Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

SKKN Lựa chọn một số bài tập nâng cao thể lực chung và chuyên môn trong môn chạy ngắn cho học sinh khối 10 trường THPT Sáng Sơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (697.61 KB, 18 trang )

BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN
1. Lời giới thiệu
Giáo dục thể chất trong trường học là một mặt giáo dục quan trọng không thể
thiếu được trong sự nghiệp giáo dục và đào tạo, góp phần thực hiện mục tiêu:
“Nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân lực, đào tạo nhân tài” cho đất nước, để cho
mỗi công dân, nhất là thế hệ trẻ có điều kiện “Phát triển cao về trí tuệ, cường
tráng về thể chất, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức”. Để đáp ứng
nhu cầu đòi hỏi ngày càng cao của sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất
nước. Giáo dục thể chất học đường thực sự có vị trí quan trọng trong việc đào
tạo thế hệ trẻ phát triển tồn diện, hồn thiện về nhân cách, trí tuệ và thể chất để
phục vụ sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hoá đất nước, giữ vững và tăng cường
an ninh, quốc phòng. Muốn phát triển được phong trào thể dục thể thao của đất
nước không thể coi nhẹ vai trò của giáo dục thể chất trong trường học.
Chạy ngắn là một môn thể thao được giảng dạy trong trường phổ thông và
được thi đấu rộng rãi ở các cấp cả địa phương và cấp tỉnh.
Trường THPT Sáng sơn sau 40 năm thành lập, đã tham gia thi đấu nhiều giải
nhưng chưa giành được thành tích như mong muốn. Trong thi đấu thành tích của
đội tuyển vẫn chưa thực sự tốt. Một trong những nguyên nhân phải nói tới là thể
lực chung và chun mơn của các em vẫn cịn nhiều hạn chế. Bởi vậy, việc tìm
kiếm giải pháp nhằm nâng cao thể lực chung và chuyên môn trong môn chạy
ngắn cho học sinh trường THPT Sáng Sơn là điều cần thiết.
Với thời gian công tác tại trường THPT Sáng Sơn, tôi xin phép được đưa ra
sáng kiến kinh nghiệm về: “Lựa chọn một số bài tập nâng cao thể lực chung và
chuyên môn trong môn chạy ngắn cho học sinh khối 10 trường THPT Sáng
Sơn” với mục đích nâng cao hơn nữa thành tích học tập và thi đấu của học sinh.
2. Tên sáng kiến
“Lựa chọn một số bài tập nâng cao thể lực chung và chuyên môn trong
môn chạy ngắn cho học sinh khối 10 trường THPT Sáng Sơn”.
3. Tác giả sáng kiến
- Họ và tên: Nguyễn Thị Thắm
- Địa chỉ: Yên Thạch – Sông Lô – Vĩnh Phúc


- Số điện thoại: 0973633248
- Email:
4. Chủ đầu tư sáng kiến
- Họ và tên: Nguyễn Thị Thắm
1


5. Lĩnh Vực áp dụng sáng kiến
- Lĩnh vực thể dục thể thao (áp dụng trong giảng dạy và thi đấu điền kinh nội
dung chạy ngắn)
6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu.
- Ngày 6 tháng 9 năm 2018 .
7. Mô tả bản chất sáng kiến
- Nội dung của sáng kiến:
7.1. ĐẶT VẤN ĐỀ.
7.1.1.Lý do chọn đề tài.
Điền kinh là một môn thể thao bao gồm các nội dung đi bộ, chạy, nhảy, ném
đẩy và nhiều môn phối hợp. Chạy ngắn là nội dung điển hình của sự phát triển
về tốc độ, có cường độ và biên độ cực lớn hội tụ đầy đủ các yếu tố NhanhMạnh – Bền trong thể thao. Đồng thời cịn có tác động tốt tới các cơ quan chức
năng của cơ thể, thông qua nội dung chạy ngắn để rèn luyện ý chí vươn lên, sự
nỗ lực của bản thân cho học sinh trong học tập, lao động.
Chạy cự ly ngắn là nội dung đơn giản cần ít phương tiện và dụng cụ để tiến
hành (bàn đạp, đồng hồ). Chạy cự ly ngắn đòi hỏi phải chạy với tốc độ cực đại
nên người tập phải xuất phát nhanh, tăng tốc độ thật nhanh trong chạy lao sau
xuất phát để có tốc độ cực đại và cố gắng duy trì tới đích. Là q trình phối hợp
nhuần nhuyễn của 4 giai đoạn: Xuất phát - chạy lao sau xuất phát - chạy giữa
quãng và về đích. Ngồi ra chạy ngắn là nội dung được rất nhiều học sinh u
thích. Bởi là mơn thể hiện đầy đủ các yếu tố nhanh nhẹn, khỏe mạnh và khéo léo
và tâm lý muốn khẳng định mình so với tập thể của học sinh. Mặt khác khi áp
dụng những chương trình thay Sách Giáo Khoa sau 3 năm triển khai một số bất

