Tải bản đầy đủ (.pdf) (46 trang)

Luyện đề văn 2022

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (443.27 KB, 46 trang )

ĐỀ 1
I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)
Đọc đoạn trích và thực hiện các yêu cầu sau:
Văn hóa là một phạm trù rất rộng. Có đến hàng trăm định nghĩa khác nhau. Cho nên,
một cách hiểu về truyền thống văn hóa hay truyền thống nói chung khơng phải dễ nhất trí.
Song có điều ai cũng thừa nhận là truyền thống bao gồm nhiều lĩnh vực tinh thần và vật
chất. Đó là những định chế, khế ước xã hội, đó là những chuẩn mực đạo lí, đó là những cái
hẹp hơn, nhiều khi đó chỉ là một thứ lệ tục, một thói quen thuộc thang giá trị lâu đời,…
Nhưng, tất cả đã ăn sâu vào đời sống tâm linh của mỗi dân tộc, mỗi cộng đồng xã hội và
mỗi cá thể trong cộng đồng như một thứ bản lĩnh, bản năng chi phối hàng ngày, hàng giờ
từng hành vi ứng xử của mỗi con người. Chính vì thế mà truyền thống có một sức mạnh
bền vững, sâu xa trong tiềm thức và biến thành một thứ nội lực riêng, một bản sắc riêng
của mỗi dân tộc, mỗi cộng đồng xã hội và mỗi cá thể trong xã hội… Cho nên, muốn truyền
thống thực sự phát huy được sức mạnh trong xã hội ngày nay và mãi mãi về sau thì điều
quyết định khơng chỉ có việc sưu tập, thống kê, biểu dương mà phải làm sao cho những
thứ của chìm, những kho báu đó sống dậy, thực sự biến thành những tín niệm, những tình
cảm, hành động của mỗi cá thể trong cộng đồng. Những bài học đạo lí bao đời nay được
cha ông ta ghi truyền vào ca dao, vào lời hát ru của bà mẹ ngay từ tuổi ấu thơ của những
con người Việt Nam. Và, dần dần nó đã trở thành những bài học ln lí, những tình cảm,
những tín niệm chi phối sự ứng xử hàng ngày của mỗi con người. Những lời răn dạy của
ông bà, cha mẹ, những mẩu chuyện gia đình, những hành vi thị phạm của người lớn dần
dần thấm vào đời sống tinh thần của những đứa trẻ, những thanh thiếu niên của những
gia đình được mang tiếng thơm là có gia phong. Và, trên đường đời, những đứa trẻ đó,
những thanh thiếu niên, con đẻ của những gia đình có gia phong thường có sức tự đề
kháng mạnh hơn hẳn những đứa trẻ khác…
Cùng với gia đình là nhà trường. Nhà trường là nơi có hiệu lực to lớn trong việc bảo
tồn và phát huy truyền thống dân tộc. Nhưng nhiệm vụ của nhà trường khơng chỉ đóng
khung trong những giờ ln lí, những lí thuyết cơng dân khơ khan… Truyền thống nhân văn,
đạo lí làm người, nghĩa tình trong gia đình, lịng ham học,… thơng qua những câu chuyện
truyền thống thấm thía được học từ tuổi thơ, có sức sống lâu bền trong hành trang làm
người của mỗi thành viên trong cộng đồng.


(Trích Truyền thống – của chìm của mỗi dân tộc, dẫn theo Bài tập
Ngữ Văn 12, tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016, trang 42 – 43)
Câu 1. Theo tác giả đoạn trích trên truyền thống là gì ?
Câu 2. Vì sao tác giả cho rằng truyền thống là của chìm, là kho báu của mỗi dân tộc ?
Câu 3. Anh /chị hãy nêu một việc làm khác trong đời sống để phát huy sức mạnh của
truyền thống?
Câu 4. Anh/chị có cho rằng Nhà trường là nơi có hiệu lực to lớn trong việc bảo tồn và
phát huy truyền thống dân tộc khơng ? Vì sao ?


II. LÀM VĂN (7.0 điểm)
Câu 1 (2.0 điểm)
Từ nội dung phần Đọc – hiểu, anh (chị) hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ)
trình bày suy nghĩ về sức mạnh của truyền thống .
Câu 2. (5,0 điểm): Bà lão khẽ dặng hắng một tiếng, nhẹ nhàng nói với “nàng dâu mới”:
- Ừ, thơi thì các con đã phải dun phải kiếp với nhau, u cũng mừng lòng...
Tràng thở đánh phào một cái, ngực nhẹ hẳn đi. Hắn ho khẽ một tiếng, bước từng bước dài
ra sân. Bà cụ Tứ vẫn từ tốn tiếp lời:
- Nhà ta nghèo con ạ. Vợ chồng chúng mày liệu mà bảo nhau làm ăn. Rồi ra may mà ông
giời cho khá... Biết thế nào hở con, ai giàu ba họ, ai khó ba đời? Có ra thì rồi con cái chúng
mày về sau.
Bà lão đăm đăm nhìn ra ngồi. Bóng tối trùm lấy hai con mắt. Ngồi xa dịng sơng sáng
trắng uốn khúc trong cánh đồng tối. Mùi đốt đống rấm ở những nhà có người chết theo
gió thoảng vào khét lẹt. Bà lão thở nhẹ ra một hơi dài. Bà lão nghĩ đến ông lão, nghĩ đến
đưa con gái út. Bà lão nghĩ đến cuộc đời cực khổ dài dằng dặc của mình. Vợ chồng chúng
nó lấy nhau, cuộc đời chúng nó liệu có hơn bố mẹ trước kia không?...
- Con ngồi xuống đây. Ngồi xuống đây cho đỡ mỏi chân.
Bà lão nhìn người đàn bà, lịng đầy thương xót. Nó bây giờ đã là dâu con trong nhà rồi.
Người đàn bà khẽ nhúc nhích, thị vẫn khép nép đứng nguyên chỗ cũ. Bà lão hạ thấp giọng
xuống thân mật:

- Kể có ra làm được dăm ba mâm thì phải đấy, nhưng nhà mình nghèo, cũng chả ai người
ta chấp nhặt chỉ cái lúc này. Cốt làm sao chúng mày hòa thuận là u mừng rồi. Năm nay thì
đói to đấy. Chúng mày lấy nhau lúc này, u thương quá...
(Trích Vợ Nhặt, Kim Lân, Ngữ văn 12, tập hai, Nxb GD, 2016)
Cảm nhận của anh/chị về đoạn trích trên để thấy được tư tưởng nhân đạo của nhà văn.


ĐỀ 2
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm).
Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu:
Quốc gia nào cũng có những điểm mạnh điểm yếu riêng. Việt Nam là một
nước nhỏ, thấp và vị trí khơng thuận lợi. Ta khơng phải là dân tộc có nền văn minh kì vĩ,
giàu có hay lâu đời như Hi Lạp, La Mã, Ai Cập, Nhật Bản, Nga, Pháp,... Thậm chí một tơn
giáo riêng, chữ viết riêng chúng ta còn phải vay mượn. Xét về hiện đại thì chúng ta càng
khơng phải là một quốc gia hùng mạnh về kinh tế, công nghệ. Nếu xét về tính cạnh tranh
thì Việt Nam cịn yếu tố bất lợi thứ ba, đó là đứng cạnh một quốc gia quá lớn mạnh so với
ta về nhiều mặt. Điều này tương tự như một con thuyền nhỏ sẽ rất khó lèo lái khi đi cạnh
một hạm thuyền lớn.
Hội nhập WTO là một cơ hội tốt để được cộng hưởng, hội tụ từ lực bên trong tới thế
giới bên ngoài. Ở bên trong, kinh tế luôn tăng trưởng khá ngoạn mục. Việt Nam đã chứng
tỏ mình là một quốc gia thật sự an tồn, hịa bình và thân thiện, cởi mở. Thế cờ quốc tế
cũng đang có nhiều điểm lợi cho ta. Con thuyền Việt Nam đã nhập vào dòng chảy phát
triển thì cho dù ta chưa đẩy mạnh được thuyền thì cũng đã được dịng nước đưa đi. Ta chỉ
cần khơng ngược mái chèo, không lạc hướng, đừng phạm luật để bị loại ra và hãy cố chạy
cho nhanh mà thôi.
Vấn đề là bây giờ Việt Nam cần làm gì để tận dụng thế cờ. Với bên ngoài, ta phải tránh
căn bệnh kiêu ngạo mà hãy luôn khiêm tốn. Ngược lại, ta cũng không thể tự ti. Kiêu ngạo
và tự ti đều đã từng làm nên những ổ khóa, xích xiềng giam giữ và trói buộc chúng ta sau
cánh cửa lạc hậu và ngột ngạt. Cũng đừng nên cảnh giác một cách cực đoan. Hãy mở rộng
cửa cho tất cả những người Việt nào có thể đem lại lợi ích cho dân tộc. Hãy khơi dậy, phát

huy, vun trồng những giá trị, tài năng và sức mạnh dân tộc, như Bác Hồ đã từng thu hút
xung quanh mình những Nguyễn Văn Tố, Huỳnh Thúc Kháng...
(Bài tập Ngữ văn 11, Tập một, NXB Giáo dục, 2008, tr.54 - 55)
Câu 1. Anh (chị) hãy chỉ ra những điểm bất lợi của Việt Nam so với các nước khác trên thế
giới mà tác giả đề cập đến trong văn bản?
Câu 2. Hình ảnh “con thuyền Việt Nam đã nhập vào dòng chảy phát triển” có ý nghĩa gì?
Câu 3. Theo em, ra nhập WTO Việt Nam có những lợi thế gì?
Câu 4. Anh (chị) có đồng tình với quan điểm “đừng nên cảnh giác một cách cực đoan. Hãy
mở rộng cửa cho tất cả những người Việt nào có thể đem lại lợi ích cho dân tộc.” khơng?
Vì sao?


