Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

Tài liệu Tiểu luận “Các công cụ quản lý tài nguyên môi trường” doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (157.8 KB, 17 trang )

PHẦN I. MỞ ĐẦU
Sức ép lớn tới tài nguyên thiên nhiên và môi trường trái đất do khai
thác quá mức các nguồn tài nguyên phục vụ cho các nhu cầu nhà ở, sản
xuất lương thực, thực phẩm, sản xuất công nghiệp đã ngày càng làm cho
cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trường và hậu quả cuối cùng là làm suy
thoái chất lượng sống của cộng đồng. Do đó, bảo vệ môi trường và quản lý
tài nguyên đã trở thành một vấn đề hết sức quan trọng, một trong những
mục tiêu chính nằm trong các chính sách chiến lược của các quốc gia. Ngày
nay, vấn đề môi trường đã nổi lên như một lĩnh vực kinh tế, được đề cập
đến trong mọi hoạt động của xã hội, trong phạm vi quốc gia, khu vực và
quốc tế.
Một vấn đề được đặt ra cho các cấp quản lý, làm sao sử dụng nguồn
tài nguyên môi trường được hợp lý và bền vững, không những đáp ứng
được mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, giữ cân bằng quan hệ giữa môi
trường với phát triển ở hiện tại mà còn đảm bảo cho các thế hệ tương lai.
Nhà nước với tư cách đại diện chung cho toàn xã hội loài người, nhằm
duy trì và sử dụng hợp lý các dạng tài nguyên môi trường cho sự phát triển
nhân loại. Nhà nước với tư cách chung cho toàn xã hội sử dụng sức mạnh
quyền lực và các truyền thống, tập quán của dân tộc để biến đường lối chỉ
đạo của mình thành hiện thực thông qua việc hình thành một cơ cấu tổ chức
quản lý hợp lý, một cơ chế sử dụng nhân lực hữu hiệu. Với các công cụ
quản lý, chính sách quản lý, các giải pháp quản lý thích hợp. Tạo ra và tận
dụng các thời cơ, các quan hệ quốc tế để phát triển bền vững đất nước.
Trong giới hạn cho phép chúng tôi tìm hiểu: “Các công cụ quản lý tài
nguyên môi trường”.
1
PHẦN II. NỘI DUNG
1. Khái niệm và phân loại công cụ quản lý môi trường
1.1. Khái niệm
Công cụ quản lý môi trường là tổng hợp các biện pháp hoạt động về
pháp luật, chính sách, kinh tế, kỹ thuật và xã hội nhằm bảo vệ tài nguyên


thiên nhiên và phát triển bền vững kinh tế xã hội.
1.2. Phân loại
1.2.1. Phân loại theo chức năng
Có thể phân ra 3 loại như sau:
• Công cụ điều chỉnh vĩ mô: là luật pháp và chính sách, thông qua đó
nhà nước có thể điều chỉnh các hoạt động sản xuất có tác động mạnh mẽ tới
việc phát sinh ra ô nhiễm.
• Công cụ hành động: là các công cụ có tác động trực tiếp tới hoạt
động kinh tế - xã hội, như các quy định hành chính, quy định xử phạt v.v
và công cụ kinh tế.
• Công cụ phụ trợ: là các công cụ không có tác động điều chỉnh hoặc
không tác động trực tiếp tới hoạt động (GIS, mô hình hoá, đánh giá môi
trường, kiểm toán môi trường, quan trắc môi trường ).
1.2.2. Phân loại theo bản chất công cụ
• Công cụ luật pháp chính sách: Công cụ luật pháp chính sách bao
gồm các văn bản về luật quốc tế, luật quốc gia, các văn bản khác dưới luật,
các kế hoạch và chính sách môi trường quốc gia, các ngành kinh tế, các địa
phương.
• Công cụ kinh tế: Các công cụ kinh tế gồm các loại thuế, phí đánh
vào thu nhập bằng tiền của hoạt động sản xuất kinh doanh. Các công cụ
này chỉ áp dụng có hiệu quả trong nền kinh tế thị trường.
2
• Công cụ kỹ thuật quản lý: Các công cụ kỹ thuật quản lý thực hiện vai
trò kiểm soát và giám sát nhà nước về chất lượng và thành phần môi
trường, về sự hình thành và phân bố chất ô nhiễm trong môi trường. Các
công cụ kỹ thuật quản lý có thể gồm các đánh giá môi trường, monitoring
môi trường, xử lý chất thải, tái chế và tái sử dụng chất thải. Các công cụ kỹ
thuật quản lý có thể được thực hiện thành công trong bất kỳ nền kinh tế
phát triển như thế nào
• Công cụ phụ trợ

