Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

Tiểu luận triết học cao học: VẬN DỤNG QUY LUẬT LƯỢNG – CHẤT TRONG VIỆC GIẢI QUYẾT MỘT SỐ VẤN ĐỀ CỦA MÔN SINH HỌC Ở TRƯỜNG THCS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (128.81 KB, 21 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC

VẬN DỤNG QUY LUẬT LƯỢNG – CHẤT
TRONG VIỆC GIẢI QUYẾT MỘT SỐ VẤN ĐỀ CỦA
MÔN SINH HỌC Ở TRƯỜNG THCS

HỌ VÀ TÊN: ĐINH THỊ NGỌC KHẢI
MSHV: 20C68012
GIẢNG VIÊN: PGS. TS VŨ TÌNH


2

TP. HỒ CHÍ MINH - 2021


3

LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan tiểu luận này là công trình nghiên cứu của riêng tơi.
Kết quả trình bày trong tiểu luận là trung thực và chưa được các tác giả cơng bố
trong bất kì cơng trình nào.
Các trích dẫn về bảng biểu, kết quả nghiên cứu của những tác giả khác; tài liệu
tham khảo trong tiểu luận đều có nguồn gốc rõ ràng và theo đúng quy định.
TP. Hồ Chí Minh, ngày 25 tháng 10 năm 2021
TÁC GIẢ TIỂU LUẬN


Đinh Thị Ngọc Khải


4

MỤC LỤC


5

MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn đề tài
Trong cuộc sống hằng ngày, đằng sau các hiện tượng muôn màu muôn vẻ,
con người dần dần nhận thức được tình trật tự và mối liên hệ có tính lặp lại của sự
vật hiện tượng, từ đó hình thành nên khái niệm “Quy luật”. Với tư cách là phạm trù
của lý luận nhận thức, khái niệm “quy luật là sản phẩm của tư duy khoa học phản
ánh sự liên hệ của các sự vật, hiện tượng và tính chỉnh thể giữa chúng. Các quy luật
của tự nhiên, xã hội cũng như của tư duy con người đều mang tính khách quan. Con
người khơng thể tạo ra hoặc xóa bỏ được quy luật mà chỉ có thể nhận thức và vận
dụng vào thực tế. Quy luật chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng dẫn đến sự
thay đổi về chất và ngược lại là một trong ba quy luật của phép biện chứng duy vật,
nó cho biết phương thức của sự vận động và phát triển phổ biến về phương thức
chung của các quá trình vận động, phát triển trong tự nhiên, xã hội và tư duy.
Trong ngành giáo dục hiện nay, việc vận dụng quy luật lượng – chất của Triết
học chưa được áp dụng một cách chính xác, điều này vơ tình tạo ra vô số những bất
cấp trong hệ thống giáo dục của nước ta. Đặc biệt hơn hết là ở cấp trung học cơ sở,
do chương trình cịn mang nặng tính lý thuyết và cách truyền đạt của một bộ phận
giáo viên đơi khi gây ra sự khó hiểu cho học sinh, từ đó dần hình thành trong các
lớp một bộ phận học sinh chán nản, không chú tâm vào việc tìm hiểu và nghiên cứu
mơn học. Dẫn đến tình trạng xuất hiện thành tích khơng tốt ở các trường trung học

nói chung và trong mơn Sinh học nói riêng. Do đặc thù môn Sinh học ở trường
trung học cơ sở còn nặng lý thuyết, đòi hỏi sự tập trung. Cách truyền đạt có hệ
thống từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp giúp học sinh có thể hiểu và vận
dụng. Từ đó nhận thức được sự cần thiết trong việc bảo vệ môi trường.
Tuy nhiên, trong công tác giảng dạy, áp lực về thành tích làm cho quá trình
tiếp nhận kiến thức của mỗi học sinh chưa đúng, dẫn đến sự tích lũy về lượng chưa
đủ. Học sinh cịn áp lực về thời gian, về thành tích. Điều này buộc người giáo viên
thực hiện bước nhảy và vơ tình làm cho khoảng cách của người học với mục tiêu
kiến thức cần đạt được ngày càng cách xa nhau.
Việc nhận thức quy luật này có ý nghĩa rất lớn trong thực tiễn khi chúng ta
xem xét các sự vật hiện tượng. Nếu nhận thức không đúng các quy luật này dễ dẫn
đến hiện tượng tả khuynh hoặc hữu khuynh. Tả khuynh là hiện tượng chủ quan,
nóng vội muốn sướm có sự thay đổi về lượng nhưng lại khơng tính đến sự tích lũy
về chất. Hữu khuynh là tư tưởng bảo thủ, trì trệ, khơng dám thực hiện bước nhảy
khi đã có sự tích lũy về lượng.
Ở bài tiểu luận này, bài viết sẽ làm rõ nội dung “Vận dụng quy luật luật
lượng – chất trong việc giải quyết một số vấn đề của môn sinh học ở trường THCS”
để từ đó hiểu rõ q trình nhận thức của học sinh giúp có phương pháp học tập đúng


6

đắn, nâng cao chất lượng dạy và học, đào đạo ra những thế hệ học sinh có đủ chất
và lượng đưa đất nước ngày càng phát triển.
II. Mục đích nghiên cứu
Dựa vào khái niệm và mối quan hệ biện chứng của quy luật lượng – chất để
đưa ra cái nhìn tổng quan về thực trạng giáo dục ở trường THCS và đưa ra những
giải pháp đúng đắn trong việc vận dụng quy luật này vào công tác giảng dạy môn
Sinh học.
III. Nhiệm vụ nghiên cứu

Tiểu luận thực hiện nhằm tìm hiểu vai trò phương pháp luận của quy luật lượng –
chất trong quá trình dạy học ở trường THCS. Từ đó, đưa ra một số giải pháp nhằm
phát huy tính tích cực của quy luật trong q trình cơng tác và giảng dạy của bản
thân.


