Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

Tài liệu Sự hình thành giá cả trong nền kinh tế thị trường (phần 7) pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (288.41 KB, 14 trang )


Sự hình thành giá cả trong nền kinh tế thị trường
(phần 7)










Tổng chi phí TC
Lợi nhuận mục tiêu
TR
2
(P=0,02)
Chi phí cố định
30 50 Sản lượng
1000

800

600


300

Doanh thu (R)
& chi


p
hí (TC)
}
Tổng doanh thu


Sơ đồ : Đồ thị hoà vốn (Đơn vị: 1000 sản phẩm)
Bảng : Tổng hợp doanh thu, chi phí, lợi nhuận
Đơn vị tính: 1.000.000đ
Giá dự
kiến
Chi phí

CP biến
đổi
Q hoà
vốn
Q đạt lợi nhuận
mục tiêu
Doanh
thu
Tổng chi
phí
Lợi nhuận
mục tiêu
0,018 300 0,01 37.500 62.500 1125 925 200
0,020 300 0,01 30.000 50.000 1000 800 200
0,022 300 0,01 25.000 41.666 916,6 716,66 200

Nhìn vào bảng số và đồ thị, chúng ta dễ dàng nhận thấy rằng, để có 200

triệu đồng lợi nhuận, có thể bán sản phẩm với các mức giá khác nhau. Bán sản
phẩm với giá nào còn tuỳ thuộc vào việc tiên lượng số lượng sản phẩm có thể
được tiêu thụ trên thị trường.
Tóm lại, phương pháp hoà vốn được sử dụng rất có hiệu quả khi doanh
nghiệp dự đoán chính xác khối lượng tiêu thụ. Ngoài ra nó còn cho phép người
làm giá có thể xem xét tới các mức giá khác nhau và ước tính được những ảnh
hưởng có thể có của chúng đến khối lượng tiêu thụ và lợi nhuận. Đặc biệt, dựa vào
phương pháp này người sản xuất còn có thể dự báo được khoảng thời gian để có
thể đạt được "điểm hoà vốn" và sau đó kinh doanh có lãi. Song phương pháp này
vẫn được coi là có xu hướng xem nhẹ ảnh hưởng của giá sản phẩm cạnh tranh và
tương đối mạo hiểm vì chưa tính đến độ co giãn của cầu đối với giá.


Định giá theo giá trị cảm nhận
Với phương pháp này, các doanh nghiệp định giá bán của mình căn cứ vào
cảm nhận của người mua về giá trị chứ không phải chi phí mà họ bỏ ra để sản xuất
sản phẩm.
Khi định giá theo giá trị cảm nhận của khách hàng, người làm giá phải xây
dựng được những biến tạo nên giá trị cảm nhận trong suy nghĩ của người mua; giá
bán dự k iến được ấn định theo giá trị cảm nhận này.
Để xác định giá “theo giá trị cảm nhận được”, người làm giá phải tiến hành
các công việc sau đây:
- Xây dựng khái niệm sản phẩm cho thị trường mục tiêu với chất lượng và
giá cả dự kiến (định vị sản phẩm) cụ thể;
- Dự kiến khối lượng bán mong muốn theo mức giá dự kiến;
- Dự kiến công suất cần thiết của nhà máy, vốn đầu tư và xác định chi phí
sản xuất sản phẩm;
- Xác định lợi nhuận theo mức chi phí và giá dự kiến;
Khi đã khẳng định rằng mức giá dự kiến đem lại cho doanh nghiệp lợi
nhuận mục tiêu, người chào hàng sẽ thuyết phục khách hàng chấp nhận mức giá

đó bằng cách chứng minh với khách hàng rằng lợi ích mà khách hàng nhận được
từ việc tiêu dùng sản phẩm là thoả đáng.
Vấn đề quan trọng nhất của phương pháp “đặt giá theo giá trị cảm nhận”
của khách hàng là doanh nghiệp phải xác định chính xác nhận thức của thị trường
về giá trị của hàng hoá. Các doanh nghiệp cần tránh khuynh hướng hoặc thổi
phồng giá trị của sản phẩm dẫn đến định giá quá cao hoặc quá khắt khe trong đánh
giá dẫn đến định giá thấp so với mức giá đáng ra họ có thể tính.
Để áp dụng được phương pháp này công việc đầu tiên mà những ngươì làm
giá của doanh nghiệp phải làm là nghiên cứu thật kỹ thị trường mục tiêu để đo
lường được nhận thức của thị trường về giá trị sản phẩm.

