Tải bản đầy đủ (.doc) (113 trang)

Khóa luận tốt nghiệp Ngành Công tác xã hội Tiến trình công tác xã hội cá nhân trong việc hỗ trợ kiến thức chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ sau sinh đang nuôi con từ 0 đến 3 tuổi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (658.44 KB, 113 trang )

Khóa luận tốt nghiệp

Trường ……………………………

LỜI CẢM ƠN

Để hồn thành khóa luận tốt nghiệp với đề tài “Tiến trình cơng tác xã
hội cá nhân trong việc hỗ trợ kiến thức chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ sau
sinh đang ni con từ 0 đến 3 tuổi tại xã Quảng Lợi, huyện Đầm Hà, tỉnh
Quảng Ninh”, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Ủy ban nhân dân xã Quảng
Lợi, các ban ngành đoàn thể, Hội Liên Hiệp phụ nữ xã, Ban Dân số và
KHHGĐ, bác sĩ, y tá tại trạm y tế xã Quảng Lợi cùng người dân tại địa
phương, đặc biệt là gia đình và những người phụ nữ sau sinh đang nuôi con từ
0 đến 3 tuổi đã tạo điều kiện giúp đỡ em tiến hành các khảo sát cho đề tài
nghiên cứu. Em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành, sâu sắc nhất đến Giảng
viên – Thạc sĩ …………………………………. đã tận tình truyền dạy kiến
thức, quan tâm chỉ bảo và cung cấp những thông tin quý giá trong suốt thời
gian hướng dẫn em hồn thành khóa luận này.
Trong quá trình nghiên cứu và viết luận văn, dù đã cố gắng nhưng do
kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn chưa nhiều, cũng như do hạn chế về khả
năng soạn thảo, khả năng trình bày, viết bài nên bài khóa luận khơng tránh
khỏi những hạn chế, thiếu sót nhất định. Em rất mong nhận được sự đóng góp
ý kiến của các thầy, cô giáo và bạn bè quan tâm để bài khóa luận được hồn
thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, tháng … năm ………
SV: ……………………
Lớp: ………………..



Khóa luận tốt nghiệp

Trường ……………………………

SV: ……………………
Lớp: ………………..


Khóa luận tốt nghiệp

Trường ……………………………

MỤC LỤC

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT............................................................................8
A. PHẦN MỞ ĐẦU..........................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài...............................................................................1
2. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu.................................................................4
3. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn.........................................................................7
4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu............................................................9
5. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu..............................................................9
6. Câu hỏi nghiên cứu:..................................................................................10
7. Giả thuyết nghiên cứu................................................................................11
8. Phương pháp nghiên cứu..........................................................................11
B. NỘI DUNG................................................................................................16
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI.................16
1. Lý thuyết ứng dụng trong nghiên cứu....................................................16
1.1. Lý thuyết nhu cầu:..................................................................................17
1.1.1 Nhu cầu sinh học..................................................................................18
1.1.2. Nhu cầu được an toàn..........................................................................19

1.1.3. Nhu cầu xã hội.....................................................................................19
SV: ……………………
Lớp: ………………..


Khóa luận tốt nghiệp

Trường ……………………………

1.1.4. Nhu cầu tự trọng..................................................................................20
1.1.5. Nhu cầu tự khẳng định mình..............................................................20
1.2. Lý thuyết vai trị.......................................................................................21
2. Các khái niệm công cụ...............................................................................23
2.1. Khái niệm công tác xã hội......................................................................23
2.2. Khái niệm công tác xã hội cá nhân........................................................24
2.3. Khái niệm kiến thức................................................................................25
2.4.Kiến thức chăm sóc sức khỏe..................................................................25
2.5. Khái niệm Phụ nữ..................................................................................26
2.6 Khái niệm Phụ nữ sau sinh.....................................................................26
3. Một số văn bản pháp luật liên quan đến vấn đề nghiên cứu...................27
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HỖ TRỢ KIẾN THỨC CHĂM SÓC SỨC
KHỎE CHO PHỤ NỮ SAU SINH ĐANG NUÔI CON TỪ 0 ĐẾN 3 TUỔI
TẠI XÃ QUẢNG LỢI, HUYỆN ĐẦM HÀ, TỈNH QUẢNG NINH.............33
2.1 Tổng quan về cơ sở thực tập: xã Quảng Lợi, huyện Đầm Hà, tỉnh
Quảng Ninh........................................................................................................
33
2.1.1 Lịch sử hình thành................................................................................33
2.1.2 Mục đích của cơ sở( đơn vị) thực tập...................................................34

SV: ……………………

Lớp: ………………..


Khóa luận tốt nghiệp

Trường ……………………………

2.1.3 Mơ tả và đánh giá các mơ hình dịch vụ mà cơ sở thực tập này đang
thực hiện.............................................................................................................
35
2.2 Đặc điểm và nhu cầu hỗ trợ kiến thức chăm sóc sức khỏe của phụ nữ
sau sinh đang nuôi con từ 0 đến 3 tuổi tại xã Quảng Lợi, huyện Đầm Hà,
tỉnh Quảng Ninh............................................................................................37
2.2.1.Đặc điểm của nhóm phụ nữ sau sinh:……………………………..…..40
2.2.2 Đặc điểm về nhu cầu hỗ trợ kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản
cho phụ nữ sau sinh đang nuôi con từ 0 đến 3 tuổi tại xã Quảng Lợi,
huyện Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh:................................................................43
2.3 Những chương trình, chính sách đã và đang được thực hiện hỗ trợ tại địa
phương về chăm sóc sức khỏe, chăm sóc sức khỏe phụ nữ sau sinh đang ni
con từ 0 đến 3 tuổi:……………………………………………………..……40
2.4 Những nhân tố tác động ảnh hưởng đến thực trạng chăm sóc sức khỏe
sinh sản của phụ nữ sau sinh tại xã Quảng Lợi, huyện Đầm Hà, tỉnh
Quảng Ninh....................................................................................................49
2.2.4.1 Yếu tố chủ quan..................................................................................49
2.2.4.2 Yếu tố khách quan..............................................................................53
CHƯƠNG 3: TIẾN TRÌNH CƠNG TÁC XÃ HỘI CÁ NHÂN TRONG
VIỆC HỖ TRỢ KIẾN THỨC CHĂM SÓC SỨC KHỎE CHO PHỤ NỮ
SAU SINH TẠI XÃ QUẢNG LỢI, HUYỆN ĐẦM HÀ, TỈNH QUẢNG
NINH..............................................................................................................57


