Tải bản đầy đủ (.pdf) (100 trang)

Giáo trình hàn cơ bản (nghề công nghệ ô tô cđ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.21 MB, 100 trang )

LỜI NĨI ĐẦU
Giáo trình Hàn cơ bản được biên soạn theo đề cương do tổng cục dạy
nghề ban hành. Nội dung được biên soạn ngắn gọn, dễ hiểu. Các kiến thức trong
tịan bộ giáo trình có mối liên hệ chặt chẽ. Tuy vậy giáo trình cũng chỉ là một
phần trong nội dung của chuyên ngành đào tạo cho nên người dạy, người học
cần tham khảo thêm các giáo trình có liên quan đối với ngành học để việc sử
dụng giáo trình đạt hiệu quả cao hơn.
Khi biên soạn giáo trình này chúng tôi đã cố gắng cập nhật những kiến
thức mới có liên quan đến mơn học và phù hợp với đối tượng sử dụng cũng như
cố gắng gắn những nội dung lý thuyết với những vấn đề thực tế thường gặp
trong sản xuất, đời sống để giáo trình có tính thực tiễn cao.
Trong q trình sử dụng tùy theo yêu cầu cụ thể có thể điều chỉnh số tiết
trong mỗi chương. Trong giáo trình chúng tơi khơng đưa ra nội dung thực tập
của từng chương vì trang thiết bị phục vụ cho thực tập của các trường không
đồng nhất. Vì vậy căn cứ vào trang thiết bị đã có của từng trường và khả năng tổ
chức cho học sinh thực tập ở các xí nghiệp bên ngồi mà trường xây dựng thời
lượng và nội dung thực tập cụ thể.
Giáo trình được biên soạn cho đối tượng học sinh Cao đẳng nghề và trung
cấp nghề và nó cũng là tài liệu tham khảo cho người lao động đang làm việc ở
các cơ sở kinh tế nhiều lĩnh vực khác nhau.
Mặc dù đã cố gắng nhưng chắc chắn không tránh khỏi những khiếm
khuyết. Rất mong nhận được ý kiến đóng góp của người sử dụng.
CÁC TÁC GIẢ

0


MỤC LỤC
ĐỀ MỤC
1. Lời tựa
2. Mục lục


3. Giới thiệu về mơ đun
4. Các hình thức học tập chính trong mơ đun
5. Liệt kê các nguồn lực cần thiết cho mô đun

TRANG
1
4
5
6
7

6. Bài 1
7. Bài 2

8
61

8. Bài 3
9. Tài liệu tham khảo

93
101

1


GIỚI THIỆU VỀ MƠ ĐUN
I. VỊ TRÍ, Ý NGHĨA, VAI TRỊ MƠ ĐUN
- Vị trí: Mơ đun nằm trong chương trình đào tạo hệ Cao đẳng nghề Cơng
nghệ ơ tơ. Được học sau các môn học chung và môn MH07, MH08, MH09,

MH10, MH11, MH12, MH13.
- Tính chất: Là mơ đun đào tạo nghề bắt buộc.
II. MỤC TIÊU MÔ ĐUN
Học xong mơ đun này người học có các khả năng:
- Trình bày được cấu tạo và phương pháp sử dụng các thiết bị hàn cơ bản.
- Sử dụng được các dụng cụ liên quan đến công tác hàn cắt hồ quang điện,
hàn bằng ngọn lửa khí và hàn thiếc.
- Vận hành máy hàn, sử dụng mỏ hàn điện trở, đèn khò đúng quy trình kỹ
thuật và an tồn.
- Hình thành được các kỹ năng hàn cắt hồ quang điện, bằng ngọn lửa khí
và hàn thiếc bằng mỏ hàn điện trở, bằng mỏ hàn đốt và đèn khị.
- Thực hiện tốt cơng tác an tồn và vệ sinh cơng nghiệp.
III. NỘI DUNG CHÍNH CỦA MƠ ĐUN
Bài 1: Hàn điện hồ quang; Khái niệm về hàn điện hồ quang; Máy hàn và
thiết bị phụ trợ; Các loại mối hàn và chuẩn bị mép hàn; Chế độ hàn; Các dạng
sai hỏng và biện pháp khắc phục; Thực hành hàn, cắt.
Bài 2: Khái niệm về hàn bằng ngọn lửa khí; Ngọn lửa hàn; Kỹ thuật hàn
kim loại bằng ngọn lửa khí; Kỹ thuật cắt bằng ngọn lửa khí; Thực hành hàn, cắt.
Bài 3: Tổng Khái niệm về hàn thiếc; Dụng cụ, vật liệu và thiết bị dùng để
hàn thiếc; Kỹ thuật hàn thiếc bằng mỏ hàn điện trở; Kỹ thuật hàn thiếc bằng mỏ
hàn đốt và đèn khị; An tồn khi hàn thiếc; Thực hành hàn thiếc.
CÁC HÌNH THỨC HỌC TẬP CHÍNH TRONG MƠ ĐUN
- Học trên lớp những kiến thức lý thuyết có liên quan.
- Tự nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến bài học do giáo viên hướng
dần.
- Tham quan các cở sở xản xuất cơ khí các nhà máy cơ khí.
- Học tại xưởng thực hàn.
YÊU CẦU VỀ ĐÁNH GIÁ HỒN THÀNH MƠ ĐUN
*Về kiÕn thức:


2


Được đ¸nh gi¸ qua bài kiểm tra viết, kiểm tra vn áp t các yêu cu sau
ây:
Tính vt liu hn, phôi hn chính xác.
- Chn ch hn phù hp với chiều dày vật liệu và kiểu liªn kết hàn.
- Trìnnh by ợc cu to v nguyên lý hot ng của c¸c loại m¸y hàn
điện hồ quang tay.
- Giải thÝch đầy đủ một số quy định an toàn trong hàn in.
*K năng:
c ánh giá bng kim tra trc tip các thao tác trên máy, qua cht
lng ca bi tp thc hnh t các yêu cầu sau:
- Vn hnh, s dng máy hn xoay chiu v mt chiu thông dng thnh
tho.
- Chuẩn bị ph«i liệu, thiết bị dụng cụ hàn đóng theo kế hoạch đ0 lập.
- Hàn c¸c mối hàn chốt, hàn gi¸p mối, hàn gãc ở vị trÝ hàn bằng m bo
yêu cu k thut.
- Phát hin úng các khuyt tật mối hàn và sửa chữa mối hàn kh«ng để phế
phẩm sản phẩm.
- Sắp xếp thiết bị dụng cụ hợp lý, b trí ni lm vic khoa hc.
* Thái độ:
c đ¸nh gi¸ bằng phương ph¸p quan s¸t cã bảng kiểm tra t các yêu
cu sau:
- Có ý thc t giác, tính k lut cao, tinh thn trách nhim trong công việc,
cã tinh thần hợp t¸c gióp đỡ lẫn nhau, cẩn thn t m, chính xác có ý thc tit
kim nguyên vật liệu khi thực tập.
LIỆT KÊ CÁC NGUỒN LỰC CẦN THIẾT CHO MÔN HỌC
1. Vật liệu:
- Thép tấm 20x10x10 x số người học.

