Tải bản đầy đủ (.docx) (180 trang)

Nghiên cứu tạo chủng virus PRRS (porcine reproductive and respiratory syndrome) nhược độc và đánh giá khả năng làm giống phục vụ sản xuất vaccine

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.51 MB, 180 trang )

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM

VIỆN CÔNG NGH Ệ SINH HỌC

NGHIÊN CỨU TẠO CHỦNG VIRUS PRRS (PORCINE
REPRODUCTIVE AND RESPIRATORY SYNDROME)
NHƯỢC ĐỘC VÀ ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG LÀM GIỐNG
PHỤC VỤ SẢN XUẤT VACCINE

LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC

HÀ NỘI - 2022


VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM

VIỆN CÔNG NGH Ệ SINH HỌC

NGHIÊN CỨU TẠO CHỦNG VIRUS PRRS (PORCINE
REPRODUCTIVE AND RESPIRATORY SYNDROME)
NHƯỢC ĐỘC VÀ ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG LÀM GIỐNG
PHỤC VỤ SẢN XUẤT VACCINE
Chuyên ngành: Hóa sinh học
Mã số: 9 42 01 16

LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC

Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Đinh Duy Kháng
Viện Công nghệ sinh học
2. PGS.TS. Tơ Long Thành
Trung tâm Chẩn đốn Thú Y Trung ương



HÀ NỘI - 2022


i
LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan:
Đây là cơng trình nghiên cứu của tôi và một số kết quả cùng cộng tác với các
cộng sự khác;
Các kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận án là trung thực, khách
quan, một phần đã được cơng bố trên các tạp chí khoa học chuyên ngành với sự
đồng ý và cho phép của các đồng tác giả;
Phần cịn lại chưa được ai cơng bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.
Tơi cam đoan rằng các thơng tin trích dẫn trong luận án đều được chỉ rõ
nguồn gốc.
Hà Nội, ngày

tháng 02 năm 2022

Tác giả luận án


ii
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận án, ngoài sự cố gắng của bản thân, tôi đã nhận được sự
giúp đỡ tận tình và tạo điều kiện của nhiều cá nhân và tập thể đã giúp đỡ tơi trong
suốt q trình nghiên cứu, học tập.
Cho phép tơi được bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS.Đinh Duy Khángnguyên Trưởng phòng Vi sinh phân tử, Viện Công nghệ sinh học, Viện Hàn lâm
Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Thầy trực tiếp hướng dẫn khoa học đã tâm
huyết, tận tình, hướng dẫn tôi, định hướng, động viên tôi trong suốt quá trình nghiên

cứu và hồn thành luận án.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS.Tơ Long Thành-ngun
Giám đốc Trung tâm Chẩn đoán Thú y Trung ương, Cục Thú y. Thầy đồng hướng
dẫn khoa học đã tận tình hướng dẫn, truyền đạt kiến thức, chỉ bảo và động viên tơi
trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận án.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới tập thể cán bộ phòng Vi sinh phân tử,
Viện Công nghệ sinh học, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam và tập thể
cán bộ Trung tâm Chẩn đoán Thú y Trung ương, Cục Thú y đã tạo mọi điều kiện thuận
lợi, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu thực hiện đề tài khoa học.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban Lãnh đạo, tập thể cán bộ Trung
tâm Nghiên cứu và sản xuất sinh phẩm dược thú y Hanvet đã tạo mọi điều kiện
thuận lợi, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu hồn thành luận án.
Tơi xin được cảm ơn:
- Ban Lãnh đạo Viện Công nghệ sinh học, Viện Hàn lâm Khoa học và công
nghệ Việt Nam đã tạo điều kiện cho tôi được học tập và nghiên cứu.
- Ban Lãnh đạo Viện Khoa học và Công nghệ, Bộ Công an và các đồng
nghiệp cơ quan, nơi tôi hiện đang công tác đã tạo điều kiện cho tôi trong q trình
thực hiện nhiệm vụ học tập.
Cuối cùng tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới gia đình tơi và bạn bè đã
chia sẻ khó khăn, động viên, tạo điều kiện thuận lợi cho tơi, giúp tơi hồn thành quá
trình học tập và nghiên cứu.
Nội, ngày tháng năm 2022
Tác giả luận án


iii
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU.................................................................. 5

1.1.

Hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp ở lợn ............................................ 5

1.1.1.

Lịch sử xuất hiện hội chứng rối loạn sinh sản và hơ hấp ở lợn (PRRS) ............. 5

1.1.2.

Tình hình PRRS trên thế giới và ở Việt Nam .............................................. 5

1.1.3.

Triệu chứng lâm sàng của lợn mắc PRRS..................................................... 9

1.1.4.

Bệnh tích PRRS........................................................................................... 11

1.1.5.

Tác nhân gây bệnh và con đường truyền lây PRRS.................................... 11

1.1.6.

Cơ chế bệnh sinh ......................................................................................... 12

1.2.


Virus gây hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp ở lợn.......................... 13

1.2.1.

Nguồn gốc, phân loại virus PRRS............................................................... 13

1.2.2.

Cấu trúc, chức năng hệ gen virus PRRS ..................................................... 15

1.2.3.

Đa dạng di truyền hệ gen virus PRRS ......................................................... 18

1.2.4.

Các protein kháng nguyên quan trọng của virus PRRS .............................. 19

1.2.5.

Đáp ứng miễn dịch của lợn khi virus PRRS xâm nhiễm ............................ 21

1.2.6.

Sức đề kháng của virus PRRS ..................................................................... 23

1.2.7.

Đặc điểm nuôi cấy virus PRRS ................................................................... 23


1.3.

Nghiên cứu tạo vaccine PRRS .................................................................. 24

1.3.1.

Khái niệm .................................................................................................... 24

1.3.2.

Các loại vaccine được nghiên cứu phòng PRRS......................................... 25

1.3.3.

Một số nghiên cứu về vaccine PRRS ở Việt Nam ...................................... 29

1.3.4.

Nghiên cứu tạo vaccine nhược độc phòng PRRS ....................................... 31

1.3.5.

Giống gốc trong sản xuất vaccine ............................................................... 32

1.3.6.

Yêu cầu của giống gốc ................................................................................ 32

1.3.7.


Một số phương pháp bảo quản giống gốc virus PRRS ............................... 33

CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................... 35
2.1.