2. Các công cụ luật pháp trong quản lý tài nguyên môi trường:
2.1. Luật môi trường
Cơ sở luật pháp của quản lý môi trường là các văn bản về luật quốc tế
và luật quốc gia về lĩnh vực môi trường.
Luật quốc tế về môi trường là tổng thể các nguyên tắc, quy phạm quốc
tế điều chỉnh mối quan hệ giữa các quốc gia, giữa quốc gia và tổ chức quốc
tế trong việc ngăn chặn, loại trừ thiệt hại gây ra cho môi trường của từng
quốc gia và môi trường ngoài phạm vi tàn phá quốc gia. Các văn bản luật
quốc tế về môi trường được hình thành một cách chính thức từ thế kỷ XIX
và đầu thế kỷ XX, giữa các quốc gia châu Âu, châu Mỹ, châu Phi. Từ hội
nghị quốc tế về "Môi trường con người" tổ chức năm 1972 tại Thụy Điển và
sau Hội nghị thượng đỉnh Rio 92 có rất nhiều văn bản về luật quốc tế được
soạn thảo và ký kết. Cho đến nay đã có hàng nghìn các văn bản luật quốc tế
về môi trường, trong đó nhiều văn bản đã được chính phủ Việt Nam tham
gia ký kết.
Luật bảo vệ môi trường Việt Nam được Quốc hội thông qua
27/12/1993 và được sửa đổi, bổ sung theo nghị quyết số 52/2005/QH11
ngày 29 tháng 11 năm 2005 là quy định pháp luật cao nhất của Nhà nước
về môi trường.Luật gồm 15 chương. Nghị định 26/CP ngày 26/4/1996 về
xử phạt vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường. Bộ Luật hình sự, hàng
loạt các thông tư, quy định, quyết định của các ngành chức năng về thực
3
hiện luật môi trường đã được ban hành. Một số tiêu chuẩn môi trường chủ
yếu được soạn thảo và thông qua. Nhiều khía cạnh bảo vệ môi trường được
đề cập trong các văn bản khác như Luật Khoáng sản, Luật Dầu khí, Luật
Hàng hải, Luật Lao động, Luật Đất đai, Luật Phát triển và Bảo vệ rừng, Luật
Bảo vệ sức khoẻ của nhân dân, Pháp lệnh về đê điều, Pháp lệnh về việc bảo
vệ nguồn lợi thuỷ sản, Pháp luật bảo vệ các công trình giao thông.
Luật bảo vệ môi trường:
• Chương I: Những quy định chung

