Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

6.4.Báo cáo kết quả công tác Thú y năm 2021 và nhiệm vụ trọng tâm năm 2022

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (124.88 KB, 14 trang )

BỘ NƠNG NGHIỆP
VÀ PHÁT TRIỂN NƠNG THƠN

CỘNG HỊA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Hà Nội, ngày 29 tháng 12 năm 2021
BÁO CÁO
KẾT QUẢ CÔNG TÁC THÚ Y NĂM 2021
VÀ NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM NĂM 2022
(Tài liệu phục vụ Hội nghị tổng kết năm 2021 ngành Nông nghiệp và PTNT)

I. KẾT QUẢ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH NĂM 2021
1.1. Cơng tác phịng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm
- Tổ chức xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ các văn bản đặc biệt quan
trọng gồm: Cơng điện số 163/CĐ-TTg ngày 08/02/2021 về phịng, chống Cúm
gia cầm (CGC); Cơng điện số 631/CĐ-TTg ngày 17/5/2021 về phịng, chống
Viêm da nổi cục (VDNC); Quyết định số 1814/QĐ-TTg ngày 08/10/2021 phê
duyệt “Kế hoạch quốc gia phòng, chống bệnh Viêm da nổi cục trên trâu, bò, giai
đoạn 2022 - 2030”; Quyết định của Thủ tướng chính phủ phê duyệt “Chương
trình quốc gia phòng, chống bệnh Dại, giai đoạn 2022 – 2030”. Như vậy, đến
nay đã có tương đối đầy đủ các Chương trình, Kế hoạch quốc gia phịng, chống
các dịch bệnh gia súc, gia cầm nguy hiểm (CGC, Dịch tả lợn Châu Phi, Lở mồm
long móng, VDNC) là cơ sở quan trọng để thực hiện đến năm 2025 - 2030.
- Căn cứ quy định của Luật Thú y, các văn bản chỉ đạo của Thủ tướng
Chính phủ, Bộ Nơng nghiệp và PTNT đã kịp thời ban hành hơn 20 văn bản chỉ
đạo, hướng dẫn, đôn đốc các địa phương triển khai các nhiệm vụ thú y, đặc biệt
trong công tác phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm. Tổ chức hơn 20 hội
nghị, hội thảo quốc gia để quán triệt, chỉ đạo tổ chức triển khai các nhiệm vụ thú
y; đồng thời thành lập hơn 80 đồn cơng tác đến các địa phương trọng điểm để


chỉ đạo về phòng, chống dịch bệnh động vật.
a) Dịch tả lợn Châu Phi (DTLCP)
Tình hình dịch bệnh: Từ đầu năm đến nay, cả nước xảy ra 3.029 ổ dịch
tại 405 huyện thuộc 59 tỉnh, thành phố. Tổng số lợn tiêu hủy là 279.910 con,
chiếm khoảng 0,99% tổng đàn lợn cả nước, tương đương hơn 11.678 tấn.
Hiện nay, cả nước có 761 ổ dịch tại 212 huyện của 47 tỉnh, thành phố
chưa qua 21 ngày.
Nhận định tình hình dịch: Nguy cơ bệnh DTLCP tái phát và phát sinh là
rất cao, do: (i) Đặc điểm của vi rút DTLCP rất nguy hiểm đối với lợn, có khả
năng tồn tại lâu ngồi mơi trường, đường lây truyền rất phức tạp; (ii) Hiện chưa
có thuốc, vắc xin phịng bệnh; (iii) Chăn nuôi nông hộ vẫn chiếm tỷ lệ lớn, chưa
đảm bảo các u cầu chăn ni an tồn sinh học; (iv) Việc buôn bán, vận chuyển
lợn, sản phẩm lợn gia tăng mạnh vào các tháng cuối năm và dịp Tết Nguyên
đán; (v) Thời tiết đang trong giai đoạn giao mùa, mưa lũ, rét đậm...; (vi) Do ảnh


2
hưởng của dịch bệnh Covid-19, đặc biệt tại các địa phương thực hiện giãn cách
xã hội, nên việc quản lý, đăng ký kê khai tái đàn từ cấp xã thực hiện chưa tốt,
một bộ phận người chăn ni cịn chậm báo cáo dịch.
b) Bệnh Viêm da nổi cục (VDNC)
Tình hình dịch bệnh: Từ đầu năm 2021 đến nay, cả nước đã xảy ra 4.329
ổ dịch tại 456 huyện 55 tỉnh, thành phố; số gia súc mắc bệnh là 206.953 con
trâu, bò (chiếm tỷ lệ 0,02% tổng đàn). Số gia súc bị chết và tiêu hủy là 29.047
con (chiếm tỷ lệ 0,003%).
Hiện nay, cả nước có 58 ổ dịch tại 27 huyện của 11 tỉnh, thành phố chưa
qua 21 ngày; Số gia súc mắc bệnh là 4.645 con, số gia súc tiêu hủy là 864 con.
Nhận định tình hình: Nguy cơ dịch bệnh VDNC tiếp tục lây lan nhanh,
ở phạm vi rộng là rất cao vì một số lý do: (i) Một số địa phương chưa triển khai
quyết liệt, đồng bộ, xử lý dứt điểm và tiêu hủy gia súc khi mới xuất hiện dịch

