Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

Tổng quan các vi phạm pháp luật về môi trường, các giải pháp phòng, chống vi phạm pháp luật về môi trường và trách nhiệm của thanh niên, học sinh, sinh viên đối với phòng, chống vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (456.46 KB, 15 trang )

lOMoARcPSD|9242611

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN LANG

TIỂU LUẬN
MƠN: GIÁO DỤC QUỐC PHỊNG VÀ AN NINH
(Học phần II)
Chủ đề
TÊN TIỂU LUẬN
“Tổng quan các vi phạm pháp luật về mơi trường, các giải pháp phịng, chống vi
phạm pháp luật về môi trường và trách nhiệm của thanh niên, học sinh, sinh
viên đối với phòng, chống vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường”
Số phách

Điểm TB

Giảng viên chấm
Giảng viên thứ 1
Giảng viên thứ 2
(Ký, ghi rõ họ tên)

(Ký, ghi rõ họ tên)

.…………►…………………………………………………………………………
Giảng viên giảng dạy: ThS Khâu Văn Bích
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Ngọc Thảo Quyên
MSSV: 207QC45150
Lớp GDQP: 202DQP0040_03 (Ca 2)
Ngày thực hiện: 06/06/2021



lOMoARcPSD|9242611

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................... 3
NỘI DUNG ................................................................................................................... 4
Phần 1: Tổng quan các vi phạm pháp luật về môi trường, những khó khăn
trong đấu tranh phịng, chống vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường ........... 4
Phần 2: Giải pháp phịng, chống vi phạm pháp luật về mơi trường và trách
nhiệm của thanh niên, học sinh, sinh viên đối với phịng, chống vi phạm pháp
luật về bảo vệ mơi trường. ..................................................................................... 10
KẾT LUẬN .................................................................................................................. 15


lOMoARcPSD|9242611

MỞ ĐẦU
Trong những năm gần đây, tình hình tội phạm và vi phạm pháp luật về môi trường
diễn biến rất phức tạp ở nhiều nước trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng,
phổ biến trên nhiều lĩnh vực đời sống xã hội. Tội phạm môi trường là tội phạm về môi
trường xâm phạm đến các quan hệ xã hội liên quan đến việc bảo vệ môi trường tự nhiên
thuận lợi, có chất lượng, đến việc sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên thiên nhiên và việc
bảo đảm an ninh sinh thái đối với dân cư. Tội phạm môi trường bao gồm tội phạm gây
thiệt hại cho môi trường đất, mơi trường nước, mơi trường khơng khí, cho nguồn lợi
thủy sản, tài nguyên rừng cũng như các hành vi nguy hiểm cho xã hội khác có liên quan
đến việc bảo vệ môi trường, đã làm cạn kiệt đi nguồn tài nguyên thiên nhiên như: phá
rừng phòng hộ, đốt nương làm rẫy, khai thác gỗ trái phép,... biến đổi khí hậu, chất lượng
mơi trường suy giảm gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cộng đồng và sự phát
triển bền vững của đất nước. Trên một số địa bàn, lĩnh vực, hoạt động tội phạm và vi
phạm pháp luật về môi trường gây hậu quả đặc biệt nghiêm trong làm phức tạp tình

hình an ninh trật tự, an tồn xã hội gây bức xúc trong xã hội. Để ngăn chặn tình trạng
này, Nhà nước đã xây dựng và ban hành một số văn bản quy phạm pháp luật liên quan
đến bảo vệ môi trường. Các hành vi phạm tội của nhóm tội phạm về mơi trường là xâm
phạm các quy định của Nhà nước về bảo vệ môi trường. Không chỉ là trách nhiệm của
Nhà nước xây dựng các văn bản để ngăn chặn tội phạm môi trường mà cịn là trách
nhiệm của tồn dân trong cả nước đặc biệt là của các thế hệ trẻ, thanh niên, sinh viên
đối với phòng, chống vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường.


lOMoARcPSD|9242611

NỘI DUNG
Phần 1: Tổng quan các vi phạm pháp luật về mơi trường, những khó
khăn trong đấu tranh phịng, chống vi phạm pháp luật về bảo vệ môi
trường
1. Vi phạm pháp luật về môi trường
a) Khái niệm vi phạm pháp luật về môi trường

- Vi phạm pháp luật: Là hành vi trái pháp luật, có lỗi do chủ thể có năng lực
trách nhiệm pháp lý thực hiện, xâm hại các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ. Như
vậy, vi phạm pháp luật là một hiện tượng nguy hiểm, tác động tiêu cực và làm mất ổn
định xã hội. Tính nguy hiểm thể hiện ở chỗ nó xâm hại tới lợi ích hợp pháp, chính đáng
của cá nhân, tổ chức, xã hội.
- Vi phạm pháp luật về bảo vệ mơi trường: Theo Từ điển tiếng Việt thì mơi
trường là “ toàn bộ những điều kiện tự nhiên, xã hội, trong đó con người hay một sinh
vật tồn tại” cịn mơi trường sinh thái được hiểu là “tồn bộ các điều kiện vô cơ và hữu
cơ của các hệ sinh thái ảnh hưởng đến đời sống của xã hội loài người”. Trong phạm vi
nghiên cứu của bài này chúng ta chỉ nghiên cứu những hành vi vi phạm pháp luật trong
bảo vệ môi trường sinh thái, địa bàn mà con người và xã hội tồn tại, phát triển. Môi
trường sống đó được pháp luật bảo vệ nhằm bảo đảm cho con người và xã hội sống hài