cập thể hiện rõ gây khó khăn cho người dạy và người học .
Yếu tố thể lực hay nói một cách khác là đưa các bài tập bổ trợ phát triển thể
lực vào trong giờ học nội dung chạy ngắn từ lớp 10 là một yếu tố cần thiết và rất
quan trọng trong việc nâng cao thể lực chun mơn từ đó học sinh mới có thể
đáp ứng được các yếu tố kỹ chiến thuật mà chương trình SGK đã bắt buộc.
Là một giáo viên thể chất với nhiều năm trong nghề rất có tâm huyết với nghề
nghiệp, tơi mạnh dạn khẳng định chương trình thay SGK cho 3 khối hiện tại
chưa thật chuẩn. Song phân phối chương trình và SGK là pháp lệnh. Do vậy tìm
được phương án tối ưu để mang lại hiệu quả tập luyện cho học sinh là một vấn
đề cần làm, một việc làm thiết thực. Tìm ra được những nguyên nhân tồn tại,
2


yếu kém, bất hợp lý mạnh dạn nói ra để đem lại hiệu quả cũng là việc cần làm,
cần nghiên cứu. Do vậy tôi cần trao đổi với đồng nghiệp những tâm tư cá nhân
vấn đề để mọi người cùng nghiên cứu. Từ cơ sở trên nên tôi đã chọn đề tài của
mình là: “ Lựa chọn một số bài tập nâng cao thể lực chung và chuyên môn trong
môn chạy ngắn cho học sinh khối 10 trường THPT Sáng Sơn ”. Để nâng cao
thành tích và đạt được hiệu quả cao trong mỗi giờ dạy của mình.
7.1.2.Phạm vi nghiên cứu.
- Tìm hiểu, nghiên cứu phân phối chương trình, sách giáo khoa và thực tiễn dạy
học môn chạy ngắn ở lớp10 THPT (chương trình thay sách giáo khoa).
- Vận dụng một số bài tập bổ trợ nhằm nâng cao thể lực chun mơn mơn chạy
ngắn.
- Học sinh khóa 2018 - 2019 Trường THPT Sáng Sơn, Huyện Sông Lô, Tỉnh
Vĩnh Phúc.
7.1.3. Phương pháp nghiên cứu: Dựa trên các phương pháp sau:
- Phương pháp tổng hợp phân tích tài liệu.
- Phương pháp quan sát và thực nghiệm sư phạm.
- Phương pháp kiểm tra đánh giá các tố chất thể lực và kỹ thuật.

- Phương pháp tính tốn và xử lí số liệu.
7.1.4.Thời gian- địa điểm nghiên cứu.
- Thời gian :
Từ tháng 9 năm 2018 đến tháng 1 năm 2019.
- Địa điểm:
Sân vân động của trường.
- Trang thiết bị:
Bàn đạp, đồng hồ bấm giây, dây nhảy, cịi.
7.1.5 Mục đích của đề tài.
- Nhằm nâng cao thành tích trong chạy cự ly ngắn cho đối tượng là học sinh
lớp 10 trung học phổ thông. Đồng thời rút ra kinh nghiệm về phương pháp để
giảng dạy bộ môn chạy ngắn ở các năm học sau được tốt hơn.
- Giúp học sinh nâng cao sức khỏe, thể lực hồn thiện khả năng vận động và
u thích môn học hơn.
- Đề tài đã giải quyết được sự yếu kém về thể lực của học sinh nói chung và thể
lực mơn chạy ngắn nói riêng.

