Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (180.46 KB, 4 trang )
6 BÍ QUYẾT ĐỂ TẠO DỰNG VÀ DUY TRÌ
ĐỘNG CƠ LÀM VIỆC
Nhân viên thiếu động cơ làm việc không phải không có trong doanh nghiệp.
Nếu la cà ở các quán nhậu, tình cờ bạn có thể nghe thấy rất nhiều hình thức
phàn nàn của nhân viên về “sếp” như quan lieu trong công việc, thiên vị đối
xử với nhân viên cấp dưới, không có tầm nhìn rõ ràng về định hướng phát
triển của công ty… Bạn có thể tin chắc rằng những phàn nàn trên đều được
phát ra từ những nhân viên đang thiếu động cquơ làm việc. Thế nhưng nếu
người ấy có chuyên môn giỏi thì sao đây? Bằng cách áp dụng những biện
pháp sau, lãnh đạo doanh nghiệp hoàn toàn có thể giúp đỡ các nhân viên tìm
lại nguồn cảm hứng và đóng góp được năng lực nhiều hơn vào quá trình
phát triển của doanh nghiệp.
1, Làm gương: Sự tận tâm với công việc phải xuất phát trước tiên từ đội
ngũ lãnh đạo. Chỉ có vậy thì đội ngũ nhân viên mới theo gương. Sự tận tâm
còn thể hiện ngay cả trong trường hợp người lãnh đạo phạm phải sai lầm
trong công việc bằng cách thẳng thắn thừa nhận và cố gắng khắc phục cho
được.
2, Đề cao tính kỷ luật nhưng vẫn khuyến khích tính linh hoạt, sáng tạo
trong công việc
. Kỷ luật khi được áp dụng như là tác nhân bào mòn sự tận
tâm làm việc của nhân viên. Tuy nhiên, nhìn từ góc độ tích cực, đây chính là
những nguyên tắc quan trọng tạo dựng và đảm bảo sự ổn định trong môi
trường làm việc. Chỉ những nội quy, kỷ luật không rõ ràng mới làm mất dần
nhiệt huyết của đội ngũ nhân viên. Quán triệt những nguyên tắc cơ bản,
doanh nghiệp cũng cần tạo một mức độ tự do nhất định để loại bỏ sự nhàm
chán, khuyến khích tính linh hoạt, sáng tạo của nhân viên.
3, Thể hiện sự quan tâm đối với nhân viên cấp dưới. Thái độ quan tâm
lẫn nhau giữa các đồng nghiệp cần được phát huy vì đó là một bộ phận quan
trọng trong văn hóa doanh nghiệp. Bên cạnh đó, sự quan tâm của lãnh đạo
giúp các nhân viên ý thức rõ được những gì lãnh đạo doanh nghiệp đang kỳ