Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tài liệu Giữ “chỗ” an toàn với 13 bí quyết docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (186.31 KB, 5 trang )

Giữ “chỗ” an toàn với 13 bí quyết
Trong tình hình khủng hoảng kinh tế như hiện nay thì việc giữ được công việc của
mình ổn định là điều không hề đơn giản. Vậy để có thể giữ vững vị trí mình đang
có bạn phải làm gì?

Dưới đây là 13 cách có thể giúp bạn giữ “chỗ” của mình một cách an toàn:

1. Không ai có thể thay thế được vị trí của tôi

Nếu bạn cảm thấy có nguy cơ mất việc ở chỗ làm thì hãy chứng tỏ bản thân với
khả năng nổi trội tạo ra những hiệu quả công việc của riêng mình và để cho sếp
của bạn biết rằng không ai tốt hơn để có thể thay thế vị trí của bạn. Điều này có
nghĩa là hãy giữ bí quyết thành công trong công việc của riêng mình, không chia
sẻ quá nhiều kinh nghiệm mà đôi khi bạn phải đánh đổi từ sai lầm mới có được.
Không nên nói ra những kế hoạch mình dự định để thúc đẩy công việc. Có vẻ như
bạn đang thổi phồng tài năng của mình và ích kỷ với đồng nghiệp nhưng thực sự
điều bạn cần làm bây giờ là giữ vững vị trí của mình.

2. Tôi có một thái độ tích cực

Nếu mọi người có thái độ tiêu cực với chiều hướng kinh doanh đang đi xuống của
công ty thì bạn phải là nhân viên mang đậm phong cách tích cực. Bạn làm việc hết
mình, luôn vui vẻ và năng động cho dù công việc đang trong thời kỳ “bế tắc”. Và
bạn sẽ thấy rằng những người hay phàn nàn, khó khăn đã nản sẽ luôn là người bị
sếp gạch sổ đỏ đầu tiên.

3. Không buôn “dưa lê” - bán “dưa bở”

Khi công ty làm ăn không tốt hay có bức xúc gì trong công việc thì cũng đừng bao
giờ “buôn bán” những điều không hay ho này với đồng nghiệp. Bạn đừng bao giờ
nghĩ rằng những đồng nghiệp cùng ngồi ca thán với mình thì sẽ đảm bảo không lọt


bất cứ điều gì đến tai sếp. Trên thực tế thì những ông chủ gần như luôn biết mọi
người đang nói gì và ai là người tung những tin đồn thất thiệt đó. Hãy biết giữ
mồm giữ miệng trong công việc để mình không là tâm điểm khó chịu trong mắt
sếp bạn nhé.

4. Tình nguyện viên

Hãy đứng lên và sẵn sàng tham gia vào các dự án khó khăn sẽ giúp bạn toả sáng
hơn đối với sếp. Nghe có vẻ ngớ ngẩn nhưng dù có được nhận trọng trách và gánh
nặng đè lên vai hay không thì bạn cũng đã được sếp tin tưởng về một nhân viên
nhiệt huyết hơn số nhân viên còn lại thấy khó khăn là không muốn làm.

5. Nghe nhiều hơn nói

Trong cuộc họp hãy lắng nghe và cứ để mọi người tự do thảo luận. Và nếu có ý
tưởng nào độc đáo thì phát biểu một cách ngắn gọn và logic. Điều đó cho thấy
rằng bạn không phải là người phát ngôn lung tung tuỳ hứng, không khiến bạn mắc
phải tình huống dở khóc dở cười khi nói quá nhiều. Mỗi ý tưởng bạn đưa ra đều có
sự đầu tư suy nghĩ một cách chín chắn đồng thời cân nhắc ý kiến của mọi người sẽ
khiến bạn trở thành nhân viên chuyên nghiệp hơn.