Đối tượng, vật liệu nghiên cứu ................................................................. 35

2.2.

Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 36

2.2.1.

Phương pháp mổ khám................................................................................ 36

2.2.2.

Lấy mẫu xét nghiệm kháng nguyên ............................................................ 36

2.2.3.

Lấy mẫu xét nghiệm kháng thể ................................................................... 36

2.2.4.

Xử lý bệnh phẩm ......................................................................................... 37


iv
2.2.5.

2.2.6.

Phương pháp làm tiêu bản vi thể ................................................................. 37

2.2.7.

Phương pháp nhân virus PRRS ................................................................... 39

2.2.8.

Phương pháp xác định hiệu giá virus .......................................................... 39

2.2.9.

Phương pháp cấy truyền virus PRRS .......................................................... 40

Phương pháp nuôi cấy tế bào ...................................................................... 38

2.2.10. Phương pháp xác định quy luật sinh trưởng của virus ................................ 40
2.2.11. Phương pháp trung hòa virus (phương pháp virus cố định và huyết
thanh pha loãng) .......................................................................................... 41
2.2.12. Phương pháp Realtime RT-PCR ................................................................. 42
2.2.13. Phương pháp thiết kế mồi ........................................................................... 42
2.2.14. Phương pháp RT-PCR................................................................................. 44
2.2.15. Phương pháp tách dịng và giải trình tự gen ............................................... 44
2.2.16. Phương pháp so sánh trình tự gen và tạo cây phả hệ .................................. 45
2.2.17. Phương pháp điện di.................................................................................... 45
2.2.18. Phương pháp IPMA xác định hiệu giá kháng thể ....................................... 45
2.2.19. Phương pháp đếm tế bào Marc 145............................................................. 47
2.2.20. Phương pháp kiểm tra vô trùng thuần khiết và an toàn của virus giống gốc..... 47

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.............................................................. 50
3.1.

Nghiên cứu đánh giá độc lực và đặc tính sinh học 2 chủng virus
PRRS 02HY và 05TB ................................................................................ 50

3.1.1.

Biểu hiện triệu chứng lâm sàng ở lợn gây nhiễm chủng virus PRRS
02HY và 05TB ............................................................................................ 50

3.1.2.
3.1.3.

Khả năng tăng trọng của lợn thí nghiệm ..................................................... 52

3.1.4.

Kiểm tra virus huyết ở lợn thí nghiệm ........................................................ 55

3.1.5.

Khả năng kích thích sinh kháng thể ở lợn của 2 chủng virus PRRS

Kết quả kiểm tra bệnh tích ở lợn thí nghiệm............................................... 53

02HY và 05TB ............................................................................................ 57
3.1.6.

Kiểm tra đặc tính nhân lên của virus PRRS 02HY trên tế bào Marc 145 ....... 59


3.2.

Nghiên cứu tạo chủng virus PRRS nhược độc bằng cấy truyền liên
tiếp 80 đời trên môi trường tế bào Marc 145.......................................... 60

3.2.1.

Đánh giá đặc tính nhân lên của chủng virus PRRS 02HY qua các đời
cấy truyền trên tế bào Marc 145 .................................................................. 61

3.2.2.

Khả năng kích thích sinh kháng thể ở lợn của chủng virus PRRS 02HY
qua các đời cấy truyền ................................................................................... 62


v
3.2.3.

Kiểm tra độc lực của chủng virus PRRS 02HY qua các đời cấy truyền
ở các đời cấy truyền P1, P50, P60, P70, P80 .............................................. 64

3.3.

Nghiên cứu đặc tính sinh học phân tử của chủng virus Hanvet1.vn
nhược độc và chủng 02HY cường độc ..................................................... 66

3.3.1.
3.3.2.


Khuếch đại các đoạn gen thuộc hệ gen virus PRRS ................................ 66

3.3.3.

Kết quả giải mã, phân tích hệ gen chủng Hanvet1.vn nhược độc và

Tách dòng các đoạn gen khuếch đại ........................................................... 67
02HY cường độc ......................................................................................... 68

3.3.4.

Phân tích so sánh gen chủng Hanvet1.vn nhược độc với các chủng
virus PRRS lưu hành ở Việt Nam và thế giới ............................................. 73

3.4.
3.4.1.

Đánh giá đặc tính giống gốc chủng virus PRRS Hanvet1.vn nhược độc ... 76

3.4.2.

Kết quả kiểm tra tính an tồn của giống gốc Hanvet1.vn trên lợn ................... 78

3.4.3.

Khả năng kích thích sinh kháng thể của giống gốc Hanvet1.vn nhược độc...... 79

3.4.4.


Đánh giá đặc tính ổn định của giống gốc virus PRRS Hanvet1.vn ............ 83

3.4.5.

Nghiên cứu điều kiện bảo quản giống gốc (Master seed) ........................... 92

3.4.6.

Đáp ứng miễn dịch và độ dài miễn dịch ở lợn sau khi tiêm vaccine

Kiểm tra thuần khiết .................................................................................... 77

nhược độc được chế tạo từ giống gốc Hanvet1.vn...................................... 94
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN KẾT QUẢ .................................................................100
4.1.

Về nghiên cứu đánh giá độc lực chủng virus PRRS 02HY cường
độc Việt Nam chọn làm chủng ứng viên để tạo virus giống gốc
PRRS nhược độc......................................................................................100

4.2.

Về nghiên cứu tạo chủng virus PRRS nhược độc bằng cấy truyền
liên tiếp trên môi trường tế bào Marc 145 ............................................102

4.3.