SV: ……………………
Lớp: ………………..


Khóa luận tốt nghiệp
3.1

Trường ……………………………

Tiến trình cơng tác xã hội cá nhân trong việc hỗ trợ kiến thức chăm

sóc sức khỏe cho phụ nữ sau sinh đang nuôi con từu 0 đến 3 tuổi tại xã
Quảng Lợi, huyện Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh.............................................57
3.1.1

Tiếp cận và bước đầu xác định vấn đề của thân chủ......................58

3.1.2

Tìm hiểu, phân tích những vấn đề của thân chủ.............................62

3.1.3

Phân tích nguyên nhân và xác định vấn đê ưu tiên.........................73

3.1.4

Lập kế hoạch giải quyết vấn đề cho những vấn đề theo thứ tự ưu

tiên


................................................................................................................
80

3.1.5

Triển khai kế hoạch...........................................................................84

3.1.6

Lượng giá...........................................................................................89

3.1.7

Kết thúc..............................................................................................90

3.2

Vai trị của nhân viên cơng tác xã hội..................................................91

3.2.1

Vai trò là người kết nối......................................................................91

3.2.2

Vai trò là người tham vấn..................................................................92

3.2.3


Vai trò là nhà giáo dục.......................................................................92

KẾT LUẬN………………………………………………………………….87
KHUYẾN NGHỊ.............................................................................................96
BIÊN BẢN PHỎNG VẤN CÁN BỘ PHỤ NỮ, DÂN SỐ, BÁC SĨ, Y TẾ......1

SV: ……………………
Lớp: ………………..


Khóa luận tốt nghiệp

Trường ……………………………

BIÊN BẢN PHỎNG VẤN GIA ĐÌNH PHỤ NỮ SAU SINH ĐANG NUÔI
CON TỪ 1 THÁNG TUỔI ĐẾN 3 TUỔI (Dành cho chồng).........................3
BIÊN BẢN PHỎNG VẤN GIA ĐÌNH PHỤ NỮ SAU SINH ĐANG NI
CON TỪ 1 THÁNG TUỔI ĐẾN 3 TUỔI (Dành cho mẹ chồng và mẹ đẻ). . .6
BIÊN BẢN PHỎNG VẤN PHỤ NỮ ĐANG NUÔI CON TỪ 2 THÁNG
TUỔI ĐẾN 3 TUỔI..........................................................................................8
BIÊN BẢN PHỎNG VẤN PHỤ NỮ SAU SINH TRONG 6 TUẦN ĐẦU . .10

SV: ……………………
Lớp: ………………..


Khóa luận tốt nghiệp

Trường ……………………………


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

S

Từ viết tắt

TT
1.

2.

3.

4.

5.

6.

7.

Nghĩa

CTXH

Công tác xã hội

NVCTXH

Nhân viên công tác xã hội


PN

Phụ nữ

PNSS

Phụ nữ sau sinh

TC

Thân chủ

KHHGD

Kế hoạch hóa gia đình

UBND

Uỷ ban nhân dân

SV: ……………………
Lớp: ………………..


Khóa luận tốt nghiệp

Trường ……………………………

A. PHẦN MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Trên Thế giới
Mỗi năm có khoảng 530.000 phụ nữ bị tử vong trong quá trình mang thai
và sinh nở, hơn 3 triệu trẻ sơ sinh chết non, hàng triệu trẻ sơ sinh tử vong
trong ngày đầu hoặc tuần đầu sau sinh, 640 triệu phụ nữ ốm yếu do liên quan
đến thai nghén, 64 triệu phụ nữ gặp biến chứng khi sinh. Theo Quỹ Nhi đồng
Liên Hiệp Quốc ở các nước đang phát triển, nguy cơ tử vong do các biến
chứng liên quan đến thai nghén và sinh đẻ là 1/76 so với 1/8.000 ở các nước
công nghiệp. Tử vong ở các nước đang phát triển xảy ra ở giai đoạn trước
sinh chiếm 23,9%; giai đoạn trong sinh là 15,5% và giai đoạn sau sinh là
60,6%.
Trên thế giới việc thực hiện chăm sóc sức khỏe sau sinh chiếm tỷ lệ khá
thấp và phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Theo một kết quả nghiên cứu, phần lớn
những phụ nữ Palestine coi việc thăm khám sau sinh là cần thiết chiếm 66,1%
nhưng chỉ có 36,6% có khám lại sau sinh. Bởi 85% phụ nữ cho rằng họ không
bị bệnh, họ hồn tồn khỏe mạnh, khơng cần phải khám lại sau sinh; 15,5%
không khám lại sau sinh do không được bác sĩ dặn khám lại. Tại Nepan tỷ lệ
phụ nữ khám lại sau sinh ở mức thấp 34%, chỉ 19% được khám lại trong vòng
48 giờ sau sinh. Nghiên cứu tiến hành tại Bangledesh, tỷ lệ bà mẹ khám thai
là 93% nhưng tỷ lệ khám lại sau sinh chỉ là 28%.
Một nghiên cứu khác cho thấy cứ 7 phụ nữ Mỹ thì có khoảng 1 người
trầm cảm trước lúc có bầu, trong thời gian mang thai và sau khi sinh em bé,
kết quả còn phát hiện thêm rằng hơn một nửa số phụ nữ trầm cảm sau sinh