II. Làm văn (7,0 điểm).
Câu 1:
Từ văn bản phần Đọc hiểu, anh (chị) hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày
suy nghĩ về trách nhiệm của thế hệ trẻ Việt Nam trong thời kì đất nước hội nhập.
Câu 2:
Cái đói đã tràn đến xóm này tự lúc nào. Những gia đình từ những vùng Nam Định, Thái
Bình, đội chiếu lũ lượt bồng bế, dắt díu nhau lên xanh xám như những bóng ma, và nằm
ngổn ngang khắp lều chợ. Người chết như ngả rạ. Không buổi sáng nào người trong làng đi
chợ, đi làm đồng không gặp ba bốn cái thây nằm cịng queo bên đường. Khơng khí vẩn lên
mùi ẩm thối của rác rưởi và mùi gây của xác người.
Giữa cái cảnh tối sầm lại vì đói khát ấy, một buổi chiều người trong xóm bỗng thấy Tràng
về với một người đàn bà nữa. Mặt hắn có một vẻ gì phởn phơ khác thường. Hắn tủm tỉm
cười nụ một mình và hai mắt thì sáng lên lấp lánh
[...]Nhìn theo bóng Tràng và bóng người đàn bà lủi thủi đi về bến, người trong xóm lạ lắm.
Họ đứng cả trong ngưỡng cửa nhìn ra bàn tán. Hình như họ cũng hiểu được đôi phần.
Những khuôn mặt hốc hác u tối của họ bỗng dưng rạng rỡ hẳn lên. Có cái gì lạ lùng và tươi
mát thổi vào cuộc sống đói khát, tăm tối ấy của họ.
(Trích Vợ Nhặt, Kim Lân, Ngữ văn 12, tập hai, Nxb GD, 2016, trang 24-25)

Cảm nhận của anh/chị về đoạn trích trên. Từ đó, hãy bình luận về giá trị nhân đạo của
tác phẩm.


ĐỀ 3
PHẦN I: ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
Trên đường đời bạn cũng có lúc vấp ngã. Tơi cũng vậy. Ngay cả người tài giỏi, khơn ngoan
nhất cũng có lúc vấp ngã. Vấp ngã là điều bình thường, chỉ có những người khơng bao giờ
đứng dậy sau vấp ngã mới là người thực sự thất bại. Điều chúng ta cần ghi nhớ là, cuộc
sống không phải là một cuộc thi đỗ - trượt... Cuộc sống là một quá trình thử nghiệm các
biện pháp khác nhau cho đến khi tìm ra một cách thích hợp. Những người đạt được thành
công phần lớn là người biết đứng dậy từ những sai lầm ngớ ngẩn của mình bởi họ coi thất
bại, vấp ngã chỉ là tạm thời và là kinh nghiệm bổ ích. Tất cả những người thành đạt mà tơi
biết đều có lúc phạm sai lầm. Thường thì họ nói rằng sai lầm đóng vai trị quan trọng đối
với thành cơng của họ. Khi vấp ngã, họ khơng bỏ cuộc. Thay vì thế, họ xác định các vấn đề
của mình là gì, cố gắng cải thiện tình hình, và tìm kiếm giải pháp sáng tạo hơn để giải quyết.
Nếu thất bại năm lần, họ cố gắng đứng dậy năm lần, mỗi lần một cố gắng hơn. Winston
Churchill đã nắm bắt được cốt lõi của quá trình này khi ơng nói: “Sự thành cơng là khả
năng đi từ thất bại này đến thất bại khác mà không đánh mất nhiệt huyết và quyết tâm
vươn lên”.
(Cuộc sống không giới hạn, Nick Vujicic, chương VII, trang 236)
Câu 1. Trong văn bản, tác giả đưa ra quan niệm như thế nào về cuộc sống?
Câu 2. Anh/ chị hiểu nghĩa của từ “ vấp ngã”được nói đến trong văn bản là gì?
Câu 3.Tại sao: Chỉ có những người khơng bao giờ đứng dậy sau vấp ngã mới là người thực
sự thất bại?
Câu 4. Anh/ chị có đồng ý với quan điểm của Winston Churchill: Sự thành công là khả năng
đi từ thất bại này đến thất bại khác mà không đánh mất nhiệt huyết và quyết tâm vươn
lên. Vì sao?
PHẦN II: LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1. Anh/chị hãy viết đoạn văn khoảng 200 chữ bàn về ý nghĩa của việc đứng dậy sau
vấp ngã đối với tuổi trẻ trong cuộc sống được gợi ở phần Đọc hiểu.


Câu 2:
Bữa cơm ngày đói trơng thật thảm hại. Giữa cái mẹt rách có độc một lùm rau chuối thái
rối, và một đĩa muối ăn với cháo, nhưng cả nhà đều ăn rất ngon lành. Bà cụ vừa ăn vừa kể
chuyện làm ăn, gia cảnh với con dâu. Bà lão nói tồn chuyện vui, tồn chuyện sung sướng
về sau này:
- Tràng ạ. Khi nào có tiền ta mua lấy đơi gà. Tao tin rằng cái chỗ đầu bếp kia làm cái chuồng
gà thì tiện quá. Này ngoảnh đi ngoảnh lại chả mấy mà có ngay đàn gà cho mà xem...
Tràng chỉ vâng. Tràng vâng rất ngoan ngoãn. Chưa bao giờ trong nhà này mẹ con lại đầm
ấm, hòa hợp như thế. Câu chuyện trong bữa ăn đang đà vui bỗng ngừng lại. Niêu cháo
lõng bõng, mỗi người được có lưng lưng hai bát đã hết nhẵn.
Bà lão đặt đũa bát xuống, nhìn hai con vui vẻ:
- Chúng mày đợi u nhá. Tao có cái này hay lắm cơ.
Bà lật đật chạy xuống bếp, lễ mễ bưng ra một cái nồi khói bốc lên nghi ngút. Bà lão đặt cái
nồi xuống bên cạnh mẹt cơm, cầm cái môi vừa khuấy khuấy vừa cười:
- Chè đây. - Bà lão múc ra một bát - Chè khoán đây, ngon đáo để cơ.
Người con dâu đón lấy cái bát, đưa lên mắt nhìn, hai con mắt thị tối lại. Thị điềm nhiên và
vào miệng. Tràng cầm cái bát thứ hai mẹ đưa cho, người mẹ vẫn tươi cười, đon đả:
- Cám đấy mày ạ, hì. Ngon đáo để, cứ thử ăn mà xem. Xóm ta khối nhà cịn chả có cám mà
ăn đấy.
Tràng cầm đôi đũa, gợt một miếng bỏ vội vào miệng. Mặt hắn chum ngay lại, miếng cám
đắng chát và nghẹn bứ trong cổ. Bữa cơm từ đấy khơng ai nói câu gì, họ cắm đầu ăn cho
xong lần, họ tránh nhìn mặt nhau. Một nỗi tủi hờn len vào tâm trí mọi người.
Ngồi đình bỗng dội lên một hồi trống, dồn dập, vội vã. Đàn quạ trên những cây gạo cao
chót vót ngồi bãi chợ hốt hoảng bay vù lên, lượn thành từng đám bay vần trên nền trời
như những đám mây đen.
Người con dâu khẽ thở dài, thị nói lí nhí trong miệng:

- Trống gì đấy, u nhỉ?
- Trống thúc thuế đấy. Đằng thì nó bắt gồng đay, đằng thì nó bắt đóng thuế. Giời đất này
khơng chắc đã sống qua được đâu các con ạ... - Bà lão ngoảnh vội ra ngồi. Bà lão khơng
dám để con dâu nhìn thấy bà khóc.
(Trích Vợ Nhặt, Kim Lân, Ngữ văn 12, tập hai, Nxb GD, 2016)
Cảm nhận của anh/chị về nhân vật bà cụ Tứ trong đoạn trích trên để thấy được tư
tưởng nhân đạo của nhà văn.