- Thép thanh 15 x 200 x số người học.
- Ống đồng  10 x 200 x số người học.
- Đồng tấm 20 X20 x 1 x số người học.
- Tôn tráng kẽm 20x 20 x 1 x số người học.
- Que hàn điện 3,2 và 2,5 x 50 que x số người học.
- Que hàn khí và bột hàn.

3


- Thiếc hàn,nhựa thông …
- Xăng A92.
- Giẻ lau.
2. Dụng cụ và trang thiết bị:
- Kính bảo hộ hàn điện.
- Kính bảo hộ hàn khí.
- Găng tay bảo hộ.
- Tạp dề bằng da bảo hộ hàn điện.
- Máy hàn điện hồ quang (xoay chiều).
- Bình khí a-xê-ty-len, bộ đồng hồ dây dẫn khí và bộ mỏ hàn,mỏ cắt và
phụ tùng kèm theo.
- Mỏ hàn điện trở.
- Mỏ hàn đốt và đèn khò.
- Thùng dụng cụ nghề hàn.
- Bộ máy chiếu đa năng.
3. Học liệu:
- Tài liệu hướng dẫn mô đun.
- Tài liệu hướng dẫn bài học.
- Các bản vẽ dạng file mềm hoặc tranh vẽ.
4. Các nguồn lực khác:

- Phòng học chuyên môn.
- Thư viện.

4


BÀI 1: HÀN ĐIỆN HỒ QUANG

MÃ BÀI MĐ16 - 1

A. CÁC KIẾN THỨC CƠ BẢN
Giới thiệu:
Bài học này nhằm trang bị cho học viên những quy ước ký hiệu mối hàn
trên bản vẽ, phân biệt được các loại máy hàn, que hàn, các dạng khuyết tật
thường gặp trong hàn hồ quang tay,
Mục tiêu thực hiện:
Học xong bài này người học có khả năng:
- Trình bày được khái niệm cơ bản về hàn điện hồ quang
- Chọn được que hàn, chế độ hàn và phương pháp di chuyển que hàn thích
hợp.
- Vận hành được máy hàn đúng quy trình kỹ thuật và đảm bảo an tồn
điện.
Hình thành kỹ năng cơ bản về hàn giáp mối, hàn đắp, và cắt kim loại để hỗ
trợ cho q trình sửa chữa phần cơ khí máy thi cơng xây dựng.
Nội dung chính:
1. Sơ lược về ký hiệu, quy ước của mối hàn
Theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 2553- 1984 quy định cách biểu diễn quy ước
mối hàn trên bản vẽ như sau:
Có 13 ký hiệu cơ bản (ký hiệu chính) và 3 loại ký hiệu bổ sung:
Mối hàn giáp mối gấp mép

Mối hàn giáp mối không vát mép

Mối hàn giáp mối không vát mép chữ J
Mối hàn chân ( đáy)

Mối hàn giáp mối vát mép chữ V

Mối hàn góc

Mối hàn giáp mối vát mép nửa chữ V

Mối hàn khe

Mối hàn giáp mối vát mép chữ Y

Mối hàn lỗ, mối hàn điểm

Mối hàn giáp mối vát mép nửa chữ Y

Mối hàn áp lực

Mối hàn giáp mối vát mép chữ U
Lõm (ký hiệu phụ)

Gia công phẳng ( ký hiệu phụ)
Lồi ( ký hiệu phụ)

Hình 1-1 Các ký hiệu chính và phụ của mối hàn theo ISO 2553- 1984

Trên bản vẽ, có thể phối hợp các ký hiệu cơ bản với nhau hoặc với các ký

hiệu bổ sung. Các ký hiệu bổ sung cho biết hình dạng bề mặt mối hàn, khi
khơng có ký hiệu phụ trên bản vẽ, có nghĩa là khơng có chỉ dẫn chính xác về
hình dạng bề mặt mối hàn.
Ngồi tiêu chuẩn ISO, tiêu chuẩn của Hội hàn Mỹ (AWS) cũng được sử
dụng rộng rãi tại nhiều nước để ký hiệu mối hàn hình 1.2 cho biết ý nghĩa các ký
5


hiệu chính và ký hiệu phụ của mối hàn (về cơ bản cũng tương tự như tiêu chuẩn
ISO2553-1984)

Không

Vát

Vát

Vát

Vát

Vát

2 mép

1 mép

vát
mép


chéo

chữ
V

một
bên

chữ U

chữ J

cong

cong

Mối Mối hàn Mối hàn Đường
hàn lố, mối cấy chốt
hàn phía
góc hàn khe
chân

Hàn
vịng
quanh

Hàn ngấu
tồn
bộ
chiều dày


Hàn đắp

Kim loại phụ (chữ nhật)

6

Mối hàn Mối
mép gấp hàn
mép
tại
góc
gấp
mép

Bề mặt lồi

Bề mặt
lõm


Hàn ngồi hiện
Trường

Kim loại phụ
(vng)

Bề mặt
phẳng


Các ký hiệu chính và phụ của mối hàn theo AWS
Gãc r0nh hµn ( gãc vát mép)

Ký hiệu gia công bề mặt mối hàn

f

Khe đáy, chiều sâu điền với mối
hàn lỗ, mối hàn khe
Kích thớc mối hàn vát

Ký hiệu bề mặt mối hàn

a

mép
Chiếu sâu vát mép, hoặc kích

Phía
bên
kia

s(e)

r
Phía

thớc đối với một số mối hàn

l-p


Chiều dài mối hàn
Bớc hàn

hiện trờng
Ký hiệu hàn

t
Phía
mũi
tên

Cả

vòng quanh
hai

Quy định quá trình hàn

Ký hiệu hàn tại

hoặc tham chiếu khác
Đờng

Đuôi( bỏ khi không dùng

(N)

tham chiếu)


Số lợng mối hàn

tham chiếu

điểm, đờng,v..v.

