Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Tài liệu ''''Kĩ thuật'''' nói ‘không’ với đồng nghiệp pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (140.07 KB, 4 trang )

'Kĩ thuật' nói ‘không’ với đồng nghiệp
Không có gì sai khi từ chối giúp đỡ đồng nghiệp trong những trường hợp
không cần thiết. Nhưng bạn cần biết vài “kĩ thuật” nhỏ để nói “không” thật
kiên quyết mà vẫn hòa nhã.

Lắng nghe rồi hãy hành động
Hãy dành thời gian nghe cho xong những gì đồng nghiệp muốn nói trước lúc
bạn thốt ra tiếng từ chối. Sẽ thật thô lỗ nếu bạn cắt ngang nửa chừng khi
anh/cô ấy đang đưa ra yêu cầu.
Cân nhắc tình huống
Đừng nói “không” một cách cứng nhắc, mà hãy suy nghĩ và thử đặt bạn
trong tình huống cần người khác giúp đỡ. Hỗ trợ đồng nghiệp một chút, biết
đâu bạn có thể rút ra được vài kinh nghiệm có ích và điều đó không chừng sẽ
tạo cho bạn một “hình ảnh” đẹp tại công ty.
Trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng hãy cư xử chân thật với đồng nghiệp.
Đừng nghĩ tới vài lý lẽ biện minh nào đó chỉ bởi khi ấy bạn không có
“hứng” để gánh thêm việc. Cuối cùng họ cũng sẽ nhận ra chân tướng sự thật
và đánh mất sự tín nhiệm nơi bạn.
Hướng đến thái độ hòa nhã
Holly Weeks, một tác giả kiêm nhà tư vấn về truyền thông, khuyên rằng:
“Để nói không và giữ vững lập trường đòi hỏi việc xoa dịu cảm xúc ở cả hai
phía: cảm giác thiếu thoải mái của chúng ta và nỗi bực dọc, thất vọng hoặc
tức giận của đồng nghiệp khi bị từ chối”.
Weeks mô tả một câu từ chối hòa nhã phải đảm bảo được yếu tố “kiên quyết,
không màu mè và rõ ràng”. Bà tiết lộ: “Nó không được mang giọng điệu cộc
cằn hay hối tiếc, không miễn cưỡng hoặc rào đón vòng vèo và cũng không
quá câu nệ.”
Giải thích hay không giải thích?
Sau khi nói “không”, liệu bạn có cần giải thích quyết định của mình? Theo
một số chuyên gia, bạn không có nghĩa vụ phải giải thích và thực tế là, việc
đưa ra lý do chỉ càng kéo dài cuộc trao đổi vì đồng nghiệp này có thể cố


thuyết phục bạn giúp đỡ họ. Song có chuyên gia lại nghĩ sẽ thật lịch sự khi
cho biết tại sao bạn không thể giúp anh/chị ấy.
Cách tốt nhất là dung hòa hai ý kiến trên: đưa ra lời giải thích nhưng phải
ngắn gọn và kiên quyết. Tuyệt đối không để mình rơi vào bẫy của việc xin
lỗi – hãy nhớ là bạn còn có việc của mình và không mắc nợ đồng nghiệp đó
bất cứ điều gì.
Chuẩn bị tinh thần cho phản ứng tiêu cực
Rất có thể đồng nghiệp sẽ hài lòng chút nào khi nghe bạn nói “không” với
yêu cầu của họ. Hãy chuẩn bị sẵn sàng trước mọi phản ứng - người đó có thể
sẽ thất vọng, bực tức và trong nhiều trường hợp còn trở nên hằn hộc.
Đừng nao núng mà hãy kiên định. Và cũng chớ nên để anh/chị ấy thử thuyết
phục bạn theo cách khác; nhớ là không buộc mình dính vào cuộc tranh cãi
về chuyện vì sao bạn không chấp nhận lời yêu cầu họ đưa ra.
Nếu không muốn nhắc đi nhắc lại từ “không”, cố gắng chuyển đến họ thông
điệp dứt khoát như kiểu: “Tôi hiểu anh/chị đang gặp áp lực và tôi cũng
muốn hỗ trợ, nhưng công việc của tôi ngay lúc này đã choáng hết quỹ thời
gian rồi!”. Và điều quan trọng là nếu bạn đang làm tốt nhiệm vụ của mình,
bạn sẽ không thấy "tội lỗi" vì đã không đồng ý giúp đỡ đồng nghiệp.
Nếu người nhờ bạn giúp đỡ là sếp?
Bạn phải làm gì khi đang bận túi bụi với công việc mà sếp lại yêu cầu đảm
nhận thêm dự án khác hay hoàn thành bản báo cáo nào đó? Chắc chắn là bạn
không thể chỉ từ chối rồi thôi. Thực tế, sẽ không có lợi cho sự nghiệp của
bạn khi bắt đầu mở miệng nói “không” với sếp.
Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có quyền thảo luận về tình huống đó cùng người
quản lý. Hãy thu xếp một cuộc họp ngắn để bày tỏ cho sếp biết bạn đang bận
rộn thế nào trong thời điểm đó.
Nói với sếp rằng bạn sẽ vinh dự đảm nhận dự án mới mà sếp đã đề nghị,
nhưng như vậy bạn buộc phải buông bớt công việc đang làm, hay tối thiểu là
bạn cần được gia hạn thêm deadline.


×