ĐỀ 4
I.ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
Thực tế cho thấy,người thành đạt chỉ có 25% là do những kiến thức chun mơn,
75% cịn lại được quyết định bởi những kỹ năng mềm họ được trang bị. Khi bước vào nghề,
một nhân viên thiếu các kỹ năng giao tiếp, kỹ năng bán hàng, làm việc nhóm, quản lý thời
gian, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng lập kế hoạch… là một hạn chế khiến họ khó có thể hịa
đồng và tồn tại lâu..
Hầu hết các nhà quản lý và nhà tuyển dụng đều than phiền nhân viên trẻ thiếu và rất
yếu về kỹ năng mềm, đa số không đáp ứng được yêu cầu công việc dù họ có bằng cấp rất
tốt… Họ cho rằng 80% sự thành công của một cá nhân là nhờ vào kỹ năng mềm chứ không
phải kỹ năng cứng (kiến thức chuyên môn). Song thực tế, việc đào tạo kỹ năng mềm trong
nhà trường hiện nay vẫn còn bỏ ngỏ, trong khi đó nhiều sinh viên cũng chưa ý thức được
tầm quan trọng và sự cần thiết của kỹ năng mềm.
Trước nhu cầu phát triển, hội nhập của Việt Nam với thế giới kinh tế tri thức, với kỷ
nguyên internet đã giới hạn địa lý, giới hạn dân tộc ngày càng thu hẹp. Trong thời đại làng
tồn cầu, cơng dân tồn cầu, những kĩ năng mềm (kỹ năng sống) như giao tiếp, làm việc
nhóm, kỹ năng thuyết trình, chấp nhận sự khác biệt, ứng xử đa văn hố,…càng trở thành
hành trang khơng thể thiếu với bất cứ một người nào, đặc biệt là giới học sinh, sinh viên nguồn tài nguyên quan trọng nhất để phát triển đất nước.
(Khoá học kỹ năng mềm, nguồn: Cuocsongdungnghia.com)
Câu 1.Theo tác giả, kĩ năng cứng, kĩ năng mềm trong đoạn trích là gì ?

Câu 2. Vì sao trong đoạn trích, tác giả cho rằng: giới học sinh, sinh viên là nguồn tài
nguyên quan trọng nhất để phát triển đất nước?
Câu 3. Anh/chị hãy nêu tác dụng của kĩ năng mềm đối với mỗi người trong cuộc sống?
Câu 4. Anh/chị có đồng ý với ý kiến “việc đào tạo kỹ năng mềm trong nhà trường hiện nay
vẫn cịn bỏ ngỏ” khơng? Vì sao?
II.LÀM VĂN (7.0 điểm)
Câu 1 (2.0 điểm)
Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ)
trình bày suy nghĩ về một kĩ năng mềm mà anh/chị cho là cần thiết nhất trong cuộc sống
của mình.


Câu 2:
Bữa cơm ngày đói trơng thật thảm hại. Giữa cái mẹt rách có độc một lùm rau chuối thái rối,
và một đĩa muối ăn với cháo, nhưng cả nhà đều ăn rất ngon lành. Bà cụ vừa ăn vừa kể
chuyện làm ăn, gia cảnh với con dâu. Bà lão nói tồn chuyện vui, tồn chuyện sung sướng
về sau này:
- Tràng ạ. Khi nào có tiền ta mua lấy đơi gà. Tao tin rằng cái chỗ đầu bếp kia làm cái chuồng
gà thì tiện quá. Này ngoảnh đi ngoảnh lại chả mấy mà có ngay đàn gà cho mà xem...
Tràng chỉ vâng. Tràng vâng rất ngoan ngoãn. Chưa bao giờ trong nhà này mẹ con lại đầm
ấm, hòa hợp như thế. Câu chuyện trong bữa ăn đang đà vui bỗng ngừng lại. Niêu cháo
lõng bõng, mỗi người được có lưng lưng hai bát đã hết nhẵn.
Bà lão đặt đũa bát xuống, nhìn hai con vui vẻ:
- Chúng mày đợi u nhá. Tao có cái này hay lắm cơ.
Bà lật đật chạy xuống bếp, lễ mễ bưng ra một cái nồi khói bốc lên nghi ngút. Bà lão đặt cái
nồi xuống bên cạnh mẹt cơm, cầm cái môi vừa khuấy khuấy vừa cười:
- Chè đây. - Bà lão múc ra một bát - Chè khoán đây, ngon đáo để cơ.
Người con dâu đón lấy cái bát, đưa lên mắt nhìn, hai con mắt thị tối lại. Thị điềm nhiên và
vào miệng. Tràng cầm cái bát thứ hai mẹ đưa cho, người mẹ vẫn tươi cười, đon đả:
- Cám đấy mày ạ, hì. Ngon đáo để, cứ thử ăn mà xem. Xóm ta khối nhà cịn chả có cám mà

ăn đấy.
Tràng cầm đôi đũa, gợt một miếng bỏ vội vào miệng. Mặt hắn chum ngay lại, miếng cám
đắng chát và nghẹn bứ trong cổ. Bữa cơm từ đấy khơng ai nói câu gì, họ cắm đầu ăn cho
xong lần, họ tránh nhìn mặt nhau. Một nỗi tủi hờn len vào tâm trí mọi người.
Ngồi đình bỗng dội lên một hồi trống, dồn dập, vội vã. Đàn quạ trên những cây gạo cao
chót vót ngồi bãi chợ hốt hoảng bay vù lên, lượn thành từng đám bay vần trên nền trời
như những đám mây đen.
Người con dâu khẽ thở dài, thị nói lí nhí trong miệng:
- Trống gì đấy, u nhỉ?
- Trống thúc thuế đấy. Đằng thì nó bắt gồng đay, đằng thì nó bắt đóng thuế. Giời đất này
khơng chắc đã sống qua được đâu các con ạ... - Bà lão ngoảnh vội ra ngồi. Bà lão khơng
dám để con dâu nhìn thấy bà khóc.
(Trích Vợ Nhặt, Kim Lân, Ngữ văn 12, tập hai, Nxb GD, 2016)
Cảm nhận của anh/chị về đoạn trích bữa cơm ngày đói trong đoạn trích trên để thấy
được tư tưởng nhân đạo của nhà văn.


ĐỀ 5
I. ĐỌC HIỂU: (3,0 điểm)
Đọc đoạn văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
“Chúng ta thường nghĩ rằng cuộc sống của mình sẽ tốt đẹp hơn sau khi việc học hành hồn
tất hay có gia đình, có cơng việc ổn định. Nhưng khi đã có được những điều ấy rồi, chúng
ta lại bị chi phối bởi nhiều mối bận tâm và lo lắng khác nữa. Chúng ta thường khơng hài
lịng khi cuộc sống khơng như những gì mình mong muốn.
Có mấy ai nhận ra rằng khoảng thời gian hạnh phúc nhất chính là những giây phút hiện tại
mà chúng ta đang sống? Cuộc sống vốn chứa đựng nhiều thử thách, khó khăn và nghịch
cảnh. Cách thích ứng tốt nhất với cuộc sống này là chấp nhận thực tế và tin vào chính mình.
Tự bản thân mỗi chúng ta, trong bất kỳ hoàn cảnh nào, phải biết cảm nhận và tự tìm lấy
niềm hạnh phúc cho riêng mình.
Đừng trơng đợi một phép màu hay một ai đó sẽ mang hạnh phúc đến cho bạn. Đừng đợi

đến khi bạn thật rảnh rỗi hay đến lúc tốt nghiệp ra trường, đừng đợi đến khi kiếm được
thật nhiều tiền, thành đạt, có gia đình, hoặc đến khi được nghỉ hưu mới thấy đó là lúc bạn
được hạnh phúc.
Đừng đợi đến mùa xuân, mùa hạ, mùa thu, hay mùa đông rồi mới cảm thấy hạnh phúc.
Đừng đợi tia nắng ban mai hay ánh hồng hơn bng xuống mới nghĩ là hạnh phúc. Đừng
đợi đến những chiều thứ bảy, những ngày cuối tuần, ngày nghỉ, ngày sinh nhật hay một
ngày đặc biệt nào mới thấy đó là ngày hạnh phúc của bạn. Tại sao không phải lúc này?
Hạnh phúc là một con đường đi, một hành trình. Hãy trân trọng từng khoảnh khắc quý giá
trên chuyến hành trình ấy. Hãy dành thời gian quan tâm đến người khác và luôn nhớ rằng,
thời gian không chờ đợi một ai! Nhưng chắc chắn không bao giờ là quá muộn – và thời
gian là người bạn tốt nhất của bạn, của tất cả mọi người.
(Theo: Hạt giống tâm hồn – NXB Tổng hợp TPHCM, 2008)
Câu 1. Trong đoạn trích, hạnh phúc được định nghĩa là gì?
Câu 2. Anh/chị hiểu như thế nào về câu nói: “Đừng trơng đợi một phép màu hay một ai đó
sẽ mang hạnh phúc đến cho bạn.”.
Câu 3. Việc sử dung câu hỏi tu từ Có mấy ai nhận ra rằng khoảng thời gian hạnh phúc nhất
chính là những giây phút hiện tại mà chúng ta đang sống? có tác dụng gì? .
Câu 4. Anh/ chị có cho rằng “Cách thích ứng tốt nhất với cuộc sống này là chấp nhận thực
tế và tin vào chính mình? Vì sao?