SV: …………………

1
Lớp: …………………..



Khóa luận tốt nghiệp

Trường ……………………………

cũng từng trải qua cơn trầm cảm trước khi có bầu và trong suốt thời gian
mang thai.
Tại Việt Nam
Tỷ lệ của các bà mẹ khám lại sau sinh thấp hơn nhiều so với tỷ lệ khám
thai, dao động từ 23,8% - 70% phụ thuộc từng địa phương. Chất lượng chăm
sóc sau sinh cũng khơng đáp ứng được nhu cầu của bà mẹ. Chỉ 31% được
khuyến khích nhận các thăm khám thường xuyên trong vòng 42 ngày sau đẻ.
Báo cáo tổng quan các nghiên cứu về chăm sóc sức khỏe tại Việt nam giai
đoạn 2000- 2005 của Quỹ Dân Số Liên Hiệp Quốc, thì hầu hết các phụ nữ tử
vong ở trong giai đoạn sau sinh hơn 80% là chết ngay trong ngày đầu tiên sau
đẻ. Số còn lại chủ yếu chết trong tuần lễ đầu tiên. Tỷ lệ tử vong ở các bà mẹ
còn cao 69/100.000 trẻ đẻ sống.
Hơn nữa bệnh trầm cảm sau sinh chiếm khoảng 13% các bà mẹ sau sinh
con, mức độ nặng nhẹ khác nhau, nhưng lại ít được sự quan tâm từ phía người
chồng, gia đình, người thân, cộng đồng và xã hội. Sau sinh, cơ thể người phụ
nữ có sự thay đổi lớn về tâm lý, sinh lý. Người mẹ trải qua một thời gian ở
trong tâm trạng chờ đợi mong mỏi con ra đời, vui mừng đón chào thiên thần
bé nhỏ nhưng có một tỷ lệ khoảng 85% các bà mẹ có những cảm giác buồn
thống qua.
Xã hội ngày càng phát triển việc bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe
cộng đồng nói chung cũng như chăm sóc sức khỏe của bà mẹ và trẻ em nói
riêng ln được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước ta. Trong Đại hội lần thứ
III của Đảng (1960) đã khẳng định: “Con người là vốn quý nhất của chế độ
xã hội chủ nghĩa. Bảo vệ và bồi dưỡng sức khỏe của con người là nghĩa vụ và
mục tiêu cao quý của các ngành y tế và thể dục thể thao dưới chế độ ta, chính
SV: …………………


2
Lớp: …………………..


Khóa luận tốt nghiệp

Trường ……………………………

vì thế mà Đảng và Chính phủ ta rất coi trọng công tác y tế và công tác thể
dục thể thao”. Năm 1976, Đại hội lần thứ IV của Đảng đã mở đầu cho việc
thực hiện xã hội hóa trong lĩnh vực y tế bằng việc khẳng định: “Sức khỏe của
nhân dân, tương lai của giống nòi là mối quan tâm thường xuyên của Đảng
và Nhà nước ta, là trách nhiệm của tất cả các ngành, các đồn thể, là trách
nhiệm và lợi ích thiết thân của mỗi công dân”.
Thời kỳ sau sinh là một giai đoạn vơ cùng quan trọng do có thay đổi mạnh
mẽ về thể chất, sinh lý, cảm xúc đồng thời với sự nảy sinh các mối quan hệ
mới và bước chuyển đổi vai từ “Người phụ nữ” trở thành người mẹ. Đây cũng
là giai đoạn mà sức khỏe của người mẹ và của trẻ sơ sinh cần được quan tâm
nhiều nhất.
Việc mang thai và sinh đẻ của phụ nữ bao giờ cũng đi kèm với sự thay đổi
đột ngột các hooc môn trong cơ thể người phụ nữ và sự thay đổi này đã tác
động đến các cơ quan điều hòa cảm xúc. Về mặt tâm lý, sự ra đời của đứa trẻ
được coi như một sự kiện tâm lý đặc biệt đối với hầu hết các bà mẹ trẻ việc
thể hiện trách nhiệm, nghĩa vụ, lo toan, chăm sóc con suốt 24/24 giờ , dường
như quá kiệt sức của bà mẹ trẻ, kể cả những lần sinh sau. Theo thống kê có
80% phụ nữ thay đổi về tính khí sau khi sinh. Sau sinh cơ thể người phụ nữ có
những sự thay đổi, như theo thống kê có đến 90% phụ nữ bị rạn da, nguyên
nhân là do sinh ở hoặc tăng cân. Sau khi sinh nhiều phụ nữ phải thức đêm
chăm sóc con và ăn uống khơng đủ chất dinh dưỡng làm cơ thể mệt mỏi suy

nhược, những cơn đau đầu lâu ngày. Việc thiếu kinh nghiệm trong chăm sóc
con cái dẫn đến thần kinh căng thẳng, nặng hơn là vấn đề trầm cảm sau sinh.
Sau sinh cơ thể người phụ nữ có nguy cơ mắc phải 12 bệnh hậu sản (như đau
bụng dưới sau sinh, sốt sau sinh, táo bón, đau đầu, nhiễm trùng đường tiết
niệu…).
SV: …………………

