Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Chuyen nguoi con gai nam xuong

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (384.55 KB, 5 trang )

Tài liệu của Nguyễn Văn Đức (123docz.net)

VĂN BẢN: CHUYỆN NGƯỜI CON GÁI NAM XƯƠNG
Nguyễn Dữ
I. Tìm hiểu chung:
1. Tác giả:
- Nguyễn Dữ là người xã Đỗ Tùng, huyện Trường Tân nay là xã Phạm Kha,
huyện Thanh Miện, Hải Dương. Ông là con trai cả Tiến sĩ Nguyễn Tường Phiêu.
Chưa rõ Nguyễn Dữ sinh và mất năm nào. Tương truyền ông là học trò của Tuyết
Giang Phu Tử Nguyễn Bỉnh Khiêm và bạn học của Phùng Khắc Khoan, tức là vào
khoảng thế kỷ 16. Tuy nhiên mối quan hệ giữa ba người (mà phần lớn từ nguồn
dân gian lưu truyền trong nhiều thế kỷ nhưng thiếu chứng cứ lịch sử) ngày nay
đang gặp phải sự bác bỏ của giới nghiên cứu văn học sử.
- Lúc nhỏ Nguyễn Dữ chăm học, đọc rộng, nhớ nhiều, từng ôm ấp lý tưởng
lấy văn chương nối nghiệp nhà. Sau khi đậu Hương tiến (tức Cử nhân), ông làm
quan với nhà Mạc, rồi về với nhà Lê làm Tri huyện Thanh Tuyền (nay là Bình
Xuyên, Vĩnh Phúc); nhưng mới được một năm, vì bất mãn với thời cuộc, lấy cớ
nuôi mẹ, xin về ở núi rừng Thanh Hóa. Từ đó trải mấy năm dư, chân khơng bước
đến thị thành rồi mất tại Thanh Hóa.
- Phần thân thế Nguyễn Dữ và thời điểm sáng tác Truyền kỳ mạn lục, ở mỗi
sách vẫn còn một vài điểm dị biệt. Xem thêm bài viết của TS Nguyễn Phạm Hùng.
2. Tác phẩm:
a. Truyền kỳ mạn lục:
- Sáng tác duy nhất của ông là quyển Truyền kỳ mạn lục (Ghi chép tản mạn
những truyện kì lạ được lưu truyền). Theo lời Tựa của Hà Thiện Hán viết năm
1547 thì ơng viết ra tập lục này để ngụ ý trong thời gian ẩn cư ở rừng núi xứ
Thanh.
- Sách gồm 20 truyện, viết bằng chữ Hán, theo thể loại tản văn, xen lẫn biền
văn và thơ ca, cuối mỗi truyện (trừ truyện 19 Kim hoa thi thoại ký) đều có lời bình
của tác giả hoặc của một người có cùng quan điểm của tác giả. Tác phẩm được Hà
Thiện Hán, người cùng thời, viết lời Tựa, Nguyễn Bỉnh Khiêm phủ chính, Nguyễn


Thế Nghi, dịch ra chữ Nôm; và đã được Tiến sĩ Vũ Khâm Lân (1702-?), đánh giá
là một "thiên cổ kỳ bút".
b.Truyện “Chuyện người con gái Nam Xương”:
* Thể loại: Truyền kỳ
* Nguồn gốc xuất xứ:
- Ra đời vào thế kỷ XVI, xã hội phong kiến Việt Nam bước vào giai đoạn suy
vong.
- Truyện mang đậm giá trị nhân văn, được đánh giá là áng “Thiên cổ kì bút”

Nếu bạn muốn mua đồ khơng cần nhìn giá, hãy học mà khơng cần nhìn thời gian


Tài liệu của Nguyễn Văn Đức (123docz.net)
- Gồm 20 truyện, ghi chép lại những câu chuyện được lưu truyền tản mạng
trong dân gian và thường có yếu tố kì ảo
* Chuyện người con gái Nam Xương:
- Là thiên thứ 16 trong tổng số 20 thiên của “Truyền kì mạn lục”
- Truyện được viết bằng chữ Hán, Nguyễn Dữ tái tạo trên cơ sở truyện cổ tích
“Vợ chàng Trương”
- Đây là câu chuyện kể về cuộc đời của một con người theo một chuỗi sự
việc, theo ngôi kể thứ ba.
b. Phương thức biểu đạt: Tự sự (có kết hợp yếu tố biểu cảm)
II. Tìm hiểu chi tiết:
1. Nhân vật Vũ Nương:
a. Phẩm chất, đức hạnh của Vũ Nương:
* Vũ Nương là người có dung nhan xinh đẹp:
- Ngay từ đầu truyện, Vũ Nương được giới thiệu là một người phụ nữ đẹp
người đẹp nết:
“Tính tình đã thùy mị nết na lại thêm tư dung tốt đẹp”
- Trương Sinh vì cảm mến cái dung hạnh ấy của Vũ Nương nên đã xin mẹ