hòa với tự nhiên. Từ đó ta có thể quan niệm: Vi phạm pháp luật môi trường là hành vi
trái với pháp luật về bảo vệ mơi trường, có lỗi (cố ý hoặc vơ ý) do chủ thể có năng lực
trách nhiệm pháp lý thực hiện, xâm hại đến các lĩnh vực môi trường được pháp luật
bảo vệ.
- Thực tiễn hội nhập kinh tế quốc tế những năm qua cho thấy, Việt Nam đã
mở ra một giai đoạn mới trong quá trình phát triển kinh tế, xã hội, đẩy mạnh cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Bên cạnh hiệu quả về phát triển kinh tế xã hội. Việt
Nam cũng đối diện với vấn đề môi trường bị ô nhiễm nguồn. Các khu công nghiệp,
làng nghề, khu đơ thị được hình thành nhanh chóng làm cho nguồn rác thải công nghiệp
cũng như rác thải sinh hoạt đưa vào môI trường ngày càng nhiều, gây ô nhiễm không
khí, đất, nước. Hầu hết các khu công nghiệp chưa có hệ thống xử lý mơi trường tập
trung hoặc có nhưng hoạt động chỉ mang tính chất đối phó; việc các doanh nghiệp, cơ
sở sản xuất xả nước thải trực tiếp ra sông, biển là khá phổ biến. Tình trạng nhập khẩu
trái phép chất thải vào nước ta dưới hình thức phế liệu làm nguyên liệu sản xuất trong
nước, kể cả thiết bị công nghệ lạc hậu dẫn đến nguy cơ biến nước ta thành bãi thải công


lOMoARcPSD|9242611

nghiệp. Tình trạng săn bắt, bn bán động vật hoang dã, quý hiếm xảy ra hết sức nghiêm
trọng, làm giảm tính đa dạng sinh học; số vụ ngộ độc thực phẩm, ngộ độc hóa chất bảo
vệ thực vật tăng nhanh làm cho tình hình tội phạm về mơi trường và vi phạm pháp luật
về bảo vệ môi trường ở Việt Nam ngày càng gia tăng, không những ảnh hưởng tới tính
mạng, sức khỏe và tài sản của cá nhân, tổ chức mà cịn gây thiệt hại nghiêm trọng đối
với mơi trường nói chung.
b) Các vi phạm pháp luật về mơi trường
- Các hành vi vi phạm pháp luật hành chính trong lĩnh vực môi trường
Các hành vi vi phạm các quy định về kế hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá tác
động môi trường và đề án bảo vệ môi trường; Các hành vi gây ô nhiễm môi trường;
Các hành vi vi phạm các quy định về quản lý chất thải; Các hành vi vi phạm quy định

về bảo vệ môi trường của cơ sở sản xuất, kinh doanh và dịch vụ (sau đây gọi chung là
cơ sở) và khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, cụm công nghiệp, khu
kinh doanh dịch vụ tập trung (sau đây gọi chung là khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ
tập trung); Các hành vi vi phạm các quy định về bảo vệ mơi trường trong hoạt động
nhập khẩu máy móc, thiết bị, phương tiện giao thông vận tải, nguyên liệu, nhiên liệu,
vật liệu, phế liệu, chế phẩm sinh học; nhập khẩu, phá dỡ tàu biển đã qua sử dụng; hoạt
động lễ hội, du lịch và khai thác khoáng sản; Các hành vi vi phạm các quy định về thực
hiện phòng, chống, khắc phục ơ nhiễm, suy thối, sự cố mơi trường; Các hành vi vi
phạm hành chính về đa dạng sinh học bao gồm: Bảo tồn và phát triển bền vững hệ sinh
thái tự nhiên; bảo tồn và phát triển bền vững các loài sinh vật và bảo tồn và phát triển
bền vững tài nguyên di truyền; Các hành vi cản trở hoạt động quản lý nhà nước, thanh
tra, kiểm tra, xử phạt vi phạm hành chính và các hành vi vi phạm quy định khác về bảo
vệ môi trường. Các hành vi vi phạm hành chính có liên quan đến lĩnh vực bảo vệ môi
trường mà không quy định tại Nghị định này thì áp dụng theo quy định tại các Nghị
định khác của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà
nước có liên quan để xử phạt.
- Các hành vi vi phạm pháp luật hình sự trong lĩnh vực mơi trường
Gây ô nhiễm môi trường; Tội vi phạm quy định về quản lý chất thải nguy hại; Tội vi
phạm quy định về phịng ngừa, ứng phó, khắc phục sự cố mơi trường; Tội vi phạm quy
định về bảo vệ an toàn cơng trình thủy lợi, đê điều và phịng, chống thiên tai; vi phạm
quy định về bảo vệ bờ, bãi sông; Tội đưa chất thải vào lãnh thổ Việt Nam; Tội làm lây
lan dịch bệnh nguy hiểm cho động vật, thực vật; Tội hủy hoại nguồn lợi thuỷ sản; Tội
huỷ hoại rừng; Tội vi phạm quy định về quản lý; bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm;
Tội vi phạm về các quy định về quản lý khu bảo tồn thiên nhiên; Tội nhập khẩu, phát
tán các loài ngoại lai xâm hại.


