Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tài liệu Pasta một dòng ẩm thực nổi tiếng docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (106.69 KB, 5 trang )

Pasta một dòng ẩm thực nổi tiếng

Ẩm thực Ý có mặt hầu như trên khắp thế giới với các loại pasta,
mà đặc trưng là món spaghetti
Pasta trong tiếng Ý là tên gọi chung cho các loại nui, mì sợi… làm từ
bột mì. Có khoảng hơn 350 loại nui, mì với hình dạng khác nhau, cọng dài,
ngắn, dày, mỏng, nui hình sò, hình xoắn, hình nơ, hình sao để từ đó chế
biến ra rất nhiều món ăn. Pasta được làm chủ yếu từ bột mì và nước. Có hai
loại pasta tươi và pasta khô. Loại tươi chỉ có thể cất giữ vài ngày trong tủ
lạnh. Pasta khô thì thông dụng hơn, có thể cất giữ lên tới 2 năm, trước khi
ănchỉ việc nấu chín cho mềm là có thể chế biến chung với các loại xốt.
Lịch sử của Pasta
Từ rất xa xưa, người ta đã biết cách trộn bột và nước để chế biến
thành thức ăn (như món mì sợi của Trung Quốc đã có mấy ngàn năm lịch
sử). Nhưng loại pasta khô thì có từ thế kỷ 12, xuất phát từ các công xưởng
vùng Silicy của Ý, sau đó theo chân Macro Polo qua con đường tơ lụa sang
Trung Quốc và các nước khác. Vào thế kỷ 15, khi thịt và các sản phẩm tươi
sống khá đắt đỏ do khủng hoảng kinh tế, người dân chỉ sống nhờ bột mì và
từ đó pasta trở thành món ăn chính.
Cùng với việc phát minh ra các loại máy ép, cán bột mì, pasta khô
càng trở nên thông dụng. Năm 1785, tại Naples có gần 300 cửa hàng bán
pasta. Người ta nấu pasta trên các lò than và bán đầy các con đường, khi đó
pasta chỉ ăn với phô-mai bào nhuyễn rắc trên mặt và chỉ dùng tay bốc. Sau
khi vua Ferdinand dùng nĩa ăn pasta thì từ đó, món này mới được dùng trong
các bữa tiệc với tính cách long trọng hơn. Mãi đến đầu thế kỷ thứ 19, xốt cà
mới được nấu chung với pasta, là khởi nguồn cho món spaghetti nổi tiếng
đến nay.
Các loại Pasta

Pasta thường là có màu vàng, nhưng có vài loại pasta có màu đỏ,
xanh, đen… Màu đỏ là do người ta cho xốt cà vào bột, màu xanh là do bột


được trộn với nước ép rau bina, màu vàng nghệ là do có trộn chung với bột
nghệ, màu đen là trộn với mật mực,… Tùy kích cỡ, hình dạng, nguyên liệu,
xốt ăn kèm và cách chế biến mà pasta có tên gọi riêng, nhưng tựu trung có 4
loại pasta đặc trưng:
- Pasta cọng dài: Điển hình là cọng mì spaghetti, cọng dài, ống tròn
nấu chung với xốt cà.
- Pasta ống (còn gọi là nui): gồm nhiều loại nui to, nhỏ, thẳng, cong,
đầu vạt nhọn hay vạt thẳng
- Pasta có các hình thù đặc biệt khác như farfalle là loại nơ, conchiglie
là loại nui hình con sò với đủ kích cỡ, fiori hình như cái hoa
- Pasta có nhân: Làm từ miếng bột cán mỏng, cho nhân vào và bẻ mí
gấp lại như bánh quai vạc hay há cảo.
Những tên gọi phổ biến
Ngày nay, những loại pasta như ravioli, lasagna, gnocchi đã trở nên
phổ biến, mỗi loại lại có nhiều loại khác nhau.

- Lasagna: Trong các dạng pasta thì loại pasta để làm lasagna là loại to
đặc biệt nhất, đó là các miếng bột bề ngang khoảng 4cm, dài 20cm, viền
nhún. Cũng như spaghetti, món lasagna cũng là một món pasta rất thông
dụng và được mọi người ưa chuộng.
- Gnocchi: Là tên gọi của loại pasta cắt nhỏ từ cọng mì dày, mềm
hoặc đôi khi người ta còn để nhân bên trong. Gnocchi được làm từ khoai tây
hấp nghiền, trộn chung với bột mì và nước, sau đó lăn thành các cọng mì to
dày rồi được cắt nhỏ thành viên khoảng 2cm. Người ta dùng ngón tay ấn tạo
một lõm nhỏ giữa cục bột hay dùng nĩa ấn lên cục bột nhỏ tạo dấu răng cưa.
- Ravioli: Là loại pasta có nhân bên trong, được làm từ 2 miếng bột
cán mỏng, kẹp nhân rồi xếp mí lại cho dính. Ravioli có nhiều hình dạng như
hình vuông, chữ nhật, tròn, tam giác…
Ngày nay, ở các nước Tây Âu, cùng với bánh mì, pasta là món ăn
hàng ngày như các nước châu Á ăn cơm, gạo. Pasta có lượng tinh bột cao, ăn

no lâu, thường được dùng làm món chính trong bữa ăn. Tuy rằng tại mỗi
nước, pasta đều có cách chế biến riêng cho phù hợp khẩu vị, nhưng dù biến
tấu thế nào đi nữa, món ăn đó vẫn chỉ có một tên gọi: pasta.
"Tương truyền các đầu bếp Ý thường nói, bí quyết để biết pasta
đã được nẩu vừa chưa là ném chúng vào miếng gạch men, nếu cọng
pasta dính vào là được"

×