Định giá theo mức giá hiện hành hay định giá cạnh tranh
Khi xác định giá theo mức giá hiện hành, các doanh nghiệp sẽ lấy giá của
đối thủ cạnh tranh làm cơ sở. Họ ít quan tâm đến chi phí sản xuất sản phẩm và cầu
thị trường. Giá bán sản phẩm của doanh nghiệp có thể định cao hơn, thấp hơn,
hoặc ngang bằng với giá của đối thủ cạnh tranh. Dưới đây là những nguyên tắc có
tính chỉ dẫn về cách đặt giá này:
* Đặt giá ngang bằng với giá sản phẩm cạnh tranh
Trường hợp này xảy ra khi doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trong ngành
thuộc hình thái thị trường độc quyền nhóm (ví dụ: các vật liệu cơ bản) hoặc doanh
nghiệp tham gia vào thị trường với năng lực cạnh tranh nhỏ bé và được gọi là
doanh nghiệp "theo sau" hoặc sản phẩm của doanh nghiệp về cơ bản là tương tự
sản phẩm của đối thủ cạnh tranh.
* Đặt giá cao hơn giá của sản phẩm cạnh tranh
Cách đặt giá này có thể áp dụng khi sản phẩm của doanh nghiệp có những
sự khác biệt với sản phẩm cạnh tranh và được khách hàng chấp nhận (ví dụ: chất
lượng cao hơn, mẫu mã và bao bì đẹp hơn ) Tuy nhiên, khoảng chênh lệch về giá
không nên quá lớn để tránh ảnh hưởng tới những khách hàng nhạy cảm về giá.
Nhất là sự khác biệt về sản phẩm trong tâm trí khách hàng không rõ ràng.
* Đặt giá thấp hơn giá của sản phẩm cạnh tranh

Trường hợp này được áp dụng cho những sản phẩm mà khách hàng vốn
nhạy cảm về giá. Tuy nhiên, chênh lệch giữa hai mức giá không nên quá lớn để
tránh khuynh hướng tạo ra sự cạnh tranh về giá mang tính chất quyết liệt và tránh
sự vi phạm luật pháp quy định cho giá cả (luật phá giá).
Phương pháp định giá theo giá hiện hành rất phổ biến nhất là trong các
trường hợp như chi phí khó xác định được hay phản ứng cạnh tranh không chắc
chắn. Các doanh nghiệp đều cho rằng phương pháp giá hiện hành là một giải pháp
tốt. Nó phản ánh sự sáng suốt của tập thể ngành về vấn đề giá cả, đảm bảo đem lại
lợi nhuận công bằng và sự hài hoà của ngành.

Định giá đấu thầu
Định giá đấu thầu xảy ra trong những trường hợp các doanh nghiệp đấu
thầu công trình. Giá đấu thầu thuộc loại giá cạnh tranh.
Các doanh nghiệp tham gia đấu thầu định giá dựa trên cơ sở dự đoán các
đối thủ cạnh tranh sẽ định giá là bao nhiêu chứ không phải dựa trên chi phí. Doanh
nghiệp muốn dành hợp đồng và muốn thắng thầu thường phải chấp nhận một mức
giá thấp hơn so với các đối thủ cạnh tranh nếu họ cung ứng những sản phẩm tương
tự sản phẩm của đối thủ cạnh tranh. Còn nếu chọn mức giá đấu thầu bằng mức giá
của đối thủ, họ phải chứng minh được sản phẩm mà họ cung ứng tốt hơn hẳn sản
phẩm của đối thủ.
Ngày 18 tháng 1 năm 2005, Bộ Tài chính đã ban hành Quyết định 06/QĐ-
BTC về việc ban hành qui chế tính giá tài sản, hàng hoá, dịch vụ. Đây là một cố
gắng lớn của ngành giá nhằm qui chuẩn hoá các phương pháp tính giá tài sản,
hàng hoá và dịch vụ