bệnh; (ii) Đường truyền lây đa dạng, phức tạp, khó kiểm sốt, đặc biệt lây lan
thơng qua các véc tơ truyền bệnh (ruồi, muỗi, ve, mòng hút máu, truyền bệnh,
…); chăn thả trâu, bò trên các cánh đồng, bãi chăn thả chung còn khá phổ biến;
(iii) Nhu cầu vận chuyển, giết mổ trâu, bò gia tăng mạnh vào dịp Tết Nguyên
đán; (iv) Thời tiết tiếp tục có nhiều diễn biến cực đoan làm giảm sức đề kháng
của vật nuôi, gây ô nhiễm môi trường; (v) Điều kiện các hộ chăn nuôi, nhất là tại
các tỉnh miền núi cịn hạn chế, gặp nhiều khó khăn khi áp dụng các biện pháp
phòng bệnh; giá trị kinh tế của trâu, bị là khá cao, do đó đã có tình trạng người
chăn nuôi ở một số địa phương bán chạy, giết mổ gia súc bệnh.
c) Dịch Lở mồm long móng (LMLM)
Tình hình dịch bệnh: Từ đầu năm 2021 đến nay, cả nước đã xảy ra 88 ổ
dịch LMLM tại 46 huyện của 18 tỉnh, thành phố; số gia súc mắc bệnh là 3.402
con (chiếm tỷ lệ 0,009% tổng đàn). Số gia súc bị chết và tiêu hủy là 348 con.
Hiện nay, cả nước có 01 dịch bệnh LMLM tại tỉnh Hà Tĩnh chưa qua 21
ngày.
Nhận định tình hình dịch: Nguy cơ dịch bệnh LMLM tái phát và phát
sinh là rất cao, do: (i) Vi rút LMLM tồn tại lâu ngồi mơi trường, đặc biệt ở các
địa phương có ổ dịch cũ; đường lây truyền bệnh phức tạp và khó kiểm sốt; (ii)
Chăn ni hộ gia đình, nhỏ lẻ, mật độ rất cao, chưa áp dụng nghiêm ngặt các
biện pháp vệ sinh phịng bệnh, chăn ni an tồn sinh học; (iii) Sử dụng gia súc
giống khơng rõ nguồn gốc, chưa tiêm phịng triệt để vắc xin phòng bệnh
LMLM; (iv) Việc giao thương buôn bán, vận chuyển gia súc, sản phẩm gia súc
tăng mạnh vào các tháng cuối năm và dịp Tết Nguyên đán; (v) Thời tiết thay đổi
làm giảm sức đề kháng của vật ni.
d) Bệnh Cúm gia cầm (CGC)
Tình hình dịch bệnh: Từ đầu năm đến nay, cả nước đã xảy ra 117 ổ dịch
CGC tại 80 huyện của 32 tỉnh, thành phố (bao gồm: 09 ổ dịch do vi rút A/H5N1


3

tại 06 tỉnh, thành phố; 83 ổ dịch do vi rút A/H5N6 tại 23 tỉnh, thành phố và 25 ổ
dịch do vi rút A/H5N8 tại 14 tỉnh). Tổng số gia cầm mắc bệnh, chết và tiêu hủy
là 444.298 con, chiếm khoảng 0,086% tổng đàn gia cầm trên cả nước.
Hiện nay, cả nước có 08 ổ dịch CGC tại 8 xã thuộc 6 huyện của 6 tỉnh
Nam Định, Ninh Bình, Quảng Trị, Quảng Nam, Quảng Ngãi và Bình Phước
chưa qua 21 ngày. Số gia cầm bị tiêu hủy là 34.688 con.
Nhận định tình hình dịch: Các ổ dịch CGC chủ yếu xảy ra tại hộ chăn
nuôi gia cầm nhỏ lẻ, chưa được tiêm phòng vắc xin CGC. Các địa phương đã
phát hiện, xử lý kịp thời, không để lây lan diện rộng. Thời gian tới nguy cơ dịch
bệnh CGC độc lực cao A/H5N1, A/H5N6 và A/H5N8 gia tăng là rất cao, do: (i)
Tổng đàn gia cầm lớn, nhưng chủ yếu là chăn nuôi nhỏ lẻ, chưa đảm bảo yêu
cầu vệ sinh thú y, an toàn dịch bệnh, nhiều đàn gia cầm chưa được tiêm phòng
vắc xin; (ii) Vi rút CGC lưu hành ở nhiều địa phương với tỷ lệ khá cao; (iii)
Giao thương buôn bán, vận chuyển gia cầm, sản phẩm gia cầm trong nước tăng
mạnh vào dịp Tết Nguyên đán; (iv) Tình trạng nhập lậu gia cầm, sản phẩm gia
cầm cịn xảy ra tại các tỉnh biên giới phía Bắc; (v) Thời tiết thay đổi làm giảm
sức đề kháng của vật ni.
đ) Bệnh Dại
Tình hình dịch bệnh: Bệnh Dại trên người: Năm 2021, có 49 người tử
vong vì bệnh Dại tại 27 tỉnh, giảm 20 trường hợp so với năm 2020. Bệnh Dại
trên động vật: Năm 2021, công tác giám sát trên chó nghi mắc bệnh Dại đã được
thực hiện tại 11 tỉnh, thành với 222 mẫu, trong đó có 78 mẫu dương tính, chiếm
tỷ lệ 35.13%.
Trong năm 2021, có trên 11.700 con chó thả rơng, khơng xích nhốt, đeo rọ
mõm được xử lý tại 22 tỉnh, thành phố.
Nhận định tình hình dịch
Nguy cơ bệnh Dại tiếp tục xuất hiện trong thời gian tới là cao do: (i) Công
tác quản lý đàn chó của chính quyền một số địa phương cịn chưa tốt, chính
quyền địa phương chưa chỉ đạo đầy đủ các ban ngành phối hợp thực hiện, người
ni chó khơng chấp hành việc đăng ký, ni nhốt chó, tình trạng chó thả rơng

phổ biến; (ii) Nhiều địa phương chưa thành lập đội bắt chó thả rơng, xử lý động
vật nghi mắc bệnh Dại; (iii) Tỷ lệ tiêm phòng vắc xin Dại cho chó, mèo thấp hơn
so với mục tiêu Chương trình đặt ra, số lượng chó được tiêm phịng chủ yếu theo
kế hoạch hàng năm của địa phương, thấp hơn tổng đàn chó thực có (nhiều địa
phương tỷ lệ tiêm vắc xin đạt dưới 30%); (iv) Việc áp dụng các chế tài xử lý vi
phạm quy định về quản lý chó ni, về tiêm phịng vắc xin Dại cho chó chưa
được thực hiện nghiêm theo quy định; (v) Cơng tác thơng tin, tun truyền phổ
biến pháp luật về phịng, chống bệnh Dại còn hạn chế; (vi) Vi rút Dại được phát
hiện (ca tử vong trên người) và tồn tại khoảng 50% số địa phương (30 tỉnh,
thành phố); (vii) Công tác giám sát phát hiện chó nghi mắc bệnh Dại còn hạn