II. LÀM VĂN: (7,0 điểm)
Câu 1:
Từ nội dung đoạn trích phần Đọc hiểu, hãy viết đoạn văn (không quá 200 chữ) về quan
niệm của anh/chị về hạnh phúc
Câu 2:
Ngồi đình bỗng dội lên một hồi trống, dồn dập, vội vã. Đàn quạ trên những cây gạo
cao chót vót ngồi bãi chợ hốt hoảng bay vù lên, lượn thành từng đám bay vần trên nền
trời như những đám mây đen.
Người con dâu khẽ thở dài, thị nói lí nhí trong miệng:

- Trống gì đấy, u nhỉ?
- Trống thúc thuế đấy. Đằng thì nó bắt gồng đay, đằng thì nó bắt đóng thuế. Giời đất này
không chắc đã sống qua được đâu các con ạ... - Bà lão ngoảnh vội ra ngoài. Bà lão khơng
dám để con dâu nhìn thấy bà khóc.
Người con dâu có vẻ lạ lắm, thị lầm bầm:
- Ở đây vẫn phải đóng thuế cơ à?
Im lặng một lúc thị lại tiếp:
- Trên mạn Thái Nguyên, Bắc Giang người ta khơng chịu đóng thuế nữa đâu. Người ta cịn
phá cả kho thóc của Nhật, chia cho người đói nữa đấy.
Tràng thần mặt ra nghĩ ngợi. Cái mặt to lớn bặm lại, khó đăm đăm. Miếng cám ngậm trong
miệng hắn đã bã ra chát xít... Hắn đang nghĩ đến những người phá kho thóc Nhật.
Tràng hỏi vội trong miếng ăn:
- Việt Minh phải không?
- Ừ, sao nhà biết?
Tràng không trả lời. Trong ý nghĩ của hắn vụt hiện ra cảnh những người nghèo đói ầm ầm
kéo nhau đi trên đê Sộp. Đằng trước có lá cờ đỏ to lắm.
Hơm ấy hắn láng máng nghe người ta nói họ là Việt Minh đấy. Họ đi cướp thóc đấy. Tràng
khơng hiểu gì sợ q, kéo vội xe thóc của Liên đồn tắt cánh động đi lối khác. À ra họ đi
phá kho thóc chia cho người đói. Tự dưng hắn thấy ân hận, tiếc rẻ vẩn vơ, khó hiểu.
Ngồi đình tiếng trống thúc thuế vẫn dồn dập. Mẹ và vợ Tràng đã bng đũa đứng dậy.
Trong óc Tràng vẫn thấy đám người đói và lá cờ đỏ bay phấp phới…
Cảm nhận đoạn trích sau trong truyện ngắn “Vợ nhặt” để làm rõ tư tưởng nghệ
thuật của Kim Lân thể hiện rõ qua cách kết thúc truyện.


ĐỀ 6
I. ĐỌC - HIỂU:
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:
Sự quý giá của thời gian không phải là để giúp chúng ta có thể làm được những điều này,
điều nọ,… Có quá nhiều những điều này nọ như thế đủ để cho chúng ta quay cuồng trong

suốt một đời, nhưng cuối cùng rồi chúng ta sẽ khơng mang theo được gì cả! Vấn đề là
chúng ta phải biết sống như thế nào để xứng đáng với giá trị thời gian ấy. Chúng ta lao
động như một phương tiện để nuôi sống, nhưng bản thân sự lao động sáng tạo cũng chính
là cuộc sống của chúng ta. Ngược lại, những giá trị vật chất được tạo ra ln có những giới
hạn tạm bợ của nó, và rõ ràng khơng thể là mục đích cuối cùng để chúng ta nhắm đến.
Những giá trị vật chất ấy có thể giúp cho ta có cuộc sống thoải mái hơn, nhưng nếu chúng
ta chỉ hoàn toàn phụ thuộc vào chúng, chúng ta sẽ phải trả giá đắt. Nghệ thuật sống chân
chính là ý thức được giá trị quý báu của đời sống trong từng khoảnh khắc tươi đẹp của
cuộc đời.
Thời gian cần phải được trân trọng trong từng khoảnh khắc. Khi chúng ta ý thức được
rằng giá trị của cuộc sống nằm ở chỗ là chúng ta đang sống, chúng ta sẽ thấy tất cả những
điều khác đều trở nên nhỏ nhặt, vụn vặt không đáng kể. Đời sống của ta quý giá, và đời
sống của mọi người quanh ta cũng q giá khơng thể lấy gì đánh đổi được.
Mỗi buổi sáng thức dậy, chúng ta nhìn lên bầu trời trong xanh có ánh nắng ban mai ửng
hổng, hoặc một chồi non vừa nhú còn ướt đẫm sương đêm… Mỗi một thực thể xinh đẹp
ấy đều nhắc nhở ta biết là đời sống của ta đang tồn tại, và ta tự nhủ với mình sẽ khơng bỏ
phí một phút giây nào được tồn tại trong cuộc sống nhiệm màu này. Ta sẽ sống như thế
nào để bản thân có được niềm vui hạnh phúc, và mang niềm vui, hạnh phúc đến cho mọi
người quanh mình?
(Nguyên Minh – Thời gian là vốn quý)
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên.
Câu 2: Anh chị hãy trả lời câu hỏi được đặt ra trong đoạn trích: “Ta sẽ sống như thế nào
để bản thân có được niềm vui hạnh phúc, và mang niềm vui, hạnh phúc đến cho mọi
người quanh mình?
Câu 3: Anh chị hiểu như thế nào về câu nói: Những giá trị vật chất ấy có thể giúp cho ta có
cuộc sống thoải mái hơn, nhưng nếu chúng ta chỉ hoàn toàn phụ thuộc vào chúng, chúng
ta sẽ phải trả giá đắt?
Câu 4: Thông điệp nào của đoạn trích trên có ý nghĩa nhất với anh/chị?



II.LÀM VĂN:
Câu 1: Hãy viết một đoạn văn (khoàng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về giá trị
của thời gian
Câu 2: Phân tích diễn biến tâm trạng của bà cụ Tứ trong đoạn trích Tràng đưa vợ về nhà
của tác phẩm Vợ Nhặt của Kim Lân
“... Thấy mẹ, Tràng reo lên như một đứa trẻ, và gọi với vào trong nhà: - U đã về đấy! Hắn
lật đật chạy ra đón. - Hơm nay sao u về muộn thế? Làm tơi đợi nóng cả ruột. Bà cụ Tứ
nhấp nháy hai con mắt nhìn Tràng, chậm chạp hỏi: - Có việc gì thế vậy? - Thì u cứ hằng vào
trong nhà đỡ nào. Bà lão phấp phỏng bước theo con vào trong nhà. Đến giữa sân bà lão
đứng sững lại, bà lão càng ngạc nhiên hơn. Quái, sao lại có người đàn bà nào ở trong ấy
nhỉ? Người đàn bà nào lại đứng ngay đầu giường thằng con mình thế kia? Sao lại chào
mình bằng u? Khơng phải con cái Đục mà. Ai thế nhỉ? Bà lão hấp háy cặp mắt cho đỡ
nhoèn vì tự dưng bà lão thấy mắt mình nhoẻn ra thì phải. Bà lão nhìn kĩ người đàn bà lần
nữa, vẫn chả nhận ra người nào. Bà lão quay lại nhìn con tỏ ý khơng hiểu. Tràng tươi cười:
- Thì u hăng vào ngồi lên giường lên giấc chinh chiện cái đã nào. Bà lão lập cập bước vào,
Người đàn bà tưởng bà lão già cả, điếc lác, thị cất tiếng chào lần nữa: - U đã về ạ! hay, thế
là thế nào nhỉ? Bà lão băn khoăn ngồi xuống giường. Tràng nhắc mẹ: - Kìa nhà tơi nó chào
U. Thấy mẹ vẫn chưa hiểu, hắn bước lại gần nói tiếp: - Nhà tơi nó mới về làm bạn với tôi
đấy u! Chúng tôi phải duyên phải kiếp với nhau... chẳng qua nó cũng là cái số cả... Bà lão
cúi đầu nín lặng. Bà lão hiểu rồi. Lòng người mẹ nghèo khổ ấy còn hiểu ra biết bao nhiêu
cơ sự, vừa ốn vừa xót thương cho số kiếp đứa con mình.
Chao ơi, người ta dựng vợ gả chồng cho con là lúc trong nhà ăn nên làm ra, những mong
sinh con đẻ cái mở mặt sau này. Cịn mình thì... Trong kẽ mắt kèm nhèm của bà rỉ xuống
hai dịng nước mắt... Biết rằng chúng nó có ni nổi nhau sống qua được cơn đói khát này
khơng?”
(Trích Vợ nhặt của Kim Lân trong Truyện Ngắn Việt Nam 1945 - 1985 NXB Giáo dục, Hà
Nội, 1985)