7. Quyết định mức giá cơ bản
Các phương pháp định giá nêu trên đã tạo ra các phương án khác nhau về
mức giá cơ bản. Để thực thi, doanh nghiệp phải lựa chọn cho mình một mức giá cụ
thể tương đối hợp lý. Để có một mức giá cụ thể, những người có vai trò quyết định
giá còn phải xem xét thêm những yếu tố khác nữa bao gồm:

+ Những yếu tố tâm lý của người mua khi cảm nhận giá (Xem phần Các
nhân tố ảnh hưởng đến giá).
+ Tính đến ảnh hưởng của các biến số khác trong marketing-mix như: danh
tiếng của doanh nghiệp và nhãn hiệu; mục tiêu của quảng cáo, việc áp dụng các
chương trình khuyến mại
+ Phản ứng của các lực lượng trung gian và những lực lượng khác có liên
quan: thái độ của các đại lý, những người bán buôn, bán lẻ, phản ứng của các đối
thủ cạnh tranh, những đạo luật liên quan đến giá để đảm bảo chắc chắn rằng
chính sách giá của doanh nghiệp là hợp pháp.


VẤN ĐỀ THỨ 5: CƠ CHẾ QUẢN LÝ GIÁ Ở NƯỚC TA.

Ở nước ta, việc chuyển đổi nền kinh tế tập trung quan liêu sang nền kinh tế
thị trường có sự quản lý của Nhà nước là con đường tất yếu, đã được khẳng định
trong Nghị quyết Đại hội lần thứ VII của Đảng Cộng sản Việt Nam. Đó là sự
chuyển đổi mang tính đặc thù về cơ chế kinh tế theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Trên thực tế, từ năm 1989 nền kinh tế nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường.
Từ đó đến nay, vấn đề hoàn thiện và đổi mới hệ thống chính sách và cơ chế quản
lý nền kinh tế nước ta, trong đó có vấn đề chính sách và cơ chế quản lý giá, luôn
xuất hiện như là những thách thức đối với Đảng và Nhà nước ta. Để giải bài toán
khó khăn này, một mặt, chúng ta phải rút những kinh nghiệm thành công và không
thành công từ trong chính thực tiễn của nước ta; mặt khác, chúng ta không thể
không tìm hiểu kinh nghiệm của nước ngoài, như đã trình bày ở trên. Trên lĩnh
vực đổi mới và hoàn thiện chính sách và cơ chế quản lý giá ở nước ta, để đề ra
được những quan tâm xác đáng, việc vận dụng kinh nghiệm của nước ngoài cần
chú ý tới những đặc điểm mang tính xuất phát của quá trình xây dựng và phát triển
nền kinh tế thị trường ở nước ta là:
Thứ nhất; chúng ta bước vào nền kinh tế thị trường từ một trình độ thấp
kém so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới, lại trải qua gần 40 năm của