lOMoARcPSD|9242611

c) Tình hình vi phạm pháp luật về bảo vệ mơi trường ở Việt Nam

Trong những năm gần đây, tình hình tội phạm về mơi trường có những diễn
biến phức tạp. Trên thế giới đã biểu hiện rõ hiện tượng dịch chuyển ô nhiễm xuyên biên
giới từ các nước phát triển sang các nước đang và kém phát triển, thông qua các hoạt
động đầu tư, chuyển giao công nghệ, xuất nhập khẩu... Thậm chí, một số nước cịn sử
dụng tội phạm môi trường như một công cụ để tấn công phá hoại nền kinh tế nước khác.
Các sự cố môi trường nghiêm trọng thời gian qua trên thế giới như tràn dầu trên vịnh
Mexico, vỡ bể chứa bùn đỏ tại Hungari,... đặt ra nhiệm vụ càng quan trọng cho công
tác cảnh báo, phịng ngừa vi phạm pháp luật về mơi trường.
Ở trong nước, vi phạm pháp luật môi trường diễn ra trong nhiều lĩnh vực kinh
tế, xã hội, ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển kinh tế của đất nước, xâm phạm trực tiếp
đến quyền lợi của nhân dân như gây ơ nhiễm nguồn nước, khơng khí, lo lắng về thực
phẩm kém an toàn... tại một số địa phương đã trở thành mầm mống mất an ninh trật tự.
Tội phạm và vi phạm pháp luật về môi trường nổi lên ở một số lĩnh vực sau:
Trong sản xuất công nghiệp, lợi dụng chủ trương mở cửa, chính sách thu hút
vốn đầu tư của Nhà nước cùng với những sơ hở về pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi
trường của Việt Nam, nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước đã đầu tư các dự án sản
xuất kinh doanh, nhưng không chú trọng việc xây dựng các hệ thống xử lý chất thải,
nhất là các nhà máy, cơ sở sản xuất trong các khu công nghiệp đang trong giai đoạn
hoàn thiện và các cơ sở nằm trên lưu vực sơng. Đáng lo ngại là các doanh nghiệp tuy
có hệ thống xử lý chất thải, nhưng ln cố tình vi phạm, thủ đoạn tinh vi, lén lút để xả
thải ra mơi trường như xây dựng hệ thống bí mật, phức tạp, được nguỵ trang bằng hệ
thống đạt tiêu chuẩn nên rất khó phát hiện, điển hình vụ Cơng ty Vedan Việt Nam,
Công ty Tungkuang, Công ty TNHH Miwon, Công ty thuộc da Hào Dương, Cơng ty
giấy Việt Trì, Fomosa Hà Tĩnh,...
Trong hoạt động kinh doanh nhập khẩu, tình trạng nhập khẩu trái phép chất thải
vào nước ta dưới hình thức phế liệu làm nguyên liệu sản xuất, thiết bị công nghệ lạc
hậu dẫn đến nguy cơ biến nước ta thành bãi rác thải công nghiệp, với thủ đoạn như “tạm
nhập, tái xuất”, khi bị phát hiện thì khai là “gửi nhầm hàng” và xin được chuyển trả
lại... Một số doanh nghiệp lợi dụng cơ chế kiểm hoá xác suất, thậm chí móc nối với một
số tổ chức kiểm định, giám định để có kết luận hàng hố đạt tiêu chuẩn về môi trường,

câu kết với nhân viên hải quan để lấy mẫu trong các lô hàng đảm bảm yêu cầu chất
lượng đã được chuẩn bị sẵn, từ đó dễ dàng được thông quan nhập rác vào nước ta.
Nghiêm trọng hơn cả là hành vi nhập rác thải sinh hoạt, các loại chất dioxin, thực phẩm
kém chất lượng, bột xương bò điên, kể cả chất có phóng xạ, các thiết bị công nghệ lạc
hậu sản xuất từ những năm 60 của thế kỷ trước.