• Chương II: Tiêu chuẩn môi trường
• Chương III: Đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi
trường và cam kết bảo vệ môi trường
• Chương IV: Bảo tồn và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên
• Chương V: Bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất, kinh doanh,
dịch vụ
• Chương VI: Bảo vệ môi trường đô thị, khu dân cư
• Chương VII: Bảo vệ môi trường biển, nước sông và các nguồn nước
khác
• Chương VIII: Quản lý chất thải
• Chương IX: Phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường, khắc phục ô
nhiễm và phục hồi môi trường
• Chương X: Quan trắc và thông tin về môi trường
• Chương XI: Nguồn lực bảo vệ môi trường
• Chương XII: Hợp tác quốc tế về bảo vệ môi trường
• Chương XIII: Trách nhiệm của cơ quan nhà nước, mặt trận tổ quốc
Việt Nam và các tổ chức thành viên về bảo vệ môi trường
• Chương XIV: Thanh tra, xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo
và bồi thường thiệt hại về môi trường
4
• Chương XV: Điều khoản thi hành
2.2. Chính sách môi trường
Chính sách môi trường là những chủ trương, biện pháp mang tính
chiến lược, thời đoạn, giải quyết một nhiệm vụ bảo vệ môi trường cụ thể.
Nhằm đạt được những mục tiêu chiến lược của đất nước. Nội dung của
chính sách có thể trình bày theo sơ đồ 1.
Chính sách môi trường cụ thể hoá Luật Bảo vệ Môi trường (trong
nước) và các Công ước quốc tế về môi trường. Mỗi cấp quản lý hành chính
đều có những chính sách môi trường riêng. Nó vừa cụ thể hoá luật pháp và
những chính sách của các cấp cao hơn, vừa tính tới đặc thù địa phương. Sự

đúng đắn và thành công của chính sách cấp địa phương có vai trò quan
trọng trong đảm bảo sự thành công của chính sách cấp Trung ương.
Sơ đồ 1
2.3. Kế hoạch hóa công tác môi trường
Kế hoạch hóa công tác môi trường là một nội dung quan trọng trong
nội dung của công tác kế hoạch hóa sự phát triển kinh tế đất nước nhằm
đảm bảo sự phát triển bền vững, tái tạo tiềm năng, tái tạo nguồn lực cho các
giai đoạn phát triển cao hơn. Công tác kế hoạch hóa môi trường cần quan
tâm đến việc huy động nội lực toàn dân, toàn quân, xây dựng các phong
trào bảo vệ môi trường từ cơ sở. Nội dung kế hoạch hóa công tác môi
trường của nhà nước bao quát được 5 vấn đề (sơ đồ 2).
Chính sách
Các quan điểm Các biện pháp
Các mục tiêu bộ phận
Các thủ thuật
5
2.4. Các tiêu chuẩn môi trường và sức khỏe
2.4.1. Khái niệm chung về tiêu chuẩn môi trường
Tiêu chuẩn môi trường là những chuẩn mực, giới hạn cho phép, được
qui định dùng làm căn cứ để quản lý môi trường (theo luật bảo vệ môi
trường của Việt Nam).
Hệ thống tiêu chuẩn môi trường là một công trình khoa học liên ngành
nó phản ánh trình độ khoa học, công nghệ, tổ chức quản lý và tiềm lực kinh
tế - xã hội có tính đến dự báo phát triển, gồm các nhóm chính:
• Tiêu chuẩn nước
• Tiêu chuẩn không khí.
• Tiêu chuẩn liên quan đến bảo vệ đất canh tác, sử dụng phân bón
trong sản xuất nông nghiệp.
• Tiêu chuẩn về bảo vệ thực vật, sử dụng thuốc trừ sâu, diệt cỏ.
• Tiêu chuẩn liên quan đến bảo vệ các nguồn gen, động thực vật, đa

dạng sinh học.
Kế hoạch hóa phát
triển Quốc gia
Kế hoạch hóa lĩnh vực
môi trường sinh thái
Các ngành
Các địa phương
Giáo dục, tuyên truyền phổ
cập
Xây dựng hệ thống pháp luật
cơ chế chính sách
Hình thành các dự án,
chương trình cụ thể
Xây dựng hệ thống quan trắc,
điều tra, dự báo, kiểm soát
Hợp tác quốc tế và khu vực
6
Sơ đồ 2
• Tiêu chuẩn liên quan đến bảo vệ cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch
sử, văn hóa.
• Tiêu chuẩn liên quan đến môi trường do các hoạt động khai thác
khoáng sản trong lòng đất, ngoài biển,…
2.4.2. Các tiêu chuẩn về sức khỏe
Chiến lược xây dựng tiêu chuẩn sức khỏe: kiểm soát ảnh hưởng của
các tác nhân và các thành phần môi trường, sao cho không để xảy ra sự cố
hoặc chỉ cho phép xảy ra những sự cố ít tác hại đối với con người
2.4.3. Các tiêu chuẩn môi trường
Quá trình xây dựng các tiêu chuẩn chất lượng môi trường đều dựa trên
tiêu chuẩn sức khỏe. Tiêu chuẩn môi trường được sử dụng rộng rãi như là
các giá trị sinh thái.