hệ thống kinh tế tập trung quan liêu và bao cấp. Sự thấp kém ở đây không chỉ ở cơ
sở vật chất - kỹ thuật, ở trình độ phát triển của nền kinh tế và mức thu nhập, mà cả
ở năng lực quản lý nền kinh tế và kinh doanh, ở tri thức và vốn hiểu biết về kinh tế
thị trường
Vì vậy, chúng ta gần như phải xây dựng từ đầu những yếu tố và tiền đề của
kinh tế thị trường. Mọi giải pháp về quản lý giá ở một nước bước vào kinh tế thị
trường như vậy không thể là sự dập khuôn các nước có nền kinh tế thị trường phát
triển. Mọi giải pháp kinh tế mới đều phải dứt khoát, kiên quyết, nhưng phải cơ
bước đi thích hợp, không thể đem kinh nghiệm quản lý giá của một nước có tiềm
lực tài chính mạnh áp dụng cho việc quản lý giá cả ở nước ta.
Thứ hai; nước ta bước vào nền kinh tế thị trường với một sự thiếu và yếu
kém quá mức về hệ thống luật và ý thức chấp hành pháp luật. Muốn đảm bảo cho
kinh tế thị trường phát triển lành mạnh, tất yếu phải ban hành một hệ thống luật
làm cơ sở pháp lý cho mọi hoạt động kinh tế và sự can thiệp của Nhà nước vào đời
sống kinh tế. Từ năm 1989 đến nay, các cơ quan lập pháp đã ban hành nhiều bộ
luật, song cho đến thời điểm này vẫn chưa đầy đủ, và đặc biệt là việc thi hành và
chấp hành luật pháp còn hết sức tuỳ tiện và yếu kém.
Thứ ba; nền kinh tế thị trường ở nước ta ra đời và phát triển trong điều kiện
hệ thống DNNN còn khá cồng kềnh và yếu kém. Mặc dù đã có những văn bản
nhằm đảm bảo sự độc lập, tự chủ của các doanh nghiệp này trong kinh doanh theo
cơ chế thị trường, song trên thực tế, dư âm của thời bao cấp, sự thiếu rõ ràng trong
mối quan hệ giữa quyền sở hữu và quyền sử dụng, không những đã làm cho nhiều
doanh nghiệp chưa phát huy được vai trò chủ đạo trong sự phát triển nền kinh tế
quốc dân, mà trái lại đang còn cản trở quá trình đổi mới.
Thứ tư; nền kinh tế thị trường ở nước ta ra đời và phát triển trong bối cảnh
bộ máy quản lý hành chính kinh tế của Nhà nước còn yếu kém, chức năng, nhiệm
vụ thiếu rõ ràng, năng lực và phẩm chất cán bộ và nhân viên yếu.
Thứ năm; chúng ta nghiên cứu để đổi mới, hoàn thiện cơ chế, chính sách
quản lý giá trong điều kiện đất nước chuyển sang phát triển nền kinh tế thị trường
từ 1989 đến nay và đã có những thành công bước đầu rất cơ bản.

Trong điều kiện nền kinh tế của nước ta, việc đổi mới và hoàn thiện chính
sách và cơ chế quản lý giá hiện nay cần phải dựa trên các quan điểm cơ bản sau:

1. Thực hiện tự do hoá thị trường và giá cả. Đây là quan điểm mang tính tiền
đề. Bởi vì, một mặt, không tự do hoá thị trường thì không có sản xuất hàng hoá
thực sự, không phát huy đầy đủ mặt tích cực của kinh tế hàng hoá, không đảm bảo
sự hoạt động khách quan của các quy luật vốn có của nó.
Mặt khác, không tự do hoá thị trường thì cũng không làm bộc lộ đầy đủ
những mâu thuẫn, những hạn chế nội tại của kinh tế thị trường, mà chính sách và
cơ chế quản lý giá của Nhà nước lại phải hướng vào giải quyết những vấn đề đó.
Suy cho cùng, mọi giải pháp nhằm hạn chế tự do hoá thị trường và giá cả đều đưa
đến triệt tiêu động lực của kinh doanh, trói buộc sự phát triển của lực lượng sản
xuất, và do đó việc phát triển kinh tế thị trường chỉ là hình thức. Rõ ràng là muốn
cho kinh tế thị trường xuất hiện với đầy đủ ý nghĩa thực sự của nó, phát huy hết
tính tích cực của nó trong việc thúc đẩy sự tăng trưởng của nền kinh tế quốc dân,
nâng cao hiệu quả của kinh doanh và sản xuất xã hội. Chúng ta không có sự lựa
chọn nào khác, ngoài việc đảm bảo tự do hoá thị trường và giá cả. Mặc dù kinh tế
thị trường có mặt trái của nó, nhưng không vì thế mà ta cản trở quá trình hình
thành kinh tế thị trường ở nước ta.
Quan điểm này trước hết đòi hỏi phải thể chế hoá mọi điều kiện đảm bảo
cho sự hoạt động khách quan của kinh tế thị trường, mà cốt lõi của nó là tôn trọng
và đảm bảo quyền tự do kinh doanh của các chủ thể sản xuất hàng hoá theo đúng
luật định, đảm bảo luật chơi của kinh tế thị trường. Mặ khác, trong khi thừa nhận
tự do hoá thị trường và giá cả, đồng thời cũng phải thừa nhận sự quản lý của Nhà
nước đối với thị trường và giá cả. Vì chỉ có Nhà nước mới là yếu tố trung gian
đảm bảo cho sự tự do hoá thị trường, tự do hoá giá cả. Như vậy, việc hiện thực hoá
quan điểm này đòi hỏi một là, Nhà nước phải can thiệp vào những quan hệ mất tự
do, mất bình đẳng của thị trường. Hai là, cần chống mọi sự can thiệp làm triệt tiêu
tính tự do. Mọi hoạt động của Nhà nước, của các thủ thể kinh doanh, của quan hệ
thị trường phải được thể chế hoá thành luật. Từ đó chính sách và cơ ch ế quản lý