lOMoARcPSD|9242611

Trong hoạt động khai thác tài nguyên, khoáng sản, bảo vệ đa dạng sinh học,
trong nhiều năm qua, nạn chặt phá rừng ở nước ta vẫn đang diễn ra rất bức xúc, đặc biệt
là tình trạng chặt phá các khu rừng nguyên sinh, khu bảo tồn thiên nhiên, rừng phòng
hộ... với thủ đoạn lợi dụng chính sách chuyển đổi “rừng nghèo”, xây dựng thuỷ điện,
phát quang biên giới để khai thác rừng bừa bãi, kèm theo tình trạng chống người thi
hành cơng vụ gây phức tạp tình hình an ninh trật tự ở nhiều địa phương. Tại các khu
vực khai thác khoáng sản, do sử dụng hoá chất như thuỷ ngân, kim loại nặng, nên nguồn
nước sinh hoạt, tưới tiêu bị ơ nhiễm, khơng có biện pháp hồn ngun mơi trường,
chống xói mịn, rửa trơi, làm ảnh hưởng hệ sinh thái, gây phong hoá biến rừng thành
đất trống đồi núi trọc, tiềm ẩn nguy cơ lũ quét cao.
Tình trạng săn bắn, buôn bán, vận chuyển động vật hoang dã, quý hiếm diễn ra
công khai ở nhiều nơi. Qua một số vụ việc do lực lượng cảnh sát môi trường điều tra,
khám phá cho thấy vi phạm pháp luật trong lĩnh vực này tiếp diễn phức tạp, nhất là
buôn bán các lồi động vật q hiếm có lợi nhuận cao như hổ, tê tê. Các đường dây
mua bán, vận chuyển động vật hoang dã qua biên giới thủ đoạn tinh vi, che giấu bằng
nhiều hình thức nhằm đối phó với cơ quan chức năng. Việt Nam đang là nước trung
chuyển các loại ĐVHD và sản phẩm từ ĐVHD cho nước thứ ba.
Trong sản xuất làng nghề, với trên 2700 làng nghề trong cả nước, nhưng hầu
hết do quy mô sản xuất nhỏ lẻ ở hộ gia đình, trình độ sản xuất thủ công theo kinh
nghiệm, công nghệ sản xuất thô sơ, không quan tâm đến vấn đề xử lý chất thải, dẫn đến
tình trạng mơi trường tại các làng nghề rất đáng báo động. Chất thải từ hoạt động sản

xuất của các làng nghề nhìn chung khơng được xử lý mà xả trực tiếp ra mương, ao, hồ,
ruộng lúa,... Các chất thải độc hại khó phân huỷ tại các làng nghề, đặc biệt là các làng
nghề thuộc da, dệt nhuộm và tái chế kim loại, đã làm cho các chỉ tiêu BOD, COD, SS
đều vượt quá tiêu chuẩn cho phép nhiều lần, ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường
và sức khoẻ của nhân dân.
Trong lĩnh vực an toàn vệ sinh thực phẩm: Tình hình nhập khẩu thực phẩm
khơng đạt tiêu chuẩn trong thời gian qua có dấu hiệu lắng xuống nhờ sự vào cuộc quyết
liệt của công an và các cơ quan chức năng. Tuy nhiên, hoạt động buôn bán, vận chuyển,
tiêu thụ gia súc, gia cầm không qua kiểm dịch theo đường tiểu ngạch vẫn diễn ra phức
tạp, nhất là từ khu vực biên giới phía Bắc. Các hoạt động buôn bán, vận chuyển sản
phẩm gia súc như da, mỡ,... diễn ra nhỏ lẻ, gây khó khăn cho cơng tác kiểm sốt. Dịch
bệnh có dấu hiệu bùng phát trở lại, nhất là dịch lợn tai xanh, nhân dân một số địa phương
tại Hà Nội, Hải Dương không xử lý gia súc chết do bệnh gây ơ nhiễm, thậm chí có nơi
còn bán ra thị trường, gây nguy cơ mất an toàn vệ sinh thực phẩm.


lOMoARcPSD|9242611

Vấn đề quản lý, xử lý chất thải nguy hại đang bị bng lỏng, mặc dù có trên 60
doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này, nhưng phần lớn trong số đó chưa được đầu
tư thỏa đáng, cơng nghệ xử lý lạc hậu nên đã góp phần vào việc gây ơ nhiễm mơi trường.
Thâm chí có doanh nghiệp cịn chơn hàng ngàn tấn chất thải nguy hại xuống dưới lòng
đất nhằm giảm chi phí xử lý.
Trong những năm tới, tình hình tội phạm và vi phạm pháp luật về mơi trường
dự báo vẫn còn nhiều diễn biến mới, phức tạp, chưa thể giải quyết một sớm một chiều.
Do hệ thống pháp luật đang từng bước sửa đổi, bổ sung hoàn thiện, lực lượng chuyên
trách làm công tác quản lý cũng như thực hiện chức năng phòng, chống tội phạm và vi
phạm pháp luật về môi trường cũng đang từng bước củng cố năng lực để thực thi pháp
luật, nên các đối tượng vẫn sẽ khai thác triệt để những kẽ hở này để vi phạm, đặc biệt
là trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp; kinh doanh nhập khẩu; khai thác tài ngun,

