Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tài liệu 10 quy tắc cho các doanh nghiệp dịch vụ docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (282.25 KB, 5 trang )

10 quy tắc cho các DN dịch vụ
Nếu bạn có ý định tạo dựng một DN đi theo hướng cung ứng các sản phẩm dịch
vụ thì sự thành công hay thất bại trong công việc kinh doanh phụ thuộc rất nhiều
vào khả nǎng thu hút và duy trì khách hàng của bạn.

1. Hiểu rõ khách hàng
Chìa khóa để mở ra một mối quan hệ tốt với khách hàng là không nên có thái độ
quá trông mong vào khách hàng. Thay vào đó, bạn hãy hỏi họ mong muốn gì từ
những dịch vụ của bạn. Và sau đó, hãy giải thích rằng, các dịch vụ của bạn chắc
chắn sẽ làm thỏa mãn những nhu cầu của khách hàng. Khách hàng sẽ đánh giá bạn
cao hơn khi bạn đặt nhu cầu của họ là mối quan tâm hàng đầu. Hơn nữa, bạn hãy
ghi lại những nét sở thích, nhu cầu của các khách hàng, cũng như phong cách
riêng của từng người. Nếu như trước đó, khách hàng đã từng sử dụng những dịch
vụ giống như của bạn, thì bạn hãy thử thǎm dò để học hỏi thêm kinh nghiệm từ
những lời phàn nàn và khen ngợi của khách.



2. Tuân theo một nguyên tắc vàng: Khách hàng là thượng đế
Hãy chứng tỏ phong cách phục vụ thật chuyên nghiệp và uy tín của bạn. Khách
hàng là nhân tố đóng góp vào sự thành công của một DN. Quan tâm, phục vụ
khách hàng tận tình và xây dựng một mối quan hệ bền vững chính là một trong
những cách thức hữu hiệu nhằm xây dựng uy tín cho DN.
3. Uy tín là chìa khoá vàng
Nếu bạn phải hoàn thành một dự án trong một khoảng thời gian nhất định, hãy cố
gắng hoàn thành công việc đúng thời hạn cho dù bạn phải hi sinh những lợi ích cá
nhân của mình. Sự tận tuỵ sẽ tạo uy tín cho DN của bạn. Khách hàng sẽ sớm nhận
ra rằng bạn chính là người mà họ có thể tin tưởng.
4. Giữ kín công việc giữa bạn và khách hàng
Điều này có nghĩa là bạn không nên tiết lộ công việc làm ǎn giữa bạn và khách
hàng cho bất kỳ ai, thậm chí là mẹ bạn. Tập cho mình thói quen dọn sạch cả những


giấy tờ trên bàn làm việc của bạn trước khi ra về.
5. Tạo cơ hội cho khách hàng hiểu rõ về DN của bạn.
Khách hàng cũng cần phải học cách hợp tác với bạn. Khi bắt đầu kinh doanh, hãy
lập ra những tiêu chí và đặc điểm giữa những việc mà bạn có thể làm và không thể
làm được. Giữ thái độ thẳng thắn với khách hàng là một điều vô cùng quan trọng.
Hãy thảo luận về các nguyên tắc của DN bạn với các đối tác. Không nên ngại
ngùng khi bàn bạc về vấn đề tiền nong và điều kiện thanh toán. Tốt nhất là làm rõ
tất cả mọi thứ ngay từ khi bắt đầu tiến hành hợp tác vì không ai thích những điều
“ngạc nhiên”.
6. Bảo vệ DN và khách hàng của bạn
DN của bạn cần phải được bảo vệ trước những nghĩa vụ pháp lý. Không một DN
nào muốn rơi vào các vụ kiện tụng, khi tiến hành công việc kinh doanh. Bạn phải
có nghĩa vụ pháp lý nếu bạn gây tổn hại đến các cá nhân và các DN. Bạn có thể
phải đền bù những tổn thất cho họ. Và kết quả là sẽ có nhiều rủi ro cho công việc
kinh doanh và tài sản cá nhân của bạn.
7. Biết rõ khả nǎng của mình
Khi bạn nói có với khách hàng, bạn phải chắc chắn rằng bạn sẽ cung ứng các dịch
vụ mà khách hàng yêu cầu đúng thời gian. Chỉ đồng ý khi bạn biết bạn có thể đảm
nhận và hoàn thành xuất sắc công việc đó. Đừng vì muốn chứng tỏ khả nǎng của
mình mà chấp nhận những thương vụ mà bạn không thể đảm nhận. Và tồi tệ hơn
trong khi bạn không đúng hẹn và xin gia hạn thêm cho những hợp đồng.
8. Nếu như bạn phải nói không
Nếu như có một công việc mà bạn hoàn toàn không muốn làm vì một vài lý do, sẽ
tốt hơn nếu bạn nói rằng kế hoạch của bạn không cho phép thay vì nói rằng bạn
không thích công việc này. Hoặc bạn có thể thẳng thắn nói với khách hàng rằng dự
án của họ nằm ngoài chuyên môn của bạn và họ nên tìm những người có kỹ nǎng
đáp ứng được nhu cầu. Khách hàng sẽ đánh giá cao bạn hơn vì sự trung thực của
bạn. Bạn nên nói “không” một cách lịch sự và đừng bao giờ phê bình khách hàng.
9. Khi bạn cung ứng sản phẩm dịch vụ không đúng hạn
Nên nói với khách hàng và đưa ra lời xin lỗi cùng với lời hứa là bạn sẽ hoàn thành

dự án càng sớm càng tốt. Hoặc bằng cách chỉ ra những sáng tạo và đảm bảo rằng
bạn có mọi thông tin chính xác liên quan về dự án, khách hàng sẽ thấy phong cách
làm việc của bạn rất chuyên nghiệp. Bạn nên sắp xếp một cuộc gặp gỡ với khách
hàng để trao đổi và bàn về những vấn đề phát sinh khiến cho dự án có thể không
được hoàn thành đúng hạn. Hãy luôn thông báo cho khách hàng dự án đang được
diễn ra như thế nào. Một điều cấm kỵ: Không nên giải thích với khách hàng lý do
chậm trễ là vì một khách hàng khác. Bất kỳ khách hàng nào cũng đều muốn họ là
khách hàng quan trọng nhất của bạn.
10. Một sự hợp tác lâu dài
Sau một ngày làm việc kết thúc, bạn hãy đặt cho mình những câu hỏi: Khách hàng
này có đóng góp cho sự phát triển của bạn chưa ? Bạn sẽ có cách nhìn tốt hơn về
giá trị thực sự của từng khách hàng. Hãy nhớ rằng, không phải bất kỳ hợp đồng
nào cũng có giá trị. Bạn cần đánh giá đúng mức về khách hàng của mình.
(theo DĐDN)
— Thông điệp từ Nhà Tài Trợ —
Các thông số cơ bản của máy chấm công
Bạn cảm thấy bối rối vì có quá nhiều chủng loại máy chấm công? Hãy dựa vào sơ
đồ sau để nắm bắt được những thông số cơ bản giúp bạn lựa chọn đúng sản phẩm
mình cần


×