Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Tài liệu Làm chủ Flash khi chụp ảnh chuyển động pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (186.2 KB, 4 trang )


Làm chủ Flash khi chụp ảnh
chuyển động



Khi chụp ảnh động ngoài trời, như chụp đạp xe đường núi, hay trượt
ván… một công cụ rất hữu dụng mà bạn luôn cần để tâm khi tác nghiệp, đó
là đèn flash.
Sử dụng đèn flash khi chụp ảnh động sẽ giúp bạn vừa có được bức
ảnh với độ sáng tốt (gồm cả ánh sáng từ đèn flash để bù cho vùng tối và ánh
sáng tự nhiên), vừa có được những hiệu ứng thú vị nếu bạn chụp với tốc độ
cửa trập chậm hơn.
Bạn có thể không cần Full Flash burst, vì thế nếu có thể điều chỉnh
được mức độ Flash của máy, bạn hãy giảm bớt flash khi cần thiết để bức
ảnh trông tự nhiên hơn.
Dưới đây, xin giới thiệu với các bạn 4 kĩ thuật dùng Flash khi chụp
ảnh động rất thú vị và dễ áp dụng, cùng vài shot hình đẹp áp dụng các kĩ
thuật đó.
1. Slow Sync Flash – Đồng bộ chậm đèn Flash
Slow Sync Flash (đồng bộ chậm đèn flash) là kỹ thuật chụp với đèn
flash, trong đó màn trập mở ra trong thời gian tương đối lâu, nhằm tạo
những hiệu ứng chuyển động đặc biệt cho bức ảnh. Ở đây, ánh sáng nền là
yếu tố gây ra độ tương phản cao độ với chủ thể. Bên cạnh đó, các chuyển
động nhanh trong khung hình được ghi lại trong suốt thời gian phơi sáng sẽ
tạo nên những “đường dẫn” để nhấn mạnh chủ thể.
Có 2 chế độ thường được sử dụng,:
- Đồng bộ trước (Front Curtain Sync): Đèn flash bật sáng tại thời
điểm đầu của quá trình phơi sáng, tức là ngay khi nhấn nút chụp. Sau đó,
màn trập sẽ mở ra trong thời gian dài để thực hiện chức năng tương tự như
trong Rear Curtain Sync. Kỹ thuật này có thể sử dụng khi muốn đèn flash


đóng băng các chuyển động nhanh của chủ thể ngay từ đầu. Bức ảnh thu
được sẽ ghi lại hình ảnh sắc nét của chủ thể và cả chuyển động của vật thể
đó trong thời gian mở cửa trập.
- Đồng bộ sau (Rear Curtain Sync): Đèn flash bật sáng tại thời điểm
cuối của quá trình phơi sáng. Như vậy, ngay sau khi nhấn nút chụp trên thân
máy ảnh, màn trập sẽ mở ra trong thời gian khá dài để thu nhận ánh sáng nền
và ghi nhận chuyển động. Khi sắp kết thúc quá trình này, đèn flash được
kích hoạt nhằm làm lộ rõ đối tượng chính. Thực chất quá trình này là sự kết
hợp khéo léo giữa phơi sáng lâu bằng màn trập và phơi sáng ngắn sử dụng
flash
2. Panning trong quá trình phơi sáng
Kết hợp với đồng bộ chậm, với việc thử Panning (Lia máy) theo đối
tượng chụp trong quá trình đối tượng di chuyển, bạn có thể thu được những
hiệu ứng rất thú vị với phông bị làm nhòe tạo cảm giác chuyển động, trong
khi chủ thể lại như bị “đóng băng” và rõ nét nhờ đèn Flash.
3. Zooming trong quá trình phơi sáng
Tương tự, khi bạn cho lens zoom vào hoặc ra trong quá trình phơi
sáng, bạn sẽ tạo cảm giác background chuyển động xoáy, trong khi chủ thể
vẫn đứng yên nhờ đên flash.
4. Thử nghiệm với Flash rời
Nếu bạn muốn sự sáng tạo của mình được thực sự thỏa sức, hãy thử
đánh Flash rời rừ nhiều góc độ khác nhau để chiếu sáng chủ thể. Đôi khi chỉ
thay đổi điểm chiếu flash đôi chút, bức ảnh của bạn đã mang thần thái và
cảm xúc khác hẳn. Hãy thử xem nhé!

×