giá của Nhà nước phải đặt trong khôn khổ của việc nhận thức đúng đắn và tôn
trọng các quy luật khách quan của thị trường chi phối sự hình thành và vận động
của giá cả thị trường và phải thông qua hệ thống luật, trong đó, có luật quản lý thị
trường và giá cả, để điều hành giá thị trường. Bên cạnh đó, tự do hoá thị trường
còn bao hàm cả việc sớm xoá bỏ sự bao cấp qua giá, qua vốn, xây dựng và triển
khai các điều kiện để hình thành các thị trường vốn, lao động, tài nguyên, tạo mọi
điều kiện để phát huy cạnh tranh lành mạnh, chống mọi xu thế độc quyền và liên
minh độc quyền.
Theo quan điểm này, Nghị quyết Hội nghị lần thứ II của Ban chấp hành
trung ương Đảng (khoá VII) đã đề ra những biện pháp cần thiết, nhằm chuyển hệ
thống giá sang giá thị trường. Đặc biệt, từ năm 2002, Nhà nước đã công bố Pháp
lệnh Giá nhằm góp phần ổn định nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, bình
ổn giá, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân ssản xuất
kinhdoanh, của người tiêu dùng và lợi ích của Nhà nước.Nhưng thực tiễn còn
nhiều vấn đề tồn tại như:
- Việc triển khai và thực hiện triệt để quyền tự chủ kinh doanh của các
doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp Nhà nước, còn chậm.
- Tồn tại xu hướng tuỳ tiện trong việc chấp hành kỷ luật giá biến tướng
dưới các hình thức khác nhau còn khá phổ biến. Hoặc có những luật liên quan đến
viếc quản lý giá, nhưng không được chú trọng thực hiện, dẫn đến hậu quả gây rối
thị trường và giá cả.
- Đối với một số vật tư hàng hoá chưa thực hiện triệt để xoá bao cấp qua
giá, chưa đảm bảo cho giá cả hình thành theo đúng quy luật của thị trường. Chẳng
hạ, Nhà nước còn phải bù lỗ giá bán điện cho người tiêu dùng; tiền lương và thu
nhập không tương xứng với thành quả; giá cả tài nguyên thấp không tương xứng
với giá trị để duy trì, bảo vệ và tái tạo chúng. Tình hình đó đã gây ra sự tiếp tục
phá hoại tài nguyên và môi trường của đất nước.

