Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Tài liệu Marketing không áp dụng quảng cáo (P.2) pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (257.38 KB, 6 trang )

Marketing không áp dụng quảng cáo (P.2)
Tới một mức độ nào đó, quảng cáo sẽ trở thành một chứng nghiện: một khi bạn đã nghiện, rất
khó có thể dừng lại. Bạn trở nên quen với việc đưa một khoản chi phí quảng cáo cố định vào
ngân sách của mình, và bạn không dám ngừng lại vì một nỗi sợ hãi vô căn cứ là nguồn khách
hàng mới của mình sẽ cạn dần và những khoản đầu tư đã đổ vào quảng cáo trước đó sẽ thành
“công cốc” nếu dừng lại.
Nhằm xem xét hiệu quả của chương trình quảng cáo rầm rộ của một dịch vụ máy tính nội bộ ở
một công ty con, công ty chế tạo máy bay lớn nọ đã tiến hành một cuộc khảo sát để tìm ra cách
thức vì sao 100 khách hàng mới nhất của công ty đã tìm thấy dịch vụ máy tính nói trên. Kết quả:
13% số những khách hàng này tìm đến dịch vụ nhờ chiến dịch quảng cáo, 23% tìm đến từ các
cuộc gọi chào hàng, 56% đăng ký do được các khách hàng khác và những chuyên gia trong
ngành giới thiệu, còn 8% không biết chắc chắn tại sao họ chọn dịch vụ máy tính đó.
Đây đích thực là một kết quả khảo sát hoàn toàn phổ biến. Tuy nhiên, như chúng ta có thể thấy
từ ngân sách quảng cáo khổng lồ của họ, rất ít công ty hành động dựa theo thông tin nói trên.
Nếu vậy thì hẳn là họ đã dành ngân sách cho việc đẩy mạnh hoạt động giới thiệu cá nhân. Thực
vậy, một số doanh nghiệp có vẻ như không tin tưởng những gì nghiên cứu thị trường chỉ ra cho
lắm – rằng việc giới thiệu cá nhân phát huy tác dụng còn quảng cáo thì không – rằng họ đổ tiền
vào quảng cáo cũng chỉ là muối bỏ bể.
Google là một trong những công ty thành công nhất trong lịch sử. Được sáng lập bởi hai sinh
viên với khoản tiền vay từ thẻ tín dụng và cứ thế từng bước phát triển, chỉ trong 3 năm, công ty
đã thu được lợi nhuận khá cao. Và chỉ sau 5 năm, giá trị của công ty đã lên đến 50 tỉ đô-la với
gần 2.000 nhân viên.
Google để những trang tìm kiếm gốc của mình hết sức đơn giản, trắng trơn và dĩ nhiên là miễn
phí quảng cáo. Nhưng Google không cho phép quảng cáo (kiểu như những banner trên Yahoo)
mà chỉ bán “những niêm yết” và những niêm yết này độc lập với các kết quả tìm kiếm cũng như
không gây ảnh hưởng gì tới họ. Chính sách này gần như chưa từng xuất hiện ở các tạp chí, ti vi
và báo in.
Không chỉ có những công ty lớn, tầm cỡ quốc gia mới bị thất vọng với hiệu quả quảng cáo.
Những cửa hàng bán lẻ ở địa phương khi triển khai chương trình phiếu giảm giá kèm theo để
đánh giá hiệu quả hoạt động quảng cáo của mình cũng thấy rằng doanh số thu về thậm chí không
đủ để bù vào chi phí dành cho quảng cáo.