Ký hiệu mối hàn
cơ bản hoặc
tham chiếu chi
tiết

Mũi tên nối đờng
Các yếu tố trong vùng này vẫn giữ nguyên khi đảo chiều mũi
tên và đuôi

tham chiếu với chi tiết
phía mũi tên của liên
kết

Ký hiu mối hàn- Vị trí chuẩn của các yêu tố trong một ký hiệu đầy đủ

Trên hình vẽ ký hiệu mối hàn là nguyên tắc bố trí ký hiệu mối hàn trên
bản vẽ kỹ thuật. Mỗi mối hàn sẽ được thể hiện trên bản vẽ bằng một ký hiệu
tổng hợp bao gồm 3 phần: phần mũi tên cho biết vị trí mối hàn, phần đường
tham chiếu cho biết các thông số quan trọng của mối hàn đó (loại mối hàn, dạng
vát mép, các thơng số hình học....) và phần đi ký hiệu cho biết các thông tin
bổ sung.
2. CÁC LOẠI MÁY HÀN ĐIỆN HỒ QUANG VÀ ĐỒ PHỤ TRỢ
2.1. Các loại máy hàn điện hồ quang
2.1.1. Yêu cầu chung đối với máy hàn

- Điện áp không tải của máy phải cao hơn điện thế khi hàn, đồng thời
không gây nguy hiểm khi sử dụng (Uo<80vơn) đối với dịng xoay chiều
Uo=55÷80vơn, cịn nguồn một chiều Uo= 30÷45 vơn; Điện thế làm việc khi
hàn của nguồn xoay chiều là Uh=254÷5vơn của nguồn một chiều là Uh=16÷35
vơn.
- Khi hàn thường xảy ra hiện tượng ngắn mạch, lúc này cường độ dòng
điện rất lớn; dòng điện lớn khơng những làm nóng chảy nhanh que hàn và vật

7


hàn mà cồn phá hỏng máy. Do đó trong q trình hàn khơng cho phép dịng
điện ngắn mạch Id q lớn. Thường chỉ cho phép Id=(1,3÷1,5)Ih.
- Tùy thuộc vào sự thay đổi chiều dài hồ quang, điện thế công tác của máy
hàn phải có sự thay đổi nhanh chóng cho sự thích ứng. Khi chiều dài hồ quang
tăng thì điện thế công tác tăng, khi chiều dài hồ quang giảm thì điện thế cơng tác
cũng giảm.
- Quan hệ giữa điện thế và dòng điện của máy hàn gọi là đường đặc tính
ngồi của máy. Đường đặc tính ngồi của máy hàn hồ quang tay yêu cầu phải là
đường cong dốc liên tục, tức là dòng điện trong mạch tăng lên thì điện thế của
máy giảm xuống và ngược lại.
- Máy hàn phải điều chỉnh được cường độ dòng điện để thích ứng với
những yêu cầu hàn khác nhau...
2.1.2. Phân loại máy hàn điện hồ quang
Các loại máy hàn điện hồ quang được chia ra thành 3 loại chính:
+ Biến áp hàn:
Trong các loại máy hàn, biến áp hàn được sử dụng rộng rãi nhất do giá
thành rẽ, kết cấu đơn giản và dễ bảo dưỡng. Biến áp hàn cung cấp dòng điện hàn
xoay chiều. Các loại biến áp hàn dùng trong chế tạo thường có cường độ dịng
điện hàn 200÷500A với chu kỳ tải 60%. Với công việc hàn nhẹ người ta

thường dùng biến áp có cường độ dịng điện hàn 50÷200A. Với hàn dưới lớp
thuốc, biến áp hàn có thể cho cường độ dịng hàn lên đến 1000÷1500A với chu
kỳ tải 100%. Một biến áp hàn thường có 4 bộ phận chính: Khối lõi sắt và các
cuộn dây, khung, hệ thống làm mát và cơ cấu điều khiển dòng điện hàn. Thông
thường biến áp hàn được làm mát bằng khơng khí. Dịng điện hàn thường được
điều khiển theo một trong 5 phương pháp: Bảng chuyể mạch, lõi thép di động,
mạch sung từ, cuộn dây di động và cảm kháng bão từ hóa.
+ Máy phát hàn:
Đây là loại nguồn điện hàn một chiều chạy bằng động cơ điện hoặc máy
nổ nối liền khối với nguồn hàn. Máy phát hàn thường có cường độ dịng điện
hàn 200÷600A. Điện áp ra và dịng điện hàn trên máy được điều khiển thơng
qua một biến trở. Máy phát hàn thường có đường đặc tính dốc hoặc thoải.
+ Máy chỉnh lưu hàn:
Máy chỉnh lưu hàn cũng cung cấp dòng một chiều như máy phát hàn
nhưng bản thân nó khơng có các chi tiết chuyển động ngoại trừ quạt làm mát.

8


Các bộ phận chính của chỉnh lưu hàn là biến áp hàn (một hoặc ba pha), bộ phận
điều chỉnh và bộ chỉnh lưu. Bộ chỉnh lưu hàn có thể có đường đặc tính dốc
(dịng điện hàn 200÷600 A) hoặc thoải (dịng điện hàn 300÷1500A).
Kết luận:
Để có thể lựa chọn thiết bị hàn phù hợp nhất với điều kiện sản xuất cụ thể
cần biết được điểm mạnh và yếu của từng loại thiết bị việc lựa chọn thiết bị
thường dựa trên các yếu tố sau:
- Chi phí ban đầu.
- Chi phí bảo dưỡng và sữa chữa định kỳ.
- Điện áp lưới.
- Nhu cầu có dịng điện hàn ổn định khi điện áp lưới dao động.

- Khả năng máy hàn gây mất cân đối tải lưới điện.
- Hệ số công suất của máy.
- Nhu cầu di chuyển nguồn điện hàn.
- Loại dòng điện hàn (một chiều hay xoay chiều).
- Kích thước điện cực tối đa và tối thiểu so với dòng hàn danh định.
- Khả năng gây và ổn định hồ quang đối với các loại que hàn sẽ sử dụng.
- Loại đặc tính cần thiết cho cơng việc hàn.
- Khả năng cho các mối hàn không khuyết tật và giá trị độ dai va đập thích
hợp.
- Khả năng áp dụng nhiều quá trình hàn trên cùng một máy.
- Khả năng làm việc của máy trong điều kiện xưởng hay hiện trường.
2.2. Các dụng cụ cầm tay
Dụng cụ hàn hồ quang tay gồm có kìm hàn, dây dẫn, mật nạ, bàn chải sắt,
búa gõ xỉ, búa tay........
2.2.1. Kìm hàn
Là dụng cụ để kẹp chặt que hàn và dẫn dòng điện tới que hàn, nó quyết
định rất lớn đến khả năng làm việc của người thợ hàn và chất lượng của mối
hàn, kìm hàn có rất nhiều loại khác nhau vì vậy kìm hàn cần phải thỏa mãn được
mấy yêu cầu sau:
- Giữ chắc que hàn ở mọi vị trí thuận lợi nhất để hàn.
- Đản bảo dẫn điện tốt và an toàn đến que hàn.
- Cho phép thay que hàn nhanh tróng.
- Chỗ tay cầm khơng bị q nóng.
- Khối lượng của kìm hàn khơng được q nặng(<0,6kg)
9


