp được quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm

trong việc xếp lương và trả lương gần với năng suất lao động và hiệu quả
kinh tế, phản ánh quan hệ cung - cầu lao động, khắc phục phân phối bình
quân trong tiến lương; tiền lương tối thiểu được điều chỉnh tăng liên tục, góp
phần cải thiện tiền lương, thu nhập của người lao động, mức tiền lương trung
bình tăng khoảng 10%/năm.
Đào tạo và dạy nghề: Tỷ lệ lao động qua đào tạo tăng liên tục. Hệ
thống dạy nghề chuyển dần theo định hướng cầu của thị trường lao động,
đáp ứng tốt hơn nhu cầu của xã hội và việc làm của người lao động. Cơ cấu
ngành nghề trong sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, chuyển dịch cơ cấu kinh tế
nông nghiệp, nông thôn và chuyển dịch cơ cấu lao động. Quy mô dạy nghề
tăng nhanh.
Bảo hiểm xã hội và Bảo hiểm y tế: : Đối tượng tham gia bảo hiểm xã
hội bắt buộc tăng nhanh cả về quy mô và tốc độ tham gia Nguồn thu quỹ
bảo hiểm xã hội bắt buộc tăng từ 6.348 tỷ đồng vào năm 2001 lên 29.329 tỷ
đồng vào năm 2008. Đối tượng tham gia bảo hiểm y tế ngày càng tăng,
trong đó, số tham gia bảo hiểm y tế bắt buộc là 30 triệu người, có 13,2%
triệu người nghèo tham gia bảo hiểm y tế; gần 9,6 triệu học sinh, sinh viên
tham gia bảo hiểm y tế; khoảng 11 triệu người tham bảo hiểm y tế tự

13


nguyện. Nguồn thu từ bảo hiểm y tế tăng nhanh do mở rộng đối tượng tham
gia bảo hiểm y tế và có sự điều chỉnh tăng lương của Nhà nước.
Bảo vệ, chăm sóc trẻ em: Các quyền và mơi trường sống của trẻ em
được thực hiện ngày càng rộng rãi hơn. Từng bước nâng cao đời sống vật
chất và tinh thần cho trẻ em; Nhà nước đã có nhiều biện pháp tăng cường
bảo vệ an ninh, trật tự an toàn xã hội, phòng ngừa tội phạm vị thành niên. Đã
thi hành nhiều biện pháp bảo vệ đặc biệt trẻ em mồ côi không nơi nương tựa,
trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em khuyết tật, trẻ em là nạn nhân của chất độc hóa học,

trẻ em nhiễm HIV/AIDS, trẻ em phải làm việc nặng nhọc nguy hiểm, tiếp
xúc với chất độc hại, trẻ em phải làm việc xa gia đình, trẻ em lang thang, trẻ
em bị xâm hại tình dục, trẻ em vi phạm pháp luật... Kết quả, đã giảm tỷ lệ tử
vong cho trẻ em dưới 1 tuổi và dưới 5 tuổi, tăng tỷ lệ trẻ em đến trường và
được phổ cập giáo dục tiểu học, trung học cơ sở; trẻ em khó khăn và có hồn
cảnh đặc biệt được quan tâm, chăm sóc và hịa nhập cộng đồng.
Ưu đãi người có cơng: Người có cơng được Nhà nước và tồn xã hội
chăm sóc tốt hơn về vật chất và tinh thần, được tơn vinh. Chính sách ưu đãi
người có cơng tương đối tồn diện, ngồi trợ cấp ưu đãi cịn có chính sách
chăm sóc sức khỏe, cải thiện nhà ở, ưu đãi trong giáo dục, đào tạo và dạy
nghề tạo việc làm. Trợ cấp ưu đãi người có cơng được điều chỉnh trên cơ sở
mức tiêu dùng bình quân toàn xã hội và phù hợp với nền kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa. Phong trào đền ơn đáp nghĩa, tồn dân tham
gia chăm sóc người có công phát triển sâu rộng, trở thành trách nhiệm xã
hội, tình cảm và nét đẹp văn hóa dân tộc. Mỗi năm xây dựng, sửa chữa từ 6 10 nghìn căn nhà tình nghĩa, với giá trị hàng nghìn tỷ đồng.
Bảo trợ xã hội và giảm nghèo: Các chương trình giảm nghèo đã
hướng đến các địa bàn nghèo nhất, vùng dân tộc, miền núi. Tỷ lệ nghèo
14


