Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Tài liệu Niềm tin trong sự phát triển bền vững của doanh nghiệp ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (208.42 KB, 6 trang )

Niềm tin trong sự phát triển bền
vững của doanh nghiệp


Stever Robbins là nhà sáng lập đồng thời là chủ tịch của hãng tư vấn
LeadershipDecision - một công ty chuyên cung cấp dịch vụ đào tạo CEO và xây dựng
các chiến lược phát triển cho doanh nghiệp. Trong bài viết này, Stever Robbins sẽ chia
sẻ với bạn chủ đề: “Tầm quan trọng và làm thế nào để giữ được niềm tin trong kinh
doanh”.
Hỏi: Chúng tôi đã đánh mất lòng tin. Làm thế nào tôi có thể lấy lại lòng tin của
các nhân viên? Làm sao công ty của tôi có thể lấy lại lòng tin của cộng đồng sau khi
chúng tôi đã thải chất độc ra bãi đất địa phương? Làm thế nào nhóm quản lý của tôi
có thể lấy lại lòng tin của nhau sau một cuộc chiến tranh giành quyền lực?
Trả lời: Bạn có tin tôi không? Sự thực là bạn không thể lấy lại được lòng tin.
Bạn nghi ngờ ư? Hãy nhớ lại những lần bạn bị phản bội. Kẻ lừa đảo có bao giờ tìm
được cách để trở lại trong trái tim bạn nữa không? Nếu bạn giống như hàng ngàn
người tôi đã hỏi, thì câu trả lời là “Không bao giờ.” Lòng tin chỉ có thể có được một
lần và mất đi một lần. Một khi lòng tin đã mất, nó sẽ mất đi mãi mãi.
Vì thế, hãy hỏi xem làm cách nào chúng ta có thể giữ được lòng tin của người
khác ngay từ đầu. Chẳng có bí mật nào cả: nếu bạn muốn được tin, đơn giản là hãy tỏ
ra đáng tin cậy. Đôi khi bạn chịu những sức ép buộc bạn hành động ngược lại, nhưng
nếu bạn đầu hàng, bạn sẽ mất đi lòng tin của những người khác, và mất vĩnh viễn.

Hãy nói thật
Tôi đã nghe vô số các cuộc thảo luận về việc một ai đó không thể nói thật với
khách hàng, nhà cung cấp, nhân viên, cổ đông hay cộng đồng. Có thể chúng ta cho
rằng họ không thể đối mặt với sự thực đó, hoặc sự thực đó sẽ làm mất hình ảnh đẹp về
ta, hoặc vì chúng ta không muốn nhận trách nhiệm với các hậu quả xảy ra. Vì thế,
chúng ta “bênh vực” quan điểm “không nói thật” này. Chúng ta “lồng bối cảnh” cho
nó thật khéo léo. Chúng ta “bóp méo” nó. Tóm lại, chúng ta nói dối.
Những lời nói dối nhỏ vô hại đôi khi có hiệu quả tốt – chúng giúp cho cuộc


sống trở nên "dễ chịu" hơn. Tuy nhiên, những lời nói dối "tày đình" thì vô cùng phức
tạp. Hành động này được nghiên cứu bởi ngành tâm lý học xã hội và được gọi là “sự
cam kết và nhất quán.” Điều đó có nghĩa là, một khi đã nói dối, chúng ta sẽ chịu rất
nhiều áp lực để hành xử nhất quán với lời nói dối đó. Các tiêu chuẩn đạo đức của
chúng ta mỗi lúc sẽ trượt xa một chút so với các tiêu chuẩn ban đầu. Và những điều ta
nói và làm sẽ dần dần cách xa sự thật.
Khi mọi người phát hiện ra rằng bạn đang nói dối họ thì họ không thể tin vào
lời nói của bạn được nữa. Nếu người bạn lừa dối là vợ hay chồng bạn, họ có thể sẽ cho
bạn một cơ hội thứ hai. Nếu đó là cộng đồng nơi bạn sống, họ có thể nói với bạn rằng
họ cho bạn cơ hội thứ hai, nhưng thực tế đừng trông chờ điều đó.
Tất nhiên, có rất nhiều lý do chính đáng khiến bạn không thể nói thật. Đôi khi,
bạn được phép giữ im lặng. Đôi khi, bạn thương thuyết và không để lộ tất cả những
điều bạn biết. Trong những trường hợp đó, bạn nên nói: “Tôi không thể bàn thêm về
vấn đề này nữa.” Mọi người không thích câu nói đó đâu, nhưng họ sẽ không cảm thấy
bị phản bội khi sự thực cuối cùng cũng lộ ra.