khống sản; lĩnh vực quản lý, xây dựng đơ thị sẽ có những diễn biến phức tạp mới. Vi
phạm pháp luật môi trường trong các khu công nghiệp, khu chế xuất; vấn đề xử lý chất
thải công nghiệp vẫn cịn nhức nhối và khó kiểm sốt; vấn đề vệ sinh an tồn thực
phẩm, quản lý mơi trường trong lĩnh vực y tế, trong lĩnh vực quản lý thuốc bảo vệ thực
vật, vẫn đặt ra cho các cơ quan quản lý, cơ quan chun trách phịng chống tội phạm
mơi trường những thách thức mới. Vì lợi nhuận, tội phạm và các doanh nghiệp thiếu
đạo đức vẫn sẽ móc nối với các nhân viên nhà nước biến chất, hám lợi, cấu kết với các
tổ chức tội phạm nước ngoài để nhập khẩu rác, phế thải, thiết bị máy móc cũ vào Việt
Nam... Các doanh nghiệp nước ngoài do áp lực về môi trường ở nước họ, sẵn sàng đầu
tư các công nghệ lạc hậu vào Việt Nam nhằm trốn phí mơi trường, thủ đoạn ngày một
tinh vi hơn. Tình hình khai thác tài nguyên, khoáng sản bừa bãi thiếu kiểm soát, tiếp
nhận đầu tư một số lĩnh vực giải trí như sân Golf gây ô nhiễm môi trường, phá hoại đa
dạng sinh học dẫn đến các nguy cơ sự cố môi trường. Nếu khơng có chính sách quản lý
tốt, tình hình vi phạm pháp luật môi trường ở các khu chế xuất, khu cơng nghiệp sẽ dẫn
đến phức tạp tình hình an ninh trật tự trên địa bàn. Do áp lực về yêu cầu tăng trưởng
kinh tế, áp lực về công ăn việc làm, về đối ngoại, về an sinh xã hội nên việc xử lý các
vi phạm pháp luật về mơi trường vẫn là bài tốn nan giải. Việc tổ chức phát hiện vi
phạm khơng khó, nhưng việc xử lý sai phạm, đặc biệt là các doanh nghiệp lớn, có yếu
tố nước ngồi, số lượng lao động đơng lại rất khó khăn. Trước tình hình đó lực lượng
Cơng an nhân dân xác định những nhiệm vụ và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng
cao hiệu quả phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm và vi phạm pháp luật về môi trường
trong thời gian tới như sau.


lOMoARcPSD|9242611

2. Những khó khăn trong đấu tranh phịng, chống vi phạm pháp
luật về bảo vệ môi trường
Bên cạnh những thuận lợi có được, cơng tác đấu tranh phịng, chống vi phạm pháp
luật về bảo vệ mơi trường cịn có những khó khăn sau đây:

- Việc phát hiện, xử lý vi phạm pháp luật và tội phạm về môi trường ngày một
khó khăn hơn. Nguyên nhân do phương thức, thủ đoạn của loại tội phạm này ngày một
tinh vi hơn, có sự đối phó với các cơ quan chức năng, địi hỏi lực lượng Công an nhân
dân phải áp dụng đồng bộ nhiều biện pháp nghiệp vụ, huy động lực lượng và phương
tiện, tổ chức theo dõi thời gian dài. Một khó khăn khác trong cơng tác điều tra, xử lý là
nhiều vi phạm có yếu tố nước ngồi, trong một số vụ việc khi xử lý phải cân nhắc vì
yếu tố ngoại giao, giải quyết bài toán “phát triển kinh tế - bảo vệ môi trường - công ăn
việc làm của người lao động”. Nhiều nơi, nhiều lúc việc xử lý cịn gặp cản trở, áp lực
từ phía các hội nghề nghiệp, các tổ chức phi chính phủ,...
- Việc xử lý vi phạm pháp luật về mơi trường chưa có sự đồng đều, thống nhất
và chưa thực sự nghiêm minh, có nguyên nhân là do quan điểm xử lý giữa các địa
phương, một số bộ, ngành chưa thống nhất. Nhiều nơi do ưu tiên phát triển kinh tế nên
kêu gọi đầu tư dàn trải, cấp phép kinh doanh ồ ạt, không quan tâm đến việc thẩm định,
đánh giá ảnh hưởng của các dự án đối với môi trường, nhất là các dự án thuộc lĩnh vực
trọng điểm hoặc khi xử lý đối với các doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế nhà nước.
- Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật mặc dù đã được sửa đổi, bổ sung nhưng
vẫn còn thiếu và chưa đồng bộ, chưa rõ ràng, chế tài chưa đủ mạnh để răn đe, còn nhiều
lỗ hổng để các đối tượng “lách luật”. Lực lượng Cảnh sát môi trường mới thành lập
mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng kinh nghiệm cịn có phần hạn chế.


lOMoARcPSD|9242611

Phần 2: Giải pháp phòng, chống vi phạm pháp luật về môi trường và
trách nhiệm của thanh niên, học sinh, sinh viên đối với phòng, chống vi
phạm pháp luật về bảo vệ môi trường.
1. Giải pháp đối với cơ quan, tổ chức trong phòng, chống vi phạm
pháp luật về bảo vệ môi trường
a) Đối với các cơ quan bảo vệ pháp luật