ĐỀ 7

I.Đọc hiểu: Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi.
… Tiếng nói là người bảo vệ quý báu nhất nền độc lập của các dân tộc, là yếu tố quan
trọng nhất giúp giải phóng các dân tộc bị thống trị. Nếu người An Nam hãnh diện giữ gìn
tiếng nói của mình và ra sức làm cho tiếng nói ấy phong phú hơn để có khả năng phổ biến
tại An Nam các học thuyết đạo đức và khoa học của châu Âu, việc giải phóng dân tộc An
Nam chỉ còn là vấn đê thời gian. Bất cứ người An Nam nào vứt bỏ tiếng nói của mình, thì
cũng đương nhiên khước từ niềm hi vọng giải phóng giống nịi. […] Vì thế, đối với người An
Nam chúng ta, chối từ tiếng mẹ đẻ đổng nghĩa với từ chối sự tự do của mình. […]
Nhiều đồng bào chúng ta, để biện minh việc từ bỏ tiếng mẹ đẻ, đã than phiền rằng tiếng
nước mình nghèo nàn. Lời trách cứ này khơng có cơ sở nào cả. Họ chỉ biết những từ thơng
dụng của ngơn ngữ và cịn nghèo những từ An Nam hơn bất cứ người phụ nữ và nông dân
An Nam nào. Ngôn ngữ của Nguyễn Du nghèo hay giàu?
Vi sao người An Nam có thể dịch những tác phẩm của Trung Quốc sang nước mình, mà
lại khơng thể viết những tác phẩm tương tự?
Phải quy lỗi cho sự nghèo nàn của ngôn ngữ hay sự bất tài của con người?
Ở An Nam cũng như mọi nơi khác, đều có thể ứng dụng nguyền tắc này: “Điều gì người
ta suy nghĩ kĩ sẽ diễn đạt rõ ràng, và dễ dàng tìm thấy những từ để nói ra”. […]
Chúng ta khơng thể tránh né châu Âu, vai trị hướng đạo của giới trí thức chúng ta buộc
họ phải biết ít nhất là một ngôn ngữ châu Âu để hiểu được châu Âu. Nhưng những kiến
thức thu thập được, họ không được giữ cho riêng mình. Đồng bào của họ cũng phải được
thông phẩn nữa. Tuy nhiên, sự cần thiết phải biết một ngơn ngữ châu Âu hồn tồn khơng
kéo theo chuyện từ bỏ tiếng mẹ đẻ. Ngược lại, thứ tiếng nước ngồi mà mình học được
phải làm giàu cho ngơn ngữ nước mình. […]
(Theo Ngữ văn 11, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2014)
Câu 1: Thao tác lập luận chủ yếu nào được tác giả sử dụng trong đoạn: từ “Nhiều đồng bào
chúng ta” đến .. những từ để nói ra.” ở đoạn trích trên?
Câu 2: Nội dung chính của đoạn trích trên là gì?
Câu 3: Dựa vào đoạn trích, hãy giải thích vì sao tác giả lại cho rằng: “Chúng ta khơng thể
tránh né châu Âu, vai trị hướng đạo của giới trí thức chúng ta buộc họ phải biết ít nhất là
một ngơn ngữ châu Âu để hiểu được châu

Câu 4: Từ quan điểm, thái độ của người viết đối với “tiếng mẹ đẻ” trong đoạn trích trên,
hãy rút ra một bài học mà anh/ chị cho là có ý nghĩa đối với bản thân về việc sử dụng tiếng
Việt hoặc học tiếng nước ngoài. (Trả lời trong khoảng 5-7 dòng).


II.Làm văn
Câu 1: Viết đoạn văn nghị luận khoảng 200 từ trình bày suy nghĩ của anh/ chị “trách nhiệm
của lớp trẻ trẻ trong việc bảo vệ giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt”
Câu 2: Nêu cảm nhận về tâm trạng của nhân vật Tràng trong buổi sáng hôm sau khi lấy
Thị làm vợ trong đoạn trích:
“…Sáng hơm sau, mặt trời lên bằng con sào, Tràng mới trở dậy. Trong người êm ái lửng lơ
như người vừa ở trong giấc mơ đi ra. Việc hắn có vợ đến hơm nay hắn vẫn cịn ngỡ ngàng
như khơng phải.
Hắn chắp hai tay sau lưng lững thững bước ra sân. Ánh nắng buổi sáng mùa hè sáng lóa xói
vào hai con mắt còn cay xè của hắn. Hắn chớp chớp liên hồi mấy cái, và bỗng vừa chợt
nhận ra, xung quanh mình có cái gì vừa thay đổi mới mẻ, khác lạ. Nhà cửa, sân vườn hôm
nay đều được quét tước, thu dọn sạch sẽ gọn gàng. Mấy chiếc quần áo rách như tổ đỉa vẫn
vắt khươm mươi niên ở một góc nhà đã thấy đem ra sân hong. Hai cái ang nước vẫn để
khơ cong ở dưới gốc ổi đã kín nước đầy ăm ắp. Đống rác mùn tung hoành ngay lối đi đã
hót sạch.
Ngồi vườn người mẹ đang lúi húi giẫy những búi cỏ mọc nham nhở. Vợ hắn quét lại cái
sân, tiếng chổi từng nhát kêu sàn sạt trên mặt đất. Cảnh tượng thật đơn giản, bình thường
nhưng đối với hắn lại rất thấm thía cảm động. Bỗng nhiên hắn thấy hắn thương yêu gắn bó
với cái nhà của hắn lạ lùng. Hắn đã có một gia đình. Hắn sẽ cùng vợ sinh con đẻ cái ở đấy.
Cái nhà như cái tổ ấm che mưa che nắng. Một nguồn vui sướng, phấn chấn đột ngột tràn
ngập trong lòng. Bây giờ hắn mới thấy hắn nên người, hắn thấy hắn có bổn phận phải lo
lắng cho vợ con sau này. Hắn xăm xăm chạy ra giữa sân, hắn cũng muốn làm một việc gì để
dự phần tu sửa lại căn nhà.
(Trích Vợ nhặt – Kim Lân, Ngữ văn 12, tập hai. NXB Giáo dục, 2008)



ĐỀ 8
ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)
(1) Với chủ đề “Tài năng trẻ Việt Nam chung tay dựng xây đất nước”, sáng 13/12, 364 đại
biểu tài năng trẻ toàn quốc đã tham dự Đại hội Tài năng trẻ lần thứ 2 năm 2015. Tại Đại
hội các đại biểu tài năng trẻ đã cùng nhau truyền đi thơng điệp thể hiện lịng quyết tâm,
đồn kết, chung sức, đồng lịng dựng xây và bảo vệ đất nước trong thời kỳ Cơng nghiệp
hóa- hiện đại hóa đất nước, hội nhập quốc tế.
(2) “Làm nghiên cứu khoa học vốn đã khó, đối với người phụ nữ lại càng khó khăn hơn
nhưng vì cái tâm và khát khao được đóng góp cho xã hội đã giúp tơi tiếp tục say mê nghiên
cứu”. Đó là những chia sẻ của Thạc sỹ Trương Hải Nhung, Khoa Sinh học và Công nghệ sinh
học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh – một nhà khoa
học trẻ có niềm đam mê nghiên cứu trong lĩnh vực công nghệ sinh học và tế bào gốc.
Trong suốt thời gian nghiên cứu về lĩnh vực tế bào gốc, Thạc sĩ Trương Hải Nhung đã có 12
báo cáo tại hội nghị/hội thảo quốc tế; 8 bài đăng trên báo/tạp chí trong nước; 14 bài đăng
trên tạp chí quốc tế; 9 Đề tài đã và đang làm chủ nhiệm… Thạc sĩ Trương Hải Nhung bày tỏ:
“Tôi nghĩ là Bộ Khoa học và Công nghệ cũng như lãnh đạo Đảng và Nhà nước nên suy nghĩ
thêm để có thể triển khai nhanh, mạnh hơn, quyết liệt hơn những chính sách, đề án,
chương trình, nghị định thúc đẩy phát triển khoa học công nghệ, hỗ trợ tài năng trẻ. Đối
với một người trẻ như tơi thì chỉ mong mỏi một điều đó là các cơ quan, ban ngành đặc biệt
là các Bộ hãy mạnh dạn tin tưởng vào những người trẻ, cứ tin thì lớp trẻ có thể cố gắng
làm hết sức để xứng đáng với niềm tin ấy”.
(3) Dù ở bất cứ thời đại nào thì hiền tài ln là ngun khí của quốc gia, ngun khí mạnh
thì nước mới mạnh. Tài năng trẻ nói chung, nhà khoa học trẻ, trí thức trẻ nói riêng là tài
ngun quan trọng để phát triển đất nước. Các chính sách của nhà nước, sự quan tâm, tạo
điều kiện, tin tưởng của các cấp lãnh đạo chính là mơi trường thuận lợi nhất để các tài
năng trẻ phát huy được năng lực, trí tuệ, thỏa mãn đam mê, khát vọng của mình để phục
vụ đất nước./.
(Nguyễn Hiền – Tài năng trẻ mong muốn được quan tâm nghiên cứu khoa học – vov.vn
14/12/2015)