6. Không lo lắng

Đừng đánh mất thời gian và tâm trí vô ích cho việc thất nghiệp hay ít nhất bạn
cũng thể hiện được bề ngoài rằng bạn không hề lo lắng điều đó. Hãy để cho sếp
của bạn thấy bạn tự tin và bình tĩnh cho dù đang ở hoàn cảnh nào và thế mạnh của
bạn sẽ là chủ động trong mọi tình huống.

7. Trau dồi kỹ năng


Hãy tự năng cao kiến thức và kỹ năng làm việc của bạn không chỉ cho công việc
hiện thời mà nó có thể còn cần cho bạn với một công việc khác trong tương lai.
Đừng lãng phí thời gian khi mà bạn có cơ hội học tập như tham dự một lớp học,
những cuộc hội thảo, những lớp huấn luyện đào tạo bổ sung để cải thiện kỹ năng
công việc v.v

8. Làm nhiều hơn so với yêu cầu công việc

Công việc có thể không yêu cầu bạn dồn quá nhiều công sức nhưng hãy biết phân
bổ và sắp xếp nó một cách khoa học để bạn có thể làm được nhiều hơn sự mong
mỏi của sếp. Có thể làm thêm những phần không thuộc trách nhiệm của bạn. Sếp
sẽ thấy bạn có năng lực hơn những người khác trong cùng một công việc thì hiển
nhiên bạn không còn lo gì đến vấn đề thất nghiệp cả.

9. Đừng để nước đến chân mới nhẩy

Có thể bạn luôn là người đúng hạn nộp báo cáo hay công việc luôn hoàn thành
sớm hơn dự định nhưng vì yếu tố khách quan hay chủ quan nào đó mà bạn “quên
béng” đi thì thật là tại hại trong thời buổi nước sôi lửa bỏng về việc làm như hiện
nay đấy. Không được phép để lỗi lầm gì ở đây vì vậy hãy luôn kiểm tra lịch công
việc mỗi ngày, có quyển sổ ghi chép những điều cần làm, cần hoàn thành trong
thời hạn nào để đảm bảo 100% rằng bạn luôn sẵn sàng mọi thứ và không bị động
nữa nhé.

10. Không có chỗ cho lời xin lỗi

Chắc bạn là người biết rõ giữ công việc không để mình bị sa thải chẳng phải là
điều dễ khi mà người cần việc thì nhiều chứ việc “ngon” đâu cần người thế nên cố
gắng đừng gây ra quá nhiều lỗi để rồi phải “e dè” đến xin lỗi sếp là hỏng việc đó.
Đây không phải là lúc bạn thường xuyên giáp mặt sếp để mà nhận khuyết điểm rồi

sửa chữa đâu.

11. Tôi luôn đúng

Khi công ty bạn gặp khó khăn về tài chính thì cách giải quyết của công ty lúc này
sẽ là sa thải một số vị trí không cần thiết và mục đích của bạn là không để sếp có
bất cứ lý do gì sa thải mình. Đi làm đúng giờ, trang phục chỉnh tề, phong cách làm
việc nghiêm túc. Những lý do đi muộn như tắc đường hay vì bạn chưa kịp makeup
vì ngủ quên thì cũng không cho phép bạn “lân la” sang thời gian đi làm theo nội
quy của công ty được.

12. Ăn mặc đẹp

Nếu như bạn không phải mặc đồng phục của công ty thì tuỳ mỗi công việc bạn
đang làm mà mặc trang phục sao cho phù hợp, trang nhã, dễ gây ấn tượng, thể
hiện một cách chuyên nghiệp công việc của bạn qua ăn mặc.

13. Hạn chế sử dụng thời gian công làm việc tư

Trong thời gian làm việc bạn không nên thấy công việc rảnh rỗi thì tranh thủ gọi
điện cho người thân hay nhắn tin buôn bán. Dù không có việc gì làm thì cũng
đừng để sếp thấy bạn trong tình trạng không làm việc nghiêm túc. Thế nên hãy tập
trung vào công việc hơn, có thể kiểm tra lại lịch làm việc biết đâu bạn còn quên
chưa làm việc gì đó mà sếp giao chẳng hạn.


×