4
chế tại một số địa phương; (viii) Hầu hết các địa phương chưa quan tâm tổ chức
xây dựng cơ sở, vùng an toàn bệnh Dại.
e) Bệnh Tai xanh trên lợn
Từ đầu năm 2021 đến nay, cả nước không phát sinh dịch bệnh Tai xanh.
Trong thời gian tới, có thể xuất hiện các ổ dịch nhỏ lẻ trên địa bàn có ổ dịch cũ
và khu vực có nguy cơ cao. Biện pháp phòng bệnh hiệu quả là tổ chức tiêm
phòng triệt để cho đàn lợn và áp dụng nghiêm ngặt các biện pháp vệ sinh thú y,
an tồn dịch bệnh.
f) Phịng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của
vi rút Corona (nCoV) gây ra
- Bộ Nông nghiệp và PTNT (Cục Thú y) có 6/8 phịng thử nghiệm đã xét
nghiệm hơn 148.967 mẫu SARS-CoV-2, bao gồm: (i) 146.923 mẫu đơn, mẫu
gộp của trên 1,2 triệu người tại hơn 20 tỉnh, thành phố, trong đó có 10.491 mẫu
dương tính; (ii) 2.044 mẫu động vật (697 mẫu tầm soát SARS-CoV-2 trên bao bì
thực phẩm nhập khẩu, sản phẩm động vật nhập khẩu và 1.347 mẫu động vật
hoang dã, tất cả đều âm tính).
- Năng lực các phịng thử nghiệm có thể hỗ trợ ngành Y tế xét nghiệm vi

rút SARS-CoV-2 (Covid-19) khoảng 7.600 mẫu/ngày bằng phương pháp
Realtime RT-PCR (nếu gộp mẫu theo phương án 5 - 10 mẫu thì có thể xét
nghiệm được khoảng 40.000 - 70.000 mẫu đơn/ngày).
- Hiện nay, nguyên liệu sẵn sàng và đủ để xét nghiệm được 55.500 mẫu
(nếu gộp mẫu thì có thể đủ xét nghiệm được trên 250.000 - 500.000 mẫu).
* Tình hình xây dựng cơ sở, vùng ATDB
- Từ đầu năm 2021 đến nay, đã cấp Giấy chứng nhận ATDB cho 76 cơ sở,
vùng, bao gồm: 48 cơ sở do địa phương cấp và 28 vùng, cơ sở do Bộ Nông
nghiệp và PTNT (Cục Thú y) cấp. Cả nước có 2.306 cơ sở, vùng chăn nuôi tại
54 tỉnh, thành phố được chứng nhận ATDB, bao gồm: 985 cơ sở, vùng chăn nuôi
gia cầm; 1.148 cơ sở, vùng chăn nuôi lợn và 173 cơ sở, vùng chăn ni gia súc
khác.
1.2. Tình hình dịch bệnh trên thủy sản
- Tổ chức xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số
434/QĐ-TTg ngày 24/3/2021 phê duyệt Kế hoạch quốc gia phòng, chống một số
dịch bệnh nguy hiểm trên thủy sản nuôi, giai đoạn 2021-2030 và bố trí 2,5 tỷ để
triển khai cơng tác phịng chống dịch bệnh thủy sản năm 2021.
- Bộ đã ban hành 03 văn bản chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc các địa phương
triển khai phòng, chống dịch bệnh thủy sản. Tổ chức 05 hội nghị, hội thảo quốc
gia để quán triệt, chỉ đạo tổ chức triển khai cơng tác phịng, chống dịch bệnh
thủy sản.


5
- Năm 2021, đã có 31/63 tỉnh, thành phố có kế hoạch phịng, chống dịch
bệnh thủy sản; trong đó có 17 tỉnh, thành phố bố trí gần 84,2 tỷ đồng. Tuy nhiên,
có 04 tỉnh khơng bố trí riêng kinh phí cho cơng tác phịng, chống dịch bệnh.
* Giám sát, cảnh báo dịch bệnh
- Tổ chức giám sát dịch bệnh trên tôm giống và tôm thương phẩm.
- Giám sát dịch bệnh để cảnh báo và phục vụ công tác kiểm dịch: Bộ và

các địa phương đã tổ chức xét nghiệm 18.502 mẫu tôm, 2.034 mẫu cá đối với
một số tác nhân gây bệnh nguy hiểm trên thủy sản ni.
a) Tình hình thiệt hại trong ni trồng thủy sản
Năm 2021 (tính đến 03/12/2021), tổng diện tích ni trồng thủy sản bị
thiệt hại (bao gồm cả nguyên nhân do dịch bệnh) là hơn 20.469 ha, giảm 55% so
với cùng kỳ năm 2020 (có tổng diện tích bị thiệt hại là 45.548 ha); ngồi ra có
khoảng 1.303 lồng, bè, vèo, bể ni thủy sản cũng bị thiệt hại.
b) Tình hình dịch bệnh trên tơm nuôi nước lợ
Bệnh hoại tử gan tụy cấp
Trong năm 2021, bệnh xảy ra tại 152 xã của 47 huyện, thị xã thuộc 18
tỉnh, thành phố. Tổng diện tích tơm bị bệnh là 2.103 ha, trong đó:
- Diện tích tơm sú bị bệnh là 536 ha; tôm thẻ bị bệnh là 1.568 ha. Tơm
bệnh có độ tuổi từ 12-120 ngày sau thả.
- Diện tích ni thâm canh và bán thâm canh bị bệnh là 1.878 ha, quảng
canh, quảng canh cải tiến và tôm lúa là 225 ha.
Bệnh đốm trắng
Trong năm 2021, bệnh xảy ra tại 151 xã của 48 huyện, thị xã thuộc 17
tỉnh, thành phố. Tổng diện tích thiệt hại do bệnh là 1.799 ha, trong đó: Diện tích
ni tơm sú bị bệnh là 566 ha; tôm thẻ bị bệnh là 1.233 ha. Tơm bệnh có độ tuổi
từ 10-100 ngày sau thả. Diện tích ni thâm canh và bán thâm canh bị bệnh là
1.445 ha; quảng canh, quảng canh cải tiến và tôm lúa là 355 ha.
Bệnh hoại tử cơ quan tạo máu và cơ quan biểu mô (IHHND)
Trong năm 2021, bệnh xảy ra tại 8 xã của 3 huyện, thị xã thuộc 2 tỉnh Bến
Tre và Sóc Trăng, với tổng diện tích có tơm ni bị bệnh là 25,86 ha.
Nhận định tình hình dịch bệnh trên tơm
Năm 2021, diện tích có tơm mắc bệnh giảm nhẹ so với cùng kỳ năm 2020.
Diện tích tơm ni bị thiệt hại cũng giảm hơn 50% so với cùng kỳ năm 2020,
trong đó hơn 61% diện tích thiệt hại nhưng khơng rõ ngun nhân. Một số loại
mầm bệnh nguy hiểm (AHPND, WSD, IHHND, EHP trên tôm, bệnh gan thận
mủ trên cá tra) vẫn lưu hành ở nhiều vùng nuôi, kết hợp các yếu tố nhiệt độ, độ