2.2.2. Dây dẫn (cáp hàn)
Dây dẫn làm nhiệm vụ dẫn dịng điện từ máy hàn đến kìm hàn và vật hàn
các dây này là loại nhiều dây nhôm hoặc đồng được bọc một lớp cao su cách

điện, cách nhiệt, chiều dài dây dẫn từ máy đến kìm hàn khơng nên dài quá 20
đến 30(m) vì lớn hơn 30m thì tổn thất điện áp trong dây lớn, dây dẫn cần phải có
độ mềm dẻo dễ uốn căn cứ vào cường độ dòng điện mà chọn tiết diện ngang của
dây cho phù hợp.
Dòng điện hàn cho phép lớn nhất (A)

Tiết diện ngang của dây dẫn (mm2)

200

25

300

35

450

50

600

70

2.2.3. Mặt nạ hàn
- Để ngăn ngừa tác hại của hồ quang đối với mắt và da mặt, mặt nạ hàn
được chế tạo bằng các loại vật liệu nhẹ và cách điện, cách nhiệt tốt khối lượng
mặt nạ hàn khơng lớn hơn 0,6kg kích thước mặt nạ hàn phải đủ để bảo vệ toàn
bộ mặt khi hàn.
- Để quan sát hồ quang trong suốt quá trình hàn, trên mặt nai được kht

một lỗ (Thường có dạng hình chữ nhật) để đặt một tấm kính đặc biệt (kính hàn)
có tác dụng hấp thụ phần lớn các tia sáng nhình thấy và các tia có hại đến mắt và
da của hồ quang (tia tử ngoại và tia hồng ngoại).
- Kính hàn có nhiều loại và nhiều hãng sản xuất khác nhau và ký hiệu khác
nhau theo tiêu chuẩn ISO thì kính hàn được chia thành 08 số từ số 06 đến số 14
Số kính No

Ứng dụng

6÷7

Hàn và cắt bằng khí, hàn và cắt bằng hồ quang tay với
dịng khơng q 30A

8÷9

Hàn và cắt bằng khí, hàn và cắt bằng hồ quang tay với
dịng khơng q 30100A

10÷12

Hàn và cắt bằng hồ quang tay với dịng 100300A

13÷14

Hàn và cắt bằng hồ quang tay với dòng lớn hơn 300A

- Để bảo vệ kính hàn khỏi sự va đập và bắn tóe của các giọt kim loại lỏng
khi hàn phía ngồi tấm kính này người ta đặt thêm một tấm kính trắng nữa.
- Mặt nạ hàn thường có hai loại loại có cán cầm phía dưới và loại có quai

đeo (mũ hàn)
2.2.4. Một số dụng cụ phụ khác
10


- Búa gõ xỉ, Bàn chải sắt, Búa tay. Đục nguội.
3. CÁC LOẠI QUE HÀN THÉP CÁC BON THẤP
3.1. Kết cấu chung
Hàn hồ quang tay được tiến hành bằng que hàn có vỏ bọc thường có chiều
dài 200÷450 mm, que hàn gồm một đoạn thép tròn thẳng, gọi là lõi que hàn,
được bọc bằng vỏ bọc chứa thuốc hàn đồng tâm ở bên ngoài (vỏ bọc que hàn).
Thuèc bäc

Lâi thÐp que hàn

20ữ30

200ữ450

Mt u que trng mt on khong 20ữ30mm để kẹp que hàn vào
kìm hàn, đầu cịn lại để hở mặt, nhằm tạo điều kiện cho việc gây hồ quang.
Đường kính que hàn là đường kinh lõi của nó, đường kính que hàn và chiều dài
que hàn được tiêu chuẩn hóa theo tiêu chuẩn quốc tế ISO theo bảng
Đường
kính(mm)
Chiều
dài(mm)

12,5


10

350

350

450

450

8

6,3

5

4

3,15

2,5

2

1,6

1,25

1


350 350

350

350

350

250
300

200
250

200

200

200

450 450

450

450

450

350


300
350

250

Kích thước tiêu chuẩn của que hàn thơng dụng

3.2. Thuốc bọc que hàn
Trong quá trình hàn thuốc bọc que hàn có tác dụng vơ cùng quan trọng
chủ yếu có mấy điểm sau.
- Nâng cao tính ổn định của hồ quang.
- Đề phịng kim loại nóng chảy chịu ảnh hưởng khơng tốt của khơng khí.
- Đảm bảo oxy thốt khỏi kim loại mối hàn tốt hơn.
-Làm cho quá trình dễ tiến hành và nâng cao hiệu suất công tác.
3.3. Phân loại thuốc bọc que hàn
3.3.1. Loại xenlulo
- Thành phần chính là xenlulo các chất hữu cơ khác bao gồm bột gỗ, than
đá, vụn giấy...
11


- Chất liệu thường dùng là Ti02 các chất khử oxy như Fe, Mn, Al, Mg...
và chất kết dính là thủy tinh lỏng.
Đặc điểm: khi hàn loại que này là tạo chiều sâu chẩy lớn ở mọi tư thế hàn
(thích hợp hàn đứng từ trên xuống, hay được áp dụng trong hàn ống) có tốc độ
chẩy cao cho phép hàn với tốc độ cao, cơ tính mối hàn tương đối tốt lượng
hyđrơ khuyếch tán cao (có thể gây nứt nguội trong vùng ảnh hưởng nhiệt) mối
hàn thường trông thô và có xỉ lỗng nhưng có độ bám dính trắc sau khi hàn.
3.3.2. Loại rutile
Thành phần chính của loại chất bọc này lá rutile (Ti02) ngồi ra cịn có các