3. Các công cụ kinh tế trong quản lý tài nguyên môi trường
Quản lý môi trường được hình thành trong bối cảnh của nền kinh tế thị
trường và thực hiện điều tiết xã hội thông qua các công cụ kinh tế. Các
công cụ kinh tế được xây dựng dựa trên các nguyên tắc cơ bản của nền
kinh tế thị trường với mục đích điều hòa các xung đột giữa tăng trưởng
kinh tế và bảo vệ môi trường. Các công cụ kinh tế sẽ tạo điều kiện để các
doanh nghiệp chủ động lập kế hoạch văn bản môi trường và tuân thủ pháp
luật thông qua việc lồng ghép chi phí bảo vệ môi trường với chi phí sản
xuất, kinh doanh và giá thành sản phẩm. Đây là biện pháp đang được nhiều
nước trên thế giới vận dụng và đã đem lại những kết quả khả quan.
Trong nền kinh tế thị trường, hoạt động phát triển và sản xuất của cải
vật chất diễn ra dưới sức ép của sự trao đổi hàng hoá theo giá trị. Loại hàng
hoá có chất lượng tốt và giá thành rẻ sẽ được tiêu thụ nhanh. Trong khi đó,
loại hàng hoá kém chất lượng và đắt sẽ không có chỗ đứng. Vì vậy, chúng
ta có thể dùng các phương pháp và công cụ kinh tế để đánh giá và định
hướng hoạt động phát triển sản xuất có lợi cho công tác bảo vệ môi trường.
7
Các công cụ kinh tế rất đa dạng gồm các loại thuế, phí và lệ phí, cota ô
nhiễm, quy chế đóng góp có bồi hoàn, trợ cấp kinh tế, nhãn sinh thái, hệ
thống các tiêu chuẩn ISO. Một số ví dụ về phân tích kinh tế trong quản lý
tài nguyên và môi trường như lựa chọn sản lượng tối ưu cho một hoạt động
sản xuất có sinh ra ô nhiễm nào đó, hoặc xác định mức khai thác hợp lý tài
nguyên tái tạo (Sơ đồ 3)
3.1. Thuế và phí môi trường
Thuế và phí môi trường là các nguồn thu ngân sách do các tổ chức và
cá nhân sử dụng môi trường đóng góp. Khác với thuế, phần thu về phí môi
trường chỉ được chi cho các hoạt động bảo vệ môi trường.
Dựa vào đối tượng đánh thuế và phí có thể phân ra các loại sau:
• Thuế và phí chất thải.
• Thuế và phí rác thải.

