Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Tài liệu Quản trị dòng tiền để tránh nguy cơ phá sản doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (130.38 KB, 6 trang )

Quản trị dòng tiền để tránh nguy cơ phá sản
Các vấn đề về dòng tiền cũng tiềm ẩn những nguy cơ tương tự như những vấn đề
về huyết áp,
tim mạch của cơ thể con người. Những nguy cơ tiềm ẩn này có thể
dẫn đến tai biến, đột quỵ bất kỳ lúc nào, kế cả đối với những cơ thể đang rất khỏe
mạnh, cường tráng.
Cash flow, tức dòng tiền, về bản chất là dòng chuyển động tiền tệ đi vào và đi ra
của doanh nghiệp, là dòng chảy tiền vào (cash inflow) và tiền ra (cash outflow),
tạo nên khả năng thanh toán (solvency) hoặc tình trạng mất khả năng thanh toán
(insolvency) của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp có hoạt động quản trị tài chính
chuyên nghiệp không bao giờ dám bỏ qua hoặc xem nhẹ khâu quản trị dòng tiền
(cash flow management), nếu không muốn gặp phải “cái chết bất ngờ”.

Để quản trị dòng tiền, các giám đốc tài chính phải tổ chức thực hiện thường xuyên
việc phân tích và hoạch định dòng tiền.

Phân tích dòng tiền (cash flow analysis) là hoạt động nghiên cứu chu kỳ của các
khoản tiền vào và ra của doanh nghiệp, nhằm mục đích xác định việc dư hay thiếu
của dòng tiền tại các thời điểm cùng với nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng của
việc dư hay thiếu này. Phân tích dòng tiền bao gồm việc phân tích các hoạt động
của doanh nghiệp có ảnh hưởng đến dòng tiền ra, vào, chẳng hạn như các khoản
phải thu, các khoản vay, các khoản phải chi, thời hạn phải trả các khoản nợ

Bằng cách phân tích dòng tiền, doanh nghiệp có thể sớm phát hiện được những
vấn đề liên quan đến dòng tiền và tìm giải pháp để cải thiện dòng tiền. Một trong
những ví dụ phân tích dòng tiền đơn giản nhất là so sánh các khoản mua hàng
chưa được thanh toán trong tháng với tổng doanh số bán trong tháng vào mỗi cuối
tháng. Nếu các khoản mua hàng chưa được thanh toán trong tháng cao hơn doanh
số bán hàng của tháng đó, doanh nghiệp sẽ phải chi trả nhiều hơn là thu vào trong
tháng tới, dẫn đến sự thiếu hụt tiền mặt trong tháng tới. Doanh nghiệp buộc phải
có giải pháp để bù đắp khoản thiếu hụt này.



Không ít doanh nghiệp dù đang kinh doanh có lời vẫn luôn bị tình trạng giật gấu
vá vai, thiếu hụt tiền mặt thường xuyên nên buộc phải liên tục sử dụng giải pháp
tình thế bằng cách lấy khoản này, đắp vào khoản kia; và bộ phận kế toán phải
“chạy mướt mồ hôi” để chấp vá, bù đắp các khoản thiếu hụt. Ngược lại, một số
doanh nghiệp lại tìm mọi cách để dòng tiền lúc nào cũng dương và dư thật nhiều
cho an toàn.

- T1 T2 T3 … T11 T12 Ghi chú
Tiền vào (cash in) - - - - - - -
- Tiền bán hàng
- Vay ngân hàng
- … … …
Tổng tiền vào (total cash in)
Tiền ra (cash out) - - - - - - -
- Tiền mua hàng …
- Tiền lương …
- Trả nợ vay … … … … … … …
- … … … … … … …
Tổng tiền ra (total cash out) …
Thừa / thiếu (balance) …

Cả hai trường hợp đều đem lại những bất lợi cho doanh nghiệp dưới góc nhìn của
các chuyên gia tài chính. Sự thiếu hụt tiền mặt, nếu ở mức độ nghiêm trọng, ví dụ
như đến hạn phải trả nợ cho ngân hàng, hoặc cho nhà cung cấp mà doanh nghiệp
không có tiền mặt để trả vì chưa thu được nợ của khách hàng, doanh nghiệp có thể
bị khởi kiện và yêu cầu tuyên bố phá sản, bất chấp báo cáo tài chính gần nhất thể
hiện doanh nghiệp đang kinh doanh rất có lời.