Về đánh giá giống gốc Hanvet1.vn nhược độc sử dụng cho chế
tạo vaccine PRRS ...................................................................................107


KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..............................................................................112
NHỮNG CƠNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CƠNG BỐ LIÊN QUAN
ĐẾN ĐỀ TÀI..........................................................................................................113
THESIS SUMMARY ............................................................................................114
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................121
PHỤ LỤC .............................................................................................................. 1PL


vi
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Viết đầy đủ

AEC

3- amino-9-ethylcarbazole

CPE

Cytopathogenic effect

DNA

Deoxyribonucleic acid

DMEM

Dulbecco's modified eagle's medium


ELISA

Enzyme-linked immunosorbent assay

FBS

Enzyme-linked immunosorbent assay

HE

Haematoxylin-eosin

IHC

Immuno histochemistry

IPMA

Immunoperoxidase monolayer assay

MARC-145

Meat animal research center-145

MDS

Mystery swine disease

MLV


Modiffied live vaccine

MOI

Multiplicity of infection

MSD

Mystery swine disease

NSP

Non structural protein

OD

Optical density

OIE

Office International des Epizooties

ORF

Open reading frame

PAM

Porcine alveolar macrophage


PCR

Polymerase chain reaction

PCV2

Porcine circovirus type 2

PEARS

Porcine endemic abortion and respiratory syndrome

PRRS

Porcine reproductive and respiratory syndrome

PRRSV

Porcine reproductive and respiratory syndrome virus

RNA

Ribonucleic acid

RT- PCR

Reverse transcriptase polymerase chain reaction


vii


rRT- PCR

Realtime reverse transcriptase polymerase chain reaction

SP

Structural protein

TCID50

50% Tissue culture infective dose

TPB

Triptose phosphas broth

VNT

Virus neutralization test

02HY

Virulent virus in Hung Yen, Vietnam

05TB

Virulent virus in Thai Binh, Vietnam



viii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 1.1.

Tổng hợp các ổ dịch PRRS xảy ra ở Việt Nam từ 2007-2016..............8

Bảng 1.2.

So sánh đặc điểm hệ gen của các chủng virus PRRS trên thế giới.........15

Bảng 1.3.

Hệ gen của virus PRRS và các thông tin liên quan ............................18

Bảng 1.4.

Phát hiện kháng thể đặc hiệu kháng virus PRRS qua các
phương pháp xét nghiệm.....................................................................21

Bảng 1.5.

Một số vaccine thế hệ mới ..................................................................26

Bảng 2.1.

Các cặp mồi dùng trong khuếch đại 15 đoạn gen của hệ gen
chủng virus PRRS 02HY và Hanvet1.vn ............................................43

Bảng 3.1.


Kết quả biểu hiện lâm sàng của lợn gây nhiễm virus PRRS
chủng 02 HY và 05 TB .......................................................................50

Bảng 3.2.

Kết quả theo dõi khả năng tăng trọng của lợn ....................................52

Bảng 3.3.

Bệnh tích đại thể ở lợn gây nhiễm virus PRRS ..................................53

Bảng 3.4.

Virus PRRS trong huyết thanh lợn thí nghiệm tại các thời điểm
thu huyết thanh....................................................................................55

Bảng 3.5.

Hàm lượng kháng thể trong huyết thanh lợn được gây nhiễm
bằng chủng virus 02 HY và 05 TB .....................................................58

Bảng 3.6.

Hiệu giá virus thu được tại các thời điểm thu hoạch ..........................59

Bảng 3.7.

Hiệu giá virus PRRS 02HY sau mỗi 10 đời cấy truyền trên môi
trường tế bào Marc 145.......................................................................61


Bảng 3.8.

Hiệu giá kháng thể kháng virus PRRS trên lợn sau gây nhiễm
virus 02HY ở các đời cấy truyền ........................................................63

Bảng 3.9.

Thân nhiệt và triệu chứng lâm sàng của lợn gây nhiễm virus
PRRS 02HY ở các đời cấy truyền P1, P50, P60, P70, P80 ................64

Bảng 3.10.

Phân lập virus từ huyết thanh lợn đã gây nhiễm virus ở các đời
cấy truyền ............................................................................................65

Bảng 3.11.

Mức độ tương đồng trình tự nucleotide và axit amin chủng
virus PRRS Hanvet1.vn nhược độc so với chủng virus PRRS
02HY cường độc .................................................................................70

Bảng 3.12.

Mức độ tương đồng trình tự axit amin các protein chủng virus
PRRS Hanvet1.vn nhược độc so với các chủng virus PRRS
tham chiếu trên Genbank ....................................................................73


ix

Bảng 3.13.

Kiểm tra vô trùng giống gốc virus PRRS Hanvet1.vn........................77

Bảng 3.14.

Kết quả kiểm tra thuần khiết giống gốc Hanvet1.vn ..........................78

Bảng 3.15.

Mức độ an toàn của giống gốc Hanvet1.vn trên lợn ...........................78

Bảng 3.16.

Mức tăng trọng của lợn .......................................................................79

Bảng 3.17.

Hiệu giá kháng thể của lợn ở các liều miễn dịch với virus giống
gốc PRRS Hanvet1.vn nhược độc.......................................................80

Bảng 3.18.

Kiểm tra virus huyết bằng rRT-PCR và phân lập tại các thời
điểm sau công cường độc....................................................................81

Bảng 3.19.

Hiệu giá giống gốc Hanvet1.vn qua 10 đời cấy truyền..........................83


Bảng 3.20.

Độ an toàn của giống gốc Hanvet1.vn nhược độc với lợn khi
tiếp truyền liên tục trên 5 đời lợn........................................................85

Bảng 3.21.

Nhiệt độ của lợn ở các đời tiếp truyền giống gốc Hanvet1.vn
trong 7 ngày ........................................................................................85

Bảng 3.22.

Năng suất nhân lên của tế bào Marc 145 trên các loại môi
trường khác nhau.................................................................................86

Bảng 3.23.

Năng suất nhân lên của tế bào Marc 145 khi bổ sung một số
chất vào môi trường nuôi cấy .............................................................87

Bảng 3.24. Hiệu giá virus đạt được khi sử dụng môi trường duy trì ở pH
khác nhau ...........................................................................................88
Bảng 3.25.

Mức độ thể hiện CPE của các liều gây nhiễm khác nhau ...................89

Bảng 3.26.

Hiệu giá virus thu được ở các liều nhiễm khác nhau ..........................90


Bảng 3.27.

Hiệu giá sau khi gây nhiễm với liều 0,1 MOI ở các thời điểm
thu hoạch khác nhau............................................................................91

Bảng 3.28.

Bảo quản giống gốc virus Hanvet1.vn nhược độc trong điều
kiện đông khô......................................................................................93

Bảng 3.29.

Bảo quản giống gốc virus Hanvet1.vn nhược độc trong điều
kiện -80oC ...........................................................................................94

Bảng 3.30.

Hiệu giá kháng thể xác định bằng IPMA và phản ứng trung hòa
sau gây miễn dịch ở các thời điểm khác nhau ....................................95

Bảng 3.31.

