Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tài liệu Những thói quen có lợi cho sức khỏe doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (145.72 KB, 5 trang )

Những thói quen có lợi cho sức khỏe


Chỉ cần thay đổi một chút trong lối sống hàng ngày, sức khỏe của bạn sẽ được cải
thiện rất nhiều!


1. Phương pháp “Hari hachi bu”


“Hari-hachi-bu” là một phương pháp ăn của người Nhật Bản, theo đó họ chỉ cho
phép mình ăn đến 80% lượng mà họ có thể nạp được.


Khái niệm cổ xưa này đã được các nhà khoa học hiện đại chứng minh, nó là một
giải pháp hữu hiệu giúp con người nâng cao tuổi thọ của mình.


Cũng vậy, tiến sĩ Geraldine Mitton tại Trung Tâm sức khỏe Santé Winelands đưa
ra lời khuyên rằng: mọi người nên thực hiện phương pháp “hari hachi bu” khi bắt
đầu bước vào tuổi 40 bởi đây là thời kỳ sự trao đổi chất bắt đầu chậm lại và chúng
ta cần nạp lượng kilojun ít hơn trước.


2. Chế độ ăn hợp lý


Tiến sĩ Mitton cũng cho rằng chế độ ăn kiêng hà khắc, liên tục mà không có sự
theo dõi của các chuyên gia không phải là một ý tưởng tốt. Bà đưa ra một giải
pháp hữu hiệu hơn là thực hiện chế độ ăn kiêng vừa phải và hợp lý. Trong những
ngày đó chúng ta sẽ cắt giảm các loại độc tố, chỉ ăn hoa quả và rau tươi.




Bà cũng chia sẻ bí quyết mà bà áp dụng vào chế độ ăn uống của mình. Mitton có
một ngày ăn chay vào thứ 2 hàng tuần, bà chỉ uống nước lọc hoặc trà thảo mộc, ăn
hoa quả và rau tươi sống. Ngoài những ngày ăn chay này, cứ 3 tháng Mitton lại có
một tuần liền ăn chay.


Tiến sĩ Mitton khuyên những người thực hiện chế độ ăn này nên bắt đầu ngày ăn
chay bằng một cốc nước ấm và bỏ một lát chanh mỏng vào đó. Nước ấm sẽ kích
thích chức năng của ruột, giúp ruột loại bở các độc tố khỏi cơ thể. Tiếp đó là bữa
sáng với hoa quả như cam, lê, táo và nho, chúng sẽ đảm bảơ lượng glucô thoát ra
khỏi máu đều và chậm, giúp cho lượng đường trong máu ổn định. Sau đó bữa trưa
sẽ là salát và các loại rau đã qua chế biến cho bữa tối.


3. Vi khuẩn - người bạn thân thiết


Không phải loại vi khuẩn nào cũng gây hại cho sức khỏe của con người, có những
loại vi khuẩn rất cần thiết và có lợi cho chúng ta bạn nên biết. Probiotics là loại vi
khuẩn được phát hiện trong các loại đồ ăn lên men, chúng được coi là những
“người bạn” của con người.


Chuyên gia dinh dưỡng Celynn Erasmus cho rằng cơ thể con người cần những loại
vi khuẩn có ích này để giúp cơ thể cân bằng, hấp thu dưỡng chất, kích thích hệ
miễn dịch…



Prebiotics là ít được biết đến hơn probiotics, chúng đóng vai trò làm thức ăn của vi
khuẩn probiotics. Vì vậy để tăng cường hoạt động của probiotics giúp bạn nâng
cao sức khỏe, mỗi lần ăn sữa chua (chứa vi khuẩn probiotics) bạn nên ăn kèm
cùng chuối (chứa prebiotics).


4. Cám lúa mỳ - Thực phẩm có lợi


Một phương pháp khác giúp bạn cải thiện “dân số” vi khuẩn có ích là tăng cường
ăn cám lúa mỳ. Khi cám của lúa mỳ vào ruột nó sẽ bị lên men bởi các vi khuẩn.
Quá trình lên men này sẽ sản xuất ra chất axit béo giúp giảm lượng pH trong ruột.


Ngoài ra cám lúa mì còn ngăn chặn sự phát triển của các vi khuẩn có hại.


Vì vậy trong những bữa sang bạn nên chọn các sản phẩm ngũ cốc đặc biệt là sản
phẩm làm từ lúa mỳ.


5. Nho


Nho được ví như một chiếc bình chứa đầy chất chống oxy hóa, tuy nhiên bạn
không nên ăn quá nhiều vì nho chứa rất nhiều đường.


Ăn nho giúp cơ thể giải phóng năng lượng từ từ và giúp bạn trẻ lâu hơn. Chuyên
gia dinh dưỡng Erasmus cho rằng khoảng 15 quả nho là bữa ăn thêm hoàn hảo cho

mọi người. Còn tiến sĩ Mitton còn cho rằng nho còn là phương thuốc hữu hiệu cho
nhiều loại bệnh như bệnh viêm khớp, bệnh đục nhân mắt, bệnh nhiễm khuẩn (lao
phổi).


6. Tập trung khi ăn


Trong khoảng thời gian dùng bữa bạn đừng nên bị sao nhãng bởi ngoại cảnh. Hãy
chú tâm vào các món ăn và tận hưởng hương vị của chúng. Các chuyên gia cũng
khuyên bạn nên nhai chậm để cải thiện cho hệ tiêu hóa.


7. Ruột


Theo tiến sĩ Erasmus thì những tác động tới bộ não cũng có ảnh hưởng phần nào
đến đường ruột. Khi bạn cảm thấy stress và hồi hộp bạn sẽ cảm thấy có sự thay đổi
trong dạ dày của mình. Các hóc môn stress và adrenaline sẽ gây khó khăn cho hệ
tiêu hóa của dạ dày và gây ra một số bệnh về ruột.


Vì vậy hãy chăm sóc ruột của mình bằng cách kiểm soát stress, tập những bài thở
sâu và tập thể dục thường xuyên.


8. Nước


Đây là lời khuyên “muôn thủa” cho sức khỏe của bạn. Chắc hẳn bạn đã hơn 1 lần

được khuyến cáo rằng phải uống đủ từ 6 đến 8 cốc nước/ngày (2 - 2,5lít), tuy
nhiên không phải ai cũng thực hiện được điều đó.


Để hoàn thành nhiệm vụ nạp đủ nước vào cơ thể bạn có thể pha chế cho các loại
nước sao cho phù hợp với sở thích của mình, có thể dùng trà, nước hoa quả tươi,
sữa…


Tránh dùng trà xanh trong những ngày bạn áp dụng chế độ ăn kiêng loại trừ độc tố
bởi trong trà xanh có chứa cafêin.


Nên dùng trà gừng để hỗ trợ hệ tiêu hóa, trà chiết xuất từ cây thì là có tác dụng lợi
tiểu.


Tiến sĩ Mitton cũng khuyên bạn không nên uống nước khi đang ăn vì chúng có thể
làm loãng dịch vị của dạ dày và ảnh hưởng đến sự tiêu hóa.

×