Sự dư dả tiền mặt ở mức độ nhiều quá cũng gây những tác hại không nhỏ. Đồng

tiền không được sử dụng hiệu quả và đúng lúc, dẫn đến thừa thãi, trong khi doanh
nghiệp phải vay vốn ngân hàng hoặc đối tác với lãi suất cao, thể hiện sự yếu kém
của hoạt động quản trị tài chính trong doanh nghiệp. Đó là lý do các doanh nghiệp
có hệ thống quản trị tài chính chuyên nghiệp luôn chú trọng đến việc hoạch định
dòng tiền (cash flow planning).

Hoạch định dòng tiền là hoạt động điều khiển dòng tiền ra vào trong tương lai theo
ý doanh nghiệp nhằm tạo ra và duy trì trạng thái tiền mặt phù hợp với hoạt động
của doanh nghiệp, thông thường là vừa đủ, cộng với số phần trăm dự phòng tùy
theo tình hình thực tế từng doanh nghiệp. Trên cơ sở phân tích các chu kỳ tiền vào,
tiền ra và xác định được những vấn đề tiềm ẩn đối với dòng tiền, các chuyên gia sẽ
có những điều chỉnh thích hợp để tiền vào, tiền ra được hài hòa, không bị thiếu hụt
nghiêm trọng hoặc dư thừa quá mức cần thiết.

Những giải pháp điều chỉnh có thể là tạm thời hoặc lâu dài như:
- Thúc giục đòi nợ đối với những khoản nợ đã quá hạn hoặc thuyết phục khách
hàng trả tiền trước thời hạn.
- Thay đổi chính sách công nợ.
- Vay ngắn hạn để bù đắp thiếu hụt.
- Thuyết phục khách hàng để sớm nhận tiền đặt cọc mua hàng.
- Thương lượng với nhà cung cấp để hoãn trả nợ.
- Thương lượng lại thời hạn thanh toán đối với nhà cung cấp;
- Hoạch định lại các khoản đầu tư.
- Xin gia hạn nợ, đảo nợ.
- Tính toán lại thời điểm mua hàng và thanh toán.
- Tính toán lại thời điểm diễn ra các sự kiện hoặc hoạt động liên quan đến việc chi
trả tiền.
-
Thông thường, dòng tiền phải được hoạch định và dự báo theo từng tháng, cho 12
tháng tới theo hình thức “rolling” (lăn) - tức mỗi tháng phải cập nhật dự báo một

lần cho 12 tháng kế tiếp (rolling forecast). Một bản kế hoạch lưu chuyển tiền tệ có
thể được lập dưới dạng sau (xem bảng).

Ngoài ra, cũng có thể lập và minh họa dòng tiền ra, vào dưới dạng hai đường biểu
diễn trên một đồ thị. Điểm gặp nhau của hai đường biểu diễn trên đồ thị là điểm
tiền mặt vừa đủ (không dư, không thiếu). Tại vị trí nào đường biểu diễn của dòng
tiền ra nằm trên đường biểu diễn của dòng tiền vào, thì ở đó, doanh nghiệp bị thiếu
hụt tiền mặt, và ngược lại.

Hoạch định dòng tiền là khâu quan trọng bậc nhất của hoạt động quản trị dòng
tiền, còn quản trị dòng tiền lại là hoạt động quan trọng bậc nhất trong hoạt động
quản trị tài chính. Sau hoạch định phải là việc kiểm soát chặt chẽ để đảm bảo
dòng tiền ra, vào theo đúng kế hoạch đã lập với mức chênh lệch nằm trong biên độ
cho phép. Các hoạt động tiếp theo sẽ là theo dõi, đánh giá, điều chỉnh dòng tiền
theo những biến động (hoặc biến cố) của tình hình sản xuất kinh doanh.

Quản trị dòng tiền là để ngăn ngừa “cái chết bất ngờ”, hoặc nếu không sợ “chết”
thì cũng tránh được sự sụt giảm hoặc đánh mất uy tín doanh nghiệp do mất khả
năng thanh toán dẫn đến phải trì hoãn chi trả hoặc khất nợ nhiều lần.


×