• Thuế và phí nước thải.
• Thuế và phí ô nhiễm không khí.
• Thuế và phí tiếng ồn.
• Phí đánh vào người sử dụng.
• Thuế và phí đánh vào sản phẩm mà quá trình sử dụng và sau sử
dụng gây ra ô nhiễm (ví dụ thuế sunfua, cacbon, phân bón ).
• Thuế và phí hành chính nhằm đóng góp tài chính cho việc cấp phép,
giám sát và quản lý hành chính đối với môi trường.
3.2. Phí dịch vụ môi trường
"Phí dịch vụ môi trường là một dạng phí phải trả khi sử dụng một số
dịch vụ môi trường. Mức phí tương ứng với chi phí cho dịch vụ môi trường
đó. Bên cạnh đó, phí dịch vụ môi trường còn có mục địch hạn chế việc sử
dụng quá mức các dịch vụ môi trường".
Có hai dạng dịch vụ môi trường chính và theo đó 2 dạng phí dịch vụ
môi trường là dịch vụ cung cấp nước sạch, xử lý nước thải và dịch vụ thu
gom chất thải rắn. Đối với một số nước nông nghiệp, dịch vụ cung cấp
8
nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn cũng là một vấn đề cần quan
tâm nghiên cứu để có chính sách áp dụng phù hợp.
3.2.1. Phí dịch vụ cung cấp nước sạch và xử lý nước thải
Vấn đề cần quan tâm là mức phí dịch vụ cung cấp nước sạch phải
được đặt ra như thế nào để sử dụng nước một cách tiết kiệm và có hiệu quả
nhất. Đối tượng của loại hình dịch vụ này bao gồm các hộ gia đình, các cơ
sở kinh doanh dịch vụ và một số ít các nhà máy sản xuất công nghiệp quy
mô nhỏ. Nội dung của dịch vụ bao gồm cung cấp nước sạch, thu gom và xử
lý nước thải trước khi thải ra hệ thống thoát nước của thành phố.
Tuỳ theo mức độ đô thị hoá khác nhau, phí dịch vụ cung cấp nước
sạch có khác nhau, nhưng thường được quy định trên một nguyên tắc tương
đối chung, đó là: Tổng các nguồn phí thu được phải đủ chi trả cho dịch vụ
cung cấp nước và xử lý nước thải (trừ chi phí xây dựng cơ bản). Mức phí

có thể gồm hai thành phần: Mức cơ bản cộng với một khoản dịch vụ để
điều tiết chi phí của dịch vụ.
Mức phí cơ bản là khoản chi phí cơ bản cho việc cung cấp một đơn vị
nước sạch đủ để xử lý lượng nước thải phát sinh khi các hộ gia đình sử
dụng một đơn vị nước sạch đó.
Mức phí dịch vụ có thể được hiểu là chi phí cho việc mở rộng mạng
lưới cung cấp dịch vụ và chi phí vận hành cung cấp nước sạch và xử lý
nước thải.Ở đây, người ta căn cứ vào mức độ tiêu thụ nước sạch để có thể
xây dựng các trạm cố định hoặc chuyển tiếp xử lý nước thải để chi phí xử
lý nước thải là thấp nhất, tránh tác động tiêu cực đến giá dịch vụ cung cấp
nước sạch và xử lý nước thải.
3.2.2. Phí dịch vụ thu gom chất thải rắn và rác thải
Chất thải rắn ở đây được hiểu là rác thải sinh hoạt, rác thải dịch vụ
thương mại, kể cả chất thải đô thị độc hại. Dịch vụ liên quan đến chất thải
rắn sẽ có tác dụng tích cực không chỉ riêng cho môi trường mà cho cả phat
triển kinh tế. Chính vì thế việc xác định giá dịch vụ thu gom, vận chuyển
9
và xử lý chất thải rắn phải được nghiên cứu, xem xét kỹ trên cơ sở vừa đảm
bảo bù đắp được chi phí thu gom, vận chuyển xử lý vừa gián tiếp khuyến
khích các hộ gia đình giảm thiểu rác thải.
Việc xác định mức phí của dịch vụ môi trường có thể thuận lợi khi cân
nhắc, phân tích các chi phí cần thiết và dựa trên trọng lượng hoặc thể tích
của rác thải.
Nếu tiếp cận theo khối lượng rác thải thì các hộ gia đình phải có thùng
đựng rác riêng đặt ở một vị trí cố định và việc trả phí phải hoàn toàn tự
nguyện trên cơ sở khối lượng rác thải sản sinh ra hàng ngày hoặc hàng tuần.
Còn một cách tiếp cận khác là theo số lượng người trong một gia đình,
căn cứ vào số người, ví dụ 3 người một suất phí dịch vụ môi trường để
xác định mức phí dịch vụ môi trường phải nộp. Theo cách này có thể
không được công bằng nhưng thuận lợi hơn, tuy nhiên không khuyến khích