- Đối với cơ quan công an
Tiếp tục tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật
của nhà nước và các kế hoạch, chỉ thị của Bộ Công an về công tác bảo vệ môi trường,
phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm và vi phạm pháp luật về môi trường, làm cho
mỗi cán bộ, chiến sỹ Công an nhân dân hiểu sâu sắc và nhận thức rõ nhiệm vụ công
tác bảo vệ môi trường trong thời kỳ cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước.
Rà soát kỹ các văn bản pháp luật liên quan đến hoạt động của lực lượng Cảnh
sát môi trường để tham mưu cho Chính phủ, Quốc hội bổ sung, hồn thiện theo hướng
tăng thẩm quyền điều tra tố tụng và xử lý vi phạm hành chính cho lực lượng Cảnh sát
mơi trường.
Triển khai các kế hoạch, biện pháp nghiệp vụ CAND nhằm nhanh chóng
phát hiện và xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật và tội phạm về mơi
trường. Kiện tồn chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức Cảnh sát phịng, chống tội phạm
về mơi trường các cấp. Làm tốt công tác tuyển dụng, đào tạo huấn luyện, phân cơng bố
trí cán bộ Cảnh sát mơi trường. Đồng thời phối hợp với lực lượng Cảnh sát các nước
có kinh nghiệm để tổ chức phịng ngừa, đấu tranh phịng, chống tội phạm mơi trường.
Đề cao vai trị của quần chúng nhân dân trong cơng tác đấu tranh phịng,
chống tội phạm về mơi trường. Vì quần chúng nhân dân là tai mắt của lực lượng cảnh
sát môi trường trong việc phát hiện các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân có hành vi vi
phạm pháp luật về bảo vệ mơi trường.
Phịng, chống tội phạm về mơi trường là lĩnh vực nghiệp vụ mới của lực
lượng Công an nhân dân. Chứng cứ chứng minh hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ
mơi trường thường khó phát hiện, thu thập, bảo quản. Hành vi xâm hại đến môi trường
lại diễn ra trong một thời gian dài, đến khi bị phát hiện thì nó đã gây ra hậu quả lớn và
trên diện rộng cho xã hội. Vì vậy, để đấu tranh có hiệu quả đối với tội phạm về môi
trường cần phải nâng cao năng lực chuyên môn và tinh thần trách nhiệm của đội ngũ
cán bộ điều tra. Bên cạnh đó, cán bộ điều tra phải thực hiện nhiệm vụ với tinh thần tích


lOMoARcPSD|9242611


cực, khẩn trương, kiên quyết và thận trọng trong công tác điều tra các tội phạm về môi
trường.
Cần trang bị phương tiện, thiết bị kỹ thuật hiện đại trong công tác phòng
ngừa, phát hiện và xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường của lực lượng Cảnh
sát nhân dân. Đó là các thiết bị đo kiểm; thu, bảo quản và vận chuyển mẫu; phân tích
mơi trường về đất, nước, khí, chất rắn, phóng xạ... Việc quản lý, sử dụng phương tiện,
thiết bị kỹ thuật này phải đảm bảo yêu cầu về kiểm định, đo lường chất lượng của Nhà
nước và theo đúng quy định, hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ Công an. Các cơ quan, tổ
chức, doanh nghiệp và cá nhân trong quá trình hoạt động, sản xuất, kinh doanh và dịch
vụ khi có yêu cầu của lực lượng Cảnh sát nhân dân phải nghiêm chỉnh chấp hành việc
giám sát, phát hiện, xử lý đối với các hành vi vi phạm được phát hiện bằng các phương
tiện, thiết bị kỹ thuật về mơi trường và có quyền khiếu nại theo quy định của pháp luật.
Nghiêm cấm các hành vi cản trở, hạn chế hoặc vơ hiệu hố tính năng kỹ thuật của các
phương tiện, thiết bị kỹ thuật vào môi trường.
Trong công tác phối kết hợp với các lực lượng, cần phối hợp với cơ quan tài
nguyên mơi trường và các cơ quan chức năng khác có liên quan để trao đổi thơng tin
nắm bắt tính hình vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường cũng như việc phát hiện tội
phạm về môi trường; xây dựng quy chế phối hợp liên ngành trên cơ sở đó Cơ quan điều
tra cần phối hợp chặt chẽ với Tòa án, Viện kiểm sát trong hoạt động điều tra, truy tố,
xét xử các vụ án về các tội phạm về môi trường để đảm bảo xử lý đúng người, đúng tội,
đúng pháp luật.
- Đối với Viện kiểm sát nhân dân
Viện kiểm sát nhân dân với chức năng là cơ quan kiểm sát hoạt động tư pháp
và thực hành quyền công tố. Nhằm nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng, chống các tội
phạm về môi trường, trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Viện
kiểm sát nhân dân các cấp phải tăng cường thực hiện tốt vai trò thực hành quyền cơng
tố và kiểm sốt các hoạt động tư pháp, để đẩy mạnh việc phát hiện kịp thời và xử lý
nghiêm các tội phạm về mơi trường, góp phần đảm bảo cho pháp luật trừng trị và giáo
dục người phạm tội, mà cịn có tác dụng răn đe, phịng ngừa chung đối với những người

có nguy cơ thực hiện hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, đồng thời làm
cho những người đã phạm tội này khơng cịn điều kiện dễ dàng tiếp tục thực hiện tội
phạm.
- Đối với Tòa án nhân dân
Tòa án nhân dân có vị trí trung tâm và hoạt động xét xử là trọng tâm trong
các hoạt động cải cách tư pháp, nhiệm vụ chủ yếu của Toà án là nâng cao chất lượng


