Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Tài liệu Vẽ phong cảnh và tĩnh vật pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (241.4 KB, 4 trang )


VẼ PHONG CẢNH VÀ
TĨNH VẬT




Nhiều nhà danh hoạ đã có chung một nhận định: Hội hoạ chỉ là nghệ
thuật sắp xếp những hình thể, đường nét, mầu sắc đậm nhạt khác nhau.
Trong mấy kỳ học vừa qua, tranh của đa số học viên mầu sắc không được
phong phú bởi vì chúng ta thường mắc chung một khuyết điểm: bỏ quá ít mầu
trên palette do đó bức tranh mằu sắc quá nghèo nàn. Muốn tránh các khuyết
điểm này cần lưu ý các điểm sau đây:
MẦU VẼ
Ngoài những mầu căn bản đã có nên mua thêm mầu Cerelean blue,
Payne's gray, Raw sienma, Red oxide hay Sap green, Neutral gray N.5, Colbalt
blue hue, Raw sienna của hãng Liquites v.v… Chúng ta có thể pha những mầu
này được, nhưng không thể nào đẹp và chính xác cho bằng.
• Trước khi vẽ, nên suy xét chúng ta sẽ dùng những mầu nào? Hãy bỏ
những mầu đó và những mầu đậm nhạt liên hệ hay đối nghịch (compliment)
vòng quanh palette theo thứ tự đậm nhạt.
• Khi pha mầu, không nên dùng thẳng mầu từ trong ống mà phải pha thêm
1-2 mầu và một chút mầu trắng. Không có mầu trắng, mầu mới pha trông sẽ trong
suốt (transparent) ta sẽ nhìn thấy lớp mầu ở dưới, cho thêm mầu trắng sẽ làm cho
đục (opaque).
NỀN TRỜI
Vẽ từ trên xuống dưới, trên đậm dưới nhạt. Dùng mầu xanh nhạt (brilliant
blue, cerulean blue) pha thêm một chút mầu xám (gray) hay một chút mars black.
Phía trên cho thêm Ultramarine blue, phía dưới cho thêm mầu trắng hay hồng hay
vàng tuỳ theo ý muốn.


MÂY
Luôn nhớ quy luật ánh sáng ở trên cao, cho nên cũng giống như nền trời,
mây phải vẽ trên sáng dưới tối. Tuyệt đối mây không phải là màu trắng tuyền, mà
phải có chút mầu ở bên cạnh (adjacent color). Mây không tròn một cục hay dài
từng vệt, ngang một hàng mà phải thay đổi hình thể, phía trên sắc nét phía dưới
mờ dần.



NƯỚC
Mầu sắc của nước chỉ là phản ảnh của trời mây, cây cỏ, núi non. Như vậy,
nước có đủ mầu trong đó, chứ không đơn thuần chỉ có một mầu.
NÚI NON
Nhớ áp dụng quy luật cảnh vật ở xa chỉ là một mầu xanh xám hay nâu
xám đậm nhạt và hình thể khác nhau. Vẽ mầu xám đậm trước rồi sẽ vẽ mầu nhạt
về phía sáng.
CÂY CỎ
Áp dụng quy luật gần rõ, xa mờ hay gần chi tiết, xa nhạt nhoà, gần
mầu sắc tươi, xa mầu xám dần đi. Khi vẽ cây nên dùng một lớp lót thật đậm
gồm các mầu green, red, purple, blue v.v… sau đó sẽ vẽ mầu sáng (high light)
sau. những nâ`u nhạt này có thể là 2-3 lớp khác nhau.
ÁNH NẮNG
Luông nhớ quy luật ánh sáng vàng cam, hay đậm nhạt, pha thêm mầu
trắng và chút mầu chính của vật thể. Thí dụ, ánh sáng trên quả táo đỏ là mầu vàng
cam pha thêm một chút đỏ. Ánh nắng trên cây là mầu vàng cam pha thêm một
chút xanh.
TẠO CHIỀU SÂU
Bức tranh sẽ không linh hoạt nếu thiếu chiều sâu. Hãy tạo chiều sâu bằng
cách xếp đặt nhiều lớp trước sau và dùng nhiều mầu cho đúng.
NÉT BÚT

Nét bút (bush stroke) cần phải theo đường nét của vật thể. Vẽ quả cam, nét
bút phải theo hình tròn của quả cam. Vẽ một vật đứng thẳng nên dùng nét bút
thẳng, vẽ đồi núi, nét bút nên vẽ theo triền dốc.
CHỦ ĐỀ
Chủ đề (point of interest) của bức tranh luôn luôn phải ở một trong những
điểm chính (focal points), mầu sắc phải tươi sáng hơn những chỗ khác. Muốn
kiểm chứng, ta có thể đứng xa chừng 2 thước (2m), nhắm mắt lại rồi mở một mắt
xem chủ đề phải là điểm nào ta nhìn thấy trước tiên. Nếu trong một bức tranh, chỗ
nào cũng tươi, cũng sáng chúng ta không diễn tả được đâu là điểm chính.
BÓNG TỐI
Bóng tối (shadow) rất cần thiết để làm nổi bật ánh sáng, nhất là trong
những bức tranh tĩnh vật. Mầu sắc diễn tả bóng tối thường dùng các mầu lạnh
(cool). Thí dụ bóng cuả quả táo đỏ người ta dùng mầu đỏ trộn lẫn với mầu xanh
da trời (cerulean blue hoặc brilliant blue). Cũng có thể dùng mầu đỏ sậm, đợi cho
khô, sau đó sẽ dùng mầu xanh kể trên vẽ đè lên.

×