được các hộ gia đình giảm thiểu rác thải.
3.3. Cota gây ô nhiễm
"Côta gây ô nhiễm là một loại giấy phép xả thải chất thải có thể chuyển
nhượng mà thông qua đó, nhà nước công nhận quyền các nhà máy, xí
nghiệp, v.v được phép thải các chất gây ô nhiễm vào môi trường".
Nhà nước xác định tổng lượng chất gây ô nhiễm tối đa có thể cho phép
thải vào môi trường, sau đó phân bổ cho các nguồn thải bằng cách phát
hành những giấy phép thải gọi là côta gây ô nhiễm và chính thức công nhận
quyền được thải một lượng chất gây ô nhiễm nhất định vào môi trường
trong một giai đoạn xác định cho các nguồn thải.
Khi có mức phân bổ côta gây ô nhiễm ban đầu, người gây ô nhiễm có
quyền mua và bán côta gây ô nhiễm. Họ có thể linh hoạt chọn lựa giải pháp
giảm thiểu mức phát thải chất gây ô nhiễm với chi phí thấp nhất: Mua côta
gây ô nhiễm để được phép thải chất gây ô nhiễm vào môi trường hoặc đầu
tư xử lý ô nhiễm để đạt tiêu chuẩn cho phép. Nghĩa là những người gây ô
nhiễm mà chi phí xử lý ô nhiễm thấp hơn so với việc mua côta gây ô nhiễm
10
thì họ sẽ bán lại côta gây ô nhiễm cho những người gây ô nhiễm có mức
chi phí cho xử lý ô nhiễm cao hơn.
Như vậy, sự khác nhau về chi phí đầu tư xử lý ô nhiễm sẽ thúc đẩy quá
trình chuyển nhượng côta gây ô nhiễm. Thông qua chuyển nhượng, cả
người bán và người mua côta gây ô nhiễm đều có thể giảm được chi phí
đầu tư cho mục đích bảo vệ môi trường, đảm bảo được chất lượng môi
trường.
3.4. Trợ cấp môi trường
Trợ cấp môi trường là công cụ kinh tế quan trọng được sử dụng ở rất
nhiều nước châu Âu thuộc Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD).
Trợ cấp môi trường gồm các dạng sau:
• Trợ cấp không hoàn lại.
• Các khoản cho vay ưu đãi.

• Cho phép khấu hao nhanh.
• Ưu đãi thuế.
Chức năng chính của trợ cấp là giúp đỡ các ngành công nghiệp, nông
nghiệp và các ngành khác khắc phục ô nhiễm môi trường trong điều kiện,
khi tình trạng ô nhiễm môi trường quá nặng nề hoặc khả năng tài chính của
doanh nghiệp không chịu đựng được đối với việc phải xử lý ô nhiễm môi
trường. Trợ cấp này chỉ là biện pháp tạm thời, nếu vận dụng không thích
hợp hoặc kéo dài có thể dẫn đến phi hiệu quả kinh tế, vì trợ cấp đi ngược
với nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền.
3.5. Nhãn sinh thái
"Nhãn sinh thái là một danh hiệu của nhà nước cấp cho các sản phẩm
không gây ra ô nhiễm môi trường trong quá trình sản xuất ra sản phẩm
hoặc quá trình sử dụng các sản phẩm đó".
Được dán nhãn sinh thái là một sự khẳng định uy tín của sản phẩm và
của nhà sản xuất. Vì thế các sản phẩm có nhãn sinh thái thường có sức cạnh
tranh cao và giá bán ra thị trường cũng thường cao hơn các sản phẩm cùng
loại. Như vậy, nhãn sinh thái là công cụ kinh tế tác động vào nhà sản xuất
11
thông qua phản ứng và tâm lý của khách hàng. Do đó, rất nhiều nhà sản
xuất đang đầu tư để sản phẩm của mình được công nhận là "sản phẩm
xanh", được dán "nhãn sinh thái" và điều kiện để được dán nhãn sinh thái
ngày càng khắt khe hơn. Nhãn sinh thái thường được xem xét và dán cho
các sản phẩm tái chế từ phế thải (nhựa, cao su, ), các sản phẩm thay thế
cho các sản phẩm tác động xấu đến môi trường, các sản phẩm có tác động
tích cực đến môi trường hoặc hoạt động sản xuất, kinh doanh sản phẩm đó
ảnh hưởng tốt đến môi trường.
3.6. ISO 14000
Với mục đích xây dựng và đưa vào áp dụng một phương thức tiếp cận
chung về quản lý môi trường, tăng cường khả năng đo được các kết quả
hoạt động của môi trường, tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại quốc tế,