Kết quả xác định virus trong huyết thanh nhóm lợn đối chứng
sau khi cơng cường độc ......................................................................98

Bảng 3.32.

Khối lượng của lợn được tiêm vaccine Hanvet1.vn và lợn đối
chứng không được tiêm vaccine .........................................................99



x

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1.
Hình 1.2.

Sự phân bố của các type PRRSV trên thế giới .....................................6

Hình 1.3.

Cấu trúc thơng tin di truyền của virus PRRS ........................................17

Hình 1.4.

Cấu trúc Protein của virus PRRS ........................................................21

Hình 1.5.

Đáp ứng miễn dịch của lợn sau khi nhiễm virus PRRS......................22

Hình 3.1.

Hình ảnh bệnh tích đại thể ở phổi và hạch lympho ............................54

Hình 3.2.

Hình ảnh bệnh tích vi thể ....................................................................55

Hình 3.3.


Đường cong sinh trưởng của chủng virus 02HY độc lực ...................60

Hình 3.4.

Hiệu giá virus trung bình của PRRS 02HY sau mỗi 10 đời cấy

Cây phả hệ của virus PRRS ................................................................14

truyền (P1-P80) ...................................................................................62
Hình 3.5.

Phân lập virus từ huyết thanh lợn đã gây nhiễm với virus ở các
đời cấy truyền P1, P50, P60, P70, P80 ...............................................65

Hình 3.6.

Khuếch đại 15 đoạn gen thuộc hệ gen của chủng virus PRRS
Hanvet1.vn nhược độc ........................................................................67

Hình 3. 7.

Sản phẩm cắt các plasmid với enzyme hạn chế EcoRI ...........................68

Hình 3.8.

So sánh trình tự nucleotide gen ORF5 chủng Hanvet1.vn nhược
độc với chủng 02HY cường độc .........................................................72

Hình 3.9.


So sánh trình tự axit amin của protein GP5 chủng Hanvet1.vn
nhược độc với của chủng 02HY cường độc .......................................72

Hình 3.10.

Cây phả hệ phản ánh mối quan hệ họ hàng của chủng
Hanvet1.vn nhược độc với các chủng virus PRRS lưu hành ở
các tỉnh thành khác nhau của Việt Nam dựa trên trình tự
nucleotide gen ORF5 ..........................................................................75

Hình 3.11.

Cây phả hệ phản ánh mối quan hệ họ hàng của chủng virus
PRRS Hanvet1.vn nhược độc với các chủng virus PRRS lưu
hành ở các tỉnh thành khác nhau của Việt Nam dựa trên trình tự
axit amin protein GP5 .........................................................................76

Hình 3.12.
Hình 3.13.

Điện di kiểm tra giống Hanvet1.vn tạp nhiễm với một số loại virus........77
Hiệu giá virus PRRS Hanvet1.vn nhược độc ở 10 đời cấy truyền
(P1-P10)...............................................................................................84

Hình 3.14.

Bệnh tích tế bào (CPE) ở liều gây nhiễm 0,1MOI giống gốc
virus 02HY nhược độc trên tế bào Marc 145 sau 96 giờ ....................90



xi
Hình 3.15.

Biểu đồ hiệu giá virus tại các liều nhiễm khác nhau .........................91

Hình 3.16.

Đồ thị sinh trưởng của giống gốc Hanvet1.vn (Hiệu giá virus) .............92

Hình 3.17.

Biến động hiệu giá kháng thể sau khi tiêm vaccine PRRS
nhược độc sử dụng chủng giống gốc virus PRRS Hanvet1.vn ...........95

Hình 3.18.

Biến động thân nhiệt của lợn sau khi cơng cường độc .......................97

Hình 3.19.

Bệnh tích đặc trưng ở phổi lợn không được tiêm vaccine sau
khi công cường độc và được mổ khám khi kết thúc thời gian
theo dõi................................................................................................99


xii

BẢN TRÍCH YẾU LUẬN ÁN
Tên tác giả:

Tên luận án: Nghiên cứu tạo chủng virus PRRS (Porcine Reproductive and
Respiratory Syndrome) nhược độc và đánh giá khả năng làm giống phục vụ sản xuất
vaccine.
Ngành: Sinh học

Chuyên ngành: Hóa sinh học

Mã số: 9 42 01 16

Tên cơ sở đào tạo: Viện Công nghệ sinh học, Viện Hàn lâm Khoa học và Công
nghệ Việt Nam
1. Mục đích và đối tượng nghiên cứu của luận án
Mục đích: Tạo được chủng virus gây hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp
nhược độc từ chủng virus cường độc gây hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp trên
lợn tại Việt Nam đạt tiêu chuẩn làm giống cho chế tạo vaccine phòng hội chứng rối
loạn sinh sản và hô hấp ở lợn.
Đối tượng nghiên cứu: Chủng virus PRRS (Porcine Reproductive and
Respiratory Syndrome).
2. Các phương pháp nghiên cứu sử dụng
+ Phương pháp mổ khám
+ Phương pháp lấy mẫu xét nghiệm kháng nguyên
+ Phương pháp lấy mẫu xét nghiệm kháng thể
+ Phương pháp xử lý bệnh phẩm
+ Phương pháp làm tiêu bản vi thể
+ Phương pháp nuôi cấy tế bào
+ Phương pháp phân lập virus PRRS
+ Phương pháp xác định hiệu giá virus
+ Phương pháp cấy truyền virus PRRS
+ Phương pháp xác định quy luật sinh trưởng của virus
+ Phương pháp trung hòa virus