Câu 1: Đoạn văn (3) sử dụng thao tác lập luận chủ yếu nào?
Câu 2: Hãy nêu ít nhất hai biện pháp để rèn luyện và phát triển bản thân, góp phần phục
vụ đất nước.
Câu 3: Một người trẻ tuổi tài năng – Thạc sỹ Trương Hải Nhung cho rằng “Các cơ quan, ban
ngành đặc biệt là các Bộ hãy mạnh dạn tin tưởng vào những người trẻ, cứ tin thì lớp trẻ có
thể cố gắng làm hết sức để xứng đáng với niềm tin ấy”. Là một người trẻ, anh/chị có đồng
tình với quan niệm đó khơng? Vì sao?
Câu 4: anh chị hiểu như thế nào về ý kiến: “Tài năng trẻ nói chung, nhà khoa học trẻ, trí
thức trẻ nói riêng là tài nguyên quan trọng để phát triển đất nước”


LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1: Vai trò của những tài năng trẻ đối với Tổ quốc gợi cho anh/chị suy nghĩ gì về vấn đề
“chảy máu chất xám” của đất nước ta hiện nay. Hãy trình bày suy nghĩ bằng một đoạn văn
ngắn khoảng 200
Câu 2: Trong tác phẩm “Vợ nhặt” nhà văn Kim Lân đã kể về việc “nhặt vợ” của nhân vật
Tràng qua các chi tiết sau:
Lần thứ nhất khi gặp người vợ nhặt, Tràng “đang gò lưng kéo cái xe bị thóc vào dốc tỉnh,
hắn hị một câu chơi cho đỡ nhọc. Hắn hò rằng:
“Muốn ăn cơm trắng mấy giò này!
Lại đây mà đẩy xe bò với anh, nì!”
Lần thứ hai gặp gỡ sau khi đãi người đàn bà ăn bốn bát bánh đúc. Tràng buông một câu
nói đùa: “Này nói đùa chứ có về với tớ thì ra khuân hàng lên xe rồi cùng về”
Khi đưa người vợ nhặt về nhà ra mắt bà cụ Tứ, Tràng giới thiệu: “nhà tơi nó mới về làm
bạn với tôi đấy u ạ! Chúng tôi phải duyên phải kiếp với nhau... Chẳng qua nó cũng là cái số
cả...”
Phân tích nhân vật Tràng qua những chi tiết trên từ đó làm rõ sự trưởng thành trong
quá trình nhận thức về hạnh phúc nhân vật.



ĐỀ 9
Phần I: Đọc – hiểu:
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu phía dưới:
Trung thực thường là một trong những tiêu chí hàng đầu để các nhà tuyển dụng đánh
giá, lựa chọn ứng viên. Có một định nghĩa rất thú vị về trung thực do Tổ chức Giáo dục giá
trị sống toàn cầu giới thiệu "Trung thực là sự thống nhất trong suy nghĩ, lời nói và hành
động".
Trong giao tiếp, suy nghĩ bên trong của chúng ta khơng chỉ thể hiện qua lời nói mà cịn
"xuất hiện" qua cử chỉ, nét mặt, âm giọng, tư thế ngồi,... Thơng thường ngơn ngữ cơ thể
khơng biết nói dối! Vì thế, nhà tuyển dụng không chỉ lắng nghe những điều bạn nói mà cịn
qua sát để "đọc" tính trung thực của lời nói qua thứ "ngơn ngữ khơng lời" mà bạn thể hiện.
(Trích Nói thật bằng lời và khơng lời, Theo Tuoitreonline, Bài tập Ngữ văn 11, Tập một,
NXB Giáo dục Việt Nam, 2012, tr. 122)
Câu 1: Đoạn trích thuộc phong cách ngôn ngữ nào?
Câu 2: Hãy chỉ ra những biểu hiện của "ngơn ngữ khơng lời" trong đoạn trích này.
Câu 3: Tại sao tác giả cho rằng: "Nhà tuyển dụng khơng chỉ lắng nghe những điều bạn nói
mà cịn quan sát để "đọc" tình trung thực của lời nói qua thứ "ngôn ngữ không lời" mà bạn
thể hiện"?
Câu 4: Hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng ½ trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của anh/
chị về ý kiến: "Trung thực là sự thống nhất trong suy nghĩ, lời nói và hành động"


Phần II: Làm văn:
Câu 1: Viết đoạn văn Nghị luận khoảng 200 từ trình bày suy nghĩ của anh/ chị về đức tính
trung thực
Câu 2: Phân tích hình tượng cơ vợ nhặt trong đoạn trích sau. Từ đó nhận xét về tư
tưởng nhân đạo của nhà văn Kim Lân:
Người đàn bà lẳng lặng đi vào trong bếp. Tràng nom thị hôm nay khác lắm, rõ ràng là
người đàn bà hiền hậu đúng mực khơng cịn vẻ gì chao chát chỏng lỏn như mấy lần Tràng
gặp ở ngồi tỉnh. Khơng biết có phải vì mới làm dâu mà thị tu chí làm ăn không? Bà mẹ

Tràng cũng nhẹ nhõm, tươi tỉnh khác ngày thường, cái mặt bủng beo u ám của bà rạng rỡ
hẳn lên. Bà lão xăm xắn thu dọn, qt tước nhà cửa. Hình như ai nấy đều có ý nghĩ rằng
thu xếp cửa nhà cho quang quẻ, nề nếp thì cuộc đời họ có thể khác đi, làm ăn có cơ khấm
khá hơn.
[..........]
Tràng cầm đơi đũa, gợt một miếng bỏ vội vào miệng. Mặt hắn chum ngay lại, miếng cám
đắng chát và nghẹn bứ trong cổ. Bữa cơm từ đấy khơng ai nói câu gì, họ cắm đầu ăn cho
xong lần, họ tránh nhìn mặt nhau. Một nỗi tủi hờn len vào tâm trí mọi người.
Ngồi đình bỗng dội lên một hồi trống, dồn dập, vội vã. Đàn quạ trên những cây gạo cao
chót vót ngồi bãi chợ hốt hoảng bay vù lên, lượn thành từng đám bay vần trên nền trời
như những đám mây đen.
Người con dâu khẽ thở dài, thị nói lí nhí trong miệng:
- Trống gì đấy, u nhỉ?
- Trống thúc thuế đấy. Đằng thì nó bắt gồng đay, đằng thì nó bắt đóng thuế. Giời đất này
không chắc đã sống qua được đâu các con ạ... - Bà lão ngoảnh vội ra ngoài. Bà lão khơng
dám để con dâu nhìn thấy bà khóc.
Người con dâu có vẻ lạ lắm, thị lầm bầm:
- Ở đây vẫn phải đóng thuế cơ à?
Im lặng một lúc thị lại tiếp:
- Trên mạn Thái Nguyên, Bắc Giang người ta khơng chịu đóng thuế nữa đâu. Người ta cịn
phá cả kho thóc của Nhật, chia cho người đói nữa đấy.
Tràng thần mặt ra nghĩ ngợi. Cái mặt to lớn bặm lại, khó đăm đăm. Miếng cám ngậm trong
miệng hắn đã bã ra chát xít... Hắn đang nghĩ đến những người phá kho thóc Nhật.
Tràng hỏi vội trong miếng ăn:
- Việt Minh phải không?
- Ừ, sao nhà biết?