năm 1993, Tổ chức Tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO) đã triển khai xây dựng bộ
tiêu chuẩn về quản lý môi trường có mã hiệu ISO 14000, nhằm mục đích
tiến tới thống nhất áp dụng Hệ thống quản lý môi trường (EMS), đảm bảo
sự phát triển bền vững trong từng quốc gia, trong khu vực và quốc tế.
ISO 14000, với tiêu chuẩn chủ đạo ISO 14001. Chỉ trong một thập kỷ,
ISO 14001 đã trở thành chuẩn mực quốc tế về hệ thống quản lý môi trường,
được áp dụng ở 138 quốc gia và hoàn toàn hòa nhập với nền kinh tế toàn cầu.
Các tiêu chuẩn khác trong bộ ISO 14000 là những công cụ thực hành
cụ thể như nhãn môi trường, thực hành môi trường, phân tích những tác
động môi trường và truyền thông về môi trường.
Bộ tiêu chuẩn ISO 14000 đề cập đến 6 lĩnh vực sau:
- Hệ thống quản lý môi trường (Environmental Management Systems -
EMS).
- Kiểm tra môi trường (Environmental Auditing - EA).
- Đánh giá kết quả hoạt động môi trường (Environmental Performance
- EPE).
- Ghi nhãn môi trường (Environmental Labeling - EL).
12
- Đánh giá chu trình sống của sản phẩm (Life Cycle Assessment -
LCA).
- Các khía cạnh môi trường trong tiêu chuẩn của sản phẩm
(Environmental aspects in Product Standards).
Bộ tiêu chuẩn ISO 14000 được chia thành 2 nhóm: Các tiêu chuẩn về
tổ chức và các tiêu chuẩn về sản phẩm.
Các tiêu chuẩn về tổ chức: Tập trung vào các khâu tổ chức hệ thống
quản lý môi trường của doanh nghiệp, vào sự cam kết của lãnh đạo và của
các cấp quản lý đối với việc áp dụng và cải tiến chính sách môi trường, vào
việc đo đạc các tính năng môi trường cũng như tiến hành thanh tra môi
trường tại các cơ sở mình.
Các tiêu chuẩn về sản phẩm: Tập trung vào việc thiết lập các nguyên lý

và cách tiếp cận thống nhất đối với việc đánh giá các khía cạnh của sản phẩm
có liên quan đến môi trường. Các tiêu chuẩn này đặt ra nhiệm vụ cho các công
ty phải lưu ý đến thuộc tính môi trường của sản phẩm ngay từ khâu thiết kế,
chọn nguyên vật liệu cho đến khâu loại bỏ sản phẩm ra môi trường.
Hệ thống quản lý môi trường theo ISO 14000 yêu cầu một sự thay đổi
trong cách thức quản lý về môi trường. Khác với cách thức truyền thống là
chỉ đòi hỏi theo yêu cầu, mệnh lệnh hoặc chỉ quan tâm đến sự ô nhiễm ở
công đoạn xả/thải ra, còn ISO 14000 yêu cầu phải tiếp cận vấn đề môi
trường bằng cả một hệ thống quản lý, từ việc xác định các nguyên nhân đến
việc xem xét các đối tượng có liên quan đến môi trường, từ đó đưa ra các
biện pháp khắc phục và phòng ngừa.
13
14
Thuế ô nhiễm
+ thuế ảnh hưởng
+ Thuế phát xả
Thuế đầu ra
Thuế sản phẩm
Thuế xuất khẩu
Thuế nhập khẩu
Thuế bản quyền và TN
Thuế sử dụng đất
Cho chịu thuế đầu tý
Cho khấu hao nhanh
Trợ cấp nhà ở
Quyền tư pháp
Trợ cấp TC
Cho vây ưu đãi
Khế ước
Quỹ đối ứng