3
Lớp: …………………..


Khóa luận tốt nghiệp

Trường ……………………………

Trong năm 2015 đã có những vụ việc đau lịng xảy ra vì lí do trầm cảm
sau sinh người mẹ gây thảm án đau lòng ở Bắc Giang( hồi cuối tháng 12 năm
2015); có phụ nữ tử tự hồi tháng 7 năm 2015; hay cũng vì trầm cảm sau sinh
người mẹ đã nhập viện tâm thần, có những người mẹ muốn hại con… Trầm
cảm sau sinh ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe bà mẹ, đặc biệt là sự phát
triển trí tuệ, cảm xúc và thể chất của đứa trẻ.
Thực hiện chủ trương Chính sách của Đảng và Nhà nước về Kế hoạch hóa
gia đình mỗi cặp vợ chồng chủ yếu sinh từ một đến hai con. Tuy nhiên việc
chăm sóc sức khỏe sau sinh cho phụ nữ vẫn chưa được sự quan tâm của chính
các bà mẹ và gia đình bên cạnh đó hiện nay có các bà mẹ có nhu cầu cần được
sự hỗ trợ và quan tâm để có thể tham gia các lớp tập huấn, có mơi trường
cùng nhau trao đổi chia sẻ kinh nghiệm về vấn đề chăm sóc sức khỏe sau sinh
của bản thân cũng như việc chăm sóc ni dạy con nhỏ.
Từ những vấn đề thực tế đó, em chọn đề tài “Tiến trình Cơng tác xã hội
với cá nhân trong việc hỗ trợ kiến thức chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ sau

sinh đang nuôi con từ 0 đến 3 tuổi tại xã Quảng Lợi, huyện Đầm Hà, tỉnh
Quảng Ninh”. Nhằm tìm hiểu về đặc điểm, nhu cầu, những chương chình
chính sách và những yếu tố tác động ảnh hưởng đến việc hỗ trợ kiến thức
chăm sóc sức khỏe phụ nữ sau sinh đang nuôi con từ 0 đến 3 tuổi để từ đó vận
dụng những kiến thức, kỹ năng của nhân viên công tác xã hội trong việc kết
nối, tham vấn và giáo dục, để giúp cho phụ nữ sau sinh tại địa phương có cơ
hội chia sẻ, giải tỏa tâm lý, học hỏi và trau dồi những kiến thức về chăm sóc
sức khỏe và ni dạy con cái một cách tốt nhất.
2. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu

SV: …………………

4
Lớp: …………………..


Khóa luận tốt nghiệp

Trường ……………………………

Đã có rất nhiều chương trình, các đề tài nghiên cứu, báo cáo, luận án và
các bài báo viết về chăm sóc sức khỏe, chăm sóc sức khỏe sinh sản dành cho
phụ nữ sau sinh được thực hiện ở trên thế giới và Việt Nam như:
Một cơng trình đáng chú ý là: “Phân tích tình hình phụ nữ và trẻ em của
UNICEP” đã phản ánh tình hình kinh tế xã hội của Việt Nam có ảnh hưởng
đến hệ thống chăm sóc sức khỏe và tình trạng sức khỏe của phụ nữ và trẻ em
Việt Nam.
Hội nghị dân số thế giới Cairo (Ai cập) năm 1994 cũng đã đề cập tới vấn
đề chăm sóc sức khỏe sinh sản sau khi định nghĩa chính thức về sức khỏe sinh
sản được thống nhất phổ biến đến mọi quốc gia trên thế giới và là mối quan

tâm của toàn xã hội. Hội nghị phụ nữ thế giới lần thứ tư tổ chức ở Bắc Kinh
(Trung Quốc) các đại biểu của nhiều quốc gia đã nhất trí cho rằng bình đẳng
giới và vấn đề chăm sóc sức khỏe sinh sản cho phụ nữ có quan hệ mật thiết
với nhau. Đay là một trong những vấn đề then chốt trong việc đánh giá những
tiến bộ về mặt xã hội của các nước đối với vấn đề phụ nữ.
Trên thế giới có các chương trình về chăm sóc sức khỏe phụ nữ như “ Sức
khỏe bà mẹ và sơ sinh” của UNICEF; chương trình nghị sự về phụ nữ và trẻ
em gái do Quỹ Dân số và kế hoạch hóa gia đình( Bộ y tế), Trung tâm Thanh
thiếu niên trung ương đoàn tổ chức; Hỗ trợ chăm sóc sức khỏe sinh sản/ kế
hoạch hóa gia đình cho người dân dễ bị tổn thương trong thiên tai của
UNFPA.
Ở Việt Nam cũng đã có những chương trình như “Chương trình Chăm sóc
sức khỏe Phụ nữ Việt Nam” do Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam – văn
phịng đại diện tại Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức; chương trình “ Phát động
chương trình chăm sóc sức khỏe phụ nữ Việt Nam”…

SV: …………………

5
Lớp: …………………..


Khóa luận tốt nghiệp

Trường ……………………………

Các đề tài nghiên cứu, báo cáo, luận án và các bài báo viết về chăm sóc
sức khỏe phụ nữ sau sinh như:
+ Tài liệu tuyên truyền, chăm sóc sức khỏe sau sinh cho phụ nữ tại trạm
y tế xã, ban Dân số và KHHGD.