trăm lạng vàng cưới nàng làm vợ
* Người vợ thủy chung, yêu thương chồng:
- Trong cuộc sống bình thường
+ Nàng hiểu tính chồng “có tính đa nghi” , “phịng ngừa quá mức” nên Vũ
Nương đã khéo léo cư xử đúng mực, nhường nhịn, giữ gìn khn phép nên khơng
từng lúc nào vợ chồng xảy ra thất hòa
+ Nàng là người phụ nữ hiểu chồng, biết mình, người phụ nữ đức hạnh
 Tuy nhiên, ngay từ đó đã hé lộ mâu thuẫn tính cách giữa hai người
- Khi tiễn chồng đi lính:
+ Nàng khơng mong vinh hiển mà chỉ mong “bình yên”.
+ Nàng thấy trước và cảm thông những nỗi vất vả gian lao mà chồng sẽ phải
chịu nơi chiến trận
+ Nàng khắc khoải nhớ nhung: “Nhìn trăng soi … lại thổn thức tâm tình”
 Mơ ước lớn nhất của nàng là gia đình yên ấm
- Khi xa chồng:
+ Vũ Nương nhớ thương chồng tha thiết: “mây che kín núi”, “bướm lượn đầy
vườn”
+ Ln thấy bóng hình chồng bên mình
Nếu bạn muốn mua đồ khơng cần nhìn giá, hãy học mà khơng cần nhìn thời gian


Tài liệu của Nguyễn Văn Đức (123docz.net)
+ Tiết hạnh ấy còn được khẳng định: “… cách biệt ba năm, giữ trọn một tiết”
 Người vợ hết sức thủy chung với chồng
* Vũ Nương là một người con dâu hiếu thảo:
- Thay Trương Sinh làm tròn bổn phận người con đối với gia đình nhà chồng:
chăm sóc, thuốc thang, lễ bái, dịu dàng khuyên lơn mẹ chồng
- Hiếu thảo giữ lễ với mẹ chồng đến nỗi trong lời trăng trối của bà mẹ chồng
còn viện cả trời xanh cho tiết sạch trong, cho tấm lòng hiếu thảo của Vũ Nương:
“ Xanh kia quyết chẳng phụ con cũng như con chẳng phụ mẹ”

 Ghi nhận nhân cách và đánh giá công lao của Vũ Nương một các xác đáng
và khách quan nhất
- Khi mẹ chồng mất, nàng hết lời thương xót, ma chay, tế lễ chu đáo như đối
với cha mẹ đẻ của mình
 Vũ Nương là cơ con dâu hiếu thảo, hết lịng ven vén cho gia đình
* Vũ Nương là một người mẹ yêu thương con hết mực:
- Một mình sinh con, nuôi và dạy con khôn lớn khi chồng vắng nhà
- Hết lịng u thương con, hi sinh vì con, vừa là cha, vừa là mẹ. Lo cho con
thiếu thống tình cảm của cha nên đã chỉ vào cái bóng của mình trên vách và bảo đó
là Cha Đản. Vũ Nương không chỉ chăm lo cho con về mặt vật chất mà cả về tinh
thần – một người mẹ tâm lý
- Lựa chọn cái chết ở cuối câu chuyện cũng là cách Vũ Nương bảo vệ con
khỏi những định kiến của xã hội cũ
 Vũ Nương là một người mẹ hết lòng yêu con
* Vũ Nương là người trọng nhân phẩm tình nghĩa:;
- Khi bị chồng nghi oan:
Lời thoại 1: Nàng phân trần để chồng hiểu rõ tấm lòng mình
+ Nàng nói đến thân phận mình, đến tình nghĩa vợ chồng: “Thiếp vốn con kẻ
khó, được nương tựa nhà chàng”
+ Nàng khẳng định tâm lòng chung thủy, trong trắng: “Cách biệt ba năm giữ
trọn một tiết”
+ Cầu xin chồng đừng nghi oan
 Nàng đã hết lòng hàn gắn hạnh phúc gia đình đang có nguy cơ tan vỡ
Lời thoại 2: Khi bị đối xử bất cơng, nàng nói lên nỗi đau đớn thất vọng:
+ Hạnh phúc gia đình: thú vui nghi gia nghi thất – đã tan vỡ
+ Tình u khơng cịn: Bình rơi trâm gãy, mây tạnh mưa tan, sen rũ trong ao,
liễu tàn trước gió…
Nếu bạn muốn mua đồ khơng cần nhìn giá, hãy học mà khơng cần nhìn thời gian



