Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Tài liệu Trầm cảm và tự tử ở nam giới (phần 1) docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (185.16 KB, 7 trang )

Trầm cảm và tự tử ở nam giới
(phần 1)

Trầm cảm là gì ?
Trầm cảm là từ dùng để chỉ một trạng thái tinh thần sa sút trong đó người bệnh
cảm thấy buồn cực độ, không còn tâm trạng để có thể làm chủ được cuộc sống hàng
ngày của mình.
Trầm cảm là một trong những bệnh hay gặp nhất, nếu không muốn nói là bệnh
có số lượng bệnh nhân đông nhất vào thế kỉ 21 này. Không chỉ nhiều bệnh nhân bị, mà
trầm cảm còn là nguyên nhân gây tử vong cho một số lượng đáng kể bệnh nhân. Trầm
cảm sẽ dẫn đến các bất đồng trong gia đình, những khó khăn trong công việc và tâm
trạng buồn bực. Ðáng tiếc là bệnh này ít khi được nhìn nhận đúng đắn mà nhiều người
vẫn coi đó là một điều gì đó đáng xấu hổ, còn nếu nhìn nhận đúng thì nó cũng không
được điều trị một cách thích đáng.
Tỉ lệ phụ nữ mắc bệnh cao hơn nam giới, thế nhưng những kết cục bi thảm
thậm chí cả tự tử thì gặp nhiều ở nam giới hơn.
Làm thế nào để chẩn đoán đuợc bệnh này ?
Chẩn đoán bệnh có thể đặt ra nếu có những dấu hiệu chính như sau :
- Tinh thần bi quan, sa sút nghiêm trọng.
- Không có hứng thú và sự vui thích vào điều gì .
- Cơ thể uể oải, giảm hoạt động.
Ngoài ra còn có thể có các dấu hiệu sau :
- Mất sự tập trung, kém chú ý vào mọi việc, mọi vấn đề.
- Tự ti, không tin tưởng vào bản thân.
- Hoang tưởng cho rằng mình là người tội lỗi, là người vô
dụng.
- Có cái nhìn bi quan, buồn thảm về tương lai.
- Có ý muốn hay có kế hoạch tự tử.
- Khóc lóc vô cớ.
- Rối loạn giấc ngủ.
- Ăn uống không ngon miệng.


- Lãnh cảm trong quan hệ tình dục, cũng như không còn
hứng thú về giới tính.
Chẩn đoán bệnh trầm cảm ở nam giới rất khó khăn vì họ không hay than phiền
về những điều mà họ đang chịu đựng, họ không thích nói về những khó khăn mà họ
đang có. Nam giới thường có khuynh hướng chịu đựng và nếu được tham vấn với thầy
thuốc thì họ thường tập trung vào những vấn đề về thể chất hơn.

Trầm cảm phổ biến đến mức nào ?
Trong cộng đồng được điều tra thì khoảng 2% dân số có thể rơi vào tình
trạng trầm cảm nặng vào bất kì lúc nào. Nhiều người ở trong tình trạng uể oải mệt
mỏi với nhiều mức độ khác nhau. Khoảng 8% số người được điều tra thì kết hợp cả
hai trạng thái tinh thần vừa lo âu vừa bị trầm cảm. Nhiều người, dù không có đủ
các triệu chứng để kết luận tình trạng tâm lí của họ là lo âu bồn chồn hoặc trầm
cảm, thì họ cũng vẫn có những vấn đề rắc rối trong công việc và các hoạt động xã
hội, kèm theo các bất thường về thể chất không có lí do cụ thể.
Tỉ lệ bị trầm cảm suốt đời là 8% ở nam giới và 12% ở nữ giới. Tỉ lệ này ngày
càng gia tăng. Ðiều này thật đáng lo ngại và cần được quan tâm. Ngày càng có nhiều
thanh niên trẻ bị trầm cảm hơn trước kia. Sự gia tăng này phải chăng là do cuộc sống
xã hội ngày nay có nhiều va chạm, gia đình mâu thuẫn và tan vỡ hơn là những thập
niên trước đây.
Ðiều trị chứng trầm cảm như thế nào ?
Những biến cố nhỏ trong cuộc sống ảnh hưởng đến tâm trạng bệnh nhân có
thể khắc phục được đôi khi chỉ bằng những thay đổi trong môi trường xã hội và
tình trạng gia đình. Nhiều bệnh nhân lại phải cần điều trị thoả đáng bởi các bác sĩ
đa khoa. Và chỉ có một số ít bệnh nhân là cần đến các nhà tâm lí học.
Những bệnh nhân sau cần được khám bác sĩ chuyên khoa tâm lí :
- Có nhiều khả năng dẫn đến tự sát nếu không điều trị.
- Không đáp ứng với các điều trị thông thường.
- Những bệnh nhân mà việc chẩn đoán tình trạng tâm lí khó khăn không
thể thiết lập được.