+ Phương pháp RT-PCR, Realtime RT-PCR
+ Phương pháp thiết kế mồi


xiii
+ Phương pháp tách dịng và giải trình tự gen
+ Phương pháp so sánh trình tự gen và tạo cây phả hệ
+ Phương pháp điện di
+ Phương pháp IPMA xác định hiệu giá kháng thể
+ Phương pháp đếm tế bào Marc 145
+ Phương pháp kiểm tra vô trùng thuần khiết và an toàn của virus giống gốc
+ Phương pháp đánh giá đáp ứng miễn dịch và độ dài miễn dịch trên lợn
+ Phương pháp thống kê, xử lý số liệu.
3. Các kết quả chính và kết luận
1) Đã nghiên cứu đánh giá độc lực và chọn được chủng virus PRRS 02HY
cường độc có đặc điểm điển hình, đặc trưng của virus PRRS gây hội chứng rối loạn
sinh sản và hô hấp ở lợn với khả năng thích ứng, phát triển ổn định trên mơi trường
tế bào dịng Marc 145 đạt hiệu giá virus là 106,63TCID50, có đủ các yêu cầu làm ứng
viên tạo giống gốc virus PRRS nhược độc.
2) Đã tạo được giống gốc virus Hanvet1.vn nhược độc sau 80 đời cấy truyền
tiếp virus 02HY trên tế bào Marc 145 có các đặc tính sinh học và sinh học phân tử
đáp ứng tiêu chuẩn của giống gốc cho chế tạo vaccine PRRS.
3) Đã giải trình tự hệ gen của chủng Hanvet1.vn nhược độc (mã số trên
Genbank KU842720) và hệ gen của chủng 02HY cường độc ban đầu (số đăng
Genbank Submission 2490633). Kết quả phân tích so sánh 2 chủng đã phát hiện 89
đột biến nucleotide và 51 đột biến axit amin nằm rải rác trong 7 gen và 7 protein
tương ứng. Các gen có biến đổi làm chủng Hanvet1.vn thành nhược độc nhưng gen
mã hóa protein kháng ngun GP5 kích thích sinh kháng thể trung hịa trên lợn
khơng thay đổi tính kháng ngun.
4) Đã phân tích, so sánh trình tự gen ORF5 và protein GP5 chủng

Hanvet1.vn nhược độc với 29 chủng virus PRRS thu nhận từ hơn 20 tỉnh thành
trong nước và các nước khu vực trong cơ sở dữ liệu gen trên Genbank cho thấy có
sự tương đồng cao từ 94% - 99%. Điều này có ý nghĩa quan trọng về tính tương
đồng kháng nguyên và hiệu quả bảo hộ của vaccine tạo ra.


xiv
5) Đã nghiên cứu đánh giá giống gốc virus PRRS Hanvet1.vn nhược độc đạt
tiêu chuẩn về tính thuần khiết, an tồn, tính kháng ngun cao kích thích tạo đáp
ứng miễn dịch trên lợn ở liều miễn dịch 105TCID50, hiệu giá kháng thể đạt đến
1/4.305,389, tối ưu được điều kiện nuôi cấy virus đạt năng suất cao, hoạt lực ổn
định đạt 106,5TCID50, ổn định giống trong 24 tháng. Vaccine PRRS chế tạo từ giống
gốc Hanvet1.vn có độ dài miễn dịch bảo hộ trên lợn đến 6 tháng.
Luận án đã nghiên cứu thành công tạo được chủng virus gây hội chứng rối
loạn sinh sản và hô hấp nhược độc từ chủng virus cường độc gây hội chứng rối loạn
sinh sản và hô hấp trên lợn tại Việt Nam đạt các tiêu chuẩn làm giống cho chế tạo
vaccine phòng hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp ở lợn. Cung cấp thông tin về
gen học chủng virus PRRS ở Việt Nam, là tài liệu tham khảo, tham chiếu cho các
nghiên cứu khác về virus PRRS và vaccine PRRS.
Công bố 4 bài báo khoa học bằng tiếng Việt và tiếng Anh.


1
MỞ ĐẦU

1. TÍNH CẤP THIẾT
Hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp ở lợn (Porcine Reproductive and
Respiratory Syndrome-PRRS) đã trở thành bệnh dịch địa phương ở nhiều nước trên
thế giới, kể cả các nước có ngành chăn ni lợn phát triển như Pháp, Đức, Mỹ, Hà
Lan và gây ra những tổn thất rất lớn về kinh tế cho ngành chăn nuôi. Bệnh do virus

thuộc họ Arteriviridae gây hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp trên lợn được phát
hiện ở Bắc Mỹ vào năm 1987 (Benfield et al., 1992). Bệnh được xếp vào nhóm các
bệnh nguy hiểm trong danh mục các bệnh thú y của Tổ chức Thú y Thế giới (OIE).
Ở Việt Nam, từ năm 2007 đến năm 2010, hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp diễn
biến phức tạp, bùng phát thành dịch và tiếp diễn rải rác ở một số địa phương trong
cả nước những năm sau đó. Hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp ở lợn gây thiệt
hại lớn về kinh tế trong chăn nuôi lợn ở Việt Nam cũng như các nước trên thế giới.
Ở nước ta, chăn nuôi lợn chủ yếu vẫn ở hình thức quy mơ nhỏ lẻ, chăn ni
quy mơ lớn, chăn ni an tồn sinh học cịn rất hạn chế nên việc kiểm sốt dịch
bệnh gặp nhiều khó khăn. Để phịng hội chứng rối loạn sinh sản và hơ hấp thì tiêm
phịng vaccine là cơng cụ hữu hiệu để ngăn chặn, kiểm soát dịch bệnh cho đàn lợn.
Tuy nhiên, ở nước ta vaccine phòng hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp ở lợn
(PRRS) chủ yếu phải nhập ngoại, giá thành cao, thiếu chủ động. Hơn nữa, do sự
khác biệt lớn về di truyền giữa các chủng virus PRRS lưu hành ở các vùng địa lý
khác nhau nên vaccine nhập ngoại chưa thực sự đạt hiệu quả bảo hộ như mong đợi.
Chủng virus Bắc Mỹ và chủng Châu Âu đều gây ra các triệu chứng lâm sàng giống
nhau trên lợn, tuy nhiên lại thuộc genotype khác nhau. Toàn bộ hệ gen của hai
chủng này khác biệt tới 40% (Thiel et al.,1993). Việc nghiên cứu phát triển vaccine
sử dụng chung cho đàn lợn ở các vùng địa lý khác nhau trên thế giới gặp rất nhiều
khó khăn (Kapur et al.,1996; Nelsen et al.,1999). Bên cạnh đó, hiệu lực bảo hộ của
vaccine hiện có theo các cơng nghệ chế tạo cũng có những hạn chế khác nhau.
Trong đó, vaccine nhược độc được sản xuất theo cơng nghệ tạo nhược độc bằng
nuôi cấy virus PRRS trên tế bào dịng Marc 145 từ chủng virus cường độc có


2
nhiều ưu thế hơn về hiệu lực bảo hộ trên lợn so với các loại vaccine khác. Vì
vậy, việc chế tạo vaccine nhược độc từ nguồn chủng virus PRRS thu nhận từ
thực địa Việt Nam nhằm tạo đáp ứng miễn dịch đặc hiệu cao, bảo vệ lợn chống
lại virus PPRS gây bệnh là vơ cùng cấp thiết và quan trọng.