Mặc dù vậy, những người ủng hộ quảng cáo vẫn không ngừng thuyết phục các chủ doanh nghiệp
nhỏ rằng:
• Việc quảng cáo có thể được cải thiện; hãy tiếp tục cố gắng (điệp khúc muôn thuở).
• Tất cả những người đã xem quảng cáo nhưng không cắt phiếu giảm giá đã biết đến doanh
nghiệp của bạn và có thể sử dụng nó trong tương lai. Hãy tiếp tục quảng cáo (điệp khúc
muôn thuở).
• Các tác dụng của quảng cáo có tính tích lũy. Nhất định phải duy trì quảng cáo (điệp khúc
muôn thuở).
Nhưng những tác dụng lâu dài có lợi của quảng cáo liên tục là gì? Còn điều gì khác ngoài ý niệm
không ngừng nhắc công chúng rằng bạn đang tồn tại? Tiến sĩ Julian L. Simon thuộc Đại học
Illinois cho rằng chẳng có gì hết: “thực là hết sức hoang đường kỳ quái khi quy những hiệu ứng
ngưỡng và thu nhập gia tăng là kết quả của quảng cáo lặp đi lặp lại, nhưng điều hoang đường đó
lại được củng cố vững chắc đến nỗi gần như không gì lay chuyển được”.
Sử dụng quảng cáo để khuếch trương thanh thế doanh nghiệp thường cho kết quả ngược lại
mong muốn; một doanh nghiệp được quảng cáo rùm beng khắp nơi rất dễ bị tổn thương trước sự
công kích từ công chúng.
Lấy nhà máy bia Coors làm ví dụ. Cách đây 30 năm, sau khi nhà máy đã bành trướng lãnh thổ
ban đầu và trở thành một đơn vị nổi tiếng khắp mọi miền đất nước với chi phí quảng cáo lớn
(100 triệu đô-la mỗi năm trong thập kỉ 80), thì Liên hiệp Công đoàn Teamsters đã phát động một
cuộc tẩy chay tiêu dùng rất hiệu quả chống lại nhà máy này. Vào những năm 90, tại thị trấn
Seattle, nơi phong trào công đoàn phát triển mạnh, thị phần của Coors chưa đến 5%. Nhà máy
bia Coors của những năm 60 – đơn vị chủ yếu được biết đến bởi lượng khách hàng trung thành ở
các bang vùng Rocky Mountain với 30% thị phần đồ uống – lại ít bị ảnh hưởng từ cuộc tẩy chay
đó hơn.
Một ví dụ khác là công ty môi giới chứng khoán E. F. Hutton – đơn vị đã chi ra nhiều triệu đô-la
Mỹ để tạo dựng một hình ảnh quảng cáo sai lầm: “Khi E.F. Hutton nói, mọi người lắng nghe”.
Đáng chú ý là hình ảnh này mang lại kết quả ngược với sự mong đợi khi Hutton bị bắt quả tang
tham gia nhiều vụ giao dịch tiền tệ bất hợp pháp có quy mô lớn. Có nhiều câu chuyện bi hài xoay
quanh những người “thực sự lắng nghe khi E.F. Hutton nói” lại góp phần làm công ty nhanh
chóng suy sụp, và cuối cùng nó được một công ty môi giới khác tiếp quản với giá rẻ như bèo.