lOMoARcPSD|9242611

xét xử, chống oan sai và bỏ lọt tội phạm, việc áp dụng pháp luật đúng đắn trong công
tác xét xử các vụ án về tội phạm về môi trường là một vấn đề quan trọng. Từ việc xét
xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật sẽ phát huy tính giáo dục, răn đe và phịng
ngừa người phạm tội. Thơng qua tổng kết thực tiễn xét xử từ đó chỉ ra nguyên nhân,
điều kiện phát sinh loại tội phạm này để kiến nghị các cơ quan chức năng áp dụng các
biện pháp khắc phục những thiếu sót trong cơng tác xây dựng và áp dụng pháp luật.
b) Đối với cơ quan hành chính các cấp

- Quan tâm kiện tồn và tăng cường năng lực tổ chức bộ máy cơ quan quản lý
nhà nước về môi trường, nhất là ở cấp cơ sở để bảo đảm thực hiện có hiệu quả các chủ
trương của Đảng, chính sách pháp luật và Nhà nước trong lĩnh vực bảo vệ mơi trường.
Có cơ chế và quy định trách nhiệm phối hợp, phân công, phân cấp hợp lý nhiệm vụ
phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm và vi phạm pháp luật về môi trường giữa các
ngành, các cấp với lực lượng Công an nhân dân.
- Hồn thiện cơ chế, chính sách, hệ thống pháp luật về bảo vệ tài nguyên và môi
trường; xây dựng và ban hành quy định pháp luật về phí bảo vệ môi trường, về giải
quyết bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm pháp luật về môi trường gây ra. Tiếp tục
sửa đổi, bổ sung Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính và các nghị định có liên quan
trong lĩnh vực môi trường để tạo sự đồng bộ, thống nhất trong hệ thống văn bản quy
phạm pháp luật về bảo vệ mơi trường, trong đó bổ sung đầy đủ các thẩm quyền cho

Cảnh sát môi trường và các lực lượng thanh tra chuyên ngành có liên quan.
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức và trách nhiệm
của mọi cơng dân trong phịng ngừa, đấu tranh chống tội phạm và vi phạm pháp luật về
môi trường. Đa dạng hố các hình thức tun truyền, phổ biến chính sách, chủ trương,
pháp luật, các thơng tin về môi trường và phát triển bền vững cho mọi người, đặc biệt
là trong tầng lớp thanh niên; đưa nội dung giáo dục về bảo vệ mơi trường vào chương
trình, sách giáo khoa của hệ thống giáo dục quốc dân. Tạo thành dư luận xã hội lên án
nghiêm khắc đối với các hành vi gây ơ nhiễm mơi trường, suy thối môi trường đi đôi
với việc áp dụng các chế tài, xử phạt nghiêm khắc có tác dụng răn đe, ngăn ngừa vi
phạm.
- Trong điều kiện hiện nay để đảm bảo hài hoà giữa tăng trưởng kinh tế, an sinh
xã hội và phát triển bền vững, bảo vệ môi trường nên đề nghị Chính phủ có nghị quyết
giao cho các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế - xã hội, các địa phương tự đề ra giải
pháp xử lý ô nhiễm ở đơn vị, doanh nghiệp, địa phương mình trong một thời gian nhất
định, có sự giám sát của cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường. Sau thời gian
đó, nếu cịn vi phạm thì sẽ điều tra, xử lý theo tình tiết tăng nặng.

Downloaded by tran quang ()


lOMoARcPSD|9242611

- Tăng cường công tác phối hợp thanh tra, kiểm tra công khai, kết hợp với điều
tra xử lý bằng các biện pháp nghiệp vụ công an đối với các cơ sở, địa bàn có nguy cơ
gây ơ nhiễm mơi trường. Bộ Tài ngun và Mơi trường chủ trì, phối hợp với Bộ Cơng
an rà sốt, lập danh mục các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng để tham mưu
cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tiếp tục có kế hoạch xử lý triệt để trong giai đoạn
tiếp theo (từ nay đến 2025). Quan tâm chỉ đạo các doanh nghiệp nhà nước, nhất là các
tập đoàn kinh tế chủ đạo thực hiện tốt các chính sách, pháp luật về bảo vệ mơi trường.
- Ưu tiên kinh phí nhằm tăng cường năng lực cho lực lượng Cảnh sát phòng,