mặn tăng cao, biến đổi môi trường nhanh, mạnh, cực đoan,.. tác động đến sức
khỏe tôm, làm cho tôm chậm lớn (không lột xác), kém phát triển, sức đề kháng


6
yếu; đồng thời điều kiện môi trường biến đổi tiêu cực lại tạo thuận lợi cho mầm
bệnh phát triển.
c) Tình hình dịch bệnh trên cá tra
Trong năm 2021, bệnh gan thận mủ trên cá tra xảy ra tại 18 xã của 11
huyện thuộc 2 tỉnh An Giang và Đồng Tháp. Tổng diện tích cá tra bị bệnh là
44,1 ha, chiếm 1,04% tổng diện tích ni (tính đến 30/10/2021, diện tích thả
nuôi cá tra là 4.217 ha).
1.3. Công tác kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật
a) Kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật xuất khẩu
* Động vật xuất khẩu
- Số lượng gà giống xuất khẩu trong năm 2021 đạt 635.336 con tăng 3,08
lần so với năm 2020, chiếm 91,08% tổng số lượng động vật xuất khẩu.
- Động vật thủy sản: Trong năm 2021, các doanh nghiệp đã xuất khẩu hơn
38 triệu con động vật thủy sản các loại bao gồm cá cảnh, ấu trùng tôm giống
(tôm thẻ chân trắng, tôm càng xanh), tôm giống bố mẹ (tôm sú bố mẹ, tôm càng
xanh giống), thủy sản cảnh (cá cảnh, rùa cảnh, cua cảnh, nghêu ốc làm cảnh) và
trùn biển làm thức ăn. Nhìn chung, số lượng động vật thủy sản xuất khẩu trong
năm 2021 tăng hơn so với năm 2020 (gấp 2,25 lần.
* Sản phẩm động vật trên cạn xuất khẩu
- Mật ong và sản phẩm ong: Xuất khẩu mật ong tăng 6% đạt 53.353 tấn so
với năm 2020 là 50.314 tấn.
- Mặt hàng sữa và sản phẩm chế biến từ sữa năm 2021 đã xuất khẩu đạt
29.173 tấn giảm 12,12% so với năm 2020, xuất khẩu sữa sang Trung Quốc đạt
1.467 tấn, chỉ tương đương 52,2% so với năm 2020 là 2.812 tấn.
- Thức ăn và nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi đạt 26.861 tấn tăng

35,83% so với cùng kỳ năm ngoái; Thịt gà chế biến xuất khẩu năm 2021 đạt
2.531 tấn, tăng 36,58% so với năm 2020; Yến và sản phẩm từ yến: đạt 174 tấn,
tăng so với năm 2020 (74,66%); Trứng cút đóng lon đạt 443,93 tấn giảm 11,09
% so với năm 2020, Trứng vịt muối: đạt 18,2 tấn giảm 8,12%, đạt 6.978.000 quả
giảm 19,76 % so với năm 2020; Mặt hàng lông vũ xuất khẩu: đạt 12.204 tấn,
tăng 37,45% so với năm ngoái.
* Sản phẩm thủy sản xuất khẩu
Xuất khẩu sản phẩm động vật thủy sản nhìn chung tăng 11,66% so với
năm ngối, đạt 347.488 tấn. Cụ thể, xuất khẩu nguyên liệu thức ăn chăn ni có
nguồn gốc thủy sản đạt 189.836 tấn, tăng 63,75%.
b) Kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật nhập khẩu
- Kiểm dịch nhập khẩu lợn sống để giết mổ 346.000 con, đã tạm dừng
nhập khẩu từ tháng 7/2021.


7
- Kiểm dịch nhập khẩu thịt gia cầm làm thực phẩm 132.071 tấn, giảm
45,9% so với cùng kỳ 2020 (248.731 tấn).
- Kiểm dịch nhập khẩu thịt lợn làm thực phẩm 143.463 tấn giảm 32,5% so
với cùng kỳ 2020 (218.560 tấn).
- Kiểm dịch nhập khẩu thịt trâu, bò, cừu làm thực phẩm 110.889 tấn, giảm
2,1% so với cùng kỳ 2020 (113.316 tấn).
- Động vật thủy sản nhập khẩu 524.824.449 con, tăng 48,4% so với 2020
(hơn 353 triệu con). Số lượng động vật thủy sản chủ yếu là ấu trùng tôm thẻ
chân trắng, tôm sú 312 triệu con, tăng gấp 3 lần so với năm 2020 (hơn 102 triệu
con).
- Nhập khẩu tôm thẻ chân trắng bố mẹ 224.032 con giảm 11,3% so với
cùng kỳ 2020 (252.719 con).
- Nhập khẩu sản phẩm động vật thủy sản 684.774 tấn giảm 8,6% so với
năm 2020 (748.665 tấn); trong đó nhập khẩu thủy sản làm thực phẩm 153.303