7

CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUY LUẬT LƯỢNG – CHẤT
Quy luật chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng thành những sự thay đổi
về chất và ngược lại là quy luật cơ bản, phổ biến về phương thức chung của quá
trình vận động, phát triển trong tự nhiên, xã hội và tư duy. Theo quy luật này,
phương thức chung của các quá trình vận động, phát triển là: những sự thay đổi về
chất của sự vật có cơ sở tấtt yếu từ những sự thay đổi về lượng của sự vật và ngược
lại, những sự thay đổi về chất của sự vật lại tạo ra những biến đổi mới về lượng của
sự vật trên các phương diện khác nhau,v.v.. Đó là mối liên hệ tất yếu, khách quan,
phổ biến, lặp đi lặp lại trong mọi quá trình vận động, phát triển của sự vật, thuộc
mọi lĩnh vực tự nhiên, xã hội và tư duy.
1.1. Một số phạm trù cơ bản của của quy luật lượng chất
- Khái niệm chất: là phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn có
của sự vật, hiện tượng, đó là sự thống nhất hữu cơ của những thuộc tính, những
yếu tố cấu thành sự vật, hiện tượng, nói lên sự vật, hiện tượng đó là gì, phân biệt nó
với các sự vật, hiện tượng khác. Mỗi sự vật, hiện tượng trong thế giới đều có những
chất vốn có, làm nên chính chúng. Nhờ đó chúng mới khác với các sự vật, hiện
tượng khác.
Chất có tính khách quan, là cái vốn có của sự vật, hiện tượng, do những thuộc tính,
những yếu tố cấu thành quy định. Thuộc tính của sự vật là những tính chất, những
trạng thái, những yếu tố cấu thành sự vật. Đó là những cái vốn có của sự vật từ khi
sự vật được sinh ra hoặc được hình thành trong sự vận động và phát triển của nó.
Tuy nhiên những thuộc tính vốn có của sự vật, hiện tượng chỉ được bộc lộ ra thông

qua sự tác động qua lại với các sự vật, hiện tượng khác. Mỗi sự vật có rất nhiều
thuộc tính trong đó mỗi thuộc tính lại biểu hiện một chất của sự vật. Do vậy, mỗi sự
vật có rất nhiều chất. Chất và sự vật có mối quan hệ chặt chẽ, không tách rời nhau.
Trong hiện thực khách quan không thể tồn tại sự vật khơng có chất và khơng thể có
chất nằm ngồi sự vật. Chất của sự vật được biểu hiện qua những thuộc tính của nó.
Nhưng khơng phải bất kỳ thuộc tính nào cũng biểu hiện chất của sự vật. Thuộc tính
của sự vật có thuộc tính cơ bản và thuộc tính khơng cơ bản.
Những thuộc tính cơ bản được tổng hợp lại tạo thành chất của sự vật. Chính chúng
quy định sự tồn tại, sự vận động và sự phát triển của sự vật, chỉ khi nào chúng thay
đổi hay mất đi thì sự vật mới thay đổi hay mất đi. Những thuộc tính của sự vật chỉ
bộc lộ qua các mối liên hệ cụ thể với các sự vật khác. Sự phân chia thuộc tính thành
thuộc tính cơ bản và thuộc tính khơng cơ bản cũng chỉ mang tính chất tương đối,
tùy theo từng mối quan hệ. Chất của sự vật không những quy định bởi chất của
những yếu tố tạo thành mà còn bởi phương thức liên kết giữa các yếu tố tạo thành,
nghĩa là bởi kết cấu của sự vật. Trong hiện thực các sự vật được tạo thành bởi các
yếu tố như nhau, song chất của chúng lại khác nhau. Mỗi sự vật có vơ vàn chất: vì


8

sự phân biệt giữa chất và thuộc tính chỉ có ý nghĩa tương đối, song sự vật có vơ vàn
thuộc tính nên có vơ vàn chất. Chất và sự vật khơng tách rời nhau: chất là chất của
sự vật, cịn sự vật tồn tại với tính quy định về chất của nó. Chất biểu hiện trạng thái
tương đối ổn định của sự vật, là sự kết hợp tương đối trọn vẹn, hồn chỉnh, bền
vững các thuộc tính của sự vật, làm cho sự vật này khơng hịa lẫn với sự vật khác
mà tách biệt cái này với cái khác. Chất luôn gắn liền với lượng của sự vật.
- Khái niệm lượng
Lượng là phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định vốn có của sự vật về mặt số
lượng, quy mơ, trình độ, nhịp điệu của sự vận động và phát triển cũng như các
thuộc tính của sự vật, biểu hiện bằng con số các thuộc tính, các yếu tố cấu thành nó.

Lượng là cái khách quan, vốn có của sự vật, quy định sự vật ấy là nó. Lượng của sự
vật khơng phụ thuộc vào ý chí, ý thức của con người. Lượng của sự vật biểu thị kích
thước dài hay ngắn, số lượng nhiều hay ít, quy mơ lớn hay nhỏ, trình độ cao hay
thấp, nhịp điệu nhanh hay chậm... “Những lượng không tồn tại mà những sự vật có
lượng hơn nữa những sự vật có vơ vàn lượng mới tồn tại” Trong thực tế lượng của
sự vật thường được xác định bởi những đơn vị đo lượng cụ thể như vận tốc của ánh
sáng là 300.000 km trong một giây hay một phân tử nước bao gồm hai nguyên tử
hydrô liên kết với một nguyên tử oxy ,... bên cạnh đó có những lượng chỉ có thể
biểu thị dưới dạng trừu tượng và khái quát như trình độ nhận thức tri của một người
ý thức trách nhiệm cao hay thấp của một công dân,... trong những trường hợp đó
chúng ta chỉ có thể nhận thức được lượng của sự vật bằng con đường trừu tượng và
khái qt hố. Có những lượng biểu thị yếu tố kết cấu bên trong của sự vật (số
lượng nguyên tử hợp thành nguyên tố hoá học, số lượng lĩnh vực cơ bản của đời
sống xã hội) có những lượng vạch ra yếu tố quy định bên ngoài của sự vật (chiều
dài, chiều rộng, chiều cao của sự vật). Bản thân lượng khơng nói lên sự vật đó là gì,
các thơng số về lượng không ổn định mà thường xuyên biến đổi cùng với sự vận
động biến đổi của sự vật, đó là mặt không ổn định của sự vật.
Như vậy, chất và lượng là hai phương diện khác nhau của cùng một sự vật,
hay một q trình nào đó trong tự nhiên, xã hội hay tư duy. Hai phương diện đó đều
tồn tại khách quan. Tuy nhiên, sự phân biệt giữa chất và lượng trong quá trình nhận
thức về sự vật chỉ có ý nghĩa tương đối: có cái trong mối quan hệ này đóng vai trị
là chất trong mối quan hệ khác lại là lượng.
Khái niệm về độ
Khái niệm độ chỉ tính quy định, mối liên hệ thống nhất giữa chất và lượng, là
khoảng giới hạn mà trong đó sự thay đổi về lượng chưa làm thay đổi căn bản chất
của sự vật, hiện tượng. Vì vậy, trong giới hạn độ, sự vật, hiện tượng vẫn cịn là nó,
chưa chuyển hóa thành sự vật và hiện tượng khác.