3


- Mục tiêu của tơi đó là đem đề tài trao đổi với các đồng nghiệp nhằm mục đích
nâng cao nghiệp vụ cơng tác của bản thân góp phần vào việc nâng cao thể lực
và năng lực làm việc của học sinh sau khi tốt nghiệp THPT.
- Nêu được những khó khăn bất cập trong giảng dạy mơn chạy ngắn trong
chương trình Thể dục THPT.
- Trang bị những kiến thức cần thiết về môn chạy ngắn cho học sinh. Đưa ra
những phương pháp giảng dạy, những nội dung bài tập phải phù hợp đối với lứa
tuổi, đối tượng cụ thể và đặc điểm tâm sinh lý để nâng cao hứng thú của học
sinh đối với môn học.
7.2. TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU

7.2.1. Những khó khăn bất cập khi giảng dạy mơn chạy ngắn.
7.2.1.1. Khó khăn về trình độ học sinh khơng đồng đều.
Về giới tính cũng là một vấn đề lớn trong việc học tập và tiếp thu kỹ chiến
thuật.
7.2.1.2. Thời lượng học trên lớp ít, số lần HS được tiếp xúc, sửa sai kĩ thuật rất
ít.
7.2.1.3. Kỹ thuật một số động tác quá khó trong khi đó học sinh là đối tượng
mới tập mới học gây ra cho học sinh tiếp thu động tác một cách thụ động, không
hứng thú, tập luyện động tác.
7.2.1.4. Cơ sở vật chất còn thiếu ở các Trường THPT. Đối với trường nông thôn,
sân tập không đảm bảo ảnh hưởng đến kỹ thuật động tác.
7.2.1.5. Trong phân phối chương trình thường 1 tiết Thể dục ghép từ 02 nội
dung trở lên nên thời gian tiếp thu và tập luyện động tác cịn hạn chế.
7.2.1.6. Trình độ kĩ thuật về môn Chạy ngắn giữa các thầy với các thầy, các thầy
với các cô giảng dạy môn thể cũng chênh lệch gây ra sự khó khăn cho việc tiếp
thu kỹ thuật của học sinh.
7.2.2. Thực trạng giảng dạy mơn chạy ngắn hiện nay.
Trong chương trình giảng dạy môn chạy ngắn ở trường THPT các em chỉ
được học các kỹ thuật của môn chạy ngắn chứ các em không được trang bị
nhiều về thể lực. Nếu người giáo viên không đưa các bài tập bổ trợ vào để giảng
dạy mà chỉ thực hiện các bài tập trong yêu cầu của PPCT và các bài tập hướng
dẫn trong SGK thì:
-Thứ nhất: HS chỉ biết được kỹ thuật cơ bản chứ khi áp dụng kỹ thuật đó vào
thi đấu thì không thực hiện được.

4


-Thứ hai: Yêu cầu của chương trình mới thay sách giáo khoa chủ yếu các em
phát triển thể lực là chính.

-Thứ ba: Nếu khơng củng cố thể lực chun mơn cho các em nội dung học lặp
lại nhiều lần thể lực chuyên môn của người học yếu dẫn đến người học bị sớm
mệt mỏi nhàm chán thiếu hứng thú tập luyện.
Với phong trào điền kinh rộng khắp như hiện nay việc tiếp thu một vài kỹ
thuật động tác hay một số bài tập bổ trợ khác đối với các em học sinh lứa tuổi
này là khơng khó. Để các em phát triển thêm về thể lực, cũng như có điều kiện
để phát triển kỹ thuật động tác từ kỹ năng đến kỹ xảo thì yêu cầu người giáo
viên phải nghiên cứu, tìm tịi, đầu tư vào giờ dạy một cách công phu và đưa các
bài tập mới cho các em tập luyện, tránh tập đi tập lại một vài động tác gây nhàm
chán cho các em và gây mất hứng thú học tập. Khi đó giờ dạy của giáo viên mới
có chất lượng cao, học sinh tích cực tự giác hơn trong học tập cũng như trong
tập luyện. Từ đó chúng ta thực hiện được mục đích cơ bản là giáo dục sức khoẻ
cho học sinh, phát triển thể lực chuyên môn là nền tảng cho phát triển môn thể
thao được nhiều người ưa thích có thành tích cao hơn.
7.2.3. Chọn đối tượng.
Đối tượng tơi chọn có 4 lớp 10 với 158 em/1 năm tỷ lệ nam nữ giữa các lớp
tương đương với nhau. Thể lực giữa các lớp lúc chọn vào là ngẫu nhiên gần như
bằng nhau. Được chia làm 2 nhóm:
Nhóm thứ nhất: Tập luyện bình thường theo hướng dẫn của Sách giáo viên bao
gồm các lớp:
10A7 có 39 học sinh
10A8 có 39 học sinh
Tổng số học sinh của nhóm thứ nhất là 78 học sinh.
Nhóm thứ hai: Tập luyện theo phương pháp thực nghiệm áp dụng các bài tập bổ
trợ phát triển thể lực trung và chuyên mơn trong mơn chạy ngắn vào giảng dạy.
10A9 có 40 học sinh
10A10 có 40 học sinh
Tổng số học sinh nhóm thứ hai là: 80 học sinh
7.2.4. Biện pháp thực hiện các bài tập bổ trợ vào giờ học điền kinh để phát
triển thể lực chung và chuyên môn trong môn chạy ngắn.