hợp chất chứa Si dễ tạo thành xỉ, cho phép tăng tính ổn định của hồ quang khi
hàn bằng dòng AC giảm sự bắn tóe khi hàn đây là loại que thơng dụng có tính
cơng nghệ tốt hàn được mọi vị trí đặc biệt kho hàn các liên kết góc ở tư thế hàn
ngang
Đặc điểm: cơ tính mối hàn trung bình hình dạng mối hàn đẹp do xỉ có độ
nhớt cao dễ bong sau khi hàn.
3.3.3. Que hàn bazơ (kiềm tính)
Chứa một tỷ lệ lớn ooxxit canxi (bột đá vôi) và huỳnh thạch (Floruacanxi
CaF2) trong vỏ bọc xỉ hàn đông cứng nhanh tạo thuận lợi cho hàn ở tư thế hàn
đứng và hàn trần, chúng thường được sử dụng trong chế tạo kết cấu tấm cho
chiều dầy trung bình và lớn chất lượng mối hàn thường cao về mặt cơ tính và
khả năng chống nứt.
Đặc điểm: Lượng hyđrô khuyếch tán trong kim loại mối hàn thấp, cần hàn
với tốc độ cao hình dạng mối hàn khơng đẹp, khó gõ xỉ sau khi hàn.
3.3.4. Loại axit
Thành phần chính của thuốc bọc là các oxit Fe cùng với các hợp chất Mn,
Si, có thêm các nguyên tố khử oxy hầu như không chứa các hợp chất hữu cơ lớp
xỉ rễ đông đặc và dễ loại bỏ sau khi hàn.
3.4. Ký hiệu que hàn thép các bon thấp
3.4.1. Theo tiêu chuẩn ISO (2560-1973)
Tiêu chuẩn này đưa ra hệ thống mã hóa dùng cho hàn thép các bon và
thép hợp kim thấp.
- Bắt đầu bằng chữ E có nghĩa là điện cực có thuốc bọc hàn hồ quang tay.
- Tiếp theo là hai con số chỉ độ bền kéo của mối hàn.
- Tiếp theo là hai con số chỉ độ dãn dài và độ dai va đập của mối hàn.

12


- Ký hiệu tiếp theo sau bằng một hoặc hai ký tự biểu thị chất trợ dung

thuốc bọc bên ngoài điện cực.
A=(Axit) B=(Kiềm) C=(xenlulo) R=(Rutile)
- Kế tiếp là ký hiệu về hiệu suất điện cực danh định, sau đó là chỉ số biểu
thị vị trí hàn điện cực có thể được dùng.
1: Mọi vị trí
2: Mọi vị trí trứ vị trí hàn đứng đi xuống
3: Mối hàn giáp mối, đắp phẳng, hàn đắp ngang, đứng
4: Hàn mối hàn giáp mối, hàn đắp phẳng
5: Tương tự như 3 có thể hàn đứng từ trên xuông
- Tiếp theo là ký hiệu các đặc tính điện, vận hành với AC với DC
- Ký hiệu H chỉ được dùng với các điện cực H2 thấp
Ví dụ: E 51 33B 160 2 0 (H)
E 42 21R 1 3
3.4.2. Theo tiêu chuẩn AWS (A5.1-81)
- Hệ thống tiêu chuẩn của Hoa kỳ bắt đầu bằng chữ E biểu thị điện cực
hàn có thuốc bọc sau đó là 2 chữ số 60 và 70 chí độ bền kéo tối thiểu 60 và 70
ksi, số thứ 3 là chỉ vị trí hàn
1: Hàn mọi vị trí
2: Hàn bằng, hàn ngang
3: Hàn bằng, ngang trên xuống
Hai chữ cuối cùng là điều kiện dịng điện và kiểu lớp trợ dung.
Ví dụ: E6010, E7016
Ngồi 02 tiêu chuẩn trên chúng ta có thể tham khảo thêm các tiêu chuẩn
khác nữa
KS: Tiêu chuẩn của Hàn Quốc
BS: Tiêu chuẩn Anh
DIN: Tiêu chuẩn Đức
JIS: Tiêu chuẩn Nhật
3.5. Bảo quản que hàn
Việc bảo quản que hàn tốt hay sấu có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng

mối hàn, khi bảo quản que hàn phải thực hiện theo mấy điểm sau đây.
- Que hàn phải để trong kho khơ ráo và thơng gió tốt nhiệt độ trong kho
khơng thấp hơn 180C.

13


- Khi cất phải kê cao cách mặt đất khoảng 300mm và cách tường khoảng
300 mm đề phòng que hàn bị ẩm mà biến chất.
- Kho chứa que hàn phải có phịng sấy khơ chun dùng trong phịng có
thiết bị lị nung nóng để sấy khơ que hàn.
- Nếu thấy que hàn bị ẩm, que hàn tính Axit cho sấy ở nhiệt độ khoảng
1500c từ ÷2 giờ que hàn có tính kiềm thường sấy tới nhiệt độ 350÷4250C.
- Các loại que hàn bị ẩm sau khi sấy khô đem đi hàn thử nếu khơng phát
hiện có hiện tượng thuốc bọc que hàn vỡ ra từng mảng hoặc trên bề mặt có lỗ
hơi thì chứng tỏ que hàn đó vẫn đảm bảo được chất lượng hàn.
4. NGUYÊN LÝ HÀN HỒ QUANG TAY
nguồn điện hàn

kìm hàn

que hàn
hồ quang

vật hàn

cáp hàn

xỉ đà kết tinh


môi trờng
khí bảo vệ

lõi que hàn
vỏ bọc que hàn
hồ quang
vũng hàn

chiều sâu chảy

mối hàn
kim loại cơ bản

- Hn h quang tay là phương pháp hàn trong đó là tất cả các thao tác gây
hồ quang, dịch chuyển que hàn để duy trì hồ quang và đảm bảo chiều rộng của
mối hàn cũng như để hàn hết chiều dài mối hàn....đều do người thợ hàn thực
hiện.
- Dòng điện hàn 1 chiều hoặc xoay chiều từ nguồn điện hàn được dẫn đến
lõi que hàn và vật hàn để gây và duy trì hồ quang, nhiệt của hồ quang làm nóng
chảy lõi que, thuốc bọc và phần kim loại cơ bản. Kim loại nóng chảy của lõi que
hàn ở các dạng giọt nhỏ được chuyển dịch liên tục và vũng hàn trộn lẫn với kim
14


loại cơ bản nóng chảy, thuốc bọc dưới tác dụng của nhiệt hồ quang được phân ly
ra tạo nên môi trường khí bảo vệ vũng hàn khỏi sự tác dụng của khơng khí xỉ
nóng chảy nổi lên trên bề mặt vũng hàn khơng những bảo vệ vũng hàn mà cịn
tham gia q trình luyện kim khi hàn kim loại nóng chảy và lớp xỉ lỏng sẽ kết
tinh tạo nên mối hàn và lớp xỉ rắn.
5. CÁC LIÊN KẾT HÀN CƠ BẢN (CÁC LOẠI MỐI HÀN)

Khi thiết kế và chế tạo các kết cấu hàn người ta thường dùng các loại liên
kết hàn cơ bản sau:
5.1. Liên kết hàn giáp mối
Tùy thuộc vào chiều dày của chi tiết hàn có thể gấp mép (S ≤3mmm)
hoặc có thể khơng vát mép hoặc vát mép (S

3mmm). Loại liên kết này đơn

giản rễ chế tạo, tiết kiệm kim loại ... do đó được dùng phổ biến trong thực tế.