9


Sự vận động, biến đổi của sự vật, hiện tượng thường bắt đầu từ sự thay đổi
về lượng. Khi lượng thay đổi đến một giới hạn nhất định sẽ tất yếu dẫn đến những
sự thay đổi về chất. Giới hạn đó chính là điểm nút. Sự thay đổi về lượng khi đạt tới
điểm nút, với những điều kiện nhất định tất yếu sẽ dẫn đến sự ra đời của chất mới.
Đây chính là bước nhảy trong q trình vận động, phát triển của sự vật.
Bước nhảy là sự chuyển hóa tất yếu trong quá trình phát triển của sự vật, hiện
tượng. Sự thay đổi về chất diễn ra với nhiều hình thức bước nhảy khác nhau, được
quyết định bởi mâu thuẫn, tính chất và điều kiện của mỗi sự vật. Đó là các bước
nhảy: nhanh và chậm, lớn và nhỏ, cục bộ và toàn bộ, tự phát và tự giác...
Bước nhảy là sự kết thúc một giai đoạn vận động, phát triển; đồng thời đó
cũng là điểm khởi đầu cho một giai đoạn mới, là sự gián đoạn quá trình vận động,
phát triển liên tục của sự vật. Trong thế giới ln ln diễn ra q trình biến đổi
tuần tự về lượng dẫn đến bước nhảy về chất, tạo ra một đường nút vô tận, thể hiện
cách thức vận động và phát triển của sự vật từ thấp đến cao. Ph.Ăngghen khái quát
tính tất yếu này: “Những thay đổi đơn thuần về lượng,đến một mức độ nhất định, sẽ
chuyển hóa thành những sự khác nhau về chất”.
1.2. Mối quan hệ biện chứng giữa chất và lượng trong quy luật
- Từ sự thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất
Trong mối quan hệ giữa chất và lượng thì chất là mặt tương đối ổ định, còn
lượng là mặt biến đổi hơn. Sự vận động và phát triển của sự vật bao giờ cũng bắt
đầu từ sự thay đổi về lượng. Song không phải bất kỳ sự thay đổi nào về lượng cũng
dẫn đến sự thay đổi về chất ngay tức khắc, mặc dù bất kỳ sự thay đổi nào về lượng
cũng ảnh hưởng đến trạng thái tồn tại của sự vật. So với lượng thì chất thay đổi
chậm hơn. Chỉ khi nào lượng biến đổi đến một giới hạn nhất định (độ) thì mới dẫn
đến sự thay đổi về chất, sự vật khơng cịn là nó nữa, một sự vật mới ra đời thay thế
nó. Tại thời điểm lượng đạt đến một giới hạn nhất định để vật thay đổi về chất gọi là
điểm nút. Điểm nút là phạm trù triết học dùng để chỉ thời điểm mà tại đó sự thay đổi
về lượng đã đủ làm thay đổi về chất của sự vật. Ví dụ: 0c, 100c là điểm nút, tại
những điểm nút đó nước từ thể lỏng chuyển sang thể rắn và thể hơi (thay đổi về

chất). Khi có sự thay đổi về chất diễn ra gọi là bước nhảy. Bước nhảy là sự kết thúc
một giai đoạn biến đổi về lượng, là sự đứt đoạn trong liên tục, nó khơng chấm dứt
sự vận động nói chung mà chỉ chấm dứt một dạng vận động cụ thể, tạo ra một bước
ngoặt mới cho sự thống nhất biện chứng giữa chất và lượng trong một độ mới. Các
hình thức cơ bản của bước nhảy. Bước nhảy để chuyển hoá về chất của sự vật hết
sức đa dạng và phong phú với những hình thức rất khác nhau. Những hình thức


10

bước nhảy khác nhau được quyết định bởi bản thân của sự vật, bởi những điều kiện
cụ thể trong đó sự vật thực hiện bước nhảy. Căn cứ vào quy mơ thực hiện bước
nhảy của sự vật có bước nhảy tồn bộ, có bước nhảy cục bộ. Bước nhảy tồn bộ là
bước nhảy làm thay đổi chất của toàn bộ các mặt, các yếu tố cấu hành sự vật. Bước
nhảy cục bộ là bước nhảy làm thay đổi chất của từng mặt, những yếu tố riêng lẻ của
sự vật.
Chất mới ra đời quyết định lượng mới
Chất mới ra đời quy định lượng mới nó thể hiện ở quy mơ mới, mức độ, nhịp
điệu mới của sự vật. Những chất mới lại tiếp tục biến đổi đến một mức độ nào đó
phá vỡ chất cũ chất mới lại được hình thành. Q trình đó lặp đi lặp lại khơng
ngừng tạo nên cách thức, cơ chế, hình thái của sự phát triển làm rõ sự thay đổi dần
dần về lượng dẫn đến thay đổi về chất và ngược lại. Cứ như vậy, quá trình vận
động, phát triển của sự vật diễn ra theo cách thức từ những thay đổi về lượng dẫn
đến những thay đổi về chất một cách vơ tận. Đó là q trình thống nhất giữa tính
tuần tự, tiệm tiến, liên tục với tính gián đoạn, nhảy vọt trong sự vận động, phát
triển.
Tác động ngược
Sự thay đổi về chất tác động trở lại đối với sự thay đổi về lượng. Lượng thay
đổi luôn luôn trong mối quan hệ với chất, chịu sự tác động của chất. Song sự tác
động của chất đối với lượng rõ nét nhất khi xảy ra bước nhảy về chất, chất mới thay

thế chất cũ, nó quy định quy mô và tốc độ phát triển của lượng mới trong một độ
mới. Khi chất mới ra đời, nó khơng tồn tại một cách thụ động, mà có sự tác động
trở lại đối với lượng, được biểu hiện ở chỗ: chất mới sẽ tạo ra một lượng mới phù
hợp với nó để có sự thống nhất mới giữa chất và lượng. Sự quy định này có thể
được biểu hiện ở quy mô, nhịp độ và mức độ phát triển mới của lượng.
Tóm lại, bất kỳ sự vật hiện tượng nào cũng có sự thống nhất biện chứng giữa
hai mặt chất và lượng. Sự thay đổi dần dần về lượng tới điểm nút tất yếu sẽ dẫn đến
sự thay đổi về chất thông qua bước nhảy; đồng thời, chất mới sẽ tác động trở lại
lượng của sự vật, tạo ra những biến đổi mới về lượng của sự vật. Q trình đó liên
tục diễn ra, tạo thành phương thức cơ bản, phổ biến của các quá trình vận động,
phát triển của sự vật, hiện tượng trong tự nhiên, xã hội và tư duy.
1.3. Ý nghĩa phương pháp luận
Nắm vững quy luật chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng thành những sự
thay đổi về chất và ngược lại có ý nghĩa phương pháp luận rất lớn trong nhận thức
cũng như trong cuộc sống hằng ngày. Bởi vì bất kỳ sự vật nào cũng có phương diện
chất và lượng tồn tại trong tính quy định lẫn nhau, tác động và làm chuyển hóa lẫn
nhau, do đó, trong nhận thức và thực tiễn cần phải coi trọng cả hai loại chỉ tiêu về
phương diện chất và lượng của sự vật, tạo nên sự nhận thức toàn diện về sự vật. Vì