giảm nhanh, chênh lệch giàu nghèo giữa nông thôn và thành thị thu hẹp, còn
khoảng 2 lần, mức độ gia tăng chênh lệch giàu nghèo giữa các tầng lớp dân
cư chậm lại. Đối tượng được trợ giúp xã hội thường xuyên từng bước được
mở rộng. Các hình thức hỗ trợ ngày càng phong phú. Số cơ sở bảo trợ xã hội
tăng nhanh. Đời sống của đối tượng được ổn định và hòa nhập tốt hơn vào
cộng đồng.
Tuy nhiên, bên cạnh những mặt đã đạt được thì trên thực tế nhiều
chính sách về giáo dục, y tế, văn hóa... chưa được cụ thể hóa, chưa phù hợp
với cơ chế kinh tế và chưa theo kịp với yêu cầu của xã hội, cịn nhiều lúng
túng trong tổ chức thực hiện, do đó việc tăng trưởng kinh tế chưa tương

xứng với khả năng; chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế cịn
kém; kết quả xóa đói, giảm nghèo chưa thật vững chắc; chất lượng giáo dục
và đào tạo còn thấp; quản lý nhà nước về một số lĩnh vực như y tế, thể
thao... còn yếu kém. Cụ thể như:
Lao động - việc làm: Tăng trưởng kinh tế chưa tạo đủ việc làm cho
người lao động. Hệ số co giãn việc làm so với tăng trưởng của Việt Nam đạt
0,32, thấp hơn rất nhiều so với các nước trong khu vực. Chất lượng việc làm
và năng suất lao động còn thấp; thất nghiệp ở thành thị, đặc biệt là nhóm lao
động trẻ còn cao (tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên độ tuổi 15 - 24 gấp 2 - 3
lần tỷ lệ thất nghiệp thành thị; thiếu việc làm và thu nhập thấp của lao động
ở nông thôn khá nghiêm trọng; chuyển dịch cơ cấu lao động nông nghiệp,
nông thôn chậm, một bộ phận lao động vẫn bị dồn nén trong khu vực năng
suất thấp; việc làm cho lao động vùng chuyển đổi mục đích sử dụng đất
nơng nghiệp gặp khó khăn; quy mơ việc làm khu vực phi chính thức vẫn còn
lớn; các vấn đề xã hội của lao động nhập cư như nhà ở, các dịch vụ y tế và
giáo dục, vệ sinh, mơi trường, an ninh, văn hóa... chưa được quan tâm đúng

15


mức; lao động xuất khẩu còn hạn chế về ngoại ngữ, ý thức tổ chức kỷ luật,
tác phong công nghiệp và sinh hoạt, tỷ lệ bỏ trốn cao tại một số thị trường.
Chính sách tiền lương cịn nhiều bất hợp lý; mức lương tối thiểu
do Nhà nước quy định còn thấp, khơng đủ sống; chưa có quy định mức
lương tối thiểu thống nhất cho các loại hình doanh nghiệp. Cơ chế quản lý
tiền lương trong các khu vực chưa hoàn thiện, khiến tiền lương của các
doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhà nước chưa phản ánh giá trị lao
động. Chưa bảo đảm công bằng trong phân phối tiền lương và thu nhập giữa
các ngành nghề có lợi thế so sánh với các ngành nghề khác. Việc trả lương
trong các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhà nước độc quyền, cịn

bình qn, chưa khuyến khích người có trình độ chun môn, kỹ thuật cao,
tay nghề giỏi. Việc sử dụng mức tiền lương tối thiểu làm căn cứ để tính tốn
các chính sách khác đã khiến cho việc cải cách tiền lương khó khăn.
Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp gia tăng, điều kiện lao động, mơi
trường lao động cịn xấu; nguy cơ tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp cao
trong một số ngành, lĩnh vực như xây dựng, khai thác khoáng sản...; trong
các doanh nghiệp vừa và nhỏ, trang trại, hộ sản xuất kinh doanh, các biện
pháp về an toàn vệ sinh lao động chưa được đảm bảo.
Dạy nghề: Quy mơ dạy nghề cịn nhỏ, chưa đáp ứng được nhu cầu rất
lớn và đa dạng của sản xuất, của thị trường lao động; cơ cấu trình độ chưa
hợp lý, chất lượng dạy nghề chưa cao, thiếu nghiêm trọng lao động kỹ thuật
trực tiếp trong sản xuất, dịch vụ ở trình độ cao. Phát triển dạy nghề chưa
thích ứng với những biến động nhanh của kỹ thuật công nghệ trong sản xuất,
kinh doanh, dịch vụ. Dạy nghề cho lao động nông thôn phục vụ chuyển dịch
cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động, cũng như cho các nhóm lao động đặc thù