5.2. Liên kết hàn chồng
Tùy theo u cầu độ bền của kết cấu có thể khơng cần dùng tấm đệm hay
có dùng tấm đệm ở một phía hoặc cả hai phía. Vì nói chung loại liên kết này có
độ bền thấp và tốn nhiều kim loại nên thực tế ít sử dụng khi thiết kế kết cấu mới
nó thường chỉ sử dụng khi sửa chữa các kết cấu cũ.

5.3. Liên kết hàn góc

15


Loại liên kết này được sử dụng rộng rãi khi thiết kế các kết cấu mới, tùy
theo chiều dày của chi tiết hàn, có thể vát mép hay khơng vát mép.
5.4. Liên kết hàn chữ T
Do có độ bền cao nhất là đối với các kết cấu chịu tải trọng tĩnh nên loại
liên kết này được dùng khá phổ tiến trong thực tế, tùy thuộc vào chiều dày của
chi tiết có thể vát mép hay khơng vát mép.

6. CÁC KHUYẾT TẬT CỦA MỐI HÀN
Mối hàn có rất nhiều khuyết tật, thường là: nứt, lỗ hơi, lẫn xỉ, hàn không

thấu, thành cục, khuyết cạch và mối hàn không phù hợp với yêu cầu...
6.1. Nứt
Nứt là một trong những khuyết tật nghiêm trọng nhất của mối hàn. Trong
quá trình sử dụng kết cấu hàn, nếu mối hàn có vết nứt thì vết nứt đó sẽ rộng dần
ra khiến cho cấu kiện bị hỏng. Căn cứ vào vị trí sinh ra nứt có thể chia ra làm hai
loại nứt: nứt trong và nứt ngồi. Vừt nứt có thể sinh ra ngay trong khu vực chịu
ảnh hưởng nhiệt của đầu nối
2

1

3

Hình
1. Nứt ngồi; 2. Nứt trong; 3. Nứt ở khu vực vùng ảnh hưởng nhiệt

16


Vết nứt thường do các nguyên nhân sau đây gây nên:
+ Hàm lượng phốt pho và lưu huỳnh trong kim loại vật hàn hoặc trong que
hàn quá nhiều.
+ Độ cứng của vật hàn lớn, cộng thêm ứng suất trong sinh ra khi hàn quá
lớn kết quả làm nứt mối hàn.
+ Khi dóng hàn quá lớn, rãnh hồ quang của đầu mối hàn khơng đắp đầy,
sau khi để nguội co ngót trong rãnh hồ quang xuất hiện đường nứt.
Để tránh sinh ra nứt cần phải áp dụng những biện pháp sau:
+ Chộn vật liệu thép có hàm lượng lưu huỳnh và phốt pho thấp đồng thời
chọn que hàn có tính chống nứt tương đối tốt.
+ Chọn trình tự hàn chính xác.

+ Giảm tốc độ làm nguội vật hàn. Khi cần thiết phải áp dụng biện pháp
nung và làm nguội chậm.
+ Chọn chế độ hàn thích hợp có thể dùng cách hàn nhiều lớp và chú ý đắp
đầy rãnh hồ quang.
6.2. Lỗ hơi
Vì có nhiều thể hơi hịa trong kim loại nóng chảy, những thể hơi đó khơng
thể thốt ra trước lúc vùng nóng chảy nguội, do đó tạo thành lỗ hơi.
Lỗ hơi có thể có mấy ngun nhân sau đây:
2

1

3

Hình
1. Lỗ hơi tập trung; 2. Lỗ hơi trên bề mặt; 3. Lỗ hơi đơn

+ Hàm lượng các bon trong kim loại trong vật hàn hoặc trong lõi que hàn
quá cao, năng lực tẩy oxy của que hàn kém.
+ Dùng que hàn bị ẩm, trên bề mặt của đầu nối có nước, dầu bẩn, gỉ sắt...
+ Dùng hồ quang dài để hàn và tốc độ hàn quá nhanh.
Lỗ hơi có thể sinh ra ở bên trong hoặc bề mặt mối hàn có thể là một hoặc
nhiều lỗ tập trung tại một chỗ.
Do sự tồn tại của lỗ hơi, làm giảm bớt mặt cắt cơng tác của mối hàn.
Để đề phịng sự phát sinh ra lỗ hơi cần chú ý mấy điểm dưới đây:
+ Dùng loại que hàn có hàm lượng cacbon tương đối thấp và khả năng tẩy
Oxy khỏe.

17



+ Trước khi hàn que hàn phải sấy khô và bề mặt đầu nối phải lau khô và
đánh sạch gỉ và dầu mỡ.
+ Giữ chiều dài hồ quang ngắn và ổn đinh trong suốt quá trình hàn.
+ Sau khi hàn xong không vội gõ xỉ hàn ngay, phải kéo dài thời gian giữ
nhiệt cho kim loại mối hàn.
6.3. Lẫn xỉ hàn
Lẫn xỉ hàn là lẫn các tạp chất kẹt trong mối hàn, tạp chất này có thể tồn
tại trong mối hàn, cũng có thể nằm trên mặt mối hàn.

Hình

Lẫn xỉ hàn thường sinh ra trong mối hàn góc hoặc đầu nối có khe hở nhỏ.
Nguyên nhân sinh ra lẫn xỉ hàn:
+ Dòng điện hàn quá nhỏ.
+ Mép hàn của đầu nối có vết bẩn hoặc khi hàn đính hoặc khi hàn nhiều
lớp chưa làm sạch triệt để chỗ hàn.
+ Khi hàn góc độ và sự chuyển động của que hàn khơng thích hợp với tình
hình vùng nóng chảy, làm cho kim loại chảy ra trộn lẫn với xỉ hàn.
+ Làm nguội mối hàn quá nhanh, xỉ hàn chưa thoát hết ra được.
Lẫn xỉ hàn có ảnh hưởng đến chất lượng của mối hàn giống như lỗ hơi, nó
cũng làm giảm bớt cường độ của mối hàn và tính chặt chẽ của mối hàn.
Để tránh sinh ra lẫn xỉ hàn cần chú ý mấy điểm sau:
+ Tăng dòng điện hàn cho thích hợp, khi cần thiết cho rút ngắn hồ quang
và cho tăng thời gian dừng lại của hồ quang, làm cho kim loại nóng chảy xỉ hàn
chảy hút được sức nóng đầy đủ.
+ Triệt để chấp hành cơng tác làm sạch mép hàn.
+ Kịp thời nắm vững tình hình vùng nóng chảy để điều chỉnh góc độ que
hàn và phương pháp đưa que hàn, tránh để xỉ trộn lẫn vào kim loại nóng chảy
hoặc chảy trước vùng nóng chảy.