11

những thay đổi về lượng của sự vật có khả năng tất yếu chuyển hóa thành những
thay đổi về chất của sự vật và ngược lại, do đó, trong hoạt động nhận thức và thực
tiễn, tùy theo mục đích cụ thể, cần từng bước tích lũy về lượng để có thể làm thay
đổi về chất của sự vật; đồng thời, có thể phát huy tác động của chất mới theo hướng
làm thay đổi về lượng của sự vật. Trong đó, cần chú ý khâu tích lũy về lượng để
đến khi có đầy đủ điều kiện chín muồi sẽ làm thay đổi chất của sự vật, hiện tượng.
Vì sự thay đổi về lượng chỉ có thể dẫn tới những biến đổi về chất của sự vật
với điều kiện lượng phải được tích lũy tới giới hạn điểm nút, do đó, trong công tác

thực tiễn cần phải khắc phục tư tưởng nôn nóng tả khuynh. Nên chống lại bệnh chủ
quan, nóng vội, duy ý chí, khi lượng chưa biến đổi đến điểm nút mà đã vội vàng
thực hiện bước nhảy; mặt khác, theo tính tất yếu quy luật thì khi lượng đã được tích
lũy đến giới hạn điểm nút sẽ tất yếu có khả năng diễn ra bước nhảy chất của sự vật,
vì thế cũng cần phải khắc phục tư tưởng bảo thủ hữu khuynh trong công tác thực
tiễn. Chống lại bệnh bảo thủ, trì trệ, khi lượng đã biến đổi đến điểm nút nhưng
khơng chịu thực hiện bước nhảy.
Tả khuynh chính là hành động bất chấp quy luật, chủ quan, duy ý chí, khơng
tích lũy về lượng mà chỉ chú trọng thực hiện những bước nhảy liên tục về chất. Hữu
khuynh là sự biểu hiện tư tưởng bảo thủ, trì trệ, khơng dám thực hiện bước nhảy
mặc dù lượng đã tích lũy tới điểm nút và quan niệm phát triển chỉ đơn thuần là sự
tiến hóa về lượng. Nên cần phải xác định được bước nhảy, có thải độ ủng hộ bước
nhảy và tạo mọi điều kiện cho bưởc nhảy được thực hiện một cách kịp thời Vì bước
nhảy của sự vật là hết sức đa dạng, phong phú, do vậy, trong nhận thức và thực tiễn
cần phải có sự vận dụng linh hoạt các hình thức của bước nhảy cho phù hợp với
từng điều kiện, từng lĩnh vực cụ thể. Đặc biệt, trong đời xã hội, q trình phát triển
khơng chỉ phụ thuộc vào điều kiện khách quan, mà còn phụ thuộc vào nhân tố chủ
quan của con người. Do đó, cần phải nâng cao tính tích cực, chủ động của chủ thể
để thúc đẩy q trình chuyển hóa từ lượng đến chất một cách có hiệu quả nhất.
trong đời sống xã hội, cần vận dụng một cách phù họp khi giải quyết mối quan hệ
giữa chất tự nhiên và chất xã hội của sự vật, hiện tượng. Tùy vào từng điều kiện lịch
sử cụ thể mà có thể nhấn mạnh mặt này hay mặt kia lên hàng đầu.


12

CHƯƠNG 2: QUY LUẬT LƯỢNG – CHẤT THỂ HIỆN TRONG SINH HỌC
2.1. Sơ lược về lịch sử phát triển môn Sinh học
Sinh học là một môn khoa học về sự sống, nó là một nhánh của khoa học tự
nhiên, tập trung nghiên cứu các cá thể sống, mối quan hệ giữa chúng với nhau và

với mơi trường. Nó miêu tả những đặc điểm và tập tính của sinh vật (ví dụ: cấu trúc,
chức năng, sự phát triển, môi trường sống), cách thức các cá thể và lồi tồn tại (ví
dụ: nguồn gốc, sự tiến hóa và phân bổ của chúng).
Thuật ngữ "sinh học" (biology) có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp bắt nguồn từ Hy
Lạp với bios là sự sống và logos là môn học. Mặc dù sinh học hiện đại là một phát
triển trong thời gian tương đối gần đây, các ngành khoa học liên quan và bao gồm
nó đã được nghiên cứu từ thời Cổ đại. Triết học tự nhiên đã được nghiên cứu sớm
nhất tận các nền văn minh cổ đại như Lưỡng Hà, Ai Cập, tiểu lục địa Ấn Độ và
Trung Hoa.
Tuy nhiên, đến tận thế kỷ 17, với sự cải tiến vượt bậc của kính hiển vi bởi
Anton van Leeuwenhoek, sinh học đã bắt đầu những bước nhảy vọt vượt bật.
Những tiến bộ trong kính hiển vi cũng có một tác động sâu sắc đến tư duy sinh học.
Vào đầu thế kỷ 19, một số nhà sinh học đã chỉ ra tầm quan trọng của tế bào. Sau đó,
vào năm 1838, Schleiden và Schwann bắt đầu truyền bá những ý tưởng mà rất phổ
quát hiện nay rằng đơn vị cơ bản của sinh vật là tế bào và các tế bào riêng biệt có tất
cả các đặc tính của sự sống, mặc dù họ phản đối ý tưởng rằng tất cả tế bào đến từ sự
phân chia các tế bào khác. Nhờ vào cơng trình của Robert Remak và Rudolf
Virchow vào những năm 1860 hầu hết các nhà sinh vật học đã chấp nhận cả ba
nguyên lý, nay được gọi là “học thuyết tế bào”.
Không dừng lại ở đó, cùng với sự phát triển của kính hiển vi, ngành phân loại
học cũng phát triển khơng ngừng từ đó. Đặc biệt, nhờ những tiến bộ này đã góp
phần tạo bước đệm cho sự xuất hiện của “học thuyết tiến hóa” của Lamarck và
Darwin sau này.
Ý niệm tiến hố đầy đủ có nguồn gốc từ các tác phẩm của Jean-Baptiste
Lamarck, ông là người đầu tiên đưa ra một học thuyết tiến hố rõ ràng. Ơng cho
rằng sự tiến hố là kết quả của áp lực mơi trường đối với đặc tính của động vật, có
nghĩa là nếu sử dụng một cơ quan thường xuyên và chặt chẽ hơn, nó sẽ trở nên phức
tạp và hiệu quả hơn, do đó động vật sẽ thích nghi với mơi trường của nó. Lamarck
tin rằng những đặc điểm có được sau đó có thể được chuyển sang cho hậu duệ của
chúng và các hậu duệ này sẽ tiếp tục phát triển và hoàn thiện bản thân. Tuy nhiên,