Nếu trầm cảm này xảy ra trên bệnh nhân có một thể trạng bất thường khác, có
thể gây ảnh hưởng đến việc điều trị trầm cảm, hay những bệnh nhân bị rối loạn tâm
thần, bệnh nhân hay hoang tưởng, bệnh nhân hay có ảo giác, ảo tưởng, cũng cần phải
tham khảo các chuyên gia về tâm lí.
• Liệu pháp tâm lí và tư vấn tâm lí :
Theo điều tra, thì hầu hết người được hỏi đều chọn liệu pháp tâm lí (trò chuyện
với bệnh nhân về những vấn đề của họ) hoặc nếu cần thì kết hợp với thuốc là thích hợp
để điều trị trầm cảm. Nhiều bằng chứng chứng minh sự hiệu quả của liệu pháp tâm lí
đối với bệnh nhân trầm cảm từ mức độ nhẹ đến nặng. Ðiều này thấy rõ ràng ở các
bệnh nhân bệnh nhẹ hơn, nó ngăn không cho tình trạng bệnh xấu đi, không tiến tới giai
đoạn bệnh nặng hơn. Nam giới cũng vậy, họ thường yêu cầu điều trị theo phương pháp
này, và với nó họ thấy dễ chịu hơn.
• Thuốc chống trầm cảm :
Bắt đầu có từ năm 1950, đến nay các thuốc mới với ít tác dụng phụ ngày càng
xuất hiện nhiều. Các thuốc này tỏ ra hiệu quả với nhiều người và dễ dung nạp hơn.
Tuy nhiên, dù dùng loại thuốc nào cũng cần phải duy trì thuốc sau khi các triệu chứng
biến mất 6 -9 tháng, nếu không bệnh sẽ nhanh chóng trở lại.
Tác dụng của thuốc chống trầm cảm lên nam và nữ là tương đương.
Khoảng một nửa số bệnh nhân chỉ bị trầm cảm một lần duy nhất, một số khác
lại bị tái đi tái lại. Do đó việc hỏi bệnh sử về những lần trước đây rất quan trọng, nó
quyết định người bác sĩ nên cho thuốc như thế nào, chỉ điều trị lần này thôi hay là nên
cho thuốc lâu dài trong nhiều năm, để phòng ngừa cho những đợt bệnh sau ?
Phải kết hợp yếu tố môi trường, xã hội, phương pháp tâm lí, và dùng thuốc
trong điều trị trầm cảm để làm giảm gánh nặng và tỉ lệ tử vong cho bệnh nhân. Những
tiến bộ đạt được trong việc nghiên cứu thuốc điều trị cũng như các liệu pháp tâm lí
(giải quyết các vấn đề của bệnh nhân, các liệu pháp về nhận thức - hành vi) đã mở ra
một tương lai sáng sủa cho các bệnh nhân bị trầm cảm.
Tuy nhiên, có khoảng 10% - 20% các trường hợp bệnh trở thành mãn tính,
không điều trị được.
Rối loạn tâm thần :

Ðây là một dạng rất nặng của bệnh và phải đòi hỏi điều trị nội trú tại bệnh viện.
Nếu chỉ dùng thuốc chống trầm cảm riêng cho bệnh nhân này thôi thì vẫn chưa hiệu
quả, mà việc điều trị lựa chọn cho các bệnh nhân này là dùng liệu pháp sốc điện hoặc
phải kết hợp thuốc trị tâm thần (một dạng thuốc điều trị ảo giác, hoang tưởng) với
thuốc trị trầm cảm.

×