Mẹo học tiếng Anh hiệu quả
1. Over và Above:
Above dùng để chỉ một vật nào đó ở vị trí cao hơn một vật khác.
• The birds flew up above the trees.
• The sun rose above the horizon.
• There is a mirror above the washbasin.
• We have rented a room above the shop.
• She is above average in intelligence.
• Your name comes above mine on the list.
Above và Over
Cả above và over đều mang nghĩa là higher than(cao hơn)
• The helicopter hovered above/over the building.
• The water came up above/over our knees.
Above thường dùng khi chúng ta muốn chỉ một vật cao hơn nhưng không ở ngay phía trên vật
khác.
• There is a small cottage above the lake. (Ngôi nhà không nằm ngay trên hồ nước – mà
nằm phía bên trên hồ nước.)
Above cũng được dùng trong các thang bậc đo nhiệt độ, độ cao, chỉ số thông minh….
• The temperature never rose above 10 degree Celsius.
Over thường được dùng khi một sự vật ở ngay trên sự vật khác hoặc chạm vào vật đó.
• He put on a coat over his shirt.
• There was cloud over the city.
Over cũng được dùng để nói về độ tuổi, tốc độ và cũng tương đương với more than.
• You have to be over 18 to see that film.
• There were over 50 fifty people at the meeting.
2. Động từ feel:
Sau động từ Feel có thể là tính từ hoặc danh từ
• A baby’s hand feels smooth.
• I always feel sleepy on Mondays.
• When she realized what she had done, Alice felt (= thought that she was) a complete
idiot.
Feel có thể được dùng với chủ ngữ chỉ người (I, you …) để nói về cảm giác đang có tại một thời
điểm nào đó. Có thể dùng ở cả dạng hiện tại đơn và tiếp diễn. Chỉ có một sự khác biệt nhỏ
• I feel fine. (= I am feeling fine.)
• Do you feel happy? (= Are you feeling happy?)
• ‘How are you feeling?’ ‘Not too bad, but I still have a slight headache.’
Feel có thể được dùng với chủ ngữ chỉ vật, có nghĩa là “mang lại cho ta cảm giác” gì đó. Trong
trường hợp này, người ta không dùng với thì tiếp diễn
• A baby’s hand feels smooth. (NOT … is feeling smooth.)
• That feels nice. (NOT … is feeling nice.)
Feel like; feel as if/though
Feel like something có nghĩa là “có mong muốn/ ước muốn cái gì/làm gì đó”. Thường sau đó sẽ
là động từ dạng V-ing
• I feel like (having) a drink. (= I would like to have a drink.)
• I feel like going for a walk. (= I would like to go for a walk.)
• He was so rude. I felt like slapping his face. (= I wanted to slap him.)
• I felt like crying. (= I wanted to cry.)
Sau feel like có thể là một mệnh đề, mang nghĩa tương tự với as if/ as though.
• She felt like she was in a dream. (= It seemed as if she was in a dream.)
So sánh với:
• I felt like swimming. (= I wanted to swim.)
• I felt like/as if I was swimming. (= It seemed as if I was swimming.)
Feel với vai trò là động từ thường
Theo sau động từ Feel là một tân ngữ, thường nói tới cảm giác về mặt thể chất (cảm nhận qua
các giác quan)
• He gently felt the smoothness of her cheek.
• Just feel how cold my hands are.
Sau tân ngữ ta cũng có thể dùng động từ dạng V- ing
• I could feel a chill running down my spine.
• He could feel the sweat trickling down his neck.
Feel thường được dùng để bày tỏ ý kiến phản hồi, theo sau đó là mệnh đề That
• I feel certain that I am right.
• She felt that she could no longer carry on.
• I felt that she was lying to me.
• I felt that she was arrogant.
3. Sử dụng đúng “That” và “Which”:
Mệnh đề quan hệ là một vấn đề ngữ pháp khá quan trọng trong tiếng Anh, nhưng không phải ai
cũng biết cách sử dụng đúng và phận biệt được các loại mệnh đề. Trong bài viết này,
VietnamLearning sẽ giúp bạn phân biệt được hai loại mệnh đề với "That" và "Which".
Mô tả sự vật với “That” và “Which”
“That” đứng ở đầu mệnh đề hay nhóm từ cung cấp thông tin hạn định, thường là để phân biệt
chủ thể này với chủ thế khác.
Ví dụ:
• Knock on the door that is red (Hãy gõ vào cánh cửa màu đỏ) -> có rất nhiều cánh cửa
nhưng cái mà người nói nhắm tới là cánh cửa màu đỏ chứ không phải là cái nào khác.
“Which” đứng đầu mệnh đề để cung cấp thông tin thêm. Mệnh đề đó không cần thiết cho ý
nghĩa của câu, do đó có dấu phẩy đứng trước.
Ví dụ:
• Knock on the door, which is red -> chỉ có duy nhất một cánh cửa, và nó màu đỏ
Ngoài ra, có các ví dụ sau:
• Open a franchise in the city that is closest to Chicago -> có rất nhiều thành phố khả dĩ
nhưng ta đang nói đến ở đây là thành phố gần với Chicago nhất.
• Indianapolis, which has thousands of coffee drinkers, will be an excellent place for a
franchise -> chỉ có một thành phố là Indianapolis. Và ta cũng biết thêm được thông tin là
Indianapolis có hàng ngàn người uống café.
Mệnh đề hạn định và không hạn định
Mệnh đề bắt đầu với “that” giữ vai trò cần thiết đối với nghĩa của câu. Ta không biết thành phố
nào được nói đến trong câu nếu như không có mệnh đề “the city that is closest to Chicago”
Mệnh đề bắt đầu bằng “which” không cần thiết cho nghĩa của câu. Mệnh đề có thể bao hàm
thông tin quan trọng nhưng câu vẫn hoàn chỉnh và có nghĩa nếu như bỏ mệnh đề đó đi.
“Indianapolis will be an excellent place for a franchise” là một câu hoàn toàn đủ nghĩa, mặc dù
không có mệnh đề “which has thousands of coffee drinkers”
Mệnh đề không hạn định thường được ngăn cách với mệnh đề chính bằng dấu phẩy. Mệnh đề
hạn định thì ngược lại. Điều này trở nên quan trọng khi ta nói về người, và chúng ta không có
những từ như “that” hay “which” để chỉ dẫn.
Dùng đại từ “Who” để chỉ người
Khi muốn chỉ người, thì cả “that” và “which” đều được thay thế bằng “who”. Cách duy nhất để
xác định một mệnh đề chỉ người là hạn định hay không hạn định là ở dấu phẩy.
Hãy tưởng tượng một đoạn video quay một ca sĩ và sáu vũ công. Chỉ có duy nhất một ca sĩ, nên
mệnh đề về ca sĩ đó sẽ là không hạn định. Còn ở đây có hơn một vũ công, nên nếu muốn nói về
một vũ công nào đó, ta phải thêm mệnh đề hạn định để chỉ rõ người vũ công nào mà ta đang nói
tới.
Ví dụ:
• The singer, who is wearing a leather jacket, has released a new album.
• It will be the first solo album for the singer, who has two albums with her previous band.
• The dancer who has red shoes just missed a step
• I like the dancer who looks like Elvis.