Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tài liệu Xây dựng nền tảng cho sự thành công doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (133.25 KB, 5 trang )

Xây dựng nền tảng cho sự thành công

Nhìn chung, mọi quyết định mà bạn đưa ra có thể sẽ tạo ra một bước
tiến tốt hơn, nhưng trên thực tế, đôi khi chúng ta cũng đưa ra những quyết định
sai lầm. Ví dụ, Bill Gates ban đầu đã không nhận thấy được tầm quan trọng của
Web, còn hai đội bóng rổ đã không thấy được tiềm năng của Michael Jordan
vào năm 1984 Nếu những nhà kinh doanh khổng lồ này đã từng mắc phải
một vài sai lầm như vậy, thì liệu rằng bạn có thể tránh được một vài sai lầm
như họ không? Nhìn chung, chìa khoá thực sự cho sự thành công phải được xây
dựng dần dần qua thời gian chứ không thể thành công ngay một sớm một
chiều. Chúng ta cần phải nắm bắt cơ hội cho dù đó chỉ cơ hội mong manh.
Trong cuộc sống, số lượng quyết định đưa ra là bao nhiêu không quan
trọng (mặc dù những quyết định đó có thể gây khó khăn cho cuộc sống), nhưng
làm thế nào để đưa ra được một quyết định đúng? Đó là điều quan trọng hơn
cả.
Trong khi, bất kỳ một quyết định nào có thể là một quyết định đúng
hoặc sai thì vấn đề quan trọng nhất đó là bảo đảm quyết định đó phải luôn luôn
tiến bộ hơn trước.
Tất cả những điều đó thật là hoàn hảo trên lý thuyết nhưng làm thế nào
để áp dụng những lý thuyết này vào thực tế?
Sau đây là một vài lời khuyên để có được thành công:
1. Tạo sự khởi đầu
Cũng chẳng có gì ngạc nhiên khi một ai đó có được thành công ngay từ
khi đưa ra quyết định ban đầu. Nhưng khi bạn nhận ra rằng một vài cơ hội ban
đầu có thể sẽ không đến tay bạn nhưng đừng nên quá lo lắng. Sẽ không bao giờ
là quá muộn khi đeo đuổi sự thành công và có được sự điều chỉnh đúng đắn để
đạt được sự thành công như mình mong muốn.
Điều mấu chốt trong cuộc sống là phải đặt chính mình vào vị trí mà bạn
có thể có được thành công lớn, xét về điểm mạnh nhất trong con người bạn.
2. Giáo dục
Đừng bao giờ đánh giá thấp tầm quan trọng của việc giáo dục một cách


có hệ thống. Tuy nhiên bạn lại cũng có thể dễ dàng đánh giá quá cao việc giáo
dục đó. Đôi khi có trình độ quá cao cũng cản trở con người ta không đạt được
mơ ước của mình. Nhưng nhìn chung, giáo dục là một điều tốt. Có trình độ học
vấn tốt là một lợi thế. Hơn nữa, ở trường, bạn có thể kết bạn với những người
sẽ tiếp tục trở thành những người quan trọng trong cuộc sống của chính bạn.
Chẳng hạn, những người sáng lập ra Google là Sergey Brin và Larry Page,
cũng như Jerry Yang và David Filo sáng lập ra Yahoo!
Nhiều người chỉ học một ngành nghề từ rất sớm để mang lại lợi ích cho
họ, đồng thời cũng nhận ra rằng họ muốn học thêm nữa để nâng cao trình độ.
Sẽ không bao giờ là muộn để ghi tên mình vào các lớp học hay quay trở lại
trường mình đã học trước kia để học tiếp. Trên thực tế, khả năng và ý chí để
quay trở lại tiếp tục học ở một mức độ cao hơn là một trong những dấu hiệu về
sự đạt được thành công.
3. Được giáo dục một cách toàn diện
Xét một cách thuần tuý, rất nhiều người trẻ tuổi cảm thấy áp lực muốn
vượt trội hơn người khác về học vấn nhưng lại không quan tâm nhiều đến thể
thao, nghệ thuật, khoa học và du lịch. Những nhà kinh doanh lớn đều đi tham
quan rất nhiều nơi, đọc rất nhiều sách và còn rất thông thạo về nghệ thuật và
khoa học. Nếu bạn thiếu kỹ năng và khả năng nào cần thiết trong công việc thì
hãy nhanh chóng mở rộng kiến thức về lĩnh vực đó.
Thậm chí khi bạn hoàn thành công việc học nâng cao của bạn thì nó vẫn
chưa phải đã hoàn thiện cho cuộc đời sự nghiệp của bạn sau này. Điều này có
thể giống như lời khuyên trước nhưng nó hiếm khi được chú ý đến.
4. Tạo mối quan hệ với mọi người
Khi bạn bắt đầu sự nghiệp, thật là dễ dàng để tập trung nhấn mạnh vào
các mục tiêu ngay trước mắt. Đôi khi nó giúp bạn bỏ đi gánh nặng và lập thêm
mối quan hệ với nhiều người sau này. Bạn có thể bắt đầu một giao tiếp qua
mạng hay trực tuyến để thuận tiện cho việc giữ liên lạc với mọi người.
Thật không may, có một vài mối quan hệ bất lợi tồn tại theo thời gian.
Thật là đáng khâm phục đối với những ai vẫn muốn duy trì mối quan hệ đó,

nhưng sớm muộn gì thì “những quả táo hỏng sẽ làm ảnh hưởng đến việc làm
mứt”.
Nói chung, chúng ta phải xác định những mối quan hệ nào nên duy trì
và những mối quan hệ nào thì không.
5. Tạo ấn tượng
Điều quan trọng nhất là không cần thiết phải gây ấn tượng lớn ngay từ
lần đầu tiên mà nên tránh gây ra những ấn tượng xấu. Nếu mọi người nhớ hay
có ấn tượng với bạn thì bạn đã giành chiến thắng được một nửa.
6. Tìm kiếm đối tác phù hợp
Việc làm thì rất quan trọng nhưng chỉ là một khía cạnh trong cuộc sống
của bạn. Nhưng, nếu bạn có được một cơ hội tốt hơn cho cuộc đời sự nghiệp
của bạn, thì lúc đó bạn sẽ cần tìm những người phù hợp với lĩnh vực của bạn.
Điều quan trọng nhất là họ phải hiểu bạn và sự nghiệp của bạn và bạn cũng
vậy.
7. Phải biết nhận ra lúc phải thay đổi
Phải biết ngừng trước những mối quan hệ không tốt. Liệu rằng những
thay đổi này có làm giảm bớt những thua lỗ của bạn hay không, hay sẽ làm nảy
sinh những thách thức mới? Đó sẽ là một bước ngoặt mới trong cuộc sống của
bạn khi bạn phải phá vỡ một mối quan hệ hay phải bắt đầu một cái gì đó mới
mẻ hơn. Chỉ có bạn mới biết được thời gian đó là khi nào, nhưng đôi khi bạn có
thể không phải là người chỉ ra nó đầu tiên.

×