tấn, giảm nhẹ so với 2020 (164.198 tấn).
- Hàng nguyên liệu thủy sản gia công chế biến 346.585 tấn tăng 9,3% so
với 2020 (317.042 tấn).
- Các mẫu kiểm tra đối với chương trình giám sát tầm sốt SARS-Cov2
đối với sản phẩm động vật nhập khẩu đều đạt yêu cầu, không phát hiện vi phạm.
1.4. Công tác kiểm tra vệ sinh thú y, kiểm soát giết mổ, ATTP
a) Giám sát sản phẩm ong xuất khẩu
Chương trình giám sát sản phẩm ong xuất khẩu: đã kiểm tra, đánh giá
điều kiện đảm bảo ATTP đối với cơ sở chế biến mật ong xuất khẩu; lấy 310 mẫu
mật ong các loại với 1.649 lượt các chất kiểm sốt. Các lượt mẫu phân tích đều
đạt yêu cầu đối với các chỉ tiêu tồn dư kháng sinh, hóa chất bảo vệ thực vật.
b) Giám sát ATTP chuỗi sản xuất thịt gà xuất khẩu
- Năm 2021, số lượng mẫu giảm 25,77% (432/582) tương ứng số chỉ tiêu
giảm 29,93% (1.030/1.470) so với năm 2020.
- 372 mẫu (da cổ gà, thịt gà, nước dùng, lau bề mặt tiếp xúc) được lấy tại
02 cơ sở giết mổ, 60 mẫu (thịt gà chế biến, lau bề mặt tiếp xúc) được lấy từ 02
cơ sở chế biến.
- Kết quả tất cả các mẫu giám sát tại cơ sở giết mổ, chế biến đều đạt yêu
cầu đối với chỉ tiêu vi sinh vật, tồn dư kháng sinh. Điều đó chứng tỏ các cơng ty
đã áp dụng chặt chẽ quy trình đảm bảo điều kiện VSTY, ATTP tại các cơ sở giết
mổ, chế biến thịt gà xuất khẩu.
c) Kiểm tra, giám sát ATTP đối với sữa tươi nguyên liệu
- Chủ trì chuẩn bị các nội dung về kế hoạch và kết quả giám sát vệ sinh
thú y và an toàn toàn thực phẩm đối với sữa và sản phẩm sữa xuất khẩu nói


8
chung và cụ thể đối với nhà máy sữa của Vinamilk theo yêu cầu của Tổng cục
Hải quan Trung Quốc kiểm tra trực tuyến đối với doanh nghiệp xuất khẩu sữa
vào ngày 19/11/2021.

- Về giám sát ATTP đối với sữa tươi nguyên liệu: đã lấy 301 mẫu sữa,
trong đó 271 mẫu sữa tươi được lấy từ 17 cơ sở vắt sữa và 30 mẫu sữa từ 09 cơ
sở chế biến sữa của 09 doanh nghiệp đăng ký xuất khẩu sữa sang thị trường
Trung Quốc. Tất cả các mẫu phân tích đều đạt yêu cầu đối với từng chỉ tiêu kiểm
soát của 08 nhóm chất kiểm sốt.
- Kết quả phân tích của tất cả 301 mẫu, tương ứng 1.102 chỉ tiêu đều đạt
yêu cầu đối với từng chỉ tiêu kiểm soát của 08 nhóm chất kiểm tra.
- Kết quả giám sát năm 2021 cho thấy tất cả các mẫu sữa tươi nguyên liệu
đều đạt yêu cầu đối với các chỉ tiêu kiểm tra.
1.5. Công tác quản lý thuốc thú y
a) Công tác đăng ký thuốc
- Tiếp nhận và xử lý hồ sơ đăng ký khảo nghiệm, lưu hành thuốc thú y.
Thẩm định hồ sơ cấp giấy chứng nhận lưu hành thuốc thú y, bao gồm 3784 giấy
chứng nhận lưu hành thuốc thú y (cấp mới 1.181 SP và gia hạn 2.603 sản phẩm).
- Thẩm định hồ sơ đăng ký khảo nghiệm và cấp Quyết định khảo nghiệm
93 loại vắc xin, kháng thể dùng trong thú y. Thẩm định và xét duyệt 1.624 đơn
hàng nhập khẩu thuốc thú y, nguyên liệu sản xuất thuốc thú y, vắc xin dùng
trong thú y (tỷ lệ xử lý qua trực tuyến chiếm 86,1%).
- Thẩm định 1.481 loại hồ sơ trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh thuốc
thú y từ Bộ phận một cửa, 3.502 hồ sơ trên Hệ thống dịch vụ công cấp độ 3,4 và
4.441 hồ sơ trên Hệ thống một cửa Quốc gia (hồ sơ tiếp nhận trực tiếp qua Bộ
phận một cửa, chiếm 15,7 % và 100% hồ sơ đăng ký liên quan đến kiểm tra nhà
nước về chất lượng thuốc thú y nhập khẩu xử lý trực tuyến qua hệ thống một cửa
Quốc gia).
b) Công tác kiểm tra điều kiện sản xuất, kinh doanh thuốc thú y
- Tổ chức triển khai kiểm tra đánh giá điều kiện sản xuất, nhập khẩu thuốc
thú y cho 43 cơ sở theo quy định. Kết quả: 13 cơ sở xếp loại A (30,2%); 30 cơ sở
xếp loại B (chiếm 69,8%).
- Tổ chức triển khai đánh giá chứng nhận, tái chứng nhận GMP cho 10
nhà máy sản xuất thuốc thú y (cơ sở cấp mới 03 cơ sở; 07 cơ sở tái đánh giá và

bổ sung dây chuyền sản xuất).
c) Cơng tác phịng chống kháng kháng sinh
- Ban hành Kế hoạch hành động quốc gia về phịng chống kháng kháng
sinh trong nơng nghiệp giai đoạn 2021-2025 (Quyết định 3609/QĐ-BNN-TY
ngày 23/8/2021).