Tương tự, công ty chế biến nông sản lớn nhưng ít tên tuổi Archer Daniels Midland với trụ sở đặt
tại vùng nông thôn bang Illinois đã tự biến mình thành một thương hiệu nổi tiếng bắng cách cam
kết tài trợ những chương trình truyền hình đại chúng. Và công chúng đã quá quen thuộc với
“ADM, Siêu thị của thế giới,” vào thời điểm công ty này dính líu đến một vụ bê bối giàn xếp giá
và phải nộp 100 triệu USD tiền phạt.
Việc trở thành một thương hiệu tiếng tăm cũng có những bất lợi nhất định. Martha Steward, nữ
hoàng kinh doanh các sản phẩm làm đẹp nhà cửa, người phụ nữ vươn lên từ hai bàn tay trắng
này đã biến mình thành trò hề, và đế chế kinh doanh của bà đã lao đao khi bà bị buộc tội gian lận
trong giao dịch cổ phiếu.
Cổ phiếu Omnimedia (công ty sở hữu thương hiệu Martha Steward) đã rớt giá thê thảm từ 20
USD/cổ phiếu xuống còn 5USD/cổ phiếu sau khi những cáo buộc chống lại bà xuất hiện công
khai, thua lỗ cổ phiếu trong ba quý là 1 tỉ đô-la. Phải mất hơn 3 năm và đến khi Martha được
phóng thích thì giá cổ phiếu trở lại mức huy hoàng lúc đầu.
Bài học rút ra từ những câu chuyện trên rất đơn giản. Nếu các công ty này ít phụ thuộc vào
quảng cáo hơn thì những vấn đề của họ đã ít bị phơi bày ra trước bàn dân thiên hạ hơn.
Đáng buồn thay, nhiều doanh nghiệp nhỏ đã liều “nhắm mắt đưa chân” khi chi bộn tiền cho
quảng cáo mà không bao giờ đảm bảo được tính hiệu quả. Đôi khi, điều này có nghĩa là chất
lượng sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp bị giảm xuống. Ngoài ra, các chủ doanh nghiệp
hoặc nhân viên phải hy sinh nhu cầu riêng của mình để trả tiền cho quảng cáo. Chúng tôi cho
rằng tốt hơn hết là nên sử dụng tiền để tài trợ cho một chuyến dã ngoại trong vùng, đưa gia đình
đi nghỉ ngắn ngày hoặc đầu tư tiền vào nâng vốn hữu dụng cho doanh nghiệp. John Wanamaker,
thương gia và nhà từ thiện của hai thế kỷ diễn tả: “Phân nửa số tiền tôi sử dụng cho quảng cáo bị
lãng phí, và vấn đề là tôi không biết đó là nửa nào”.
TÁI BẢN CÓ GIẤY PHÉP: DỊCH VỤ TRUYỀN THÔNG TRIBUNE
Tại sao khách hàng bị lôi cuốn bởi quảng cáo thường không trung thành?

Có lẽ khía cạnh tồi tệ nhất của quảng cáo mà bất cứ ai khi điều hành một cửa hàng bán lẻ đều
thuộc nằm lòng là các khách hàng đầu tiên hưởng ứng lại quảng cáo thường là những kẻ nhanh
chóng rũ áo ra đi. Những tạp chí và công ty xuất bản quá phụ thuộc vào cách mồi chài khách
bằng thư rác để bán hàng cũng nếm phải “trái đắng” tương tự. Sự thật là các khách hàng mới có

được bằng các kỹ thuật quảng cáo kiểu súng săn như TV spot, quảng cáo trên báo, thư trực tiếp,
các cuộc thi và bán hàng qua điện thoại không theo yêu cầu hiếm khi quay trở lại. Những doanh
nghiệp lừa đảo trên Internet kiểu như DoubleClick lấy cắp thông tin cá nhân của bạn rồi bán địa
chỉ email của bạn cho những đơn vị khác cũng chỉ là những kẻ quấy nhiễu bạn bằng cái gọi là
chiến lược marketing “mục tiêu” dựa vào những trang web bạn ghé thăm hay những khoản mua
bán trên mạng của bạn mà thôi.
Ví dụ minh họa cho hiện tượng mà hầu như các chủ sở hữu doanh nghiệp cung cấp dịch vụ nhỏ
đã quá quen thuộc là trường hợp của Laura Peck. Cô viết cho chúng tôi rằng cô thường quảng
cáo cho các buổi hội thảo giới thiệu sản phẩm của mình, nhưng do những vấn đề về tài chính nên
cô đã ngừng quảng cáo. Thay vào đó, cô bắt đầu vun đắp mối quan hệ bạn bè của mình và làm
quen với khách hàng. Hai năm sau, công việc kinh doanh khởi sắc, và cô chia sẻ:
“Khi quảng cáo, dường như tôi chỉ thu hút được những khách hàng đến vì chương trình giảm giá.
Những khách hàng này thường không quay trở lại; họ hủy bỏ các buổi họp và phần lớn không
tham gia vào lần sau. Những người nhiệt tình nhất, trung thành nhất, và không bỏ sót buổi họp
nào hầu như luôn là những người được giới thiệu trực tiếp. Nếu không vì vấn đề kinh tế liên
quan, có lẽ tôi đã không học được bài học quan trọng này: giới thiệu cá nhân là hình thức quảng
cáo hiệu quả nhất sẵn có”.
Tại sao phụ thuộc vào quảng cáo lại có hại
Tới một mức độ nào đó, quảng cáo sẽ trở thành một chứng nghiện: một khi bạn đã nghiện, rất
khó có thể dừng lại. Bạn trở nên quen với việc đưa một khoản chi phí quảng cáo cố định vào
ngân sách của mình, và bạn không dám ngừng lại vì một nỗi sợ hãi vô căn cứ là nguồn khách
hàng mới của mình sẽ cạn dần và những khoản đầu tư đã đổ vào quảng cáo trước đó sẽ thành
“công cốc” nếu dừng lại.
Tất nhiên, cũng có những dịp hiếm hoi khi một quảng cáo đặc biệt có thể tạo ra hiệu quả kinh
doanh đáng kể. Trong giới kinh doanh nhỏ lẻ, xác suất này cũng thấp như việc bắt được một con
cá hồi nặng 30 pao từ một thuyền câu giải trí hay thắng được 100.000 USD tại sòng bạc. Câu
chuyện về thành công lớn từ quảng cáo (sở thích kỳ cục “hòn đá cưng” 10 năm về trước là một
ví dụ điển hình) trở nên nổi tiếng trong cộng đồng và được đăng trên những tờ tạp chí thương
mại. Kết quả là, nhiều doanh nhân thiếu kinh nghiệm thấy bùi tai đã chi tiền cho quảng cáo. Mọi
người đã quên mất xác suất cực thấp của loại thành công này cũng như những hậu quả thường