Để đưa ra biện pháp một cách khả quan nhất tôi đã làm thử nghiệm, phân bốn
lớp 10 thành hai nhóm để so sánh với nhau:
7.2.4.1. Nhóm đối chứng.
Thực hiện giáo án theo chương trình chuẩn, gồm lớp 10a7 và 10a8.
5


*Trình tự các nhiệm vụ và biện pháp giảng dạy được tiến hành như sau.
Nhiệm vụ 1: Xây dựng khái niệm kỹ thuật và tìm hiểu đặc điểm chạy của người
học thông qua các biện pháp chủ yếu sau :
- Giáo viên phân tích làm mẫu kỹ thuật .
- Cho xem phim ảnh kỹ thuật.
- Cho người học chạy lặp lại 30-50m giáo viên nhận xét ưu nhược điểm của
từng người.
Đội hình tập luyện.
x

x x x x x x

x

x

x x x x x x

x

30m

Nhiệm vụ 2: Dạy kỹ thuật chạy trên đường thẳng thông qua các biện pháp sau :

- Chạy bước nhỏ, chạy nâng cao đùi, chạy đạp sau , chạy tăng tốc (tăng dần cự
ly, tần số và độ dài bước chạy ).
- Chạy tăng tốc sau đó chạy theo quán tính, từ 60-70m.
- Tập đánh tay (đứng tại chỗ tăng dần tần số và biên độ động tác).
- Chạy biến tốc các đoạn ngắn 40-60m.
Đội hình tập luyện.
x

x x x x x x

x

x

x x x x x x

x

Nhiệm vụ 3 : Dạy kỹ thuật xuất phát và chạy lao thông qua các biện pháp kỹ
thuật sau.
6


- Giới thiệu cách đóng bàn đạp và tập đóng bàn đạp.
- Thực hiện theo khẩu lệnh “vào chỗ”, “sẵn sàng”.

Hình 1: Kỹ thuật xuất phát
- Xuất phát thấp và chạy lao 30-40m.
Nhiệm vụ 4: Chuyển tiếp từ chạy lao sang chạy giữa quãng.
- Chạy tăng tốc độ sau đó chạy theo quán tính.

- Xuất phát thấp, chạy lao rồi chạy theo quán tính.
- Chạy biến tốc các đoạn ngắn 50-60m.
- Chạy 60m xuất phát thấp.

Hình 2: Kỹ thuật chạy lao sau xuất phát
7


Hình 3: Kỹ thuật chạy giữa quãng
Nhiệm vụ 5: Dạy kỹ thuật về đích .
- Giới thiệu và làm mẫu kỹ thuật.
- Chạy chậm 6-10m làm mẫu động tác đánh đích.
- Chạy tăng tốc độ 15-20m làm động tác đánh đích .
- Chạy 50m làm động tác đánh đích.

Hình 4: Kỹ thuật về đích
Nhiệm vụ 6: Hồn thiện kỹ thuật chạy cự ly ngắn .
- Chạy 30m xuất phát thấp (lặp lại).
- Chạy 50-100m xuất phát thấp với toàn bộ kỹ thuật
(từ 80-100% sức mạnh tối đa).
- Chạy 100m với toàn bộ kỹ thuật.
8


7.2.4.2. Nhóm thực nghiệm, sử dụng các bài tập bổ trợ để phát triển thể lực
chung và chuyên môn trong mơn chạy ngắn.
Ngồi việc dạy đủ 6 nhiệm vụ chính như nhóm một, để góp phần nâng cao
hiệu quả của tiết học tôi đã nghiên cứu và vận dụng đem vào giảng dạy các bài
tập bổ trợ phát triển thể lực với thời gian từ 5 – 6 phút/tiết (vào phần thể lực của
mỗi giáo án) liên tục từ tiết thứ nhất cho đến tiết cuối cùng của chương trình

