Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (311.82 KB, 5 trang )
Lồng ruột cấp: Cần phát hiện
và điều trị sớm
Khi phát hiện trẻ có các dấu hiệu của lồng ruột, các bậc cha mẹ nên đưa trẻ
đến cơ sở y tế càng sớm càng tốt. (ảnh minh họa). Ảnh: gettyimages.com
Lồng ruột cấp là tình trạng một đoạn ruột chui vào một đoạn ruột
khác, gây nên tắc ruột cấp tính. Trường hợp phát hiện muộn sẽ rất khó điều
trị, thậm chí có thể làm cho trẻ tử vong. Bệnh thường gặp ở trẻ em, trong đó,
trẻ dưới 24 tháng tuổi, bụ bẫm chiếm đa số.
Dấu hiệu khi trẻ bị lồng ruột:
- Trẻ bị đau bụng từng cơn. Khi đang sinh hoạt bình thường đột nhiên trẻ
đau bụng, khóc thét dữ dội, bỏ ăn, bỏ bú. Sau cơn đau, trẻ có thể bú lại bình
thường nhưng cơn đau sẽ trở lại sau đó.
- Tiếp theo là trẻ nôn ói nhiều, lúc đầu là nôn ra dịch trắng sau đó chuyển
qua màu vàng hoặc xanh.
- Sau đó, trẻ đi ngoài ra phân có máu. Dấu hiệu này lại dễ nhầm lẫn với
bệnh kiết lỵ.
Nguyên nhân gây lồng ruột
Nguyên nhân dẫn đến lồng ruột ở trẻ nhỏ gồm có nguyên nhân thực thể và
nguyên nhân tự phát. Lồng ruột không tìm thấy nguyên nhân rõ ràng gọi là lồng
ruột vô căn hay lồng ruột tự phát.