+ Các văn bản pháp lý: Quyền của phụ nữ trong hệ thống pháp luật Việt
Nam:
 Quyền của phụ nữ trong các bản Hiến pháp năm 1946, 1959, 1980, 1992
và Hiến pháp sửa đổi năm 2013.
 Quyền của phụ nữ trong các văn bản pháp luật: Luật bình đẳng giới,
Luật Bảo hiểm xã hội, Bộ luật Lao động, Luật Hôn nhân và gia đình, Bộ luật
Hình sự.
+ Các báo cáo, luận án:
 Luận án Thực trạng chăm sóc sau sinh của bà mẹ ở hai bệnh viện trên
địa bàn Hà Nội và đánh giá mơ hình chăm sóc sau sinh tại nhà của tác giả
Phạm Hương Lan năm 2014.
 Đề tài: Tìm hiểu kiến thức chăm sóc sau sinh và trẻ sơ sinh của các bà
mẹ có con dưới 5 tuổi tại xã thủy phương - Huế do Phạm Duy Hoan và
Nguyễn Thị Rỡ thực hiện.
 Đề tài Thực hành về chăm sóc sức khoẻ mẹ trước, trong, sau sinh và
chăm sóc trẻ sơ sinh của bà mẹ có con dưới 1 tuổi tại 3 xã Phủ Lý, Hợp
Thành, Ôn Lương, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên, năm 2003

SV: …………………

6
Lớp: …………………..


Khóa luận tốt nghiệp

Trường ……………………………

 Luận văn Phân tích kết quả chăm sóc sức khỏe sinh sản tạo tỉnh Vĩnh
Phúc từ năm 2008 đến năm 2012.

+ Chương trình nghiên cứu:
 Nghiên cứu kiến thức và thực hành chăm sóc trước, trong và sau sinh
của các bà mẹ có con dưới 1 tuổi tại yên bái năm 2012.
+ Các trang web:
/> /> /> />Tất cả những cuộc nghiên cứu, báo cáo đó chủ yếu dựa trên góc độ y tế,
xã hội và xã hội học mang tính tìm hiểu, khái qt mà chưa có sự đi sâu vào
việc can thiệp, xử lý trường hợp để hiểu và đáp ứng nhu cầu của cá nhân phụ
nữ sau sinh.
Em quyết định lựa chọn đề tài “Tiến trình cơng tác xã hội cá nhân trong
việc hỗ trợ kiến thức chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ sau sinh đang nuôi con từ
0 đến 3 tuổi tại xã Quảng Lợi, huyện Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh” đây là đề tài
tiếp cận theo hướng can thiệp của công tác xã hội, đồng thời tại địa phương
nơi em đang sinh sống chưa có đề tài nào nghiên cứu về vấn đề hỗ trợ kiến
thức chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ sau sinh.
3. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn

SV: …………………

7
Lớp: …………………..


Khóa luận tốt nghiệp

Trường ……………………………

3.1)Ý nghĩa lý luận:
Trên cơ sở tiếp cận từ góc độ cơng tác xã hội đề tài: “ Tiến trình cơng tác
xã hội cá nhân trong việc hỗ trợ kiến thức chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ sau
sinh” nhằm vận dụng những kiến thức chuyên ngành công tác xã hội và hệ

thống các kiến thức trong giáo trình về cơng tác xã hội, các chương trình, dự
án có liên quan đến chăm sóc sức khỏe sinh sản cho phụ nữ để làm cơ sở mô
tả, phân tích, giải thích cho vấn đề nghiên cứu.
Thơng qua đề tài nhằm tìm hiểu thực trạng của việc chăm sóc sức khỏe
cũng như chăm sóc sức khỏe sinh sản đặc biệt là chăm sóc sức khỏe sau sinh
của phụ nữ tại địa phương vùng sâu, vùng xa về mức độ nhận thức, thái độ,
hành vi và nhu cầu của phụ nữ đối với cơng tác chăm sóc sức khỏe sau sinh,
những yếu tố tác động đến việc chăm sóc sức khỏe sau sinh của phụ nữ. Để từ
đó có biện pháp can thiệp, cung cấp, giáo dục những kiến thức chăm sóc sức
khỏe phụ nữ sau sinh và chăm sóc em bé. Làm sáng tỏ một số lĩnh vực nghiên
cứu xã hội và sức khỏe sinh sản, chăm sóc sức khỏe sau sinh tạo tiền đề cho
những nghiên cứu sau này.
3.2) Ý nghĩa thực tiễn
Phụ nữ sau sinh có cơ hội được tiếp thu, chia sẻ, trao đổi và trau dồi thêm
những kiến thức về chăm sóc sức khỏe, chăm sóc sức khỏe sau sinh của bản
thân cũng như ni dạy con cái.
Từ việc tìm hiểu thực trạng, nhu cầu của phụ nữ sau sinh giúp cho công
tác hội phụ nữ, y tế, dân số hoạt động được hiệu quả hơn. Nâng cao chất
lượng dân số, giảm thiểu một số nguy cơ như các bệnh sau sinh của phụ nữ,
kế hoạch hóa gia đình.

SV: …………………

8
Lớp: …………………..


Khóa luận tốt nghiệp

Trường ……………………………


Bản thân tác giả có cơ hội vận dụng những kiến thức và kỹ năng công tác
xã hội vào thực tiễn. Thấy được vai trò và tầm quan trọng của nhân viên công
tác xã hội trong việc hỗ trợ kiến thức chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ sau sinh.
4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu.
 Đối tượng nghiên cứu là tiến trình cơng tác xã hội cá nhân trong việc
hỗ trợ kiến thức chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ sau sinh đang ni con từ 0
đến 3 tuổi tại xã Quảng Lợi, huyện Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh.
 Khách thể nghiên cứu:
Phụ nữ sau sinh hiện đang nuôi con từ 0 tuần tuổi đến 3 tuổi tại xã Quảng
Lợi, huyện Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh.
Gia đình của phụ nữ sau sinh đang ni con từ 0 đến 3 tuổi tại xã Quảng
Lợi, huyện Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh bao gồm chồng, mẹ chồng và mẹ đẻ.
Nhân viên công tác xã hội, cán bộ phụ nữ, dân số, các bác sỹ, nhân viên
y tế tại địa phương.
 Phạm vi nghiên cứu
Địa điểm: xã Quảng Lợi, huyện Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh.
Thời gian: từ ngày 17 tháng 02 năm 2016 đến ngày 20 tháng 04 năm
2016.
5. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
a) Mục đích nghiên cứu:
Nhằm hỗ trợ kiến thức chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ sau sinh đang nuôi
con từ 0 đến 3 tuổi tại xã Quảng Lợi, huyện Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh.
b) Nhiệm vụ nghiên cứu:
Tìm hiểu về thực trạng của vấn đề ngiên cứu tại địa phương: Đặc điểm,
số lượng, cơ cấu, nhu cầu cần hỗ trợ, phân tích tâm – sinh – xã của phụ nữ sau
sinh…