chạy ngắn đối với hai lớp còn lại là 10a9 và 10a10 các em học theo phương
pháp nâng cao thành tích do tôi biên soạn với thời gian 1 tháng với nội dung và
trình tự như sau:
* Các bài tập phát triển phản xạ nhanh, linh hoạt.
Đặc điểm thi đấu và tập luyện chạy cự ly ngắn là xuất phát với bàn đạp và
chạy theo hiệu lệnh. Vì vậy phản xạ nhanh, linh hoạt là yếu tốt rất quan trọng
ảnh hưởng đến thành tích chạy của học sinh. Từ cơ sở lý luận cũng như quan
điểm vận động tập luyện và thi đấu điền kinh. Các bài tập để phát triển phản xạ
nhanh, linh hoạt được tôi đưa vào cho học sinh tập luyện các bài tập sau.
Bài tập 1: Xuất phát nhiều lần với tín hiệu biến đổi như: cịi, khẩu lệnh, tiếng
súng, phất cờ.
- Thực hiện: xuất phát cao hoặc thấp với bàn đạp theo hiệu lệnh.
Đội hình tập luyện:
xx xxxxx

xxxxxxx

x

x

Bài tập 2: Chạy đổi hướng.
- Thực hiện: GV dùng tín hiệu cịi, điều khiểu học sinh chạy nhanh đổi theo các
hướng khác nhau.
Bài tập 3: Nhảy dây nhanh bằng hai nửa bàn chân trên.
- Thực hiện: Mỗi học sinh một dây nhảy 2-3 lần mỗi lần 100-200 cái.
Bài tập 4: Các trò chơi phản xạ
- Thực hiện: GV tổ chức chơi.
* Các bài tập phát triển sức nhanh.


9


Sức nhanh là một trong các tốt chất quan trọng nhất của vận động viên điền
kinh, là khả năng hoạt động với tốt độ cực hạn.. Vì vậy các bài tập được đưa vào
để phát triển sức nhanh cho học sinh được tôi chọn là:
Bài tập 1: Chạy tốc độ cao lặp lại các đoạn đường ngắn.
- Thực hiện: GV cho học sinh chạy lặp lại tốc độc cao các đoạn đường ngắn
hơn cự ly thi dấu.
Đội hình tập luyện:
xx xxxxx

xxxxxxx

x

x

Bài tập 2: Chạy lên dốc, xuống dốc
- Mục đích: Phá vỡ sự ổn định tốc độ giúp học sinh bứt phá được sức nhanh
tiềm tàng trong cơ thể.
Bài tập 3: Chạy vượt qua chướng ngại vật
- Mục đích: Nhằm thay đổi độ dài bước chạy và nâng cao thành tích đạp sau của
chân.
Bài tập 4: Chạy biến tốc.
- Mục đích: Là bài tập tuyệt vời cho hệ tuần hồn và hô hấp, giúp VĐV không
bị hụt hơi trong khi tập.
* Các bài tập phát triển sức mạnh tốc độ.
Sức mạnh tốc độ là năng lực phát huy sức mạnh trong khoảng thời gian ngắn
nhất, vì thế các bài tập tôi đưa ra để tập luyện như sau:

Bài tập 1: Chạy nâng cao đùi trên cát.
- Mục đích: Nhằm phát triển nhóm cơ đùi.
Bài tập 2: Bật cóc bằng hai chân liên tiếp.
- Mục đích: Phát triển sức bền mạnh của cơ chân nhằm tăng khả năng sức bền
bật nhảy.
Bài tập 3: Bật bục cao.
- Mục đích: Phát triển các nhóm cơ đầu cẳng chân và cơ đùi.
* Các bài tập phát triển sức bền.
Đối với VĐV chạy ngắn sức bền được đảm bảo bởi khả năng yếm khí của cơ
thể. Để phát triển sức bền chuyên môn, VĐV chạy ngắn cần hồn thiện q trình
10


hoạt động của hệ thần kinh- cơ, nâng cao tính hiệu quả của q trình sinh hóa
trong cơ, sử dụng oxy có trong máu, các bài tập được tơi đưa ra như sau:
Bài tập 1: Chạy lặp lại các nội dung học và thi đấu.
- Thực hiện:GV cho HS chạy lặp lại các đoạn đường tập luyện và thi đấu 3 đến
4 lần liên tiếp.
Bài tập 2: Chạy cự ly trung bình- dài.
- Thực hiện: GV cho HS chạy các cự ly từ 800m đến 1500m xen kẽ vào cuối
buổi tập.
Ngoài việc thực hiện các bài tập trên cần lưu ý đến sự luân phiên tập luyện
và nghỉ ngơi trong một buổi tập, lúc này các bài tập tiếp theo cần được thực
hiện trên nền tảng của sự phục hồi khả năng vận động khi tần số nhịp tim
khoảng 120-135 lần/phút. Thời gian nghỉ trung bình để lặp lại các đoạn chạy
60m khoảng 2,5-3 phút, 100m 3-5 phút.
Trên đây là toàn bộ hệ thống các bài tập bổ trợ phát triển thể lực chuyên môn
chạy ngắn mà tôi đưa vào giảng dạy cho học sinh trong thời gian các em học nội
dung chạy ngắn.
7.3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.