chống tội phạm về môi trường theo chỉ đạo tại Nghị quyết số 27/NQ-CP ngày 12/6/2019
của Chính phủ, trong kinh phí sự nghiệp môi trường hàng năm theo Luật Bảo vệ mơi
trường, cần bổ sung mục chi cho cơng tác phịng ngừa, đấu tranh chống tội phạm và vi
phạm pháp luật về môi trường. Bổ sung ngân sách để đảm bảo cơ sở vật chất, phương
tiện, thiết bị chuyên dùng và biên chế cho Bộ Công an để tăng cường cho lực lượng
Cảnh sát PCTP về môi trường đảm bảo đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.
- Tăng cường mối quan hệ phối hợp giữa các cơ quan chức năng trong phịng,
chống tội phạm về mơi trường; trang bị đầy đủ phương tiện, thiết bị kỹ thuật hiện đại
và kinh phí phục vụ cơng tác phịng, chống tội phạm về môi trường.
- Tăng cường ký kết hoặc gia nhập các công ước quốc tế trong lĩnh vực tội phạm
về mơi trường. Nhà nước ta đang tham gia tích cực vào việc giải quyết các vấn đề mang
tính tồn cầu. Quan điểm tăng cường giao lưu, hợp tác quốc tế trong lĩnh vực đấu tranh
phòng, chống tội phạm cần được quán triệt sâu sắc trong xây dựng và thực hiện pháp
luật. Hệ thống pháp luật hình sự nói chung và pháp luật về tội phạm mơi trường nói
riêng cần phải hài hòa với các chuẩn mực quốc tế, đồng thời nội luật hóa các cam kết
quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia, tăng cường hợp tác, giao lưu về pháp luật
và thực hiện đầy đủ các cam kết quốc tế góp phần tăng cường quan hệ hợp tác với các
nước trên thế giới nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc thúc đẩy tiến trình hội nhập
quốc tế của nước ta, đặc biệt là hội nhập kinh tế quốc tế, trên cơ sở giữ vững độc lập,
tự chủ và định hướng xã hội chủ nghĩa.
- Bên cạnh đó, việc tiếp tục rà sốt, sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới các văn
bản quy phạm pháp luật trên cơ sở đối chiếu, so sánh với các cam kết, chuẩn mực trong
các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã hoặc sẽ tham gia nhằm làm cho các quy định
pháp luật trong nước phù hợp với luật pháp quốc tế, đảm bảo cho việc thực hiện các
cam kết quốc tế thì chúng ta cũng cần phải khẩn trương ban hành Nghị định, Thông tư
hướng dẫn thi hành Luật Ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế trong đó quy
định rõ quy trình, cơ chế chuyển hóa các quy phạm của điều ước quốc tế vào hệ thống

Downloaded by tran quang ()



lOMoARcPSD|9242611

pháp luật Việt Nam và quy định điều kiện, thủ tục thi hành điều ước quốc tế tại Việt
Nam.
- Hợp tác quốc tế trong phịng, chống tội phạm về mơi trường. Bảo vệ mơi
trường là vấn đề mang tính tồn cầu. Do đó, Nhà nước cần có những chính sách phù
hợp để đẩy mạnh hoạt động hợp tác quốc tế trong lĩnh vực phòng ngừa và đấu tranh
chống tội phạm về mơi trường. Ví dụ như: Tham gia các diễn đàn, hội thảo, hội nghị
về môi trường để thảo luận, trao đổi kinh nghiệm cũng như đúc rút các bài học về bảo
vệ môi trường; tranh thủ các nguồn tài trợ quốc tế. Đặc biệt là của “Quỹ Mơi trường
tồn cầu” nhằm huy động và tiếp nhận cho vay vốn phục vụ mục đích phịng, chống tội
phạm về mơi trường.

2. Trách nhiệm của thanh niên, học sinh, sinh viên đối với phịng,
chống vi phạm pháp luật về bảo vệ mơi trường
- Có trách nhiệm tn thủ các chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường; bảo vệ
môi trường, giữ gìn cảnh quan thiên nhiên và vệ sinh nhà ở, cơng sở, trường học và
cơng trình cơng cộng.
- Phát hiện, tố giác các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường. Đấu
tranh với những hành vi lợi dung sự cố môi trường để gây rối, mất trật tự trị an.
- Tham gia, hưởng ứng và vận động người khác tham gia các phong trào về bảo
vệ môi trường do Nhà trường và các đoàn thể quần chúng phát động.
- Tích cực tham gia tuyên truyền vận động nhân dân địa phương cũng như nơi cư
trú cháp hành nghiêm về pháp luật bảo vệ môi trường cũng như giữ gìn vệ sinh nơi cư
trú.

Downloaded by tran quang ()



lOMoARcPSD|9242611

KẾT LUẬN
Trong những năm tới, tình hình tội phạm và vi phạm pháp luật về mơi trường dự báo
vẫn cịn nhiều diễn biến mới, phức tạp, chưa thể giải quyết một sớm một chiều. Vi phạm
pháp luật môi trường trong các khu công nghiệp, khu chế xuất; vấn đề xử lý chất thải
cơng nghiệp vẫn cịn nhức nhối và khó kiểm sốt; vấn đề vệ sinh an tồn thực phẩm,
quản lý môi trường trong lĩnh vực y tế, trong lĩnh vực quản lý thuốc bảo vệ thực vật,
vẫn đặt ra cho các cơ quan quản lý, cơ quan chuyên trách phịng chống tội phạm mơi
trường những thách thức mới. Là sinh viên cần gương mẫu chấp hành và đề cao trách
nhiệm trong tuyên truyền vận động nhân dân chấp hành nghiêm pháp luật về bảo vệ
mơi trường, góp phần bảo vệ môi trường sống của con người và xã hội loài người.

Downloaded by tran quang ()



×