9
- Phê duyệt văn kiện dự án “Giảm sử dụng Colistin trong chăn ni lợn ở
Việt Nam” do Chính phủ Đan Mạch tài trợ thông qua Trung tâm Quốc tế về Giải
pháp giảm thiểu kháng kháng sinh Đan Mạch (ICARS) (Quyết định 2006/QĐBNN-HTQT ngày 10/5/2021).
d) Về xuất khẩu thuốc thú y
Hướng dẫn, thẩm định cấp giấy chứng nhận xuất khẩu thuốc cho 33 doanh
nghiệp sản xuất thuốc thú y, đã xuất khẩu được trên 1.320 loại thuốc thú y và 12
loại vắc xin thú y cho trên 44 quốc gia/vùng lãnh thổ, với giá trị xuất khẩu trên
18 triệu USD.
đ) Về nghiên cứu, sản xuất vắc xin
- Hiện tại, cả nước có 10 doanh nghiệp nghiên cứu, sản xuất vắc xin cho
động vật đạt tiêu chuẩn GMP-WHO, với tổng số 187 loại vắc xin (so với năm
2020, tăng 10 loại vắc xin) đã cơ bản đáp ứng được nhu cầu phịng các bệnh
thơng thường trên gia súc, gia cầm trong nước.
- Về chỉ đạo nghiên cứu và sản xuất vắc xin phịng bệnh DTLCP: Đang
tiến hành khảo nghiệm và hồn thiện thủ tục đăng ký lưu hành theo quy định.
- Về chỉ đạo nghiên cứu và sản xuất vắc xin phòng bệnh VDNC: Đã chỉ
đạo các đơn vị liên quan hỗ trợ, hướng dẫn các doanh nghiệp trong nước nghiên
cứu, sản xuất vắc xin phòng bệnh VDNC; kết quả ban đầu cho thấy vắc xin có
khả năng đáp ứng miễn dịch và bảo hộ tốt phòng được bệnh do chủng vi rút lưu
hành tại Việt Nam. Hiện nay đang tiến hành khảo nghiệm, hoàn thiện thủ tục
đăng ký lưu hành vắc xin sản xuất trong nước; dự kiến trong năm 2022 sẽ có vắc
xin được cấp phép lưu hành.

1.6. Cơng tác kế hoạch và khoa học
- Xây dựng và tổ chức triển khai Đề án “Tăng cường năng lực hệ thống cơ
quan quản lý chuyên ngành thú y các cấp, giai đoạn 2021-2030” (Đề án ngành
Thú y) và 04 dự án thuộc Đề án ngành.
- Hỗ trợ vắc xin, thuốc sát trùng từ nguồn dự phòng, dự trữ quốc gia cho
cơng tác chống dịch. Trình Bộ xuất DTQG vắc xin và hóa chất sát trùng hỗ trợ
địa phương phịng chống dịch bệnh, cụ thể như sau:
* Vắc xin LMLM dự trữ quốc gia

T
TT

Năm

Loại vắc xin (liều)
Nhị giá (O&A)

Type O

Số tỉnh hỗ trợ

1

2020

130.000

65.000

5


2

2021

150.000

60.000

5

Từ đầu năm 2021 đến nay, cấp 210.000 liều vắc xin LMLM các loại từ
quỹ DTQG cho 5 tỉnh Gia Lai, Ninh Thuận, Quảng Ngãi, Sơn La và Thừa Thiên
Huế, tăng gần 8% so với năm 2020.


10
* Hóa chất dự trữ quốc gia
TT

Năm

Hóa chất PCDB gia
súc, gia cầm (lít)

Số tỉnh hỗ Hóa chất PCDB Số tỉnh
trợ
thủy sản (tấn)
hỗ trợ


1

2020

410.000

24

835

18

2

2021

501.300

32

511

15

Trong năm 2021, cấp 501.300 lít hóa chất sát trùng phòng chống dịch
bệnh gia súc, gia cầm cho 32 tỉnh, thành phố; 511 tấn hóa chất sát trùng phòng
chống dịch bệnh thủy sản cho 15 tỉnh, thành phố.
1.7. Công tác thanh tra, pháp chế
- Từ 01/01/2021 đến 30/11/2021, ban hành 192 Quyết định xử phạt vi
phạm hành chính trong lĩnh vực Thú y đối với công tác kiểm dịch động vật, sản

phẩm động vật; sản xuất, kinh doanh thuốc thú y. Tổng số tiền xử phạt là:
4.518.000.000 đồng (Bốn tỷ, năm trăm mười tám ngàn đồng).
- Chủ trì xây dựng dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số
90/2017/NĐ-CP ngày 31/7/2017 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành
chính trong lĩnh vực thú y. Hiện nay, dự thảo đã trình Chính phủ.
- Ban hành Thông tư số 09/2021/TT-BNNPTNT ngày 12/8/2021 sửa đổi,
bổ sung một số điều của Thông tư số 07/2016/TT-BNNPTNT ngày 31/5/2016
quy định về phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn.
1.8. Công tác xúc tiến thương mại
a) Kết quả hỗ trợ xuất khẩu sản phẩm sữa: Trung Quốc chấp thuận
thêm 04 nhà máy của 03 công ty sữa của Việt Nam. Như vậy kể từ khi Nghị định
thư về xuất khẩu sữa được ký giữa Việt Nam và Trung Quốc vào tháng 4/2019
cho đến nay, đã có 9 nhà máy của 6 công ty sữa Việt Nam được Trung Quốc
chấp thuận. Trong tháng 11/2021, Tổng cục Hải quan Trung Quốc đã lựa chọn
ngẫu nhiên Nhà máy sữa Sài Gòn thuộc Công ty cổ phần sữa Việt Nam để kiểm
tra, đánh giá trực tuyến về cơng tác bảo đảm an tồn thực phẩm và phòng chống
covid trong sản xuất sản phẩm sữa xuất khẩu sang Trung Quốc. Đã hướng dẫn
Nhà máy chuẩn bị hồ sơ, nhà xưởng sản xuất và phối hợp với Tổng cục Hải
quan Trung Quốc tổ chức thành công việc kiểm tra trực tuyến này vào ngày
19/11/2021. Hiện đang tiếp tục hỗ trợ các công ty thực hiện đăng ký bổ sung
thêm sản phẩm và nhà máy xuất khẩu vào Trung Quốc và một số nước trong khu
vực. Năm 2021, Việt Nam xuất khẩu khoảng 29.170 tấn sữa và sản phẩm sữa
với giá trị khoảng 158 triệu đô la, giảm khoảng 12 % so với năm 2020.
b) Xuất khẩu thịt gà chế biến: Đã đàm phán thành công xuất khẩu thịt
gà chế biến sang Nhật Bản (năm 2017), Hồng Kông (năm 2019) và 5 nước thuộc
Liên minh kinh tế Á-Âu (năm 2020). Ngày 06/6/2021, Cơ quan Kiểm dịch động
thực vật LB Nga tiếp tục chấp thuận cho Nhà máy của Cơng ty CP tại Bình
Phước được xuất khẩu sản phẩm thịt gà chế biến vào các nước thuộc Liên minh
kinh tế Á Âu. Hiện nay, đang tiếp tục đàm phán để xuất khẩu sản phẩm thịt gà