Vì vậy, đề tài luận án: “Nghiên cứu tạo chủng virus PRRS (Porcine
Reproductive and Respiratory Syndrome) nhược độc và đánh giá khả năng làm
giống phục vụ sản xuất vaccine” đã được triển khai thực hiện.
2. MỤC TIÊU
Thực hiện cơng trình nghiên cứu này chúng tôi mong muốn đạt được mục tiêu:
Tạo được chủng virus gây hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp nhược độc
từ chủng virus cường độc gây hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp trên lợn tại Việt
Nam đạt các tiêu chuẩn làm giống cho chế tạo vaccine phòng hội chứng rối loạn
sinh sản và hô hấp ở lợn.
3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
+ Nghiên cứu đánh giá độc lực và đặc tính sinh học 2 chủng virus PRRS
02HY và 05TB
- Gây nhiễm hai chủng trên lợn để đánh giá độc lực thông qua biểu hiện triệu
chứng lâm sàng, khả năng tăng trọng, bệnh tích và virus huyết.
- Xác định khả năng gây đáp ứng miễn dịch, kích thích sinh kháng thể trên
lợn sau gây nhiễm 2 chủng virus để lựa chọn chủng độc lực cao.
- Đánh giá đặc tính nhân lên thích ứng của chủng độc lực cao 02HY lựa chọn
đạt các tiêu chí để làm ứng viên tạo giống gốc vaccine PRRS.
+ Nghiên cứu tạo chủng virus PRRS nhược độc trên môi trường tế bào
Marc 145
- Cấy truyền liên tiếp 80 đời chủng virus PRRS độc lực trên môi trường tế
bào Marc 145 để tạo chủng virus PRRS nhược độc.
- Nghiên cứu đánh giá độc lực, đặc tính nhân lên, khả năng kích thích sinh
miễn dịch tạo kháng thể của chủng 02HY qua các đời cấy truyền.


3
+ Nghiên cứu đặc tính sinh học phân tử của chủng nhược độc tạo được
làm giống gốc
- Nghiên cứu đặc tính sinh học phân tử của chủng 02HY cường độc và chủng

Hanvet1.vn nhược độc tạo được làm giống gốc.
- Đánh giá sự biến đổi di truyền của chủng Hanvet1.vn nhược độc so với
chủng 02HY cường độc ban đầu.
- So sánh sự tương đồng gen và kháng nguyên chủng Hanvet1.vn nhược độc
với các chủng virus PRRS lưu hành tại Việt Nam và khu vực.
+ Đánh giá khả năng làm giống gốc của chủng virus Hanvet1.vn nhược
độc tạo được
- Đánh giá tính thuần khiết, an tồn, tính sinh miễn dịch trên lợn và tính ổn
định của giống virus PRRS nhược độc.
- Nghiên cứu, đánh giá một số đặc tính virus học của giống gốc PRRS nhược
độc: Liều gây nhiễm virus, điều kiện ni cấy, đặc tính nhân lên của giống gốc và
thời điểm thu hoạch virus đạt hiệu giá cao.
- Đánh giá giống gốc thông qua đáp ứng miễn dịch và khả năng bảo hộ
của vaccine PRRS được chế tạo từ giống gốc Hanvet1.vn tạo được trên lợn ni
thực địa.
4. NHỮNG ĐĨNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN
- Nghiên cứu tạo được chủng virus giống gốc Hanvet1.vn nhược độc từ
chủng virus PRRS 02HY cường độc lưu hành tại Việt Nam
- Đã nghiên cứu đánh giá các đặc tính sinh học, đặc tính sinh học phân
tử, sự biến đổi hệ gen sau quá trình nhược độc hóa và tính sinh miễn dịch của
giống gốc Hanvet1.vn nhược độc tạo được đạt các yêu cầu cho chế tạo vaccine
PRRS tại Việt Nam.
5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
Về ý nghĩa khoa học
Kết quả nghiên cứu của luận án phản ánh khá đầy đủ đặc tính sinh học, đặc
tính sinh học phân tử, tính kháng nguyên kích thích sinh miễn dịch của chủng virus lưu
hành ở Việt Nam. Cung cấp các thông tin tham khảo, tham chiếu cho các nghiên cứu


4

về gen học chủng virus PRRS ở Việt Nam. Luận án là tài liệu khoa học, tài liệu
tham khảo có giá trị cho nghiên cứu và giảng dạy.
Về ý nghĩa thực tiễn
- Giống gốc virus PRRS Hanvet1.vn nhược độc được sử dụng để sản xuất thành
công vaccine PRRS nhược độc bảo hộ tốt cho lợn nuôi tại Việt Nam. Chủng giống gốc
vaccine có tính tương đồng gen và tương đồng kháng nguyên cao đến 99% khi so sánh
với 29 chủng virus PRRS độc lực lưu hành ở 20 tỉnh thành ở Việt Nam và khu vực.
- Kết quả nghiên cứu có giá trị ứng dụng thực tiễn cao, góp phần khẳng định

sự phát triển công nghệ nghiên cứu chế tạo vaccine PRRS nội địa Việt Nam đảm
bảo yêu cầu chất lượng để thay thế vaccine nhập khẩu.


