Hai trường phái cải
lương
Từ lúc được khai sinh đến nay, Cải lương đã ngót trăm năm tuổi
tác. Loại hình này được trình diễn cho công chúng thưởng lãm qua
hình thức hai trong một : diễn thoại và diễn ca. Ca nhạc cải lương xuất
xứ là nhạc tài tử Nam bộ có cải biên cho phù hợp, với các thể điệu
Nam, Bắc, Oán được thiết kế theo lối trích đoạn mỗi bài tùy theo kịch
huống. Lần hồi, nhạc cải lương được phong phú hóa bằng các bài bản
nhỏ, các điệu Lý âm hưởng dân ca.
Vô cùng may mắn cho nền văn hóa nghệ thuật dân tộc ta khi ở
buổi hồng hoang của cải lương son trẻ, trong những bậc tiền phog góp
công vun đắp nên hình hài ngành nghệ thuật nầy tiềm ẩn nhiều nhân tài.
Vừa làm vừa học các loại hình nghệ thuật khác - trong nước, nước
ngoài - họ tiếp thu, chắt lọc. Trí thông minh giúp họ tích lũy, lập thành
những trình thức cơ bản có bổ sung theo thời gian và trở nên kinh điển
giúp Cải lương bước vào thời hoàng kim chói chang. "Thuốc dạy thầy,
cây dạy thợ", những nghệ sĩ tiền phong ấy đã tinh tiến, trở nên nhân tài
lỗi lạc của cải lương. Buổi ấy, công nghệ truyền thông làm gì đa dạng
như bây giờ, vậy mà họ nổi danh - qua truyền khẩu - từ Nam chí bắc,
tạo thành cơn sốt ái mộ ngày càng đạm nơi cộng đồng. Họ đã có nhiều
vai diễn để đời nhờ những kịchu bản giá trị.Thành thật mà nói, họ diễn
giỏi, nhưng cán cân ca - diễn chênh lệch rõ nét, và phần nhẹ thuộc về
ca. Tuy vậy, cá biệt cũng có những Tư Út, Ba Vân, Minh Tạo có đủ tố
chất hai trong một.
Khi công nghiệp đĩa nhựa phất lên, rồi hai đài phát hanh Sài Gòn,
Pháp Á đều quảng bá cải lương, ca cổ thu thanh với nhiều danh ca đặc
sắc, chất giọng quý hiếm, đời sống nghệ thuật cải lương bỗng nhiên ồn
ào, sôi nổi. Một số đông danh ca được hậu thuẫn to lớn của thính giả
mộ điệu đã nhảy vào sân khấu Cải lương. ca thì khỏi nói, nhưng đa số
diễn xuất gần với con số không. Với câu cổ ngữ "Người ta chết vì thịnh
danh", riêng họ ngược lại, thình danh có được từ đĩa nhựa, đài PT, giúp
họ chiếm lĩnh sân khấu với hàng loạt vai chính. Họ diễn vở với động tác
hình thể đơn điệu (người sành sỏi gọi là "chết bộ"), biểu cảm nội tâm
xơ cứng, thô thiển, lạnh lạt.
Giữa những năm 1950, báo chí bắt đầu hình thành chuyên trang
kịch trường mang chức năng thông tin, hướng dẫn mỹ cảm nghệ thuật
và bình luận, đã gọi những danh ca nghệ sĩ là "đào ca, kép ca". Thế là
hiển nhiên, sân khấu Cải lương hình thành HAI TRƯỜNG PHÁI :
DIỄN - CA.
Trong khi trường phái CA ngày càng hốt bạc, ăn nên làm ra với
những suất hát khán giả (bình dân) rồng rắn xếp hàng thì trường phái
diễn lần lần thất thu doanh số, hụt hẫng với mặc cảm khán giả bớt mặn
mà ; mỗi đêm diễn lác đác người xem chưa được nửa khán phòng (đa
phần là trí thức). Nghệ sĩ tài danh Tám Vân (lúc chưa theo đoàn Thanh
Tùng đóng cặp với Bích Thuận) buồn tủi bộc bạch về nỗi niềm "tài bất
phùng thời" cùng nhà báo Trần Tấn Quốc (chủ giải Thanh Tâm sau đó)
khi ông này bắt đầu viết loạt bài "Cải lương đang giãy chết" với sự phân
tích chi li và báo động rằng nghệ sĩ trường phái DIỄN đang lão hóa mà
chưa có thế hệ kế thừa.Ông khẳng định Cải lương chỉ tồn tại và phát
triển khi người hành nghề có khả năng đồng bộ ca - diễn, bởi yếu tố
diễn đã làm nên hình hài và phong cách cải lương. Nếu tác nghiệp cải
lương chỉ trọng thị phần ca, khinh thường phần diễn thì cải lương đi về
đâu ? Phải phá sản thôi.
Tiếng chuông cảnh tỉnh của nhà báo tâm huyết với Cải lương vừa
có ý nghĩa giáo dục, uốn nắn thẩm mĩ thưởng thức nghệ thuật, vừa
mang tính vạch đường. Quả nhiên có phản hồi : trường phái CA bắt đầu
tự soi rọi và nỗ lực trau dồi. Đến cuối thập niên 50 (thế kỉ trước), Út Trà
Ôn ca diễn độc đáo với một vai bằng vàng trong "Lỡ bước sang ngang"
(tác giả Thu An), rồi sau đó nối tiếp vàng trong "Tuyệt tình ca", "Tần
Nương Thất" ; Hữu Phước trong "Con gái chị Hằng", "Tấm lòng của
biển" ; Út Bạch Lan trong "Nửa đời hương phấn", "Con gái chị
Hằng" ; Thanh Hương trong "Nắm cơm chan máu" Đó là vài ví dụ
tiêu biểu.
Sau 1975 đến nay, nhiều nghệ sĩ có học lực, có khổ luyện hoặc
có đào tạo từ trường lớp đã trở thành những ngôi sao sáng, khả năng ca
- diễn song hành. Xem như HAI TRƯỜNG PHÁI CA - DIỄN đều hòa
nhập vào họ. Thật đáng trân trọng. Chỉ mong rằng ngày càng có nhiều
kịch bản chất lượng cao để khơi dậy tiềm năng, nhất định anh hoa sẽ
phát tiết rực rỡ để họ hãnh tiến bước chân kế thừa, phụng sự nghiệp Tổ.
Lo gì Cải lương không trường tồn ?