2. Chính sách và cơ chế quản lý giá của Nhà nước phải luôn hướng vào việc
thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước đề ra trong từng

thời kỳ. Nền kinh tế thị trường ở nước ta là nền kinh tế thị trường theo định hướng
xã hội chủ nghĩa, nhằm đảm bảo cho dân giàu, nước mạnh. Bản chất của kinh tế
thị trường bao hàm hai mặt, mặt tích cực và mặt tiêu cực như đã khẳng định ở
trên. Chính sách và cơ chế quản lý giá cần phải hướng vào mặt tích cực như: thúc
đẩy sự tiến bộ của khoa học và công nghệ, hiệu quả kinh tế cao, đồng thời phải
khắc phục mặt tiêu cực như: phân hoá kẻ giàu người nghèo, phân hoá thành thị và
nông thôn, đề cao lợi ích cục bộ.
Quán triệt quan điểm này, trong thời gian trước mắt, chính sách và cơ chế
quản lý giá phải hướng vào những nội dung cơ bản sau: bảo đảm ổn định về kinh
tế - xã hội và chính trị, bảo đảm sự ổn định giá cả, kiềm chế và đẩy lùi lạm phát,
bảo đảm sự phát triển hài hòa giữa công nghiệp và nông nghiệp, giữa thành thị và
nông thôn, từng bước xúc tiến sự hoà nhập của kinh tế và giá cả trong nước với
kinh tế và giá cả trên thị trường thế giới, thực hiện chính bảo hộ sản xuất và tiêu
dùng trong những trường hợp cần thiét. Đảm bảo được những nội dung trên là tiền
đề đảm bảo sự tăng trưởng và phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần ở
nước ta và sự hình thành một xã hội công bằng và văn minh.
Quán triệt quan điểm này, trong những năm qua, Nhà nước đã làm được
nhiều việc như: thực hiện trợ cấp, trợ giá cho các lĩnh vực có ý nghĩa văn hoá - xã
hội, trợ cước vận chuyển đối với một số vật tư hàng hoá thiết yếu cung cấp cho
đồng bào miền núi, triển khai và thực hiện quỹ bình ổn vật giá, mà trọng tâm trước
hết là bình ổn giá mua lúa của nông dân. Đó là nhưng việc làm thiết thực và góp
phần đáng kể vào sự ổn định tình hình kinh tế - xã hội nói chung. Song, xuất phát
từ yêu cầu của việc ổn định giá nhằm góp phần ổn định sản xuất và đời sống,
chính trị và xã hội ở nước ta, một số vấn đề cần phải được tiếp tục nghiên cứu và
hoàn chỉnh là:
- Thực hiện nghiêm ngặt chính sách quản lý thu nhập, nhằm xoá bỏ những
thu nhập bất chính và bất hợp lý trong các bộ phận và tầng lớp dân cư. Tuy chúng
ta không chuyến khích tư tưởng bình quân, nhưng rõ ràng là, trong một số năm
gần đây do thiếu sự quan tâm và sơ hở trên lĩnh vực này nên tốc độ phân hoá trong
xã hội ta diễn ra quá nhanh chóng, và chính điều đó lại là mầm mống gây ra sự

xáo động về giá cả, đời sống, tâm tư, lối sống, nguyện vọng của nhiều tầng lớp
dân cư.
- Phối hợp hữu hiệu các công cụ khác nhau, nhằm đảm bảo cho sự hoà nhập
từng bước kinh tế và giá cả trong nước với kinh tế và giá cả thuế giới, phòng ngừa
mọi tác động tiêu cực của hệ thống giá cả trên thị trường thế giới vào hệ thống giá
trong nước.
- Nghiên cứu và áp dụng có hệ thống, đảm bảo hiệu quả những giải pháp
của Nhà nước đối với nông thông và nông nghiệp nhằm góp phần duy trì sự ổn
định của sản xuất và giá cả nông phẩm, vì đây là khu vực còn tập trung tới 75%
dân số nước ta, là lực lượng sản xuất chủ yếu để phát triển kinh tế.
-Kiên quyết thực hiện sự ổn định của giá trị đồng tiền.