5

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp ở lợn
1.1.1. Lịch sử xuất hiện hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp ở lợn (PRRS)
Khái niệm: Hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp ở lợn do virus thuộc họ
Arteriviridae gây ra. Lợn bị nhiễm virus này có biểu hiện rối loạn hô hấp và sinh
sản trên mọi lứa tuổi với các triệu chứng chủ yếu là bỏ ăn hàng loạt, hắt hơi, sổ mũi,
tăng tần số hơ hấp, thở khó, lợn con thường có tỷ lệ chết cao, lợn trưởng thành tỷ lệ
chết thấp hơn nhưng thường bị đồng nhiễm thêm các loại vi khuẩn gây bệnh khác,
đặc biệt là vi khuẩn gây bệnh ở hệ hô hấp.
Hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp ở lợn được ghi nhận vào năm 1987 ở
Mỹ tại vùng bắc của bang California, bang Iowa và Minnesota. Năm 1988 bệnh lan
sang Canada. Sau đó bệnh xuất hiện ở Đức năm 1990; Hà Lan, Tây Ban Nha, Bỉ và
Anh năm 1991 và ở Pháp năm 1992 (Benfield D et al., 1999).
Từ khi xuất hiện đến nay, bệnh đã được gọi với nhiều tên khác nhau. Thời

gian đầu do chưa xác định được nguyên nhân nên gọi bệnh này là Bệnh bí hiểm ở
lợn (MDS). Một số tác giả khác căn cứ vào bệnh tích ở tai gọi tên bệnh Tai xanh
(BED) hoặc căn cứ vào các đặc điểm trên lợn mắc virus PRRS như sảy thai, đẻ non,
chết non, sức sống yếu ớt, tỷ lệ chết của lợn con cao và rối loạn hô hấp trên đàn lợn
(Keffaber, 1989; Loula, 1991) gọi tên là Hội chứng hô hấp và sảy thai ở lợn
(PEARS). Đến năm 1992, tại Hội nghị Quốc tế tổ chức tại Minesota (Mỹ), tổ chức
Thú y thế giới (OIE) đã thống nhất tên là Hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp ở lợn
(Porcine respiratory and reproductive syndrome-PRRS), đây là tên gọi chính thức
của bệnh. Hàng năm ước tính chi phí ngành cơng nghiệp chăn ni lợn ở Mỹ là 560
triệu USD cho PRRS (Neumann et al., 2005).
1.1.2. Tình hình PRRS trên thế giới và ở Việt Nam
+Tình hình PRRS trên thế giới
Theo báo cáo của tổ chức Thú y thế giới (2014), virus PRRS type 2 xuất
hiện ở Trung Quốc và lan rộng khắp Châu Á (Đông, Nam và Bắc Á): Bhutan,


6
Campuchia, Trung Quốc, Indonesia, Lào, Malaysia, Myanmar, Philippine, Nga,
Singapore, Việt Nam.

Hình 1.1. Sự phân bố của các type PRRSV trên thế giới
(Nguồn: />
Đại dịch PRRS bùng phát lây lan nhanh hơn 10 tỉnh thành của Trung Quốc
làm chết 2.000.000 con lợn, trong đó có hơn 400.000 sảy thai, đẻ non. Trong năm
2007 PRRS đã xảy ra ở trên 25 tỉnh, với trên 180.000 lợn mắc bệnh và 45.000 con
chết. Qua một số nghiên cứu với qui mô lớn, người ta đã xác định virus PRRS tại
Trung Quốc thuộc chủng Bắc Mỹ thể cường độc gây ra (Tian et al., 2007).
Ở Hàn Quốc, PRRS ở lợn chủ yếu do 2 chủng virus thuộc type EU-1 và type
2 (Bắc mỹ) gây ra (Yeom et al., 2015).
Từ 4/2012 đến 8/2013 (Marinou et al., 2015) đã thu thập 359 mẫu huyết

thanh từ lợn rừng tại các địa phương khác nhau thuộc Hy Lạp để xác định tỷ lệ lưu
hành một số mầm bệnh truyền nhiễm nguy hiểm trong đó có hội chứng rối loạn sinh
sản và hô hấp ở lợn. Kết quả cho thấy 5,6% số mẫu dương tính với virus PRRS.
Từ năm 2008 đến năm 2013 (Jantafong et al., 2015) cho biết: hàng năm có
khoảng 13,86% số lợn ở Thái Lan nhiễm virus hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp.


7
Năm 2008, virus PRRS lần đầu tiên được phát hiện ở Thái Lan và Campuchia, 2 năm
sau đó, nó trở thành nguyên nhân gây bùng phát dịch tại 2 nước này.
Tornimbene et al., (2015) cho biết, năm 2006 Trung Quốc và Việt Nam đã
báo cáo về một biến thể mới xuất hiện gây hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp ở
lợn (virus HP-PRRS). Các vụ dịch hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp ở lợn
thường xuyên diễn ra ở Trung Quốc và Việt Nam gây nguy cơ lây nhiễm cao đến
đàn lợn của Campuchia. Năm 2010, các tác giả đã nghiên cứu tình hình bệnh PRRS
ở lợn tại tỉnh Takeo giáp biên giới Việt Nam và cho biết trên 85% số đàn lợn được
điều tra có lợn nhiễm virus PRRS.
Trong vòng 3 năm, tại 140 trang trại thuộc miền Bắc Italia (Salogni et al.,
2016) đã phát hiện 323 lợn bị xảy thai do virus, có nhiều loại virus đã được đề cập
đến trong đó có 108 lợn bị xảy thai do nhiễm virus PRRS.
Từ năm 2005 trở lại đây, 25 nước và vùng lãnh thổ trên hầu hết các châu lục
đều đã báo cáo về sự lưu hành của virus PRRS. Đặc biệt, kể từ năm 2006-2007, một
biến chủng mới của virus PRRS xuất hiện ở Trung Quốc có độc lực cao và nhanh
chóng lan rộng ra nhiều nước ở Châu Á gây ra hàng loạt vụ dịch (Tian et al., 2007).
Vụ dịch PRRS làm chết hàng triệu lợn đã bùng phát từ năm 2006 (Zhou and Yang,
2010). Trường hợp PRRS đầu tiên xuất hiện gây bùng phát dịch ở Việt Nam vào
đầu năm 2007 (Feng et al., 2008; Metwally et al., 2010) sau đó lan sang các nước
Đông Nam Á khác như Lào, Philippines, Cambodia v.v… (Jantafong et al., 2015;
Ni et al., 2012; Tornimbene et al., 2015).
Hiện nay, Tổ chức Thú Y thế giới đã có qui trình chẩn đốn, giám sát và dự

phịng đối với hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp ở lợn.
(Nguồn: />guide web bulletin.pdf)
+ Tình hình PRRS tại Việt Nam
Hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp ở lợn tại Việt Nam được phát hiện đầu
tiên trên đàn lợn nhập từ Mỹ vào các tỉnh phía Nam năm 1997, kết quả kiểm tra
huyết thanh học cho thấy 10/51 lợn giống nhập khẩu đó có huyết thanh dương tính
với PRRS, toàn bộ số lợn này đã được xử lý. Từ tháng 3/2007 đến 2008, PRRS gây
thành đại dịch tại nhiều địa phương trên cả nước làm tổn thất lớn về kinh tế cho