Hãy giữ lời hứa
Giữ lời hứa là một hình thức nói thật có tác động mạnh. Nếu bạn nói bạn sẽ làm
một điều gì đó, thì hãy thực hiện đúng như vậy. Nếu bạn hứa sẽ có mặt, thì hãy tới đó.
Nếu bạn nói bạn sẽ cung cấp sản phẩm chất lượng cao thì đừng có hà tiện. Nhiều nhà
kinh doanh sẵn sàng hứa bất kỳ điều gì với khách hàng hay đồng nghiệp hơn còn phải
đối mặt với nỗi thất vọng của người khác. Họ hiếm khi nhớ nổi mình đã hứa những gì,
vì đó là những điều mà họ không thể thực hiện được. Sau nhiều lần như thế, uy tín của
họ xuống thấp tới mức không ai trong công ty tin vào một lời nào của họ.
Tương tự như vậy, các tài liệu tiếp thị của bạn chắc hẳn hứa hẹn nhiều điều. Để
đáp ứng lại nhu cầu về hàm lượng đường thấp, một số công ty ngũ cốc đã chế tạo sản
phẩm có “hàm lượng đường thấp.” Hãy đọc nhãn hàng thật cẩn thận, và bạn sẽ thấy
rằng họ vẫn bán ngũ cốc với hàm lượng đường cao. Nếu bạn nhắm vào những người
tiêu dùng quan tâm đến sức khỏe, thì đừng hứa với họ thức ăn lành mạnh nhưng rồi
bán hàng không bảo đảm. Hãy giữ lời hứa và bạn sẽ giữ được lòng tin.


Nghĩ tới mối quan tâm của người khác trước khi nghĩ tới bản thân
Một cách rất hiệu quả để giữ lòng tin là hãy đặt quyền lợi của người khác lên
trước. Khi mọi người biết bạn đang chăm sóc cho họ, thì họ sẽ tin vào ý tốt của bạn
ngay cả khi bạn mang tới những tin xấu và cần sự giúp đỡ của họ.
Trong cuốn sách “Good to Great" (Từ tốt đến tuyệt hảo), Jim Collins đã đưa ra
thuật ngữ “người lãnh đạp cấp 5”, người đặt nhu cầu của tổ chức lên trước nhu cầu của
bản thân. Những người lãnh đạo như vậy sẽ thực sự thôi thúc nhân viên gắng hết sức
mình, vì họ đã tạo ra một tấm gương và chứng minh rằng với sự hy sinh cá nhân, tất cả
mọi người với tư cách một tập thể sẽ đạt được thành công lớn hơn.
Đặt những người khác lên trên bản thân có nghĩa là phải hiểu mục đích và các
mối quan tâm của mọi người. Đồng nghiệp của ta có phải là người hâm mộ bóng chày
không? Hãy tặng anh ấy đôi vé đi xem đội Red Sox đấu vào một buổi chiều nào đó mà
chẳng vì một lý do nào cả. Nếu đó là trận đấu mà Red Sox thắng và đoạt ngôi vô địch
thì sao? Kết quả sẽ còn tốt hơn, mặc dù bạn bị mất mát vì cho đi đôi vé. Hy sinh cho
tập thể, đó thực sự là một bước đi dài và hiệu quả để xây dựng uy tín cho bản thân. Và
sự hy sinh đó phải có thực và nhìn thấy được.