SV: …………………


9
Lớp: …………………..


Khóa luận tốt nghiệp

Trường ……………………………

Tìm hiểu và đánh giá các mơ hình dịch vụ chăm sóc sức khỏe, chăm sóc
sức khỏe sau sinh mà cơ sở thực tập đã và đang triển khai: Các chính sách;
nguồn nội lực và ngoại lực để thực hiện; các dịch vụ văn hóa, y tế, xã hội
dành cho phụ nữ sau sinh cũng như mức độ hài lịng của nhóm đối tượng về
chất lượng của các mơ hình, dịch vụ này.
Tìm hiểu các yếu tố tác động đến việc hỗ trợ kiến thức về chăm sóc sức
khỏe của phụ nữ sau sinh đang ni con từ 0 đến 3 tuổi tại xã Quảng Lợi,
huyện Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh.
Qua vệc nghiên cứu, tìm hiểu, phân tích và đánh giá vận dụng vai trị của
nhân viên công tác xã hội trong việc hỗ trợ kiến thức chăm sóc sức khỏe cho
phụ nữ sau sinh đang nuôi con từ 0 đến 3 tuổi thông qua tiến trình can thiệp
cá nhân.
6. Câu hỏi nghiên cứu:
Câu hỏi 1: Thực trạng về nhận thức chăm sóc sức khỏe của phụ nữ sau
sinh tại xã Quảng Lợi, huyện Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh đang diễn ra như thế
nào?
Câu hỏi 2: Hiện nay tại cơ sở đang có những mơ hình dịch vụ chăm sóc
sức khỏe nào cho phụ nữ sau sinh? Các chính sách và nguồn lực nào đã và
đang được áp dụng tại cơ sở? Hiệu quả như thế nào?
Câu hỏi 3: Nguyên nhân gì dẫn đến tình trạng thiếu kiến thức chăm sóc
sức khỏe của phụ nữ sau sinh.
Câu hỏi 4: Nhân viên cơng tác xã hội có vai trò như thế nào trong việc hỗ

trợ kiến thức chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ sau sinh tại xã Quảng Lợi, huyện
Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh?
SV: …………………

10
Lớp: …………………..


Khóa luận tốt nghiệp

Trường ……………………………

7. Giả thuyết nghiên cứu
Giả thuyết 1: Thực trạng về nhận thức chăm sóc sức khỏe của phụ nữ sau
sinh tại địa phương đang có rất nhiều vấn đề cần giải quyết.
Giả thuyết 2: Các mô hình, dịch vụ( các chính sách, nguồn lực, các dịch
vụ về y tế, văn hóa, xã hội) chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ sau sinh tại địa
phương đang được thực hiện tốt.
Giả thuyết 3: Điều kiện kinh tế và nhận thức là hai yếu tố chính tác động
đến nhận thức chăm sóc sức khỏe của phụ nữ sau sinh.
Giả thuyết 4: Nhân viên cơng tác xã hội có vai trị quan trọng trong việc
hỗ trợ kiến thức chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ sau sinh như nhà giáo dục,
người kết nối.
8. Phương pháp nghiên cứu
8.1) Phương pháp thu thập thông tin:
8.1.1 Phương pháp Phỏng vấn sâu:
Nhằm mang lại thơng tin có tính chất chiều sâu hơn thì phương pháp
phỏng vấn sâu là phương pháp có vai trị quan trọng trong việc thu thập
những thơng tin đó. Đây là phương pháp tác động tâm lý xã hội trực tiếp giữa
người đi hỏi và người được hỏi nhằm thu thập thơng tin phù hợp với mục đích

và nhiệm vụ của đề tài nghiên cứu.
Phương pháp này áp dụng vào việc tìm hiểu và nắm bắt những nhu cầu,
tâm tư nguyện vọng của bản thân những người phụ nữ sau sinh. NVXH sử
dụng những câu hỏi đã chuẩn bị trước để phỏng vấn trực tiếp phụ nữ sau sinh
hoặc gia đình phụ nữ sau sinh nhằm đánh giá những nhu cầu về tâm lý, sinh
SV: …………………

11
Lớp: …………………..


Khóa luận tốt nghiệp

Trường ……………………………

lý, mối quan hệ xã hội của phụ nữ sau sinh và phỏng vấn những người đang
làm việc trực tiếp với nhóm phụ nữ này để biết rằng thực sự nhu cầu của phụ
nữ sau sinh khi tìm đến họ là gì? Và họ đánh giá vai trị của một nhân viên
cơng tác xã hội ra sao? Những khó khăn mà họ gặp phải trong quá trình cơng
tác tại cộng đồng.…. Dựa vào đó mà nghiên cứu đưa ra được xác thực và chi
tiết hơn.
Với đề tài này, em tiến hành phỏng vấn sâu tổng cộng 21 người: Phỏng
vấn những người phụ nữ sau sinh trong 6 tuần đầu( 2 người); Phỏng vấn
những người phụ nữ sau sinh đang nuôi con nhỏ từ 2 tháng đến 3 tuổi( 8
người); và 4 cuộc phỏng vấn sau đối với gia đình phụ nữ sau sinh( chồng) và
2 cuộc với mẹ chổng, mẹ đẻ. Để tìm hiểu về thực trạng, nhu cầu, việc hỗ trợ
kiến thức chăm sóc sức khỏe phụ nữ sau sinh, những yếu tố tác động đến hiệu
quả hỗ trợ kiến thức chăm sóc sức khỏe dành cho phụ nữ sau sinh tại địa
phương.
Với cán bộ dân số, cán bộ phụ nữ cùng bác sĩ và nhân viên y tế sẽ sử dụng