Quỹ ngành
Quỹ sinh thái/MT
Quỹ xanh
……….
Công cụ tài chính
Trách nhiệm công khai
Trách nhiệm gây thiệt
hại TNTN
Bảo hiểm trách nhiệm
Khuyến khích bắt buộc
Các HT trách nhiệm
pháp lý
Cam kết bảo vệ MT
Cam kết phục hồi đất
Cam kết quản lý chất thải
Cam kết phòng ngừa sự cố
MT
Hệ thống kí quỹ và hoàn trả
Cổ phần, kí quỹ hoàn trả
Các HT đặt cọc và hoàn
trả
Quyền sở hữu
Quyền sử dụng
Quyền phát triển
Quyền sở hữu
Giấy phép thải thương mại
Quota đánh bắt thương mại
Quota phát triển thương mại
Cổ phần nước thương mại
Cổ phần TN thương mại

Giấy phép đất thương mại
Đền bù/ cho chịu thương mại
Tạo ra thị trường
Phí ô nhiễm
Phí sử dụng
Phí giá trị
Phí tác động
Phí đánh giá
Lệ phí giao
thông
Phí hành chính
Hệ thống phí
Sơ đồ 3
5
15
PHẦN III. KẾT LUẬN
Để giải quyết hài hòa giữa phát triển kinh tế với giải quyết các vấn đề
bức xúc và bảo vệ môi trường chúng ta cần phải nâng cao hiểu biết của con
người về các tác động của hoạt động kinh tế, về hệ sinh thái, các chu trình
sinh địa hóa, các biến đổi môi trường qui mô hành tinh…Đồng thời con
người phải hiểu được tự nhiên và xã hội vừa thống nhất vừa phụ thuộc lẫn
nhau, trong đó con người là một phần của tự nhiên. Vì vậy loài người cần
phải quản lý môi trường sống của chính mình thông qua các hoạt động phát
triển bền vững.
Công cụ quản lý môi trương là vũ khí hoạt động của nhà nước trong
việc thực hiện công tác quản lý môi trường quốc gia. Mỗi công cụ có chức
năng và phạm vi tác động nhất định, chúng tạo ra một tập hợp các biện
pháp hổ trợ nhau. Tùy các điều kiện khác nhau mà các nhà quản lý sử dụng
các biện pháp thích hợp để thu được hiệu quả cao nhất.
Chúng tôi thấy rằng hiệu lực thi hành pháp luật trong đó có pháp luật

về bảo vệ môi trường ở nước ta hiện nay nhìn chung còn yếu. Trong giai
đoạn tới cần phải nâng cao hiệu lực thi hành pháp luật về bảo vệ môi
trường. Một mặt nâng cao ý thức chấp hành luật của công dân, mặt khác
tăng cường việc giám sát, quản lý của các cơ quan quản lý nhà nước đối
với việc thi hành pháp luật.
16
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lưu Đức Hải và Nguyễn Ngọc Sinh, 2000. Quản lý môi trường cho sự
phát triển bền vững. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội
2. Nguyễn Khoa Lân, 2003. Bài giảng khoa học môi trường. ĐHSP Huế.
3. Hội bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam, 2005. Tài nguyên và
môi trường biển. NXB Khoa học Kỹ thuật
4.
5.
6.
7.
17

×