nhà tự nhiên học lỗi lạc người Anh Charles Darwin, kết hợp cách tiếp cận địa lý học
của Humboldt, lý thuyết địa chất thống nhất của Lyell, các bài luận của Malthus về
tăng trưởng dân số, với chun mơn về hình thái học và các quan sát tự nhiên rộng
lớn, đã tạo ra một lý thuyết tiến hóa hợp lý hơn dựa trên chọn lọc tự nhiên; lý luận


13

và bằng chứng tương tự đã dẫn Alfred Russel Wallace đi đến những kết luận tương
tự. Mặc dù nó là chủ đề gây tranh cãi xung quanh lý thuyết tiến hóa này (vẫn tiếp
tục cho đến ngày nay), lý thuyết của Darwin đã nhanh chóng lan rộng khắp cộng
đồng khoa học và sớm trở thành một tiên đề trung tâm của khoa học sinh học đang
phát triển nhanh chóng.
Khám phá về sự biểu hiện vật lý của di truyền đã đến cùng với các nguyên tắc
tiến hoá và di truyền quần thể. Trong những năm 1940 và đầu những năm 1950, các
thí nghiệm đã chỉ ra ADN là thành phần của nhiễm sắc thể với chức năng mang các
tính trạng đã được biết đến với tên gọi là gen.
Tập trung vào các loại dạng sống mới như vi khuẩn và virus, cùng với việc
khám phá ra cấu trúc chuỗi xoắn kép của ADN năm 1953, sinh học đã tiến sang thời
kỳ di truyền phân tử. Từ những năm 1950 đến nay, sinh học đã được mở rộng rất
nhiều trong lĩnh vực phân tử. Mã di truyền đã được khám phá bởi Har Gobind
Khorana, Robert W. Holley và Marshall Warren Nirenberg sau khi ADN được biết
là chứa các codon-bộ ba mã hóa.
Cuối cùng, Dự án Hệ gen Con người đã được đưa ra vào năm 1990 với mục
đích lập bản đồ bộ gen chung của toàn thể con người. Dự án này đã được hoàn
thành vào năm 2003, với những phân tích tiếp tục được xuất bản. Dự án Hệ gen
Con người là bước đầu tiên trong nỗ lực toàn cầu hố để tích hợp kiến thức về sinh
học với một định nghĩa chức năng, phân tử cho cơ thể con người và của các sinh vật
khác.



14

2.2. Sự thể hiện của quy luật lượng – chất trong sinh học
Trong thế giới sống, sự vận động không ngừng của vật chất luôn tạo ra những
cái mới, cái tốt hơn, để thích nghi với mơi trường ngày càng khác nghiệt hơn. Trong
bản thân mỗi sự vật, hiện tượng của thế giới sống, ln có sự thay đổi về lượng. Từ
những phân tử nhỏ nhất, sự hoạt động của chúng, sự tích của chúng, cùng với sự
tiến hóa dần dần từ những phân tử đơn giản thành những phân tử phức tạp rồi đến
những cơ thể sống mới, ngày càng đa dạng hơn đi cùng với đó là sự thích nghi
chuyên biệt hơn qua hàng triệu năm từ khi sự sống xuất hiện.
Trong sinh học, sự biểu hiện rõ nhất của quy luật lượng – chất là ở trong q
trình tiến hóa của sinh vật. Tiến hóa là sự thay đổi đặc tính di truyền của một quần
thể sinh học qua những thế hệ nối tiếp nhau. Các quá trình tiến hóa làm nảy sinh sự
đa dạng ở mọi mức độ tổ chức sinh học bao gồm loài, các cá thể sinh vật và cả các
phân tử như ADN và protein.
Sự sống trên Trái Đất khởi nguồn và sau đó tiến hóa từ một tổ tiên chung từ
khoảng 3,8 tỷ năm trước. Sự tiến hóa thành lồi mới và sự phân nhánh sự sống lặp
lại có thể suy luận ra từ tập hợp những đặc tính sinh hóa và hình thái học chung, hay
những chuỗi DNA chung. Những nét tương đồng này giống nhau hơn giữa những
lồi có tổ tiên chung gần gũi nhau hơn, và có thể dùng để tái dựng lịch sử tiến hóa
từ những lồi hiện tồn và những dấu vết hóa thạch.
Charles Darwin và Alfred Wallace là những người đầu tiên hệ thống hóa
những luận cứ khoa học cho lý thuyết tiến hóa theo con đường chọn lọc tự nhiên.
Tiến hóa do chọn lọc tự nhiên là một q trình có thể suy ra từ ba thực kiện về các
quần thể sinh học: 1. nhiều cá thể con được sinh ra hơn số lượng có thể sống sót, 2.
các tính trạng khác nhau giữa các cá thể, dẫn tới tỉ lệ sinh tồn và sinh sản khác nhau,
và 3. những sự khác biệt về đặc điểm trên là có tính di truyền. Những cá thể mang
đặc điểm không phù hợp với điều kiện sống khắc nghiệt sẽ có ít cơ hội sống sót và
sinh sản nên các đặc điểm của chúng sẽ không được di truyền cho thế hệ sau, trong

khi những cá thể có đặc điểm phù hợp sẽ có tỷ lệ sống sót và sinh sản cao hơn, các
đặc điểm của chúng sẽ được di truyền cho thế hệ sau. Kết quả là, các thế hệ hậu duệ
của chủng lồi đó có thể thích nghi tốt hơn để tồn tại và sinh sơi trong môi trường
mà sự chọn lọc tự nhiên diễn ra. Quá trình này tạo ra và bảo tồn những cá thể mang
đặc điểm phù hợp cho sự sinh tồn trước điều kiện sống khắc nghiệt, cũng như loại
bỏ những cá thể mang đặc điểm không phù hợp.
Chọn lọc tự nhiên là nguyên nhân duy nhất cho sự thích nghi, tuy nhiên không
phải là nguyên nhân duy nhất cho sự tiến hóa, những nguyên nhân khác của tiến hóa
bao gồm sự đột biến và di truyền. Tuy nhiên, ta cũng thấy được rõ ràng là minh
chứng cho sự tích lũy về lượng là những thông tin di truyền, những gen tốt, gen cần
thiết để tồn tại xuất hiện do quá trình đột biến đã được tích lũy lại trong gen của loài