11
chế biến sang Hàn Quốc, Singapore, EU, Anh, các nước Trung Đông, đề nghị
Cục Thú y Nhật Bản chấp thuận thêm Nhà máy của Cơng ty CP tại Bình Phước.
Kết quả, tính từ thời điểm thịt gà chế biến của Việt Nam được phép xuất khẩu
cho đến hết tháng 11/2021, các Công ty của Việt Nam đã xuất khẩu được hơn
9.000 tấn thịt gà chế biến với giá trị hơn 43 triệu đô la Mỹ.
c) Xuất khẩu thịt lợn: Thịt lợn sữa, lợn choai đông lạnh của Việt Nam đã
được xuất khẩu sang thị trường Hồng Kông và Malaysia. Trong năm 2021, đã hỗ
trợ, hướng dẫn 01 Cơng ty hồn thiện nhà xưởng, hồ sơ theo yêu cầu của Hồng
Kông và đã nộp hồ sơ đăng ký xuất khẩu cho Cơ quan có thẩm quyền Hồng
Kơng xem xét cấp phép nhập khẩu. Năm 2021, Việt Nam xuất khẩu được
khoảng 5000 tấn thịt lợn đông lạnh các loại với giá trị khoảng 20 triệu đô la,
tăng khoảng 19 % so với năm 2020.
d) Xuất khẩu các sản phẩm thịt chế biến tiệt trùng: Đã đàm phán
thống nhất các tiêu chuẩn vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm và Mẫu giấy chứng
nhận kiểm dịch xuất khẩu các sản phẩm thịt tiệt trùng từ Việt Nam sang Hàn
Quốc. Trong 11 tháng đầu năm 2021, các doanh nghiệp Việt Nam đã xuất khẩu
khoảng 100 tấn sản phẩm thịt tiệt trùng sang thị trường Hàn Quốc với giá trị hơn
600 nghìn đơ la Mỹ.
đ) Xuất khẩu mật ong và sản phẩm từ ong: Mật ong Việt Nam đã xuất
khẩu sang thị trường Hoa Kỳ, châu Âu,.... Trong đó, Hoa Kỳ là thị trường lớn
nhất của Việt Nam với 90% khối lượng mật ong xuất khẩu của Việt Nam, kim
ngạch xuất khẩu trung bình khoảng 70 triệu USD/năm. Trong 11 tháng năm
2021, Việt Nam xuất khẩu được khoảng 53.356tấn mật ong với giá trị hơn 100
triệu đô la Mỹ, tăng khoảng 6 % so với năm 2020.
e) Xuất khẩu trứng và sản phẩm trứng gia cầm: Trứng gia cầm của
Việt Nam đã được xuất khẩu sang Singapore, Hong Kong, Nhật Bản, Đài Loan,
Hàn Quốc, Campuchia, Myanmar, Lào và Úc. Từ đầu năm 2021 đến nay, Việt
Nam đã xuất khẩu khoảng 2.200 tấn các sản phẩm trứng gia cầm (lịng đỏ trứng

gà, trứng chim cút đóng lon, trứng gà tươi) và khoảng 6 triệu quả trứng vịt muối
các loại đạt giá trị hơn 4 triệu đô la Mỹ, giảm khoảng 6 % so với năm 2020.
f) Xuất khẩu tổ yến: Đã gửi công văn sang Cục An toàn thực phẩm xuất
nhập khẩu Trung Quốc để thống nhất thời gian và cách thức kiểm tra trực tuyến.
Việc kiểm tra trực tuyến sẽ được thực hiện ngay khi TCHQ Trung Quốc sắp xếp
được lịch.
g) Xuất khẩu bột cá và dầu cá: Hiện nay có 14 doanh nghiệp Việt Nam
đang xuất khẩu bột cá và dầu cá sang Trung Quốc. Từ đầu năm 2021 đến nay đã
hỗ trợ hoàn thiện hồ sơ đăng ký gia hạn xuất khẩu cho 10 nhà máy đang xuất
khẩu và hồ sơ đăng ký mới cho 17 nhà máy mới theo yêu cầu của TCHQ Trung
Quốc. Bộ đã trao đổi và thống nhất với TCHQ Trung Quốc về thời gian, nội
dung và chương trình kiểm tra trực tuyến. Từ ngày 20-22/10/2021, TCHQ Trung
Quốc đã phối hợp tổ chức kiểm tra trực tuyến 6 doanh nghiệp được TCHQ
Trung Quốc lựa chọn ngẫu nhiên. Hiện nay, phía TCHQ Trung Quốc đang chuẩn


12
bị báo cáo kết quả kiểm tra và công bố các doanh nghiệp Việt Nam đủ điều kiện
xuất khẩu. Từ đầu năm 2021 đến nay, đã xuất khẩu khoảng 152.000 tấn bột cá,
dầu cá với trị giá gần 100 triệu đô la Mỹ, tăng khoảng 8 % so với năm 2020.
h) Xuất khẩu lông vũ: Đã đàm phán thống nhất mẫu Giấy chứng nhận
kiểm dịch xuất khẩu lông vũ từ Việt Nam sang Trung Quốc từ tháng 01/2020.
Trong năm 2021, đã hướng dẫn 08 doanh nghiệp Việt Nam hoàn thiện hồ sơ đăng
ký xuất khẩu lông vũ sang Trung Quốc và TCHQ Trung Quốc đã chấp thuận 05
doanh nghiệp và đang tiếp tục thẩm định hồ sơ của 03 doanh nghiệp cịn lại. Tính
đến thời điểm hiện tại đã có 20 doanh nghiệp sản xuất lông vũ của Việt Nam được
phép xuất khẩu sản phẩm sang thị trường Trung Quốc. Từ đầu năm 2021 đến nay,
đã xuất khẩu khoảng 12.000 tấn lông vũ với trị giá hơn 50 triệu đô la Mỹ, tăng
khoảng 37 % so với năm 2020.
II. TRIỂN KHAI CÁC NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM NĂM 2022