xảy ra đối với những người mà quảng cáo mang lại cho họ lợi nhuận trước mắt. Thành công
quảng cáo chớp nhoáng có thể mang lại luồng khách hàng ban đầu mà doanh nghiệp của bạn
chưa chuẩn bị sẵn sàng đón nhận. Điều này thường dẫn đến hai hậu quả tồi tệ: nhiều khách hàng
lâu dài trung thành bỏ đi khi chất lượng dịch vụ sa sút vì doanh nghiệp phải gồng mình dàn
mỏng lực lượng để đáp ứng nhu cầu, và phần lớn khách hàng mới sẽ không trở lại lần sau.
Mary Palmer, một thợ chụp ảnh ở San Jose, California, khởi đầu việc kinh doanh bằng một chiến
lược marketing đơn giản nhưng truyền thống, quảng cáo trên chuyên mục “lễ cưới” của tờ báo
địa phương. Palmer là một trong những người đầu tiên trong vùng lồng quảng cáo cho ảnh cưới.
Cô đã vô cùng hoan hỉ thu về 12.000 USD trong mùa cưới đầu tiên kéo dài từ tháng Tư đến
tháng Tám. Năm sau, cô lại quảng cáo, nhưng lần này loại hình quảng cáo đó đã quá phổ biến.
Không những quảng cáo không mang lại hiệu quả mà những mối làm ăn được những khách hàng
mà cô đã phục vụ năm ngoái giới thiệu cho cũng ít đi. Cảm thấy lo lắng, Palmer đã gọi cho
chúng tôi để xin tư vấn kinh doanh khẩn cấp.
Tới thăm cô, chúng tôi thấy rằng cửa hiệu của cô được tổ chức rất tồi và nhìn chung là khá lộn
xộn. Ấn tượng chung về hiệu chụp ảnh của cô là nó quá xấu. Thật dễ hiểu là tại sao có quá ít
khách hàng của Palmer giới thiệu bạn của mình, hoặc bản thân họ ghé tới chỗ cô trong các dịp
khác. Palmer là nạn nhân của thành công quảng cáo chớp nhoáng của chính mình. Sự sùng bái
“quảng cáo phát huy tác dụng” đã ru ngủ cô với niềm tin sai lầm rằng cô thực sự không cần phải
học cách điều hành một doanh nghiệp chất lượng cao. Chúng tôi cũng không thể tư vấn nhiều
cho cô ngoại trừ việc khuyên cô nên bắt đầu lại từ đầu, sử dụng những kỹ thuật kinh doanh bài
bản và phương pháp giới thiệu cá nhân được trình bày trong cuốn sách này.
Việc kinh doanh của Palmer trái ngược hoàn toàn với Gail Woodridge – một thương gia cũng
chuyên về chụp ảnh cưới. Woodridge không tiến hành bất cứ hoạt động quảng cáo nào theo cách
truyền thống, mặc dù cô có niêm yết nhiều các dịch vụ của mình ở nhiều nơi để thu hút khách
hàng, phần này sẽ được trình bày sau trong Chương 9. Khách hàng của cô chủ yếu là được
những người tổ chức đám cưới, các cửa hàng hoa và áo cưới, bạn bè và khách hàng cũ – những
người biết rõ và tin vào chất lượng công việc của cô – giới thiệu. Với phương pháp tiếp cận này,
doanh nghiệp của cô phát triển khá chậm nên cô có thời gian và kiến thức để đảm bảo rằng nhiều
mảng trong doanh nghiệp được sắp xếp có trật tự, bao gồm công việc văn phòng và tài chính,
cũng như thiết bị chụp ảnh, phòng tối và hệ thống xếp hồ sơ.