15

sinh vật do quá trình chọn lọc tự nhiên. Sự di truyền và tổ hợp của các cặp nhiễm
sắc thể trong quá trong giảm phân tạo giao tử góp phần truyền lại vốn tích lũy này
cho các thế hệ sau, và các thế hiện sau lại tiếp tục quá trình này cho đến khi lượng
tích đã đủ để thực hiện bước nhảy. Thế hệ mới sinh ra thích nghi tốt hơn so với thế
hệ trước đó, lồi mới sinh ra có khả năng sống tốt hơn so với họ hàng của chúng.
Vào thời Darwin, ông đã đưa ra thuyết mầm hàm ý về sự di truyền đặc tính từ
cha mẹ sang con cái, nhưng chưa tìm được bằng chứng ủng hộ. Vào đầu thế kỷ XX,
di truyền Mendel và sự phát hiện phân tử DNA đã tìm ra bằng chứng khoa học bổ
sung cho học thuyết Darwin, mở đầu cho sự vươn lên của thuyết thuyết tiến hóa
hiện đại. Ngồi ra, các khám phá cổ sinh vật học trong thế kỷ XX đã tìm ra hóa
thạch của nhiều lồi mắt xích đúng như Darwin đã dự đốn việc tìm ra những loài
động vật cổ xưa này đã chứng minh cho sự đúng đắn của học thuyết Darwin.
Ngày nay, số lượng các loài khác nhau trên Trái Đất là rất đa dạng từ trên cạn
đến dưới nước, sự sống xuất hiện ở những nơi được cho là khác nghiệt nhất Trái
Đất. Sự xuất hiện của lồi mới ln được các nhà khoa học ghi nhận liên tục cũng

như sự nghiên cứu về q trình tiến hóa của sinh giới ln tìm ra những khám phá
mới, góp phần giải thích khơng ít về quá trình vận động của thế giới chúng ta đang
sống hiện nay.


16

CHƯƠNG 3: VẬN DỤNG QUY LUẬT LƯỢNG – CHẤT VÀO GIẢI QUYẾT
MỘT SỐ VẤN ĐỀ TRONG MÔN SINH HỌC
3.1. Thực trạng giáo dục trong môn Sinh học
3.1.1. Những kết quả đạt được từ việc vận dụng quy luật lượng chất trong dạy
học môn Sinh học ở THCS
Ở các trường trung học cơ sở đã nhận thức được vai trò quan trọng của quy
luật lượng chất và đã áp dụng đúng đắn khoa học trong dạy học cho các em học
sinh. Vì vậy, việc nghiên cứu quy luật này là một vấn đề vô cùng quan trọng và cần
thiết để từ đó có thể hiểu rõ hơn hoạt động và giúp hoạt động này đạt được hiệu quả
cao nhất. Quá trình học tập của mỗi học sinh là một quá trình dài, khó khăn và cần
sự cố gắng khơng biết mệt mỏi, không ngừng nghỉ của bản thân mỗi học sinh. Quy
luật chuyển hóa từ sự thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất thể hiện ở chỗ:
mỗi học sinh tích lũy lượng (kiến thức) cho mình bằng việc nghe các thầy cô giảng
trên lớp, làm bài tập ở nhà, đọc thêm sách tham khảo,… thành quả của q trình
tích lũy đó được đánh giá qua những bài kiểm tra, những bài thi học kỳ và kỳ thi tốt
nghiệp. Khi đã tích lũy đủ lượng tri thức cần thiết, học sinh sẽ được chuyển sang
một cấp học mới cao hơn.
Chương trình giảng dạy được xây dựng từ thấp đến cao, có sự phân bổ về
kiến thức hợp lý và phù hợp với nội dung yêu cầu. Nội dung các bài học, tiết học
được xây dựng theo khối lượng kiến thức từ đơn giản đến phức tạp. Tác giả chỉ rõ
một minh chứng cụ thể trong sinh học lớp 6. Về mặt nội dung, sịnh học lớp 6 có các
mạch nội dung chủ yếu sau: Đặc điểm chung của cơ thể sống và giới thực vật; cấu
trúc và chức năng của tế bào và các cơ quan của thực vật; các ngành và các lớp thực

vật chủ yếu, một số nhóm vi sinh vật khơng bao gồm động vật. Về cơ bản, sinh học
6 được xây dựng trên cơ sở tiếp cận cấu trúc chức năng. Thông thường, nội dung
kiến thức các cơ quan của thực vật được trình bày theo logic: Câu tạo nguồn đến
cấu tạo trong đến chức năng của cơ quan đến các dạng biến dạng của cơ quan. Như
vậy, cấu trúc trong chương trình Dạy học môn sinh ở trung học cơ sở đã áp dụng
quy luật lượng chất. Khối lượng đã có sự dàn trải, phìu hợp với nhận thức của học
sinh. Sau khi được học những kiến thức của chương trình học, tức là đã thực hiện
q trình tích lũy về lượng đạt đến điểm nút, học sinh sẽ thực hiện bài kiểm tra cuối
kỳ, nghĩa là học sinh thực hiện bước nhảy chuyển từ trình độ thấp về mơn sinh học
lên trình độ cao hơn. Như vậy, q trình học tập, tích lũy kiến thức là độ, các bài
kiểm tra, các kì thi là điểm nút và việc học sinh được sang một cấp học cao hơn là
bước nhảy. Trong suốt năm học, học sinh phải thực hiện nhiều bước nhảy khác
nhau. Sau khi thực hiện được bước nhảy trên, chất mới trong học sinh được hình
thành và tác động trở lại lượng. Sự tác động đó thể hiện trong lối suy nghĩ cũng như
cách hành động của mỗi học sinh, đó là sự mạnh dạn, tự tin hơn so với một học sinh