3. Chính sách và cơ chế quản lý giá phải được đặt trong một tổng thể các giải
pháp đồng bộ. Giá cả luôn là một hiện tượng kinh tế tổng hợp. Nó có mối liên hệ
nhân quả với nhiều hiện tượng và giải pháp kinh tế khác. Do đó, giá cả có thể xem
như là tín hiệu thị trường của một quá trình kinh tế hay của một tổng thể các giải
pháp kinh tế. Lịch sử phát triển kinh tế và công cuộc cải ách gia cả của nước ta đủ
để chứng minh rằng sẽ không có sự phát triển kinh tế lành mạnh, nếu không có sự
ổn định về giá cả. Nhưng cũng sẽ không có được sự ổn định của giá cả, nếu không
có một chính sách tiền tệ đúng đắn, mà mục tiêu của nó là đẩy mạnh phát triển sản
xuất, chống lạm phát và củng cố sức mua của đồng tiền, nếu không có sự phấn đấu
kiên quyết để đảm bảo có được một ngân sách lành mạnh, một tỷ giá hối đoái ổn
định; nếu không có một chính sách thu nhập hợp lý, một hệ thống giải pháp hữu
hiệu về chống độc quyền, chống đầu cơ buôn lậu v.v Vì vậy, trong quản lý kinh
tế và quản lý giá cả, phải thông qua tín hiệu giá cả thị trường để giải quyết đồng bộ
các giải pháp khác nhằm đạt mục tiêu của quản lý vĩ mô nói chung, và quản lý giá
cả nói riêng.
Quán triệt quan điểm này cũng có nghĩa là quản lý giá cả phải hướng vào
việc quản lý các nhân tố hình thành giá cả. Giá cả chịu sự tác động chi phối của rất
nhiều nhân tố kinh tế - xã hội. Mức độ tác động của từng nhân tố tới gá cả rất khác

nhau. Không nên quan niệm rằng, quản lý giá chỉ là sự can thiệp trực tiếp vào mức
giá, mà nó bao hàm cả sự quản lý gián tiếp thông qua các nhân tố tác động tới sự
hình thành và vận động của giá cả tr, chẳng hạn như: lượng cung, lượng cầu;
lượng tồn kho và lưu trữ hàng hoá, các yếu tố chi phí, lượng tiền mặt trong lưu
thông, mức và biểu thuế, lương xuất nhập v.v Quan điểm đó cũng có thể đặt ra
ngay cả với loại giá cần bảo hộ. Tất nhiên, trong điều hành cụ thể phải tuỳ từng
thời kỳ, từng loại hàng, từng hình thái thị trường và quy luật hình thành giá cả để
lựa chọn tác động và nhân tố nào nhằm thực hiện được mục tiêu quản lý giá.
Từ bài học thực tiễn của những năm tháng tiến hành cải cách giá trong thập
kỷ 80, trong những năm qua Đảng và Nhà nước ta đã từng bước quản lý nghiêm
ngặt hơn việc lưu thông tiền tệ, thu chi của ngân sách Nhà nước, hoàn chỉnh dần
chính sách thuế và chính sách kinh tế đối ngoại, điều hoà quan hệ cung - cầu của
một số mặt hàng và nhóm hàng, thực hiện việc hỗ trợ và cán thiệp vào giá nông
sản phẩm
Tuy nhiên trong việc thực hiện các giải pháp đồng bộ, còn cần phải:
- Tiếp tục hoàn chỉnh, nâng cao hiệu lực và kỷ cương trong việc thực hiện
các chính sách vĩ mô gắn liền với mục tiêu bình ổn giá thị trường, phát triển và
tăng trưởng nền kinh tế quốc dân. ở đây bao hàm cả sự phối hợp đồng bộ giữa các
ngành các Bộ có liên quan, tránh "cắt khúc" và thiếu phối hợp đồng bộ giữa các
ngành có liên quan.
- Gia tăng sự chỉ đạo và chế độ trách nhiệm đối với việc điều hoà quan hệ
cung cầu, bình ổn giá thị trường của các ngành hàng, nhóm hàng và mặt hàng thiết
yếu đối với nề kinh tế, tránh những cơn sốt giá cục bộ.
- Tăng cường hiệu lực của việc kiểm tra và thanh tra.


×