Những đơn vị quảng cáo: người bạn đồng hành tồi
Theo một khảo sát chi phí tiêu dùng gần đây, chi tiêu của các hộ gia đình là 4.000 tỉ đô-la mỗi
năm. Ước tính chi phí cho quảng cáo trên báo, tờ rơi, radio, trực tuyến và truyền hình nhằm
giành lấy một phần trong thị trường này là khoảng 236 tỉ đô-la. Kết quả này khiến ta phải rùng
mình. Nó cũng cho biết rằng mỗi người Mỹ tiếp xúc với trên 5.000 thông điệp quảng cáo mỗi
ngày, và trẻ em xem hơn 50.000 chương trình thương mại trên truyền hình mỗi năm. Theo quan
điểm của chúng tôi, có đến một phần tư trong số những quảng cáo này là những trò lừa bịp cố ý.
Dần dần, những doanh nghiệp được quảng cáo không phải là loại hình bạn nên tự hào khi giao
thiệp làm ăn cùng.
Bạn có hoài nghi câu khẳng định “phần lớn quảng cáo là không trung thực” của chúng tôi hay
không? Hãy tự làm một bài kiểm tra nhỏ. Hãy ngó qua tờ báo địa phương nơi bạn ở giống như
chúng tôi đã làm vào một buổi sáng gần đây. Đây là một vài mẩu tin quảng cáo mà chúng tôi
nhìn thấy:
Một bài viết quảng cáo của một trung tâm giảm cân hứa hẹn với khách hàng của mình rằng họ sẽ
giảm được 5, 10 hay 20 pao một tuần cho khách hàng. Sự thực là một số người chỉ có thể giảm
được một phần của số pao dư thừa đó, nhưng có bao nhiêu người trong số họ có thể kiêng khem
trong hơn 3 tháng? Trong cuốn sách của mình có tựa đề “Sự thật Trung thực về Giảm cân và
Kiêng khem”, Joan Price đã tiết lộ rằng 90% trong số những người ăn kiêng tăng cân trở lại
trong vòng một năm. Cô lý giải, “Xin lỗi các bạn, chẳng có cách kỳ diệu nào để ngăn chặn, đốt
cháy, xoa bóp, xóc nhẹ, làm tan hoặc lấy mỡ khỏi cơ thể bạn. Không có một viên thuốc, mũi
tiêm, loại kem hay liều thuốc nước thần kì nào cả. Nếu có thì không phải chúng sẽ được đăng
trên trang nhất của tất cả các tờ báo và tạp chí y học thay vì bị chôn vùi trong một mẩu quảng
cáo hay sao?” Tất nhiên, không chỗ nào trong bài quảng cáo đề cập đến việc giảm cân vĩnh viễn
bởi vì dù có sử dụng phương pháp nào đi nữa thì cũng không thể mang lại tác dụng về lâu về dài.
Nếu quảng cáo nói sự thật, sẽ không có ai sử dụng dịch vụ của họ cả.
Một mẩu quảng cáo phóng đại đã lừa được bạn tôi mua cho con mình một chiếc ô tô đồ chơi
điều khiển từ xa nhân dịp lễ Giáng sinh. Mẫu ô tô đồ chơi này vừa được tung ra thị trường.
Những người bạn ngây thơ của tôi hòa vào dòng người chen chúc ở quầy thanh toán và tưởng
tượng ra khuôn mặt hớn hở của con mình vào buổi sáng Giáng sinh. Trong quảng cáo không hề
nói rõ là loại ô tô này cần một bộ pin đặc biệt có thể sạc lại – và khi quay trở lại cửa hàng một