17

tiểu học. Và tại đây, một q trình tích lũy về lượng (tích lũy kiến thức) mới lại bắt
đầu, quá trình này khác hẳn so với q trình tích lũy lượng ở trung học.
3.1.2. Những hạn chế còn tồn tại trong qua trình dạy học môn sinh hoặc
ở THCS
Bên cạnh những giá trị đạt được trọng vận dụng quy luật lượng – chất vào
trong giảng dạy môn sinh học đã được trình bày ở trên thì việc giảng dạy trong các
trường THCS nói chung và mơn sinh học nói riêng vẫn còn nhiều hạn chế còn tồn
động. thực trạng nền giáo dục của nước ta hiện nay vẫn còn tồn tại căn bệnh thành
tích, đặc biệt là ở bậc trung học cơ sở. Tức là học sinh chưa tích lũy đủ lượng cần
thiết đã được tạo điều kiện để thực hiện thành công bước nhảy, điều này đã khiến
cho nền giáo dục của chúng ta có những người khơng có cả “chất” và “lượng, chỉ vì

nếu cho ở lại sẽ làm ảnh hưởng đến thành tích phổ cập giáo dục của trường. Đã có
những trường hợp học sinh chưa tích đủ lượng nhưng vẫn chủ quan để cho các em
lên lớp, vẫn cho qua môn học. Mặc dù kiến thức thì chưa đủ đạt để sinh ra một chất
mới (lên lớp). Đây là đốt cháy giai đoạn. Như vậy, có thể khẳng định việc đốt cháy
giai đoạn theo khuynh hướng tả khuynh là một hành động sai lầm, tuy nhiên, sự bảo
thủ, trì trệ theo khuynh hưởng hữu khuynh cũng như vậy.
Nếu lượng đã tích đủ, đạt đến điểm nút mà vẫn khơng thực hiện bước nhảy
thì quan niệm phát triển cũng chỉ là sự tiến hóa đơn thuần về lượng, khơng phải về
chất, như thế thì sự vật sẽ khơng phát triển được. Bên cạnh đó, do hình thức bước
nhảy của sự vật rất đa dạng, phong phú nên trong nhận thức và thực tiễn cần phải
vận dụng linh hoạt các hình thức của bước nhảy trong những điều kiện, lĩnh vực cụ
thể. Trong quá trình tiếp thu kiến thức của học sinh khơng thể áp dụng hình thức
bước nhảy đột biến, khơng thể có chuyện học sinh mới đi học đã có thể tham gia kì
thi tốt nghiệp, mà phải thực hiện bước nhảy dần dần: đó là vượt qua từng bài kiểm
tra nhỏ, rồi đến bài kiểm tra học kì và bài thi tốt nghiệp, có như vậy mới đúng với
quy luật và đạt được hiệu quả.
Thực tế hiện nay, mục tiêu dạy và học môn sinh học bị sai lệch bởi việc dạy
môn này chủ yếu theo nhu cầu trước mắt của học sinh là để thi tốt nghiệp và thi
tuyển sinh đại học. Trong khi đó, các trường đại học, cao đẳng có tuyển sinh khối B
(tốn, hóa, sinh) lại khơng nhiều, hơn nữa, có khá nhiều ngành liên quan đến sinh
học nhưng chưa thật sự cuốn hút người học nên dẫn tới thực tế là người học ham mê
môn sinh học ngày càng giảm. Ngồi ra, do chương trình trung học phổ thơng
(THCS) ở nước ta chưa được phân luồng, số môn học trong nhà trường q nhiều,
do vậy người học có rất ít thời gian để tự nghiên cứu, tìm hiểu, vì vậy, phần lớn chỉ
đơn thuần nhận thông tin một chiều từ giáo viên, tiếp thu một cách thụ động hoặc
lĩnh hội kiến thức đã được giáo viên giảng dạy, nghiên cứu thay vì học sinh tự tìm
tịi nghiên cứu để nâng cao kiến thức.


18


Theo cơ giáo Phạm Thị Hồi, một người có nhiều năm giảng dạy môn sinh học
tại Trường THCS chuyên Nguyễn Tất Thành, tỉnh Yên Bái, việc dạy môn sinh học
trong nhà trường hiện nay mới chỉ dừng lại ở dạy lý thuyết do điều kiện về thực
hành thí nghiệm cịn hạn chế. Bên cạnh đó, thiết bị thí nghiệm của các nhà trường
chưa được đầu tư đồng bộ, không được mua theo nhu cầu dạy và học, người học thì
lại khơng có điều kiện tham quan thiên nhiên, sống xa rời với thiên nhiên... Ðặc
biệt, một bộ phận giáo viên mơn sinh học ít say mê với nghề, số giáo viên thật sự
giỏi cịn rất ít so với số lượng giáo viên giỏi ở các mơn khác.
Qua tìm hiểu, khơng chỉ thiếu giáo viên giỏi dạy môn sinh học mà ngay cả kỹ
năng cơ bản về thực hành của nhiều giáo viên dạy bộ mơn này cịn hạn chế, dẫn đến
tâm lý chung của giáo viên là ngại dạy các giờ thực hành thí nghiệm. Trong khi đó,
đây lại là giờ học được các em học sinh yêu thích, chờ đợi nhất khi học bộ môn này.
Một điểm đáng chú ý là kiến thức môn học chưa phù hợp với sức học của các em
học sinh tại miền núi, vùng sâu, vùng xa, dẫn tới tình trạng học sinh chán học mơn
sinh do q khó tiếp thu trong q trình học. Thêm vào đó, chương trình giảng dạy
mơn sinh học trong nhà trường trên thực tế là khá dài so với thời lượng ấn định cho
bộ môn và tiết học. Nhiều bài kiến thức nâng cao chỉ phù hợp với những học sinh
khá, giỏi mà chưa đáp ứng được số đơng người học, khiến người học thấy chán nản,
khơng có hứng thú với bộ môn.
3.2. Giải pháp vận dụng quy luật lượng chất trong việc giải quyết một số
vấn đề của môn sinh học ở trường THCS
Từ những thực trạng của những vấn đề và phương pháp dạy học trong môn
sinh học hiện nay cho thấy việc vận dụng quy luật lượng – chất trong dạy học còn
chưa được áp dụng một cách đúng đắn. Mà quy luật lượng - chất đã chỉ ra rằng sự
vận động, phát triển của sự vật hiện tượng theo cách thức từ những thay đổi về
lượng dẫn đến sự thay đổi về chất và ngược lại thơng qua các hình thức bước nhảy.
Áp dụng quy luật lượng chất, em nhận thấy việc vận dụng quy luật này trong việc
dạy học cũng như đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực
của người học cần phải theo những định hướng nhất định.