2.1. Công tác phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn
- Theo dõi tình hình dịch bệnh ở các địa phương đặc biệt đối với bệnh
nguy hiểm như CGC, LMLM, Tai xanh.
- Tổ chức thực hiện có hiệu quả “Kế hoạch quốc gia phịng, chống
bệnh CGC, giai đoạn 2019 - 2025”; Chương trình quốc gia phòng, chống bệnh
LMLM giai đoạn 2021 - 2025; Chương trình quốc gia phịng, chống và tiến tới
loại trừ bệnh Dai, giai đoạn 2017 - 2021, tổng kết, đánh giá, xây dựng và trình
ban hành Chương trình giai đoạn 2022 - 2030.
- Tiếp tục triển khai các chương trình giám sát chủ động sự lưu hành và
biến đổi của vi rút CGC tại chợ buôn bán gia cầm sống, gia cầm nhập lậu;
nghiên cứu bệnh LMLM; xác định hiệu lực các loại vắc xin phù hợp; xây dựng
bản đồ dịch tễ của bệnh để làm căn cứ chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh.
- Hỗ trợ các các địa phương, các doanh nghiệp xây dựng các chuỗi, vùng
an toàn dịch bệnh.
- Nghiên cứu, sản xuất vắc xin chủ lực (CGC, LMLM, Tai xanh, Dại,
VDNC) trong nước để tự chủ nguồn vắc xin; đánh giá hiệu lực vắc xin để
khuyến cáo cho các địa phương, người chăn ni.
2.2. Cơng tác phịng chống dịch bệnh động vật thuỷ sản
- Đôn đốc, hướng dẫn tổ chức triển khai "Kế hoạch quốc gia phòng,
chống một số dịch bệnh nguy hiểm trên thuỷ sản nuôi giai đoạn 2021 - 2030"
(theo Quyết định số 434/QĐ-TTg ngày 24/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ), Kế
hoạch phịng, chống một số dịch bệnh nguy hiểm trên thủy sản năm 2022 của Bộ
Nông nghiệp và PTNT cũng như kế hoạch của các địa phương.
- Tiếp tục hoàn thiện dự thảo Dự án "Xây dựng cơ sở sản xuất tơm giống
an tồn dịch bệnh theo quy định của Tổ chức Thú y thế giới (OIE) hoặc nước
nhập khẩu" để trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định. Xây dựng Kế hoạch
triển khai thực hiện sau khi Dự thảo được phê duyệt.


13

- Theo dõi diễn biến tình hình dịch bệnh thuỷ sản ở các địa phương đặc
biệt đối với bệnh trên tôm và cá tra, hiện tượng thủy sản chết bất thường tại một
số vùng ni.
- Tổ chức đồn cơng tác đi kiểm tra, đơn đốc cơng tác phịng chống dịch
bệnh thủy sản tại một số vùng nuôi, hỗ trợ bảo đảm mục tiêu sản xuất nuôi trồng
thủy sản theo kế hoạch của Bộ và các địa phương (tùy thuộc vào tình hình dịch
và u cầu của cơng tác phịng chống dịch Covid-19).
- Tiếp tục hỗ trợ các doanh nghiệp xây dựng cơ ở an toàn dịch bệnh: Tập
đoàn Việt Úc và Công ty cổ phần Thực phẩm Trung Sơn xây dựng chuỗi sản
xuất tôm ATDB; Công ty TNHH Moana Ninh Thuận ...xây dựng cơ sở sản xuất
tôm giống ATDB. Phối hợp với các Chi cục CN&TY địa phương hướng dẫn,
thẩm định, công nhận ATDB đối với các cơ sở sản xuất tôm giống trên địa bàn.
2.3. Công tác kiểm dịch động vật, kiểm tra vệ sinh thú y, an toàn
thực phẩm
- Sửa đổi bổ sung: Thông tư 09/2016/TT-BNNPTNT ngày 01/6/2016 của
Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành quy định về kiểm soát giết mổ và kiểm tra
vệ sinh thú y.
- Xây dựng Thông tư thay thế Thông tư số 08/2015/TT-BNNPTNT ngày
02/3/2015 của Bộ quy định về việc kiểm tra, giám sát vệ sinh thú y, an toàn thực
phẩm đối với sản xuất, kinh doanh mật ong xuất khẩu.
2.4. Công tác quản lý thuốc thú y
- Tiếp tục rà soát và loại ra khỏi Danh mục thuốc thú y được phép lưu
hành các sản phẩm không sản xuất, kinh doanh hoặc khơng đủ điều kiện.
- Hồn thiện, trình Chính phủ ban hành Dự án “Nâng cao năng lực quản
lý, nghiên cứu, sản xuất, kiểm nghiệm, khảo nghiệm thuốc, vắc xin thú y đảm
bảo chất lượng, an toàn, hiệu quả”.
- Tổ chức kiểm tra điều kiện các cơ sở sản xuất, nhập khẩu thuốc thú y
trên toàn quốc theo quy định.
- Thẩm định hồ sơ đăng ký khảo nghiệm, sản xuất, nhập khẩu, lưu hành
thuốc thú y; nhập khẩu thuốc, nguyên liệu làm thuốc thú y; kiểm tra nhà nước về

chất lượng thuốc thú y nhập khẩu.
- Rà soát, cập nhật Danh mục thuốc thú y đã được cấp phép lưu hành tại
Việt Nam và các cơ sở đủ điều kiện sản xuất, nhập khẩu đưa lên website.
2.5. Công tác thanh tra, kiểm tra
- Tổ chức xây dựng văn bản quy phạm pháp luật theo Kế hoạch.
- Triển khai việc kiểm tra chấp hành pháp luật về thú y theo Kế hoạch đề ra.
- Thực hiện Thanh tra việc chấp hành pháp luật về thú y tại 12 Chi cục
Thú y/Chăn nuôi thú y các tỉnh, thành phố theo Kế hoạch Bộ giao năm 2022.


14
- Trả lời khiếu nại, tố cáo theo quy định.
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PNTN



×