Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Tài liệu Góp vốn bằng thương hiệu docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (161.92 KB, 4 trang )

Góp vốn bằng thương hiệu: Mỗi doanh nghiệp một kiểu

Vấn đề đặt ra là, việc góp vốn bằng thương hiệu có đúng quy định hay
không? Cách hạch toán như thế nào là phù hợp?
Trong báo cáo kiểm toán của một số DN có ý kiến “giới hạn kiểm toán” của
kiểm toán viên, trong đó phản ánh các DN có phần vốn góp của cổ đông là
góp vốn bằng thương hiệu. Vấn đề đặt ra là, việc góp vốn bằng thương hiệu
có đúng quy định hay không? Cách hạch toán như thế nào là phù hợp?
Báo cáo kiểm toán năm 2007 của CTCP Sông Đà 909 (S99), CTCP Sông Đà
10 (SDT) và CTCP Cơ giới Lắp máy và Xây dựng (VMC), được kiểm toán
bởi Công ty TNHH Kiểm toán và Định giá Việt Nam (VAE) cho thấy, đối
với các trường hợp ghi nhận giá trị thương hiệu của đơn vị góp vốn là tài sản
cố định vô hình của đơn vị nhận góp vốn và việc trích khấu hao cho phần tài
sản cố định vô hình trên là chưa có cơ chế tài chính, chưa được chế độ kế
toán hiện hành hướng dẫn.
Cụ thể, khoản góp vốn bằng thương hiệu của Tổng công ty Sông Đà tại SDT
là 4,93 tỷ đồng, đến hết năm 2007 được khấu hao lũy kế 1,214 tỷ đồng; tại
S99 là 250 triệu đồng, khấu hao lũy kế đến hết năm 2007 là 28 triệu đồng và
của Tổng công ty Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (thương hiệu
Vinaconex) tại VMC là 300 triệu đồng.
Ngoài 3 trường hợp trên, trong các DN niêm yết hiện tại, ĐTCK ghi nhận
trường hợp của CTCP Xây dựng hạ tầng Sông Đà (SDH) cũng có việc góp
vốn của cổ đông bằng thương hiệu.
Cụ thể, thương hiệu “Sông Đà” tại SDH được ghi nhận tại thời điểm sau
ĐHCĐ ngày 9/7/2004 là 770 triệu đồng, tính vào tài sản cố định vô hình.
Sau đó, do văn bản hướng dẫn của Tổng cục Thuế ban hành năm 2006
không đồng ý việc góp vốn bằng thương hiệu thành lập CTCP nên SDH đã
chuyển khoản này thành chi phí trả trước dài hạn.
Một số NĐT phản ánh, cùng là thương hiệu Sông Đà, nhưng tại các DN
khác nhau lại được ghi nhận giá trị vốn góp khác nhau, vậy có hợp lý
không? Có vẻ như việc áp giá trị này mang tính chủ quan, mà theo ý kiến


của các kiểm toán viên, đây là việc ghi nhận giá trị vô hình do nội bộ tạo ra
là tài sản.
Nhiều ý kiến cho rằng, việc chấp nhận góp vốn bằng thương hiệu hiện
không bị cấm và thực tế, nếu các cổ đông chấp nhận nó thì nên được cơ quan
quản lý cho phép. Tuy nhiên, một kiểm toán viên, người đã thực hiện kiểm
toán và đưa ra ý kiến “
lưu ý” với các trường hợp trên cho biết, nếu chấp
nhận việc góp vốn bằng thương hiệu và ghi nhận giá trị thương hiệu góp vốn
là tài sản cố định vô hình, thì không hợp lý.
Theo kiểm toán viên này, hãy đặt câu hỏi, giá trị thương hiệu này có được
định giá hợp lý không? Ai xác minh được giá trị này? Nó mang lại lợi ích cụ
thể gì cho DN? Nếu chấp nhận coi thương hiệu là giá trị tài sản góp vốn thì
DN có thể nghĩ ra nhiều “
chiêu” để lách thuế, như đẩy phần vốn góp bằng
giá trị thương hiệu lên cao.
Trên thực tế, cùng là thương hiệu Sông Đà, nhưng trong 3 DN kể trên, giá trị
phần vốn góp của Sông Đà tại mỗi DN lại khác nhau.
Vậy ai là người có thể định giá chính xác được thương hiệu Sông Đà trong
trường hợp này và tác dụng của việc “
gắn mác” Sông Đà trên tên DN giúp
DN có những lợi ích cụ thể gì, định lượng bao nhiêu so với việc thiếu cái tên
đó?
Đáng lưu ý, trong thời gian tới, khi một loạt DN chuyển về dưới sự chủ quản
của Tập đoàn Sông Đà, nếu họ chuyển tên để có “
mác” Sông Đà thì có tính
phần vốn góp bằng thương hiệu của Tập đoàn hay không? Giá trị là bao
nhiêu?
Thực ra, góp vốn bằng thương hiệu đã được thực hiện khá nhiều tại các công
ty cổ phần được cổ phần hóa. Theo một kiểm toán viên hành nghề lâu năm,
trong nhiều trường hợp, giá trị thương hiệu của công ty mẹ “

áp” cho công ty
con khá lớn, chứ không dừng lại ở vài trăm triệu đồng hay một vài tỷ đồng.
Nhưng với những trường hợp này, đa phần là được “đặc cách”!
Vấn đề là, cùng ghi nhận phần giá trị thương hiệu vào vốn góp của chủ sở
hữu, nhưng với mỗi DN lại ghi nhận một kiểu, mỗi công ty kiểm toán lại
nhận định một cách.
Cụ thể, với SDT và S99, sau năm 2007, rút kinh nghiệm ý kiến của kiểm
toán viên, hai DN này vẫn chuyển phần ghi nhận vốn góp bằng thương hiệu
của Tổng công ty Sông Đà là vốn cố định vô hình, nhưng không thực hiện
khấu hao; trong khi SDH chuyển khoản này thành chi phí trả trước dài hạn.
Tuy nhiên, trong phần lưu ý về việc góp vốn của cổ đông bằng giá trị thương
hiệu, năm 2007, kiểm toán viên “
lưu ý người đọc”, nhưng năm 2008 thì
không. Điều này khiến những người quan tâm đặt câu hỏi, liệu cách ghi
nhận khác nhau của các DN và “
bên lề” quy định pháp lý như vậy có ảnh
hưởng đến góc nhìn của NĐT về DN hay không?
Một trường hợp DN khác cũng đang thực hiện ghi nhận phần giá trị vốn góp
bằng thương hiệu là tài sản vô hình, thực hiện trích khấu hao thời gian 20
năm là CTCP Đầu tư và Vận tải Dầu khí Vinashin (mã VSP), với giá trị ban
đầu là 10 tỷ đồng.
Dù vậy, đơn vị kiểm toán của VSP trong suốt các năm vừa qua không hề đưa
ra một thông tin nào mang tính lưu ý hoặc ngoại trừ liên quan đến việc này!
Việc góp vốn bằng thương hiệu là một hiện tượng đã và đang diễn ra, nhưng
đến nay vẫn chưa có quy định nào hướng dẫn cụ thể việc định giá và ghi
nhận giá trị này. Có lẽ vì thế mà mỗi DN, mỗi công ty kiểm toán có cách
nhìn, cách “ứng xử” khác nhau, tạo sự thiếu đồng bộ trong hoạt động này.

×