Tài liệu của Nguyễn Văn Đức (123docz.net)
+ Còn cả nỗi đau chờ chồng đến hóa đá cũng khơng có được: đâu cịn có thể
lên núi Vọng Phu kia được nữa
 Vậy là cuộc đời chẳng cịn ý nghĩa gì nữa đối với người vợ trẻ khao khát
yêu thương
Lời thoại 3: Cuối cùng nàng thất vọng tột cùng bởi vì cuộc hơn nhân khơng
cịn hàn gắn được nữa:
+ Nàng đành mượn dịng sơng q hương để giải tỏ tấm lịng trong trắng, để
minh oan cho mình
+ Nàng nói lời nguyện cầu xin thần sông chứng giám cho tiết sạch trong và
nỗi oan của mình
 Hành động trẫm mình tự vẫn của nàng còn là hành động quyết liệt để bảo
vệ nhân phẩm
- Khi sống dưới thủy cung:
+ Nàng vẫn khao khát được trả lại danh dự (Nhờ Phan Lang nói với Trương
Sinh lập đàn giải oan)
+ Nàng vẫn rất nặng lòng với chồng con, quê hương đất nước (khao khát
được đoàn tụ cùng gia đình)
+ Nàng là người trọng tình nghĩa (giữ trọn lời hứa với Linh Phi)
 Vũ Nương là người phụ nữ toàn diện, nhưng lại phải chết oan uổng
b. Nỗi oan khuất của Vũ Nương:
* Nguyên nhân trực tiếp:
- Chiếc bóng trên vách khiến bé Đản ngộ nhận đó là cha mình. Những lời nói
ngây dại của đứa trẻ lên ba đã làm thổi bùng cơn ghen trong lịng Trương Sinh
* Ngun nhân sâu xa:
- Do cuộc hơn nhân bất bình đẳng, do tính cách của Trương Sinh
- Do cách cư xử hồ đồ, độc đoán, thái độ phũ phàng, ít học, ghen tng mù
qng, bỏ ngồi tai những lời phân trần của vợ
 Đối với Vũ Nương, Trương Sinh thiếu lịng tin, thiếu cả tình thương
- Do lễ giáo phong kiến hà khắc: chế độ nam quyền đã dung túng cho người

đàn ơng thói hay ghen, gia trưởng, phá tan hạnh phúc của người phụ nữ
- Trương Sinh là bạo chúa trong gia đình
 Cái chết của Vũ Nương có giá trị tố cáo xã hội phong kiến đương thời
2. Nhân vật Trương Sinh:
- Xuất thân: con nhà giàu nhưng ít học
- Tình tình:
+ Đa nghi, hay ghen, bảo thủ, độc đốn
Nếu bạn muốn mua đồ khơng cần nhìn giá, hãy học mà khơng cần nhìn thời gian


Tài liệu của Nguyễn Văn Đức (123docz.net)
+ Vũ phu, thiếu lịng bao dung, tình nghĩa
- Là người gây nên cái chết của Vũ Nương
- Xem xét đến cùng, Trương Sinh cũng chính là nạn nhân của xã hội phong
kiến đương thời
3. Những chi tiết đặc sắc:
a. Chi tiết cái bóng:
- Nó là đầu mối, là chi tiết thắt nút – mở nút của truyện, tạo nên sự bất ngờ và
tăng tính bi kịch cho truyện
- Đây là sự khái quát tấm lòng, sự ngộ nhận và sự hiểu lầm của các nhân vật:
+ Đối với bé Đản: tưởng cái bóng là cha của mình – sự ngộ nhận
+ Đối với Vũ Nương: vì nhớ thương chồng nên mới chỉ vào cái bóng và nghĩ
rằng Trương Sinh đang bên mình – khái qt tấm lịng
+ Đối với Trương Sinh: cái bóng là người tình của vợ - sự hiểu lầm
- Nó góp phần hồn thiện nhân cách Vũ Nương, đồng thời thể hiện rõ số phận
bi kịch của người phụ nữ dưới xã hội phong kiến đương thời
b. Chi tiết kì ảo:
- Vũ Nương tự tử nhưng được các tiên nữ cứu - Ở hiền gặp lành
- Phan Lang nằm mộng thả rùa mai xanh và đó là vợ của vua biển Nam Hải
nên khi chạy giặc đắm thuyền được Linh Phi cứu – Báo đáp công ơn

- Trương Sinh lập đàn giải oan ba ngày ba đêm bên bến sông Hồng Giang,
Vũ Nương trên kiệu hoa nói vọng vào lời tạ từ rồi biến mất
 Thể hiện kết thúc có hậu, tôn vinh vẻ đẹp người phụ nữ Việt Nam ln vị
tha, bao dung, nhân ái
- Tính bi kịch vẫn cịn tổn tại ngay trong cái lung linh kì ảo

Nếu bạn muốn mua đồ khơng cần nhìn giá, hãy học mà khơng cần nhìn thời gian



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×