Đề 10
Phần I. Đọc Hiểu (3.0điểm)

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
Sự chia sẻ cũng làm giảm bớt đi những nỗi sợ hãi, nhàm chán trong cuộc sống của chúng
ta do nó thúc đẩy những mối giao tiếp xã hội và làm tăng cảm giác sống có mục đích, cảm
giác an tồn cho mỗi người.
Một kết quả nghiên cứu mới đây cho thấy, những người xem nhiều tin tức trên truyền
hình thường lo sợ thái quá về mối hiểm nguy đối với cuộc sống bình yên, hạnh phúc của
họ. Nguyên do là vì phần lớn các chương trình truyền hình đều tập trung đưa thêm những
bản tin, những hình ảnh rùng rợn, bất an, làm nảy sinh tâm lý hoang mang, sợ hãi trong
lòng khán giả.
Và đáng ngại hơn, cuộc sống hiện đại đang xuất hiện ngày một nhiều “những cái kén
người” tìm cách sống thu mình. Nói cách khác, những người này chỉ muốn tự nhốt mình
trong tháp ngà của những mối quan hệ với người thân mà tự đánh mất dần mối quan hệ
với hàng xóm. Chính lối sống ích kỷ này càng làm cho họ dễ bị kẻ xấu tấn công và dễ gặp
những chuyện nguy hiểm hơn.
Cách tốt nhất để vượt qua nỗi sợ hãi là hãy đối mặt với chúng, từ đó bắt đầu một quá
trình tạo nên sự khác biệt. Cội nguồn của mọi hiểm nguy đều xuất phát từ hệ quả của
những mặt trái của xã hội, nhưng thường thì chúng ta khơng dám nhìn thẳng vào vấn đề
này. Bản chất của sự việc diễn ra không quan trọng bằng cách mà chúng ta đón nhận
những sự việc đó.Chúng ta cần có thái độ thích hợp để làm giảm thiểu những nguyên nhân
gây ra mọi bất ổn trong cuộc sống của mình.
(Cho đi là cịn mãi – Azim Jamal & Harvey Mckinno)
Câu 1: Theo tác giả, điều gì giúp giảm bớt nhàm chán và sợ hãi?
Câu 2: Vì sao những người hay xem tin tức trên truyền hình thương lo sợ thái quá về mối
hiểm nguy đối với cuộc sống của họ?
Câu 3: Phân tích hiệu quả của phép tu từ được sử dụng trong câu “cuộc sống hiện đại
đang xuất hiện ngày một nhiều “những cái kén người””.
Câu 4: Em có đồng tình với tác giả khi cho rằng: Cách tốt nhất để vượt qua nỗi sợ hãi là hãy
đối mặt với chúng khơng?Vì sao? (Hãy viết đoạn văn từ 5-7 câu trình bày suy nghĩ của bản
thân về vấn đề trên.)



II. LÀM VĂN
Câu 1: hãy viết một đoạn văn 200 chữ trình bày suy nghĩ của anh chị về ý kiến: Cách tốt
nhất để vượt qua nỗi sợ hãi là hãy đối mặt với chúng
Câu 2:
Lần thứ hai, Tràng vừa trả hàng xong, ngồi uống nước ở ngoài cổng chợ tỉnh thì thị ở đâu
sầm sập chạy đến. Thị đứng trước mặt hắn sưng sỉa nói:
- Điêu! Người thế mà điêu!
Hắn giương mắt nhìn thị, khơng hiểu. Thật ra lúc ấy hắn cũng chưa nhận ra thị là ai. Hôm
nay thị rách quá, áo quần tả tơi như tổ đỉa, thị gầy sọp hẳn đi, trên cái khuôn mặt lưỡi cày
xám xịt chỉ cịn thấy hai con mắt.
- Hơm ấy leo lẻo cái mồm hẹn xuống, thế mà mất mặt.
À, hắn nhớ ra rồi, hắn toét miệng cười:
- Chả hôm ấy thì hơm nay vậy. Này hẵng ngồi xuống ăn miếng giầu đã.
- Có ăn gì thì ăn, chả ăn giầu.
Thị vẫn đứng cong cớn trước mặt hắn.
- Đây, muốn ăn gì thì ăn.
Hắn vỗ vỗ vào túi:
- Rích bố cu, hở!
Hai con mắt trũng hốy của thị tức thì sáng lên, thị đon đả:
- Ăn thật nhá! ừ ăn thì ăn sợ gì.
Thế là thị ngồi sà xuống ăn thật. Thị cắm đầu ăn một chặp bốn bát bánh đúc liền chẳng
chuyện trị gì. ăn xong thị cầm dọc đôi đũa quệt ngang miệng, thở:
- Hà, ngon! Về chị ấy thấy hụt tiền thì bỏ bố.
Hắn cười:
- Làm đếch gì có vợ. Này nói đùa chứ có về với tớ thì ra khn hàng lên xe rồi cùng về.
Nói thế Tràng cũng tưởng là nói đùa, ai ngờ thị về thật.
Phân tích hình ảnh người vợ nhặt trong đoạn trích trên. Từ đó, nhận xét về khao khát
sống của con người qua ngòi bút nhân đạo của Kim Lân.



ĐỀ 11
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm).
Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu:
Ngày mai các em bước vào đời. Ngày mai sẽ khơng cịn sự bình n thơ mộng trên
giảng đường, khơng cịn chầm chậm bước chân trên con đường nhuốm sắc vàng mùa lộc
vừng thay lá, khơng cịn mơ mộng vu vơ. Bước ra đời là bước vào cuộc sống.
Ở đó, có sự diệu kỳ, có điều ngang trái, có điều lạ lẫm và có cả những nỗi chán chường.
Nhưng đó là cuộc sống. Hãy yêu lấy cuộc sống và làm cho hơn. Hãy bắt đầu từ những điều
bình dị và hãy bắt đầu từ tình yêu thương, lịng tha thứ để khơng cịn những điều đau lịng,
u thương sẽ xóa tan thù hận.
Đừng chọn thời gian cho mỗi riêng mình và đừng chọn lối mịn mà đời ta từng quen đi
lại, chỉ trừ lối về quê cha đất mẹ. Hãy bắt đầu những điều tưởng chừng rất dễ để cảm hóa
một con người, để họ nhận biết đúng sai. Biết gieo vào lòng người nhiều hy vọng và ngày
mai sẽ tốt tươi hơn. Hãy biết khát vọng và gieo mầm khát vọng, nghèo nàn rồi sẽ đi qua,
căn nhà gió lùa ngày mai rồi sẽ kín. Và đồng làng rồi sẽ mỡ màng. Những câu chuyện cổ
tích rồi sẽ đến, nhưng không phải là những giấc chiêm bao ngồi chờ ơng bụt hiện hình mà
phải thực hiện bằng bàn tay và khối óc, bằng nhọc nhằn và gian khó của mỗi người. Đừng
gieo vào lịng người những ảo tưởng vì khơng làm sẽ khơng có cái ăn. Hãy bắt đầu tạo
dựng niềm tin giữa con người. Niềm tin phải được bắt đầu từ chân thành và tôn trọng, từ
sự trung thực của mỗi người. Một xã hội văn minh được dựng lên từ những con người
trung thực. Vì vậy, hãy thay đổi chính mình đầu tiên. Đừng kỳ vọng thay đổi xã hội khi
chính mình chưa đổi thay.
Các em là những người hạnh phúc vì các em không bị ám ảnh bởi tiếng súng, tiếng
bom. Các em được tiếp cận những thành quả mới nhất của nhân loại và các em đang sống
trong một thời đại tuyệt vời. Thầy đang cố gắng để theo kịp các em, học hỏi các em nhưng
khơng dễ. Có lúc, thầy cảm nhận sự lạc hậu của mình trong các quan niệm, trong cách thức,
trong điều kiện và trong hành động. Thậm chí, có lúc cảm thấy hụt hơi. Nhưng thầy lấy đó
làm niềm hạnh phúc để cố gắng. Bởi vì nếu thế hệ trước vượt qua thế hệ sau thì đó là rủi
ro. Trong tiến trình đi tới, thế hệ sau đi chậm hơn là điều đáng buồn. Thầy thường hoài

nghi và lo lắng quan niệm của mình có lạc hậu hay không và hôm nay thầy mạo muội chia
sẻ với các em.
(Bài phát biểu ngày tốt nghiệp của sinh viên ĐH SP Hà Nội, Nguyễn Văn Minh, 2019)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích?
Câu 2. Anh/chị có đồng tình với quan điểm của tác giả: “Trong tiến trình đi tới, thế hệ sau
đi chậm hơn là điều đáng buồn” Vì sao?