8
người chăn nuôi, hàng triệu con lợn đã mắc PRRS và bị tiêu hủy. Kết quả chẩn đoán
và nghiên cứu virus gây hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp ở lợn tại Việt Nam từ
2007 đến 2008 cho thấy, số lợn mắc PRRS tăng lên, các virus PRRS phân lập từ các
ổ dịch lợn mắc PRRS có mức độ tương đồng cao so với virus PRRS chủng độc lực
cao của Trung Quốc. Bệnh phẩm chứa virus có khả năng gây chết lợn thí nghiệm
100% cũng cho thấy virus hoặc vi khuẩn đồng nhiễm đóng vai trị quan trọng, gây
tỷ lệ chết cao trên thực địa (Tô Long Thành và cs., 2008)
Từ 2009 đến 2015 tình hình dịch PRRS diễn ra vẫn phức tạp, dịch còn xảy ra
ở nhiều tỉnh trên cả nước.
Từ 2016 đến 2019 cả nước không xuất hiện dịch PRRS, tuy nhiên còn tiềm
ẩn và nguy cơ phát sinh cao do virus PRRS vẫn tồn tại trong môi trường chăn nuôi,
vận chuyển buôn bán, giết mổ, tiêu thụ thịt lợn ngày càng gia tăng. Biện pháp
phòng bệnh hiệu quả là tổ chức tiêm phòng triệt để cho đàn lợn và áp dụng nghiêm
ngặt các biện pháp vệ sinh phịng bệnh, chăn ni an tồn sinh học.
Tháng 10/2020 xuất hiện trở lại ổ dịch PRRS tại huyện Lý Nhân tỉnh Hà
Nam, tại Nghệ An trong năm 2020 cũng có ổ dịch thuộc các huyện: Nam Đàn, Tân
Kỳ, Nghĩa Đàn và thị xã Thái Hòa. Các Sở, ngành, địa phương nơi xảy ra dịch đã
tập trung triển khai quyết liệt, đồng bộ các biện pháp cấp bách phòng PRRS.
Bảng 1.1. Tổng hợp các ổ dịch PRRS xảy ra ở Việt Nam từ 2007-2016


2007

14

65

324

Số lợn mắc
PRRS
70.577

2008

28

103

982

309.586

300.906

2009

14

26


69

7.030

5.847

2010

49

289

2.065

833.641

457.708

2011

15

49

264

42.317

26.519


2012

23

74

353

77.482

44.962

2013

27

68

199

41.262

19.569

2014

0

0


0

0

0

2015
2016

5
1

7
1

11
2

955
72

1.235
Không rõ

Năm

Tỉnh

Quận/Huyện


Xã/Phường

Số lợn bị
tiêu hủy
20.366

(Nguồn: Cục Thú y 2016)

PRRS thường xảy ra trên lợn ở mọi lứa tuổi với đặc trưng làm cho lợn ốm,
sốt cao, lợn con theo mẹ và lợn nái chửa giai đoạn cuối chết nhanh và nhiều hơn so
với lợn thịt và lợn đực giống.


9
Dịch lây lan nhanh chủ yếu là do phát hiện chậm hoặc dấu dịch, người chăn
nuôi bán lợn mắc bệnh, do khơng kiểm sốt được vận chuyển lợn ốm từ vùng có
dịch sang vùng khơng có dịch.
Ngun nhân chính là do chăn nuôi lợn ở nước ta chủ yếu là nhỏ lẻ nên khó
kiểm sốt dịch, nhận thức của người chăn ni, bn bán, giết mổ lợn về cơng tác
phịng, chống dịch còn nhiều hạn chế. Nhiều chủ gia súc chăn ni khơng tiêm
phịng hoặc tiêm phịng các bệnh đỏ (dịch tả lợn, tụ huyết trùng, đóng dấu lợn và
phó thương hàn lợn) đạt tỷ lệ thấp, hầu hết các hộ chăn ni khơng áp dụng các biện
pháp an tồn sinh học, việc chấp hành Pháp lệnh Thú y chưa triệt để.
Hiện nay, với cơng tác phịng dịch bằng vaccine và xử lý kịp thời khi có
dấu hiệu dịch nên hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp ở lợn đã được kiểm soát.
Ở Việt Nam cũng đã ban hành qui trình chẩn đốn, giám sát hội chứng rối loạn
sinh sản và hô hấp ở lợn (TCVN 8400-21: 2014).
1.1.3. Triệu chứng lâm sàng của lợn mắc PRRS
Triệu chứng bệnh thể hiện rất khác nhau, theo ước tính, cứ 3 đàn đầu tiên

tiếp xúc với mầm bệnh thì một đàn khơng có biểu hiện bệnh, một đàn có biểu hiện ở
mức độ vừa và một đàn ở mức độ nặng. Lý do cho việc này vẫn chưa có lời giải, tuy
nhiên với những đàn khoẻ mạnh thì mức độ bệnh cũng giảm nhẹ hơn, và cũng có
thể do virus tạo nhiều biến chủng với độc lực khác nhau. Thực tế nhiều đàn có
huyết thanh dương tính nhưng khơng có biểu hiện lâm sàng. Mức độ lâm sàng thay
đổi tuỳ chủng virus, sự biến động khả năng gây bệnh của virus, hàm lượng virus
tăng trong máu và các mô, khả năng của các chủng có độc lực cao có thể tái sản
trong cơ thể ký chủ.
+ Biểu hiện bệnh
Hội chứng rối loạn sinh sản và hơ hấp có biểu hiện đặc trưng là vô sinh, chết
thai muộn, sảy thai, đẻ non và sinh ra lợn con yếu ớt, lợn con thường chết sớm sau
khi sinh do bệnh đường hô hấp. Lợn lớn hơn có thể biểu hiện các triệu chứng nhẹ
của bệnh đường hô hấp, thường phức tạp thêm do đồng nhiễm virus, vi khuẩn khác
gây bệnh trên lợn. Ở lợn nọc và lợn nái (hậu bị) có thể quan sát thấy sốt và biếng ăn
tạm thời, khó thở (thoi thóp), lờ đờ. Mọi lứa tuổi lợn đều cảm nhiễm với virus, mầm


×