hình thức là phỏng vấn sâu để học hỏi thêm kinh nghiệm làm việc với phụ nữ
sau sinh và tìm hiểu về cơng tác tuyên truyền giáo dục sức khỏe cho phụ nữ
sau sinh tại địa bàn( phỏng vấn 5 cuộc gồm y tá/ bác sĩ – phụ trách mảng
chăm sóc sức khỏe sinh sản, cán bộ dân số, cán bộ phụ nữ, y tế khe bản).
8.1.2 Phương pháp Phân tích tài liệu
Đây là phương pháp mà NVXH dựa vào để có những nhận định ban đầu
cũng như là tìm hiểu chuyên sâu về vấn đề nghiên cứu của mình. Khi tìm tới
địa bàn nghiên cứu NVXH phải tìm hiểu, cũng như đã có trước những tìm
hiểu về tài liệu liên quan để khơng bỡ ngỡ trong quá trình làm việc. Trong quá
trình làm việc cũng nghiên cứu thêm những tài liệu chuyên môn và những tài
SV: …………………

12
Lớp: …………………..


Khóa luận tốt nghiệp

Trường ……………………………

liệu tại cơ sở thực tập để tăng thêm kiến thức và bổ sung vào bài nghiên cứu.
Và điều quan trọng là NVXH qua đó phải biết thu thập lại những thông tin và
tài liệu quan trọng, phục vụ cơng tác nghiên cứu của mình.
Những tài liệu liên quan của địa phương:
1. Sổ tay theo dõi dân số xã hàng tháng, hàng quý của cán bộ dân số.
2. Quản lý số nhân khẩu, số hộ khẩu, số nam, nữ của tồn xã- theo tài
liệu bên cơng an xã.
3. Báo cáo công tác cuối năm của Hội Phụ nữ xã.
4. Báo cáo công tác tuyên truyền, giáo dục kế hoạch hóa gia đình và trẻ
em năm 2015.

5. Sổ theo dõi số lượt khám chữa bệnh của trạm y tế năm 2015 và quý 1
năm 2016.
6. Báo cáo khám, tư vấn chăm sóc sức khỏe sinh sản năm 2015; Sổ đẻ từ
năm 2012- 2013 của trạm y tế xã.
8.1.3 Phương pháp quan sát:
Quan sát là một trong những phương pháp quan trọng trong đề tài nghiên
cứu này. Đây là phương pháp thu thập thông tin về các sự vật, hiện tượng
đang diễn ra xung quanh bằng sự qian sát trực quan và trực giác của chính
mình, giúp cho ta thấy rõ thực tế đang diễn ra xung quanh ta.
Phương pháp này giúp cho NVXH có thể quan sát được hành vi, cử chỉ,
cảm xúc, thái độ, ánh mắt… của chính người phụ nữ sau sinh đang ni con
từ 0 đến 3 tuổi, gia đình của nhóm phụ nữ này. Qua phương pháp quan sát,
SV: …………………

13
Lớp: …………………..


Khóa luận tốt nghiệp

Trường ……………………………

NVXH có thể nhìn nhận và đưa ra cách xử lí phù hợp. Cũng như trong quá
trình làm việc với những cán bộ, nhân viên tại cơ sở thực tập.
8.2. Phương pháp can thiệp:
Phương pháp CTXH với cá nhân.
“CTXH cá nhân là một phương pháp can thiệp (của CTXH) quan tâm đến
những vấn đề về nhân cách mà một thân chủ cảm nghiệm. Mục đích của
CTXHCN là phục hồi, củng cố và phát triển sự thực hành bình thường của
chức năng xã hội của cá nhân và gia đình. NVXH thực hiện điều này bằng

cách giúp tiếp cận các tài nguyên cần thiết. Về nội tâm, về quan hệ giữa người
và người, và kinh tế xã hội. Phương pháp này tập trung vào các mối liên hệ về
tâm lý xã hội, bối cảnh xã hội trong đó vấn đề của cá nhân và gia đình diễn ra
và bị tác động.”
Đây là phương pháp mà NVXH sử dụng để tác động vào một cá nhân cụ
thể trong tiến trình can thiệp để giải quyết vấn đề hay nói cách khác là NVXH
sử dụng mối quan hệ 1 – 1 ( một NVXH một Thân chủ). Công cụ sử dụng chủ
yếu của phương pháp này là sự tương tác của NVXH với một cá nhân nhằm
mục đích giúp họ hiểu ra vấn đề của chính mình. Thơng qua phương pháp này
cũng giúp họ bộc lộ những tâm tư, tình cảm nhu cầu của bản thân để NVXH
hiểu được vấn đề của thân chủ để từ đó có biện pháp hỗ trợ kịp thời.
*) Tiến trình cơng tác xã hội cá nhân gồm 7 bước:
 Bước 1: Tiếp cận và bước xác định vấn đề của thân chủ
 Bước 2: Tìm hiểu, phân tích thơng tin về thân chủ.
 Bước 3: Phân tích nguyên nhân, xác định vấn đề ưu tiên.
SV: …………………

14
Lớp: …………………..


Khóa luận tốt nghiệp

Trường ……………………………

 Bước 4: Lập kế hoạch giải quyết vấn đề cho những vấn đề theo thứu
tự ưu tiên.
 Bước 5: Triển khai các hoạt động trợ giúp thân chủ giải quyết vấn đề.
 Bước 6: Lượng giá về các hoạt động và kết quả đạt được.
 Bước 7: Kết thúc.

