Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tài liệu 6 "Sai lầm " thường mắc khi thuyết trình ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (165.46 KB, 5 trang )

6 "Sai lầm " thường mắc khi thuyết trình


1. Không giao tiếp bằng mắt với người nghe

Hậu quả: Mọi người sẽ nghĩ bạn thiếu tự tin, bạn lo lắng và chưa chuẩn bị kỹ
bài nói chuyện.

Lời khuyên: Dành 90% thời gian nói chuyện hoặc nhiều hơn để nhìn thẳng
vào mắt của cùng trò chuyện. Phần lớn chúng ta khi nói chuyện thường chỉ
nhìn xuống tài liệu, vào màn chiếu, nhìn xuống bàn hoặc ngó lơ lung tung.
Có một cách rất hiệu quả để chữa "bệnh" này: ghi hình những buổi thuyết
trình của mình và xem lại để rút kinh nghiệm.

Nhìn thẳng vào thính giả chính là một cách để thu hút sự chú ý của họ,
không cho phép họ có cơ hội lơ là hay làm việc khác.


2. Dáng đứng rụt rè, không mạnh mẽ

Hậu quả: Mọi người sẽ thấy ở bạn một doanh nhân còn non nớt, không
chững chạc.

Lời khuyên: Khi đứng trên sàn, bạn nên đứng sao cho chân rộng bằng vai.
Bạn có thể hơi nghiêng người và vai về phía trước nhưng nên giữ thẳng đầu
và xương sống. Không nên dựa vào bàn hay bục phát biểu.


3. Cử động hoặc lắc lư cơ thể quá nhiều

Hậu quả: Mọi người nghĩ bạn đang sốt ruột về điều gì đó, muốn nói nhanh


cho xong. Đôi khi, những động tác thừa của bạn khiến người nghe rối mắt,
và họ có thể lấy chúng ra làm trò cười đấy.

Lời khuyên: Hãy hạn chế và kiểm soát mọi cử động của cơ thể. Đừng phô
diễn những cử động không mục đích. Tập thói quen nghiêm túc ngay cả khi
đang nói chuyện với một người. Trừ khi bạn đang "buôn dưa lê" với cô bạn
thân, mọi cử chỉ lắc lư đều khiến bạn có vẻ cợt nhả.



4. Đứng yên một chỗ

Hậu quả: Bạn đang tạo cho bài nói chuyện của mình vẻ cứng nhắc không
cần thiết đấy. Buổi nói chuyện của bạn chắc chắn sẽ kém phần sôi động, vui
vẻ nếu bạn cứ đứng yên như phỗng.

Lời khuyên: Bạn có thể đi lại một chút. Nhiều nhà diễn thuyết xuất sắc rất
hay đi lại trong lúc nói chuyện, thậm chí đi lại rất nhiều. Tuy nhiên, việc đi
đi lại lại của họ là có mục đích chứ không phải vô nghĩa. Bạn cũng nên có
những động tác cần thiết để minh họa cho bài nói.


5. Bỏ hai tay trong túi

Hậu quả: Mọi người sẽ nghĩ bạn không có hứng thú phát biểu, bạn miễn
cưỡng phải trình bày, hoặc bạn đang lo lắng.

Lời khuyên: Nếu bạn chỉ bỏ một tay trong túi và tay kia để thả lỏng thì vẫn
có thể chấp nhận được. Nhưng nếu bỏ cả hai tay thì chắc chắn là phải thay
đổi. Giải quyết vấn đề này hết sức đơn giản: bỏ tay ra khỏi túi. Dùng tay để

cầm bút, thước, chỉ vào màn hình minh họa,… Hãy để đôi tay bạn không
“thất nghiệp”.


6. Sử dụng những cử chỉ, điệu bộ giả tạo

Hậu quả: Mọi người sẽ biết ngay bạn đã học quá thuộc bài phát biểu, bạn sẽ
mất đi sự tự nhiên và khiến mọi người nghĩ ngay đến sự giả tạo, không thật
trong bài phát biểu của bạn.

Lời khuyên: Đừng quá lạm dụng các cử chỉ, điệu bộ trong lúc phát biểu. Nếu
không sẽ có lúc cử chỉ, điệu bộ của bạn sẽ không nhất quán với những gì bạn
đang nói. Khi đó, thính giả sẽ được xem một bộ phim mà hình ảnh và âm
thanh bị lộn xộn. Ngôn ngữ thuyết trình cũng phải chọn lựa kỹ, sao cho giản
dị và dễ hiểu, đừng để người nghe nhàm chán hoặc phải căng thẳng đầu óc
để suy luận.

×