Câu 3. Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong những câu văn
sau: “Hãy yêu lấy cuộc sống và làm cho cuộc sống tốt hơn. Hãy bắt đầu từ những điều bình
dị và hãy bắt đầu từ tình u thương, lịng tha thứ để khơng cịn những điều đau lịng, u
thương sẽ xóa tan thù hận… Hãy bắt đầu những điều tưởng chừng rất dễ để cảm hóa một
con người, để họ nhận biết đúng sai… Hãy biết khát vọng và gieo mầm khát vọng, nghèo
nàn rồi sẽ đi qua, căn nhà gió lùa ngày mai rồi sẽ kín.”
Câu 4. Anh/chị nhận được thông điệp đáng quý nào từ văn bản trên?
II. Làm văn (7,0 điểm).
Câu 1: Từ đoạn trích phần đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ)
bàn về ý nghĩa của lối sống biết khát vọng?
Câu 2: Phân tích diễn biến tâm trạng của nhân vật Mị được nhà văn Tơ Hồi thể hiện
trong đoạn trích sau:
Những đêm mùa đông trên núi cao dài và buồn. Nếu khơng có bếp lửa sưởi kia thì Mị cũng
đến chết héo. Mỗi đêm, Mị dậy ra thổi lửa hơ tay, hơ lưng, không biết bao nhiêu lần.
Thường khi đến gà gáy, Mị dậy ra bếp sưởi một lúc thật lâu, các chị em trong nhà mới bắt
đầu ra dóm lị bung ngơ, nấu cháo lợn.
[.........]
Đám than đã vạc hẳn lửa. Mị không thổi cũng không đứng lên. Mị nhớ lại đời mình. Mị
tưởng tượng như có thể một lúc nào, biết đâu A Phủ chẳng trốn được rồi, lúc đó bố con
thống lý sẽ đổ là Mị đã cởi trói cho nó, Mị liền phải trói thay vào đấy. Mị chết trên cái cọc
ấy. Nghĩ thế, nhưng làm sao Mị cũng khơng thấy sợ...
Trong nhà tối bưng, Mị rón rén bước lại, A Phủ vẫn nhắm mắt. Nhưng Mị tưởng như A Phủ

biết có người bước lại... Mị rút con dao nhỏ cắt lúa, cắt nút dây mây. A Phủ thở phè từng
hơi, như rắn thở, không biết mê hay tỉnh.
Lần lần, đến lúc gỡ được hết dây trói ở người A Phủ thì Mị cũng hốt hoảng. Mị chỉ thì thào
được một tiếng “Đi đi…” rồi Mị nghẹn lại. A Phủ khuỵu xuống không bước nổi.
Nhưng trước cái chết có thể đến nơi ngay, A Phủ lại quật sức vùng lên, chạy.
Mị đứng lặng trong bóng tối.
Trời tối lắm. Mị vẫn băng đi.
Sau đó nhận xét về giá trị nhân đạo mới mẻ của tác phẩm.


Đề 12
I, Đọc hiểu (3.0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:
Từ xưa đến nay, Tết Nguyên đán thỏa mãn được nhiều nhu cầu nhất của người Việt, về vật
chất, về tâm linh, về nếp sống và với mọi lứa tuổi, so với mọi dịp lễ trong năm. Trước hết,
đây là lễ (tết) mở đầu một năm mới. Nguyên có nghĩa là đầu tiên; đán nghĩa là sớm. Tết
Nguyên đán được hiểu là buổi sớm ngày đầu năm. Và Tết Nguyên đán người ta cũng gọi là
“tết cả” – tết lớn nhất, kết thúc một vòng thời gian 4 mùa chu chuyển, chào đón một chu
kỳ mới. Tết Nguyên đán với ý nghĩa sâu xa và mang tính thiêng, trang trọng là tiễn đưa
năm cũ, chào đón, chúc tụng năm mới sức khỏe con người tốt hơn, sinh kế khá hơn, hạnh
phúc cá nhân – gia đình bền vững hơn.
Cùng với sự phát triển của xã hội, Tết cổ truyền hiện nay cũng đã có nhiều sự thay đổi
đáng kể. Tuy nhiên, vẫn còn những giá trị tốt đẹp bất biến giữa vạn biến mà chúng ta có
thể và cần nhận ra. Tết Nguyên đán là sự chào mừng năm mới. Tết đến, người Việt chuẩn
bị mọi điều kiện sống đầy đủ, có đạo đức, có truyền thống tốt. Chẳng hạn: ăn phải ngon,
bổ dưỡng, khác hẳn ngày thường. Mặc phải đẹp, bất kể lứa tuổi nào, bất cứ giới nào: nam
hay nữ, nông dân, thợ, kẻ sĩ hay chức sắc, lão bà hay lão ông. Ai cũng thấy như phải gần
gũi nhau hơn, nói những điều hay với ngôn ngữ chọn lọc. Tết là phải chúc mừng nhau: sức
khỏe, tuổi tác (trường thọ), chúc “làm ăn bằng năm, bằng mười năm ngối”… Có phần
ngoa ngơn, song vẫn êm tai và thực lòng. Cho nên, Tết đến, người ta vui vẻ, dịu hiền, là cơ

hội để hòa giải những bất đồng, “giận đến chết đến Tết cũng thơi” (…).
(Trích Tết cổ truyền của người Việt và những giá trị văn hóa truyền thống, theo
, 17-02-2018)
Câu 1. Xác định phong cách ngơn ngữ của đoạn trích?
Câu 2. Anh/chị hiểu như thế nào về tên gọi Tết nguyên đán?
Câu 3. Nêu ý nghĩa của Tết nguyên đán với mỗi người dân Việt Nam được tác giả đưa ra
trong đoạn trích trên?
Câu 4. Cùng với sự phát triển của xã hội, Tết cổ truyền hiện nay cũng đã có nhiều sự thay
đổi đáng kể. Tuy nhiên, vẫn còn những giá trị tốt đẹp bất biến giữa vạn biến mà chúng ta
có thể và cần nhận ra. Anh/chị có đồng tình với quan điểm này của tác giả khơng? Vì sao?


II.LÀM VĂN
Câu 1. Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc Hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn khoảng 200
chữ trình bày quan điểm của mình về trách nhiệm của lớp trẻ trong việc giữ gìn bản sắc
văn hóa dân tộc.
Câu 2: Trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ, nhà văn Tơ Hồi đã miêu tả hành động trỗi dậy
của nhân vật Mị qua hai đoạn văn sau:
“Bây giờ Mị cũng khơng nói. Mị đến góc nhà, lấy ống mỡ, xắn một miếng, bỏ thêm vào đĩa
đèn cho sáng.
Trong đầu Mị đang rập rờn tiếng sáo. Mị muốn đi chơi. Mị cũng sắp đi chơi. Mị quấn lại tóc.
Mị với tay lấy cái váy hoa vắt phía trong vách...”
“Trong nhà tối bưng, Mị rón rén bước lại, A Phủ vẫn nhắm mắt. Nhưng Mị tưởng như A
Phủ biết có người bước lại... Mị rút con dao nhỏ cắt lúa, cắt nút dây mây. A Phủ thở phè
từng hơi, như rắn thở, không biết mê hay tỉnh.
Lần lần, đến lúc gỡ được hết dây trói ở người A Phủ thì Mị cũng hốt hoảng. Mị chỉ thì thào
được một tiếng “Đi ngay…”
Cảm nhận của anh chị về tâm trạng của nhân vật Mị qua hai đoạn văn trên, từ đó nhận
xét về sức sống tiềm tàng của nhân vật.



ĐỀ 13
I, Đọc hiểu (3.0 điểm):
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các u cầu:
Trong dịng đời vội vã có nhiều người dường như đã quên đi tình nghĩa giữa người với
người. Nhưng đã là cuộc đời thì đâu phải chỉ trải đầy hoa hồng, đâu phải ai sinh ra cũng có
được cuộc sống giàu sang, có được gia đình hạnh phúc tồn diện mà cịn đó nhiều mảnh
đời đau thương, bất hạnh cần chúng ta sẻ chia, giúp đỡ. Chúng ta đâu chỉ sống riêng cho
mình, mà cịn phải biết quan tâm tới những người khác. (Đó chính là sự “cho” và “nhận”
trong cuộc đời này).
“Cho” và “nhận” là hai khái niệm tưởng chừng như đơn giản nhưng số người có thể cân
bằng được nó lại chỉ đếm được trên đầu ngón tay. Ai cũng có thể nói “Những ai biết yêu
thương sẽ sống tốt đẹp hơn” hay “Đúng thế, cho đi là hạnh phúc hơn nhận về”. Nhưng tự
bản thân mình, ta đã làm được những gì ngồi lời nói? Cho nên, giữa nói và làm lại là hai
chuyện hoàn toàn khác nhau. Hạnh phúc mà bạn nhận được khi cho đi chỉ thật sự đến khi
bạn cho đi mà khơng nghĩ ngợi đến lợi ích của chính bản thân mình. Đâu phải ai cũng quên
mình vì người khác. Nhưng xin đừng quá chú trọng đến cái tôi của chính bản thân
mình. Xin hãy sống vì mọi người để cuộc sống không đơn điệu và để trái tim có những nhịp
đập yêu thương.
Cuộc sống này có qua nhiều điều bất ngờ nhưng cái quan trọng nhất thực sự tồn tại là tình
u thương. Sống khơng chỉ là nhận mà cịn phải biết cho đi.
( Trích – Lời khun cuộc sống, Internet).
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn bản?
Câu 2: Nội dung chính của đoạn văn bản là gì?
Câu 3: Tại sao tác giả cho rằng: “Hạnh phúc mà bạn nhận được khi cho đi chỉ thật sự đến
khi bạn cho đi mà không nghĩ ngợi đến lợi ích của bản thân mình”?
Câu 4: Anh / Chị có đồng tình với quan điểm “Chúng ta đâu chỉ sống riêng cho mình, mà
cịn phải biết quan tâm tới những người khác” hay khơng? Vì sao?
II, Làm văn (7.0 điểm):
Câu 1: Viết một đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ của anh, chị về ý kiến được

nêu trong phần đọc – hiểu: “Sống không chỉ là nhận mà còn phải biết cho đi”.


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×