16


(dân tộc thiểu số, thanh niên, người tàn tật, bộ đội xuất ngũ lao động dôi dư,
lao động các vùng chuyển đổi mục đích sử dụng đất) quy mơ cịn nhỏ.
Bảo hiểm xã hội và Bảo hiểm y tế: Mức độ bao phủ thấp. Bảo hiểm xã
hội tự nguyện chưa tốt. Tỷ lệ tham gia bảo hiểm xã hội của người lao động
ngồi nhà nước cịn thấp, đặc biệt là lao động trong doanh nghiệp tư nhân,
khu vực phi chính thức, lao động nơng thơn. Mức đóng và mức hưởng bảo
hiểm xã hội bắt buộc còn chưa hợp lý. Nguy cơ mất cân đối quỹ cao do cơ
chế tài chính bảo hiểm xã hội dựa trên phương thức “tọa thu - tọa chi” thực
hiện trong điều kiện dân số già hóa nhanh và mức đóng - mức hưởng khơng
quan hệ chặt chẽ. Chưa tách bạch giữa chế độ bảo hiểm xã hội ngắn hạn và
hưu trí. Cơ chế và phương thức đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội chưa thực sự

hiệu quả.
Nhận thức của người dân về lợi ích tham gia bảo hiểm y tế chưa đầy
đủ: trong số những người muốn tham gia, nhất là người dân ở nông thơn, thì
tỷ lệ thực sự tham gia bảo hiểm y tế còn thấp, chủ yếu là do thu nhập thấp và
bấp bênh. Chất lượng dịch vụ y tế chưa tốt. Khả năng tiếp cận dịch vụ y tế
thấp, đặc biệt ở những vùng xa xôi, người nghèo, người dân tộc thiểu số. Chi
phí cho mỗi lần khám chữa bệnh rất lớn so với phần bảo hiểm y tế có thể
đảm bảo. Cơ sở vật chất, trang thiết bị, đội ngũ cán bộ y tế, nhất là y tế tuyến
cơ sở nơng thơn chưa được đầu tư thích đáng. Quy trình, thủ tục khám chữa
bệnh bảo hiểm y tế còn gây phiền hà. Vai trò của khu vực tư nhân chưa rõ
ràng, chưa góp phần giảm tải y tế nhà nước. Y tế tư nhân thiếu cơ chế hoạt
động và lòng tin của xã hội.
Ưu đãi người có cơng: Hệ thống văn bản hướng dẫn thực hiện thiếu
tính thống nhất, thiếu chặt chẽ và nhiều nội dung cần được thể chế; việc thực
thi cũng chưa thật đồng bộ. Các trình tự, thủ tục ưu đãi về đất đai, nhà ở,
17


thuế, tín dụng, y tế, giáo dục đào tạo chưa được thể chế hóa kịp thời để tổ
chức thực hiện trong cuộc sống. Một số chính sách, pháp luật hiện hành, một
số chế độ ưu đãi về giáo dục đào tạo, về chăm sóc sức khỏe, trang cấp dụng
cụ chỉnh hình phục hồi chức năng, chế độ trợ cấp cần tiếp tục sửa đổi, bổ
sung. Ngoài ra, vấn đề xã hội hóa cơng tác chăm sóc người có cơng (tăng
cường nguồn lực đầu tư, đổi mới cơ chế, chính sách, huy động nguồn lực xã
hội) và phong trào đền ơn đáp nghĩa 3 năm qua có xu hướng giảm (Quỹ đền
ơn đáp nghĩa mỗi năm chỉ đạt được mức dưới 150 tỷ đồng).
Bảo trợ xã hội và giảm nghèo: Diện đối tượng hưởng trợ giúp xã hội
thường xuyên còn thấp, so với nhiều nước trong khu vực do những quy định
về tiêu chí và điều kiện được hưởng cịn q chặt. Mức chuẩn để tính mức
trợ cấp cịn thấp, chỉ bằng 32,5% chuẩn nghèo, chưa hỗ trợ giảm nghèo bền

vững.
Công tác xác định đối tượng giảm nghèo vẫn còn chủ quan, hành
chính dẫn đến bỏ sót hoặc nhầm đối tượng. Công tác cập nhật hộ nghèo ở
một số địa phương không kịp thời. Một bộ phận hộ nghèo nhất không được
hưởng lợi nhiều từ các chính sách do bị hạn chế về điều kiện tham gia, người
nghèo di cư chưa có cơ chế xác định và hỗ trợ. Hỗ trợ giáo dục chưa đủ để
đảm bảo cho trẻ em được đến trường. Hệ thống chăm sóc y tế cịn nhiều bất
cập do chưa được đầu tư thích đáng. Tỷ lệ hộ nghèo không được sử dụng
nước sạch, trẻ em bỏ học, trẻ em bị suy dinh dưỡng trong các vùng nghèo
cịn cao.
Bảo vệ, chăm sóc trẻ em: Cơng tác phịng ngừa xã hội, phòng ngừa tội
phạm và bảo vệ đối với trẻ em chưa được quan tâm đúng mức. Thiếu những
quy định cụ thể về nghĩa vụ và trách nhiệm của cha mẹ và trách nhiệm hỗ
trợ của Nhà nước trong việc bảo vệ trẻ em ở độ tuổi chưa thành niên (16 - 18
18