7.3.1. Hiệu quả của đề tài.
Để đánh giá chính xác năng lực phát triển về thể lực chuyên môn cũng như
kỹ thuật mà tôi đã biên soạn cho các em tập luyện tôi đã thực hiện test sau:
Q trình thực nghiệm test :
Nhóm

Đối chứng

Thực nghiệm

Nội dung
Số lượng

78 học sinh

80 học sinh

Thời gian

5 tháng

5 tháng

Phương pháp tập

Sử dụng các bài tập

Thực hiện các bài tập

luyện


theo phân phối

với phương pháp mới

chương trình

do tơi biên soạn ở trên

7.3.2. Kết quả thu được.
Qua thời gian 5 tháng giữa nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng kết thúc
tơi tiến hành kiểm tra thành tích chạy 100m theo thang điểm sau:
Điểm

1

2

3

4

5

6

11

7


8

9

10


Nam

18”20

18”00

17”80

17”60

17”40

17”20

17”00

16”60

16”20

16”00

Nữ


20,20

20,00

19,80

19,60

19,40

19,20

19,00

18,60

18,20

18,00

Kết quả thu được :
Nhóm
Xếp loại (%)

Đối chứng

Thực nghiệm

(10a7,10a8)


(10a9,10a10)

Giỏi

10 học sinh (7,8%)

25 học sinh (20%)

Khá

15 học sinh (11,7%)

40 học sinh (32%)

Trung bình

38 học sinh (29,6%)

15 học sinh (12%)

Yếu

8 học sinh (6,24%)

khơng

Dựa vào kết quả trên ta có biểu đồ tương ứng sau:

Hình 5: Biểu đồ thể hiện thành tích của học sinh nhóm thực nghiệm và đối

chứng.
7.3.3. Nhận xét, đánh giá.
Qua so sánh biểu đồ trên của 2 nhóm đối tượng thực nghiệm và đối chứng tôi
thấy, kết quả học tập của các em được nâng lên rõ rệt. Như vậy qua tỷ lệ của
biểu đồ thì kết quả của hai nhóm có tỷ lệ lần lượt như sau:
Tỷ lệ giỏi của nhóm thực nghiệm lớp 10a9,10a10 là 20% đối với nhóm đối
chứng lớp 10a7,10a8 là 7,8%. Tỷ lệ khá của nhóm thực nghiệm lớp 10a9,10a10
12


là 40% đối với nhóm đối chứng lớp 10a7,10a8 là 15%. Tỷ lệ trung bình của
nhóm thực nghiệm lớp 10a9,10a10 là 12% đối với nhóm đối chứng lớp
10a7,10a8 là 29,6%. Tỷ lệ yếu của nhóm thực nghiệm lớp 10a9,10a10 là 0% đối
với nhóm đối chứng lớp 10a7,10a8 là 6,24%.
Thứ nhất: Các em được áp dụng các bài tập bổ trợ mới có tinh thần thoải
mái hơn, u thích tập luyện hơn mặc dù tập luyện mệt hơn khi học chạy ngắn.
Kết quả kiểm tra đánh giá về kỹ thuật cũng như tố chất thể lực của nhóm được
thực nghiệm tăng lên rõ rệt.
Thứ hai: Từ cơ sở các bài tập thể lực đó ở trường, ở lớp, các em đã tích cực
hơn trong việc luyện tập ở nhà. Từ đó các em phát triển tốt hơn về mặt thể chất
cũng như trình độ, thể lực và kỹ thuật của mơn chạy ngắn chuẩn bị cho việc tiếp
thu nhanh các môn học khác.
Đặc biệt các em học sinh nữ, nhiều em cũng đã rất thích thú tập luyện và đạt
kết quả khá cao.
Như vậy sau 20 tuần áp dụng đổi mới phương pháp tập luyện để nâng cao
thành tích mơn chạy ngắn cho nhóm thực nghiệm với việc áp dụng các bài tập
phát triển tốc độ, phát triển sức nhanh, tăng dần lượng vận động, phù hợp thì
thành tích đã tăng cao rõ rệt so với nhóm đối chứng. Từ kết quả trên đã chứng
tỏ rằng việc áp dụng hệ thống phương pháp và các bài tập mới để nâng cao
thành tích chạy ngắn ở khối lớp 10 trường THPT Sáng Sơn đã phản ánh được