Hiện nay, do chương trình giáo dục phổ thơng cịn nhiều mặt hạn chế nên việc
lượng kiến thức học sinh cần phải ghi nhớ là quá nhiều, bên cạnh đó, số mơn học có
lượng kiến thức phải ghi nhớ của học sinh ở trường trung học phổ thông cũng tương
đương. Điều này đã làm cho việc tích lũy về lượng của học sinh đã khó, lại càng
thêm khó, nên việc cần chỉnh sửa, thay đổi chương trình giáo dục trong mơn sinh
học nói riêng cũng như các mơn ở trường phổ thơng nói chung theo định hướng
giảm tải áp lực học tập cho học sinh mà vẫn đảm bảo được lượng kiến thức mà cần
năm vững ở mỗi cấp học, góp phần cho việc tích lũy về lượng một cách có định


19

hướng và đúng đắn, để tạo đà cho việc thực hiện bước nhảy thành công thông qua
sự chuyển đổi vể chất.
Bên cạnh chương trình học, việc đào tạo đội ngũ giáo viên có chất lượng để
đảm bảo cho việc truyền thụ kiến thức đến người học một cách tốt nhất. Kiến thức
sinh học ở trường trung học phổ thơng địi hỏi người giáo viên cần phải có những
hiểu biết sâu sắc cũng như phương thức truyền tải của giáo viên đến học sinh cần
phải đươc trình bày theo một cách hợp lý nhất, phù hợp với từng cấp học, từng
trường học vì mỗi trường khác nhau, mỗi lớp học khác nhau đều có những học sinh
khác nhau. Do đó, người giáo viên cần vận dụng linh hoạt phương pháp dạy học để
hướng đến phù hợp với từng đối tượng học sinh, giúp các em có định hướng đúng
đắn trong quá trình tích lũy kiến thức (tích lũy về lượng).
Việc kiến thức sinh học chỉ được giảng dạy theo một chiều, khiến cho việc tích
lũy về lượng của học sinh một cách thụ động trong các cấp học. Điều này cùng với
áp lực thành tích, thi cử, kiểm tra đánh gia đã vơ tình khiến cho các em vơ cùng khó
khăn khi mà lượng chưa được tích lũy đầy đủ đã vội vàng thực hiện bước nhảy. Do
đó, cận phải thay đổi định hướng tiếp thu kiến thức của học sinh theo nhiều hướng
khác nhau khơng chỉ có việc ngồi học trên lớp. Theo thực trạng, thì việc tăng những
tiết học ở phịng thí nghiệm là cần thiết, để góp phần giúp học sinh có thể vận dụng

những gì đã học vào thực tiễn cũng như có cái nhìn tổng quan hơn về những gì
mình đã học.
Đối với những nội dung liên quan đến sinh thái học và môi trường, nhà trường
nên tạo điều kiện cho những chuyến tham quan, những tiết học ngoại khóa, những
cơ hội được trải nghiệm và nhìn nhận một cách đúng đắn về mội trường sống quanh
ta như thế nào. Thông qua việc lồng ghép như thế, chúng ta vừa giúp các em có một
vài giây phút vui chơi thay vì phải mệt mõi ngồi trên lớp, vừa giáo dục hình thành
cho học sinh ý thúc bảo vệ mơi trường, vừa tăng sự đồn kết cho giữa các bạn trong
lớp.


20

KẾT LUẬN
Qua những thức tế chứng minh chúng ta dễ dàng thấy rằng việc nhận thức
được mối quan hệ biện chứng giữa thay đổi về lượng và thay đổi về chất sẽ mang
lại cho chúng ta ý nghĩa phương pháp luận quan trọng. Vận dụng Quy luật thay đổi
về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất và ngược lại, cho phép chúng ta nâng cao chất
lượng và hiệu quả hoạt động nhận thức cũng như thực tiễn. Vì sự thay đổi về lượng
và thay đổi về chất có mối quan hệ biện chứng với nhau, nên trong hoạt động thực
tiễn phải dựa trên sự hiểu biết về mối quan hệ đó; phải dựa trên việc hiểu đúng đắn
vị trí, vai trò và ý nghĩa của mỗi loại thay đổi nói trên trong sự phát triển xã hội;
phải biết kịp thời chuyển từ sự thay đổi về lượng thành thay những thay đổi về chất,
từ những thay đổi thay đổi mang tính tiến hố sang mang tính cách mạng.
Trong q trình tích lũy về lượng của học sinh, giáo viên khơng cịn đóng vai
trị đơn thuần là người truyền đạt kiến thức, giáo viên trở thành người thiết kế, tổ
chức, hướng dẫn các hoạt động độc lập hoặc theo nhóm nhỏ để học sinh tự lực
chiếm lĩnh nội dung học tập, HS chủ động đạt các mục tiêu kiến thức, kĩ năng, thái
độ theo yêu cầu của chương trình. Trên lớp, học sinh hoạt động là chính, giáo viên
với vai trò là người gợi mở, xúc tác, động viên, cố vấn, trọng tài trong các hoạt

động tìm tịi hào hứng, tranh luận sơi nổi của học sinh. Vì thế khi soạn giáo án, giáo
viên phải đầu tư công sức, thời gian rất nhiều so với kiểu dạy và học thụ động mới
có thể thực hiện tốt bài lên lớp. Giáo viên phải có trình độ chun mơn sâu rộng, có
trình độ sư phạm lành nghề mới có thể tổ chức, hướng dẫn các hoạt động của học
sinh mà nhiều khi diễn biến ngoài tầm dự kiến của giáo viên.


21

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Giáo dục đào tạo, giáo trình Triết học Mác – Lênin, Dùng cho học viên
cao học và nghiên cứu sinh không thuộc chuyên ngành Triết học, Nhà xuất bản
chính trị quốc gia sự thật, Hà Nội, 2007.
2. Bộ Giáo dục đào tạo, giáo trình Triết học Mác – Lênin, Dùng cho các
trường Đại học, Cao đẳng, Nhà xuất bản chính trị quốc gia sự thật, Hà Nội.
3. Hồ Sĩ Quý, Phạm Văn Đức và cộng sự (2015), Giáo trình Triết học (dùng
cho khối khơng chun ngành triết học trình độ đào tạo Thạc sĩ, Tiến sĩ các ngành
Khoa học tự nhiên, Cơng nghệ), NXB Chính trị Quốc gia – Sự thật, trang 16 – 17.
4. Nguyễn Viết Thơng và cộng sự (2013), Giáo trình những nguyên lý cơ bản
của chủ nghĩa Mác – Lênin, NXB Chính trị Quốc gia – Sự thật.
5. Vũ Văn Vụ, Nguyễn Như Hiền, Vũ Đức Lưu, Trịnh Đình Đạt, Chu Văn
Mẫn, Vũ Trung Tạng (2009), Sinh học 12, NXB Giáo dục.
6. PGS. TS Nguyễn Ngọc Khá (2017), Chuyên đề triết học, NXB Đại học sư
phạm Thành phố Hồ Chí Minh.
7. Nguyễn Như Hải (2009), Triết học khoa học tự nhiên, NXB Giáo dục, Hà
Nội.
8. Đinh Quang Báo, Nguyễn Đức Thành (2001), Lý luận dạy học Sinh học đại
cương, NXB Giáo dục Hà Nội.




×