Trong đề tài này, em tiến hành can thiệp với 1 thân chủ là phụ nữ sau sinh
đang ni con 11 tháng tuổi theo tiến trình 7 bước để thân chủ của mình bộc
lộ những tâm tư, tình cảm và nhu cầu của mình, để NVXH có cách can thiệp
và hỗ trợ kịp thời.
Đây là phương pháp giúp cho NVXH trợ giúp cho đối tượng một cách
hiệu quả. Tuy nhiên trong quá trình can thiệp của mình NVXH phải kết hợp
với nhiều phương pháp khác để đạt được hiệu quả cao nhất trong quá trình trợ
giúp của mình.

SV: …………………

15
Lớp: …………………..


Khóa luận tốt nghiệp

Trường ……………………………

B. NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1. Lý thuyết ứng dụng trong nghiên cứu
CTXH là một ngành khoa học, tập hợp nhiều kiến thức, lý thuyết, môi
trường và xã hội... Là hoạt động mang tính chun nghiệp. Vì nó là một
ngành khoa học do đó, nó chứa đựng trong đó những cơ sở mang tính lý luận,
làm tiền đề cho mọi hoạt động trong ngành. Đó chính là hệ thống lý thuyết
trong CTXH. Hệ thống này đóng vai trị vơ cùng quan trọng, nó giúp cho
NVXH có nền tảng để nhìn nhận trạng thái tâm lý, vấn đề, nhu cầu của từng
thân chủ khác nhau. Để tìm ra nhũng giải pháp, phương pháp trị liệu và
những trợ giúp phù hợp, kịp thời nhằm thay đổi, phát triển con người.

Có thể hiểu hệ thống lý thuyết đó chính là tập hợp những khái niệm, định
nghĩa liên quan với nhau để giải thích thế giới một cách có hệ thống. Lý
thuyết trong CTXH chính là kim chỉ nam, là cơng cụ hữu hiệu để người nhân
viên có thể thành hành nghề một cách hiệu quả.
CTXH là một khoa học mang tính liên ngành. Do đó, ngồi những lý
thuyết được xuất phát từ chính ngành CTXH thì nó cịn vay mượn và vận
dụng lý thuyết của các ngành khoa học khác như: Xã hội học, tâm lý học,...
Mỗi lý thuyết trong CTXH hay trong vay mượn các ngành khoa học có
liên quan khác thì đều có những nội dung và bản chất khác nhau. Do đó, nó
có thể trợ giúp được cho nhiều thân chủ. Tùy vào từng trường hợp cụ thể,
từng lĩnh vực, từng vấn đề mà người NVXH áp dụng lý thuyết riêng. Trong
khi áp dụng vào thực tiễn, không phải áp dụng cứng nhắc một lý thuyết nào
đó mà cần vận dụng một cách linh hoạt các lý thuyết để việc trợ giúp đạt hiệu
SV: …………………

16
Lớp: …………………..


Khóa luận tốt nghiệp

Trường ……………………………

quả và mang tính chun mơn cao. Cũng có thể đạt thân chủ, đạt vấn đề của
thân chủ trong nhiều khía cạnh khác nhau và vận dụng các lý thuyết của các
ngành khoa học đó làm nổi bật lên vấn đề và tạo ra cho họ những cách ứng xử
đa dạng trong việc đối phó với tình huống hiện tại và tự mình giải quyết
những vấn đề trong tương lai.
Là một NVXH chuyên nghiệp cần phải thường xuyên trau dồi cho mình
những kiến thức của các lý thuyết trong và ngoài ngành để hiểu và nắm rõ

được vai trò của từng lý thuyết và vận dụng được lý thuyết trong thực hành
nghề nghiệp của mình. Trong đề tài nghiên cứu này, tác giả có vận dụng một
số lý thuyết trong CTXH vào để hỗ trợ cho q trình tìm hiểu và nghiên cứu
mơ hình của mình như: Lý thuyết nhu cầu, lý thuyết vai trò.
1.1.Lý thuyết nhu cầu:
Tiếp cận theo nhu cầu là một hướng tiếp cận theo quan điểm nhân văn
hiện sinh. Cách tiếp cận này cũng gần gũi với thân chủ trọng tâm, song tập
trung vào việc tìm kiếm, thức tỉnh cũng như hỗ trợ để thân chủ tự chủ đạt
được những nhu cầu mà họ cần được giải quyết để họ có cuộc sống tốt đẹp
hơn.
Như khẳng định của thuyết nhu cầu Maslow trong bậc thang nhu cầu, để
tồn tại con người cần phải đáp ứng các nhu cầu cần thiết thiết yếu cơ bản cần
cho sự sống như ăn, mặc, ở và chăm sóc y tết…. để phát triển con người cần
được đáp ứng các nhu cầu cao hơn như: Nhu cầu được an tồn, được thuộc về
một nhóm, được tơn trọng, được hoàn thiện. Tiếp cận theo nhu cầu trong làm
việc cá nhân, NVCTXH cần nắm được những nhu cầu của con người về mặt
lý thuyết. Tuy nhiên đối với mỗi con người khác nhau, trong từng hồn cảnh
khơng giống nhau lại nảy sinh những nhu cầu khác biệt. Thậm chí những
SV: …………………

17
Lớp: …………………..


×