tính hiệu quả và tích cực.
7.4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
7.4.1. Kết luận
Thực tế giảng dạy cho thấy vấn đề chương trình cịn là vấn đề phải bàn, phải
chỉnh sửa. Những bất cập trên sẽ được hố giải bằng sự nhiệt tình giảng dạy của
các thầy các cơ. Giải quyết được những bất cập khó khăn này địi hỏi sự quan
tâm của BGH, Ban chun mơn vào quan điểm,đường lối chính sách, tuỳ thuộc
vào quản lý nhà nước và hệ thống giáo dục. Về quan điểm của cá nhân tơi những
bất cập khó khăn chỉ mang tính chất liệt kê. Nếu thay đổi được thì chắc chắn
chúng ta là những người làm chuyên môn cần phải thay đổi và suy ngẫm. Đội
ngũ Giáo viên có tâm huyết sẽ mong chờ vào cơ chế, mong chờ vào sự đột biến
13


trong quản lý nhà nước để những bất cập khó khăn giảm bớt tạo thuận lợi cho
Giáo viên và Học sinh.
Và thời gian nghiên cứu và đem vào áp dụng các bài tập bổ trợ trên vào môn
học chạy ngắn cho các em học sinh, tôi thấy thể lực chuyên mơn của các em
được nâng lên rõ rệt. Từ đó các em năm bắt kỹ thuật được tốt hơn. Giờ học của
các em sinh động hơn, không bị nhàm chán, gị bó.
Với con số 80 em được thực nghiệm và 78 em không được áp dụng bài tập
trên ở 4 lớp 10 trong năm học ở Trường THPT Sáng Sơn- Xã ĐồngThịnhHuyện Sông Lô- Tỉnh Vĩnh Phúc tôi thấy kết quả rất tốt với các em được thực
nghiệm. Vì vậy tôi mạnh dạn đem một phần sáng kiến nhỏ của mình trong nhiều
năm làm cơng tác giảng dạy ở trường phổ thơng để góp phần chung vào việc đào
tạo thế hệ trẻ. Mặc dù vậy trên đây là ý kiến chủ quan của cá nhân tôi, không
thể tránh được những sai sót, những bất cập, rất mong nhận được sự đóng góp ý
kiến bổ sung của các thầy cơ, các đồng nghiệp, các cấp quản lí, các chuyên gia
đầu ngành để sáng kiến kinh nghiệm của tơi được hồn thiện hơn, có thể áp
dụng rộng rãi hơn. Tất cả vì thế hệ trẻ, vì tương lai con em chúng ta, góp phần
vào việc giáo dục tồn diện và phát triển toàn diện cho học sinh trong thời kỳ

hội nhập.
7.4.2. Kiến nghị
Như vậy sau hơn 20 tuần áp dụng đổi mới phương pháp tập luyện để nâng cao
thể lực chung và chun mơn cho nhóm thực nghiệm với việc áp dụng các bài
tập phát triển sức mạnh tốc độ, sức nhanh, sức bền, tăng dần lượng vận động
phù hợp thì thành tích đã tăng cao rõ rệt so với nhóm đối chứng.
Từ những vấn đề trên tôi mạnh dạn đưa ra những đề xuất để tăng cường hứng
thú tập luyện cho học sinh, giúp học sinh có được những thành tích nhất định
trong q trình học bộ mơn thể dục nói chung và nội dung chạy ngắn nói riêng.
Qua đó giúp học sinh có được sức khỏe để học những mơn khác đạt được hiệu
quả tốt hơn.
Thứ nhất: Nhà trường quan tâm nhiều hơn nữa đến việc trang bị sân bãi bảo
đảm cho học sinh tập luyện. Đồng thời tổ chức các cuộc thi đấu có khen thưởng
để khích lệ tinh thần tập luyện của học sinh.