6.4. Hàn chưa thấu
Hàn chưa thấu là một trong khuyết tật nghiêm trọng nhất trong mối hàn
nó cịn nguy hiểm hơn nữa là dẫn đến bị nứt, làm hỏng cấu kiện thực tế đã
chứng minh phần lớn các cấu kiện bị hư hỏng đều do hàn chưa thấu gây nên.
Hàn chưa thấu có khả năng sinh ra ở góc mối hàn hoặc ở mép đầu nối.

18


Hình

Nguyên nhân sinh ra hàn chưa thấu:
+ Khe hở đầu nối và góc độ vát cạnh nhỏ quá mép cùn quá lớn, không
phù hợp với yêu cầu của chất lượng lắp ráp.
+ Dòng điện hàn quá nhỏ hoặc tốc độ hàn quá nhanh.
+ Góc độ que hàn và cách đưa que hàn không phù hợp.
+ Chiều dài hồ quang quá dài.
6.5. Khuyết cạnh
Ở chỗ giao nhau giữa kim loại vật hàn với mối hàn có hình rãnh dọc rãnh
đó gọi là khuyết cạch.
Một số nguyên nhân chủ yếu gây ra khuyết cạnh:
+ Dòng điện hàn quá lớn, hồ quang quá dài.
+ Góc độ que hàn và cách đưa que hàn khơng chính xác.
Khuyết cạnh cũng ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến mối hàn nó làm giảm
bớt bề dày của kim loại vật hàn nếu khi cấu kiện chịu tải động thì sẽ sinh ra vết
nứt

Hình

6.6. Đóng cục

Trên mép hàn có những kim loại thừa ra nhưng không trộn lẫn với kim
loại vật hàn thì gọi là đóng cục.
Hiện tượng này thường xảy ra trong khi hàn ngửa hàn đứng và hàn ngang.
Nguyên nhân chủ yếu sinh ra đóng cục là que hàn nóng chảy quá nhanh,
hồ quang quá dài cách đưa que hàn khơng được chính xác, đặc biệt là cường độ
dịng hàn ngồi ra cần chú ý đến chiều dài hồ quang.

Hình

19


7. KỸ THUẬT AN TOÀN KHI HÀN HỒ QUANG TAY
7.1. Kỹ thuật an toàn nhằm tránh điện giật
+ Vỏ ngoài của máy hàn và cầu dao cần phải tiếp đất tốt tránh tình trạng
hở điện gây nên tai nạn.
+ Tất cả những dây dẫn dùng để hàn phải được cách điện tốt tránh tình
trạng bị đè hỏng hoặc bị cháy.
+ Khi ngắt đóng cầu dao, thường phải đeo găng tay da khơ và phải
nghiêng đầu về một bên tránh tình trạng bị hỏng do tia lửa điện gây nên lúc mở
đóng cầu dao tay cầm kìm hàn, găng tay da, quần áo làm việc và giầy phải khô
ráo.
+ Khi làm việc ở những nơi ẩm ướt phải đi giầy cao su hoặc dùng những
tấm gỗ khơ lót dưới chân.
+ Khi làm việc ở trong ống tròn và những vật đựng kim loại phải đệm
những tấm cách điện ở dưới chân để tránh thân thể tiếp xúc với vật hàn.
+ Khi làm việc ở những nơi thiếu ánh sáng hoặc ban đêm phải trang bị đủ
bóng điện.
+ Nếu thấy có người bị điện giật thì phải lập tức ngắt nguồn điện hoặc
tách người bị điện giật ra khỏi nguồn điện tuyệt đối không được dùng tay để kéo

ngưới bị điện giật.
7.2. Kỹ thuật an toàn nhằm tránh những ánh sáng do hồ quang phát ra và
những kim loại nỏng bắn ra
+ Ánh sáng hồ quang hàn có thể làm bỏng mắt và da ánh sáng này tương
tự như ánh sáng mặt trời nhưng mạnh hơn rất nhiều, ánh sáng hàn có những tia
nhìn thấy được và những tia khơng nhìn thấy được các tia hồng ngoại và cực tím
có thể gây bỏng da, tia hồng ngoại phát ra do những vật phát ra sức nóng q
trình hàn và cắt phát ra rất nhiều tia hồng ngoại tia hồng ngoại đi vào mắt nếu
không được bảo vệ sẽ gây tổn thương võng mạc do vậy khi hàn ln phải mang
kính có độ sẫm thích hợp để bảo vệ mắt.
+ Xung quanh nơi làm việc phải để những tấm che trước khi mồi hồ
quang, phải quan sát bên cạnh để tránh những tia hồ quang ảnh hưởng đến sức
khỏe của người xung quanh.
+ Quá trình hàn hồ quang tạo ra rất nhiều tia cực tím có thể gây bỏng da
rất nhanh tia cực tím có thể phản chiếu trên gương, tường làm cho nó càng nguy
hiểm.

20


+ Khi hàn những hạt kim loại bắn tóe những vật hàn nóng bỏng đều có
thể làm cho thợ hàn bị bỏng hoặc xảy ra những vụ cháy lớn vì vậy khi hàn cần
trang bị đầy đủ dụng cụ bảo hộ lao động.
+ Xung quanh nơi làm việc không được để những chất dễ cháy dễ nổ, lúc
làm việc ở trên cao thì phải để những tấm sắt ở dưới vật hàn để tránh kim loại bị
nóng chảy nhỏ giọt xuống làm những người ở dưới bị bỏng hoặc gây lên hỏa
hoạn.
7.3. kỹ thuật an tồn phịng nổ, trúng độc và những nguy hại khác
+ Khi hàn vá những vật chứa (két xăng, dầu...) và những chất rễ cháy thì
phải cọ rửa sạch sẽ và để khơ sau đó mới hàn.

