Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Tài liệu Thuật nói chuyện hằng ngày phần 34 pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (41.2 KB, 3 trang )

Thuật Nói Chuyện Hằng Ngày Hoàng Xuân Việt
Phần 034
Phải Thành Thật
Tật giả dối gây ác cảm trong câu chuyện, mà còn làm cho
người mang nó mất hẳn uy tín.
Tạo hóa xây dựng trí tuệ con người, đặt cho nó một đối
tượng đặc biệt là chân lý, nên một cách rất tự nhiên, con người
thèm khát cái gì thành thật. Trong khi tiếp chuyện, nếu thấy ai
vẻ mặt, cái nhìn, cử chỉ hay nghe lời nói nào đó tính chất giả
dối, dù họ đủ cách nói để gây thiện cảm, song bao nhiêu tình
cảm, uy tín họ đều thành mây khói. Người nghe có cảm tưởng
mình đang bị gạt gẫm. Họ không nói như mình biết, mình
tưởng mà nói ngược lại và có ý phỉnh phờ. Nhiều điều họ
không biết gì hết, họ bịa đặt ra nói càn. Tâm trạng của họ, có
khi một đàng diễn ra một ngả. Trong khi nói chuyện, họ rào
đón, chận lý lẽ này, ngừa lý lẽ nọ. Họ hay tự xưng mình không
nói láo, hễ nói là nói sự thật thôi.
Muốn thâu phục thiên hạ bằng lời nói, xin bạn nhất định
tránh xa tật xấu ấy. Khi thấy cần phải nói, thì nghĩ thế nào, bạn
hãy tự nhiên nói ra vậy. Dù tưởng sai khác sự thật, bạn cũng
cứ biểu lộ tư tưởng của mình. Vấn đề cần thiết là thành tâm.
Cho đặng thuyết phục, không cần bạn phải già mồm mép, nói
rất nhiều câu đón trước rào sau. Bạn cứ nói thật, nói vừa đủ,
nói lúc tự chủ:
" Ai tin hay không mặc kệ". Khi bạn ăn nói như vậy, chúng
dám chắc tự nhiên người nghe tin cậy bạn, và coi mỗi lời bạn
nói như vàng. Lúc nói chuyện bạn nên ngó thẳng vào mắt
người nghe. Giá có phải vừa làm điều gì vừa làm vừa nói, thì
cứ làm tự nhiên, chứ đừng có thái độ rình rình hay liếc liếc kẻ
khác. Những điệu bộ ấy có thể làm cho người ta tưởng tâm
hồn bạn ít ngay thật.


Trong xã giao, đừng "đắc nhân tâm" quá, khen ai, mời ai ăn
uống gì, phải căn cứ vào hảo tâm thực của mình mà khen, mà
mời. Đừng ngoài miệng có lời dua nịnh, mời lơi mà trong lòng
thì nghĩ khác. Trước hết, bạn hãy lo cho mình có tấm lòng vị
tha, chân thành rồi diện lộ tấm lòng ấy ra. Đó là bí thuật làm
xiêu lòng kẻ khác.Trên đời có biết bao người không rành khoa
ăn nói. Rất nghèo ngữ vựng, nói rất ít, nhưng được nhiều bạn
bè. Mỗi lời họ nói ra, kẻ khác trọng như vàng. Mà tại sao vậy?
Vì họ thành thật. Đức thành thật là đức làm tâm hồn người
rung động. Có nhiều đứa bé xấu xí nhưng có cái ngó thành
thật, mở moệng xin kẹo một cách thành thật, đi đứng tự nhiên,
chúng ta mến chúng, cho chúng kẹo và ôm nựng chúng nữa.
Muốn mua chuộc nhân tâm, chúng ta phải bắt chước một phần
sự thành thật của trẻ thơ.
Tuy nhiên, thành thật không có nghĩa là ngây dại. Viện lý
thành thật mà đem gan ruột của mình biểu lộ cho bất kì ai, ăn
nói như con nít thì không gì tai hại bằng. Những điều không
nên nói, không cần nói thì giấu kín tận cõi lòng, còn điều gì
nói ra có ích thì nói một cách tự nhiên, thân mật. Đừng có thái
độ huyền bí, muốn giấu kín mà làm cho người ta biết được. Đó
là thù của tín nhiệm và thiện cảm. Vẫn hiểu khi cần nói
chuyện, cần điềm đạm, nhưng đừng câm như hến, cười cái
cười xét đoán, và ngó cái ngó bí mật. Bạn nên nhớ, không phải
ai cũng đa nghi như Tào Tháo, nhưng mỗi người tự nhiên sợ
kẻ khác thù oán mình, lo đề phòng những tai họa có thể xảy
đến cho mình. Nếu bạn nói chuyện với ai mà có cử chỉ, thái độ
quá huyền bí, người ấy tìm cách xa lánh bạn, hoặc thù ngầm
bạn và sẵn sàng đối phó.
Đức thành thật không chịu những cử chỉ quá chiều chuộng
có vẻ "qua đường". Vậy khi tiếp chuyện, bạn tránh lối xã giao,

môi mép. Những lời hỏi thăm, mời mọc, khen tặng hoang phí,
sẽ làm tổn hại sự tín nhiệm của bạn mà thôi.
[ Phần Trước ] [ Phần Kế ]

×