14


Thứ hai: Giáo viên giảng dạy bộ môn không ngừng trau dồi phẩm chất, thái
độ, đổi mới phương pháp dạy học tích cực hơn. Nâng cao năng lực chun mơn,
năng lực sư phạm.
Thứ ba: Học sinh phải nhận thức đúng đắn tầm quan trọng, ý nghĩa của môn
học đối với sức khỏe, cuộc sống và công việc sau này của mình. Chú ý nghe
giáo viên phân tích, thị phạm động tác, nghiêm túc hơn nữa trong giờ học và
mạnh dạn hỏi giáo viên những gì chưa hiểu và thắc mắc về kỹ thuật động tác
hay kiến thức chun mơn có liên quan. Cần sử dụng linh hoạt những kiến thức
thực tế vào giờ học.
Trên đây là một số nghiên cứu ở mức độ cá nhân và bản thân cũng chưa có
nhiều kinh nghiệm, chỉ mới cơng tác trong ngành được 8 năm nên rất cần nhận
được những ý kiến đóng góp bổ sung để đề tài của tơi hồn chỉnh hơn, từ đó áp

dụng rộng rãi vào thực tế. Tơi rất mong nhận được sự quan tâm đóng góp ý kiến
của đồng nghiệp, những giáo viên có kinh nghiệm cho đề tài của mình được
hồn thiện hơn, để góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy. Qua đó hồn thành
mục tiêu xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện về tất cả các mặt trí
tuệ, đạo đức và thể chất
8. Những thông tin cần bảo mật: Không.
9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến
- Phải đảm bảo đủ trang thiết bị để tập luyện (sân chạy, bàn đạp...)
- Phải được sự ủng hộ nhất trí của GV, HLV trưởng
- VĐV, HS được chọn áp dụng phải tích cực tập luyện theo giáo án ứng dụng.
10. Đánh giá lợi ích thu được do áp dụng sáng kiến
10.1. Đánh giá lợi ích thu được được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của
tác giả:
Khi áp dụng sáng kiến vào giảng dạy và huấn luyện tôi thấy sáng kiến đem lại
hiệu quả cao hơn theo phương pháp truyền thống. Học sinh, VĐV có thể lực tốt
hơn có thể giải quyết nhiều tình huống trong tập luyện và thi đấu.
Bằng việc áp dụng các bài tập trên trong huấn luyện đội tuyển, trong đại hội
TDTT cấp tỉnh vừa qua trực tiếp tôi cũng đã huấn luyện cho học sinh tham gia
thi đấu điền kinh ở nội dung chạy 400m Nam và đã đạt được huy chương vàng
cấp tỉnh của em Nguyễn Quang Linh học sinh lớp 12a2 tham gia thi đấu tại
ĐHTDTT ngành Giáo dục tỉnh Vĩnh phúc.
10.2. Đánh giá lợi ích thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ
chức, cá nhân:
15


Qua thời gian nghiên cứu và thử nghiệm các bài tập nâng cao thể lực chung
và chuyên môn trong nôn chạy ngắn cho học sinh khối 10 trường THPT Sáng
Sơn, đã thu được kết quả như trên, có thể đưa ra một số kết luận như sau:
Thể lực chung và chuyên môn là một trong những yếu tố rất quan trọng cho

VĐV điền kinh. Yếu tố này giải quyết các nhiệm vụ cơ bản trong kỹ thuật chạy
ngắn gồm các giai đoạn( xuất phát, chạy lao sau xuất phát, chạy giữa quãng và
về đích) trong tập luyện và thi đấu.
Bước đầu áp dụng bài tập đã có hiệu quả. Thể lực chung và chuyên môn của
học sinh khối 10 trường THPT Sáng Sơn đã nâng lên.
11. Danh sách cá nhân đã áp dụng thử

Số
TT

Tên tổ
chức/cá nhân

Địa chỉ

Phạm vi/Lĩnh vực
áp dụng sáng kiến

1

Nguyễn Thị
Thắm

Trường THPT Sáng sơn
Huyện Sông Lô – Vĩnh
Phúc

Áp dụng cho học sinh khối
10 trường THPT Sáng sơn


2

Nguyễn Mạnh
Cường

Trường THPT Sáng sơn
– Huyện Sông Lô – Vĩnh
Phúc

Áp dụng cho học sinh khối
10 trường THPT Sáng sơn

Tạ Văn Mạnh

Trường THPT Sáng sơn
– Huyện Sông Lô – Vĩnh
Phúc

Áp dụng cho học sinh khối
10 trường THPT Sáng sơn

3

Sông Lô, ngày 10 tháng 2 năm 2019
Thủ trưởng đơn vị

Sông Lô, ngày 06 tháng 2 năm 2019
Tác giả sáng kiến

Nguyễn Thị Thắm


16


NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………


……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
17


……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………

18




×