tuổi). Trẻ em có hồn cảnh đặc biệt khó khăn vẫn có xu hướng gia tăng, tình
trạng bạo lực sử dụng lao động trẻ em, lạm dụng đối với trẻ em, trẻ em bị tai
nạn thương tích... xảy ra ở nhiều nơi nhưng chưa có giải pháp ngăn chặn
hiệu quả.

19


PHẦN KẾT LUẬN
Như vậy, bằng những quan điểm, suy nghĩ và đặc biệt là tấm gương
hành động của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có những đóng góp quan
trọng đối với cơng cuộc chống đói nghèo, thất học, dịch bệnh để nâng cao
đời sống nhân dân trong sự nghiệp kháng chiến và kiến quốc. Ngày nay,

những quan điểm cũng như tấm gương sáng của Người đã trở thành kim chỉ
nam cho mọi hoạt động của Đảng và nhân dân ta trong xây dựng đường lối
phát triển kinh tế, xoá đói giảm nghèo, vươn tới làm giàu; phát triển giáo
dục, nâng cao dân trí; hiện đại hố cơng tác y tế, chăm lo sức khoẻ toàn diện
cho nhân dân, tất cả vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân
chủ, văn minh, đi lên chủ nghĩa xã hội. Cụ thể là: Mục tiêu của chính sách
xã hội phải thống nhất với mục tiêu phát triển kinh tế để nhằm phát huy sức
mạnh của yếu tố con người và vì con người. Kết hợp hài hồ giữa kinh tế với
phát triển văn hóa, xã hội, giữa tăng trưởng kinh tế với tiến bộ xã hội, giữa
đời sống vật chất và đời sống tinh thần của nhân dân. Coi phát triển kinh tế
là cơ sở và tiền đề để thực hiện chính sách xã hội, thực hiện tốt chính sách
xã hội là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế. Tức là, tăng trưởng kinh tế
phải gắn liền với tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước và trong
suốt q trình phát triển.
Cùng với đó, phải thường xun đổi mới chính sách xã hội, có các
chính sách thích hợp tạo cơng bằng về cơ hội và bình đẳng trước pháp luật
cho mọi cơng dân, mọi doanh nghiệp, khuyến khích tơn vinh người làm giàu
chính đáng đi đôi với chống làm giàu phi pháp, tham nhũng, cải cách hệ
thống tiền lương. Cải cách cơ chế BHXH và phòng chống tệ nạn xã hội,
“tăng trưởng kinh tế đi liền với phát triển văn hóa, từng bước cải thiện đời
sống vật chất và tinh thần của nhân dân, thực hiện tiến bộ và công bằng xã
20


hội, bảo vệ và cải thiện môi trường”, phải “kết hợp các mục tiêu kinh tế với
các mục tiêu xã hội trong phạm vi cả nước, ở từng lĩnh vực, địa phương;
thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước và từng chính
sách phát triển, thực hiện tốt các chính sách xã hội trên cơ sở phát triển kinh
tế, gắn quyền lợi và nghĩa vụ, cống hiến và hưởng thụ, tạo động lực mạnh
mẽ và bền vững hơn cho phát triển kinh tế - xã hội.


21


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hồ Chí Minh: Tồn tập, 15 tập, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội,
2011
2. Viện Khoa học xã hội Việt Nam-Phạm Xuân Nam (Chủ biên), Triết
lý phát triển ở Việt Nam -mấy vấn đề cốt yếu, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội,
2005.
3. Lê Sỹ Thắng (chủ biên): Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người và
chính sách xã hội, Nxb. CTQG, H, 1996.
4. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu tồn quốc lần
thứ XII, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2016.
5. Võ Nguyên Giáp (Chủ biên), Tư tưởng Hồ Chí Minh và con đường
cách mạng Việt Nam, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1997.
6. GS Song Thành, Hồ Chí Minh nhà tư tưởng lỗi lạc, Nxb. Lý luận chính
trị, Hà Nội, 2005.
7. PGS.TS Bùi Đình Phong: Hồ Chí Minh học và minh triết Hồ Chí Minh,
Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008.

22



×