Hãy cư xử đúng đạo
Từ đáy lòng, mọi người tin vào bạn vì họ biết rằng họ đang làm việc cùng với
một người đàng hoàng. Họ quan sát xem bạn cư xử với họ và những người khác như
thế nào. Hãy cư xử đúng đắn và mọi người sẽ cảm nhận được sự đàng hoàng đó của
bạn. Họ sẽ biết rằng bạn là người đáng tin cậy.
Tuy nhiên, nếu bạn hay lợi dụng người khác thì ngay cả những người mà bạn
luôn cư xử tốt cũng sẽ bắt đầu nghi ngờ bạn. Một giám đốc điều hành viết báo nói về
cách đối nhân xử thế của chính bản thân mình trong khi các nhân viên lại không nghĩ
thế. Họ biết ông là một người không thực hiện lời hứa và né tránh trách nhiệm. Vì thế,
vị giám đốc điều hành đó càng khoe khoang thì hệ thống truyền khẩu càng phát
tán những lời nói dối của ông ta một cách nhanh chóng.


Thay đổi người quản lý để tạo dựng niềm tin từ nhân viên
Tất nhiên, lòng tin không chỉ từ một phía. Niềm tin tồn tại giữa hai người hoặc
giữa một người với một tổ chức. Bạn có thể tin một người trong khi không tin vào
doanh nghiệp của anh ta. Chẳng hạn như tôi yêu quý người quản lý ngân hàng đáng tin
cậy của tôi; bà ấy luôn giải quyết các mắc mớ tôi gặp phải ngay cả khi tôi cảm thấy
ngân hàng cố gắng gạt tôi ra khi có dịp.
Bạn có thể tin vào một tổ chức trong khi không tin ở những thành viên của tổ
chức đó. Hãy suy nghĩ một cách tỉnh táo. Chúng ta có thể tin vào tính chính trực của
đất nước mình ngay cả khi một số nhà chính trị đang khiến ta cảm thấy ghê tởm.
Trong kinh doanh, một nhà quản lý yếu kém về năng lực hiếm khi có thể phá
hủy lòng tin vào toàn bộ công ty. Tuy nhiên, nếu họ được ủng hộ bởi những chính sách
quản lý yếu kém, nó có thể phá hoại lòng tin của nhân viên vào toàn bộ tổ chức.
Nếu mọi việc diễn ra theo chiều hướng như vậy, việc thiết lập một nhóm quản
lý mới có những hành động rõ ràng, chính trực có thể cứu vãn được lòng tin của mọi
người vào tổ chức. Những hành động tốt đẹp của nhóm quản lý mới có thể bị cản trở
vì nhiều người đã mất niềm tin vào toàn bộ tổ chức. Tuy nhiên, các nhà quản lý
mới cũng có cơ hội để chứng tỏ bản thân, gây dựng uy tín của họ trước toàn thể nhân
viên để từ đó chuyển thành lòng tin vào toàn bộ tổ chức.

Điều này có thực sự cần thiết không?
Stever Robbins thừa nhận rằng ông cảm thấy rất khó khăn khi viết bài báo này.
“Hãy làm những điều đúng đắn,” “Hãy xư xử với mọi người bằng lòng tôn trọng,”
“Đừng nói dối.” Có thực sự cần thiết phải nói điều này với những người trưởng thành
hay không? Dường như có. Vì nhiều người cho rằng những nhà kinh doanh là không
đáng tin cậy.
Để cải thiện tình hình, bạn hãy thách thức bản thân ngay trong tuần này.
Hãy chú ý đến sự trung thực, tần số ra quyết định của bản thân và sau đó hãy
tự hỏi: Nếu mình là người khác, thì mình có tin vào mình hay không?


×