+ Khi làm việc trong những nồi hơi và trong những thùng chứa lớn sau
một thời gian nhất định phải ra ngồi để hơ hấp khơng khí mới.
+ Khi hàn và cắt các khi loại mầu và hợp kim mầu nhất là những lớp mạ
kẽm nếu hít phải hơi này người thợ sẽ có triệu chứng như sốt vì vậy cần phải
được thơng gió tốt.
+ Khi hàn ở trên cao phải đeo dây an toàn và buộc dây cáp trên giá cố
định tuyệt đối khơng được khốc vào người.
B. VẬN HÀNH MÁY HÀN ĐIỆN THÔNG DỤNG
1. CẤU TẠO VÀ NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC LOẠI MÁY
HÀN ĐIỆN HỒ QUANG TAY
1.1. Máy hàn xoay chiều
Máy hàn xoay chiều được sử dụng rất phổ biến trong hàn hồ quang tay nó
có rất nhiều loại khác nhau nhưng chủ yếu có các loại sau.
1.1.1. Máy hàn xoay chiều có lõi sắt di động

B

W2

W1
A

φ2

U1

φ1
φ0

Hình


a. Cấu tạo
Gồm một gơng từ B.
Lõi sắt di động A.
21

U2


Cuộn dây sơ cấp W1.
Cuộn dây thứ cấp W2.
b. Nguyên lý làm việc
- Giữa các cuộn dây W1 và W2 đặt một lõi thép di động A để tạo ra sự
phân nhánh từ thông φ0 sinh ra trong lõi thép của máy.
- Từ thông rẽ φ2 thay đổi phụ thuộc vào vị trí của lõi A, nếu lõi A nằm
trong mặt phẳng của gơng từ B thì trị số từ thông rẽ càng lớn, phần từ thông φ2
đi qua lõi cuộn dây thứ cấp W2 giảm đi sức điện động cảm ứng sinh ra trong
cuộn dây thứ cấp nhỏ và dòng điện sinh ra trong mạch hàn nhỏ.
- Ngược lại nếu điều chỉnh lõi A chạy ra và tạo khoảng trống khơng khí

1.1.2. Máy hàn xoay chiều có cuộn dây di chuyển
a. Cấu tạo
Gồm khung từ
W1
U1
Cuộn dây sơ cấp W1
Cuộn dây thứ cấp W2
U: điện áp sơ cấp
U2: điện áp thứ cấp
g: khoảng cách giữa 2 cuộn dây


g

lớn thì số lượng từ thông rẽ nhỏ đi lúc này sức điện động cảm ứng lớn tạo ra
dòng điện chạy trong mạch hàn lớn.
* Đặc điểm của máy hàn này là có thể điều chỉnh vơ cấp dịng điện hàn và
khả năng điều chỉnh dịng điện hàn rất chính xác

W2

U2

Hình Máy hàn xoay chiều có cuộn dây di chuyển

* Nguyên lý làm việc:
Máy hàn xoay chiều có cuộn dây di chuyển là loại máy có từ thơng tán
cao khi thay đổi khoảng cách (g) giữa hai cuộn dây lượng từ thông tán cũng thay
đổi khi di chuyển một cuộn dây ra xa cuộn dây kia sẽ tăng khoảng từ thông giữa
chúng do đó tăng trở kháng giữa các cuộn dây điều này sẽ giảm dòng điện ra
nếu đưa cuộn dây lại gần nhau sẽ tăng dịng điện ra.
Sự thay đổi vị trí các cuộn dây được thực hiện bằng vít dẫn cho phép điều
chỉnh dịng hàn một cách liên tục và chính xác.
1.2. Máy hàn một chiều
Máy hàn một chiều được chia ra làm hai loại đó là máy phát hàn một
chiều và loại chỉnh lưu hàn.

22


Xu hướng ngày nay người ta thường sử dụng nhiều loại máy hàn một

chiều loại chỉnh lưu hàn do vậy ta chỉ nghiên cứu máy hàn một chiều loại chỉnh
lưu.
1.2.1. Máy chỉnh lưu hàn một pha
a. Cấu tạo
Gồm hai bộ phận chính
- Máy biến thế.
- Bộ phận chỉnh lưu dịng điện.
Máy biến thế hoàn toàn giống như các máy biến thế hàn dòng điện xoay
chiều. Bộ phận chỉnh lưu được bố trí trên mạch thứ cấp của máy biến thế tác
dụng của bộ phận chỉnh lưu là biến dòng điện xoay chiều thành dịng điện một
chiều để hàn.

4

1

3

2

+

0

+
_

0

Hình Sơ đồ nguyên lý của máy hàn chỉnh lưu một pha


b. Nguyên lý làm việc
Trong nửa chu kỳ thứ nhất chỉnh lưu chỉ cho dòng điện đi qua 1 và 3.
Trong nủa chu kỳ thứ 2 chỉnh ưu chỉ cho dòng điện đi qua 2 và 4.
Như vậy trong cả chu kỳ dịng điện hàn chỉ theo một hướng cho nên q
trình hàn và hồ quang cháy ổn định.
1.2.2. Máy chỉnh lưu hàn ba pha
a. Cấu tạo
Gồm hai bộ phận chính
- Máy biến thế.
- Bộ phận chỉnh lưu dòng điện.
Máy biến thế hoàn toàn giống như máy biến thế hàn 3 pha dịng điện
xoay chiều. Bộ phận chỉnh lưu được bố trí trên mạch thứ cấp của máy biến thế
23


tác dụng của bộ phận chỉnh lưu là biến dòng điện xoay chiều thành dịng điện
một chiều để hàn.

4
5
6

1

0

2

3


1

2

3

1

1
2
3

+

+

0

_

Hình Sơ đồ nguyên lý của máy hàn chỉnh lưu ba pha

b. Nguyên lý làm việc
Trong mỗi một phần 6 chu kỳ của một cặp chỉnh lưu làm việc tuần tự như
sau 15, 24 và 36 kết quả là trong toàn bộ chu kỳ dòng điện được chỉnh lưu
liên tục và đường cong điện thế gần trở thành đường thẳng như vây dòng điện 3
pha sau khi đi qua chỉnh lưu để hàn cũng chỉ theo một hướng. Đặc điểm: hàn
bằng dòng chỉnh lưu ổn định hơn hàn bằng dòng xoay chiều thuận lợi cho việc
sử dụng để hàn các vật liệu khác nhau thiết bị gọn nhẹ đơn giản và có tính kinh

tế cao.
2. KẾT NỐI, VẬN HÀNH, SỬ DỤNG THIẾT BỊ DỤNG CỤ HÀN
2.1. Kiểm tra mạch điện đầu vào
- Kiểm tra cơng tác nguồn điện ở vị trí (OFF).
- kiểm tra tiếp súc tại các chỗ nối.
- Xiết chặt các bulông.
- Kiểm tra dây nối đất của máy.
2.2. Kiểm tra mạch điện đầu ra
- Kiểm tra tiếp súc tại các chỗ nối.

24


×