tuần trước ngày lễ trọng đại, bạn tôi được thông báo là pin đã được bán hết và phải chờ đến
Giáng sinh năm sau. Họ quay lại cửa hàng hết tuần này đến tuần nọ, cuối cùng, hai tháng sau lễ
Giáng sinh, pin đã được nhập về cửa hàng. Quá đáng hơn là bộ nạp cho chiếc ô tô đồ chơi 50
USD có giá đến 20 USD.
Một mẩu quảng cáo chào mời một thiết bị an ninh nhà riêng với giá cực rẻ in chữ to có vẻ giống
như chiếc thẻ để bảo vệ gia đình bạn khiến bạn cảm thấy ấn tượng cho đến khi bạn đọc đến phần
chữ in nhỏ. Trong phần chữ li ti, mẩu quảng cáo giải thích rằng giá 99 USD chỉ bao gồm việc lắp
đặt theo chuẩn và cũng cần phải kèm theo một thỏa thuận giám sát 36 tháng. Thêm vào đó,
khách hàng còn phải trả phí kết nối điện thoại.
Hãng hàng không lớn nhất Hoa Kỳ?

Trong một bài viết đăng trên Tạp chí Phố Wall (Wall Street Journal) năm 2006, Scott Mc
Cartney thông báo “ Đầu hè năm nay, Delta đưa ra tuyên bố ‘Chúng tôi vô cùng tự hào khi được
đánh giá là hãng hàng không lớn nhất Hoa Kỳ.’ Trong một bản tin công bố ngày 8 tháng Sáu,
hãng vận tải hàng không vùng Atlanta này thông báo rằng họ có “số chuyến bay đến các thành
phố ở Hoa Kỳ nhiều hơn bất kì hãng hàng không nào khác.”
Nhưng theo McCartney, số chuyến bay và điểm đến không bao giờ nằm trong tiêu chí xếp loại
quy mô hãng hàng không, giống như việc xếp hạng đơn vị bán lẻ dựa trên con số cửa hàng thay
vì doanh số bán hàng hoặc tính điểm số trong đấu bóng chày bằng số cú đập bóng ăn điểm thay
vì số lần chiếm gôn vậy. Phương pháp xác định quy mô hãng hàng không chuẩn mực là dựa vào
độ dài của hành trình bay và doanh thu tính theo số dặm chuyên chở. Delta chỉ xếp thứ ba nếu
xét theo tiêu chí này.
Cho dù bạn nhìn vào một tờ báo, tạp chí hoặc phương tiện truyền thông điện tử, khó có thể tìm
được nhiều quảng cáo trung thực. Ngay cả nếu bạn quảng cáo theo cách trung thực tuyệt đối,
quảng cáo của bạn vẫn mang tiếng xấu. Công chúng vốn từ lâu đã trở nên hoài nghi về mức độ
trung thực nói chung trong quảng cáo, sẽ không tin vào những gì bạn nói trên giá trị bề mặt. Ví
dụ, giả sử bạn sở hữu một nhà hàng, và thay vì ca tụng sự tuyệt vời của thực đơn trong một bài
tán dương cường điệu, bạn chỉ cần nói rõ là bạn phục vụ “thức ăn hảo hạng với giá cả hợp lý”.
Nhiều người đã trở nên hoài nghi sau cả cuộc đời bị lừa bịp bởi những lời khẳng định khoa
trương, rất có thể kết luận rằng thức ăn của nhà hàng không thể ngon đến thế nếu đó là tất cả

những gì bạn có thể nói về nó.

×