Tải bản đầy đủ (.pdf) (94 trang)

NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG ÁP DỤNG CÔNG NGHỆ TÀI CHÍNH Ở VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (664.27 KB, 94 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
---------o0o---------

BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI THAM GIA XÉT
GIẢI THƯỞNG "SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC"
NĂM 2021

NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ
NĂNG ÁP DỤNG CƠNG NGHỆ TÀI CHÍNH
Ở VIỆT NAM

Thuộc nhóm ngành: Kinh doanh và Quản lý 1

THÁNG 4 NĂM 2021


MỤC LỤC
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU
DANH MỤC HÌNH VẼ
LỜI MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.......................................1
1.1 Lý do chọn đề tài.............................................................................................1
1.2 Mục tiêu của đề tài..........................................................................................6
1.3 Đối tượng nghiên cứu......................................................................................6
1.4 Phạm vi và phương pháp nghiên cứu..............................................................6
1.5 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài.............................................................................7
1.6 Cấu trúc của đề tài...........................................................................................7


Tiểu kết chương 1..................................................................................................8
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MƠ HÌNH............................................9
2.1 Tổng quan lý thuyết về các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng áp dụng cơng
nghệ tài chính........................................................................................................9
2.1.1 Tổng quan lý thuyết về cơng nghệ tài chính......................................................................9
2.1.2 Đặc điểm về cơng nghệ tài chính.....................................................................................11
2.1.3 Vai trị của cơng nghệ tài chính.......................................................................................14

2.2 Tổng quan tình hình nghiên cứu....................................................................16
2.2.1 Tình hình nghiên cứu về ứng dụng cơng nghệ tài chính trong nước...............................16
2.2.2 Tình hình nghiên cứu về ứng dụng cơng nghệ tài chính ở nước ngồi............................19
2.2.3 Thực trạng tình hình sử dụng cơng nghệ tài chính ở Việt Nam.......................................22

2.3 Các yếu tố ảnh hưởng tới áp dụng cơng nghệ tài chính tại Việt Nam...........26
2.4 Đề xuất mơ hình nghiên cứu lý thuyết..........................................................28
2.4.1 Khả năng áp dụng cơng nghệ tài chính nói chung tại Việt Nam.....................................28
2.4.2. Giả thuyết nghiên cứu.....................................................................................................29

Tiểu kết chương 2................................................................................................38
CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.................................................39


3.1 Quy trình nghiên cứu.....................................................................................39
3.2 Phương pháp nghiên cứu...............................................................................41
3.2.1 Mơ hình nghiên cứu định lượng.......................................................................................41
3.2.2 Dữ liệu nghiên cứu...........................................................................................................45

Tiểu kết chương 3................................................................................................47
CHƯƠNG 4. PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.....................................48
4.1 Thống kê mô tả..............................................................................................48

4.1.1 Tương quan giữa khả năng áp dụng cơng nghệ tài chính và mức độ tiếp cận tài chính của
người được khảo sát..................................................................................................................48
4.1.2 Tương quan giữa khả năng áp dụng cơng nghệ tài chính và trình độ học vấn đại học hay
cao hơn......................................................................................................................................48
4.1.3 Tương quan giữa khả năng áp dụng cơng nghệ tài chính và việc sở hữu tài khoản tại một
định chế tài chính......................................................................................................................49
4.1.4 Tương quan giữa khả năng áp dụng cơng nghệ tài chính và việc có thẻ ghi nợ..............50
4.1.5. Tương quan giữa khả năng áp dụng cơng nghệ tài chính và việc sở hữu thẻ tín dụng...51
4.1.6. Tương quan giữa khả năng áp dụng cơng nghệ tài chính và yếu tố ảnh hưởng đến việc
người được phỏng vấn không mở tài khoản.............................................................................51
4.1.7. Tương quan giữa khả năng áp dụng cơng nghệ tài chính qua thiết bị di động, internet và
tuổi, tuổi bình phương của khách hàng.....................................................................................52

4.2 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng áp dụng cơng nghệ tài chính ở
Việt Nam.............................................................................................................53
4.2.1 Kiểm định point biserial với biến age và age2.................................................................53
4.2.2 Kiểm định Pearson Chi-square........................................................................................53
4.2.3 Kiểm định hệ số phóng đại phương sai VIF....................................................................54
4.2.4 Kết quả mơ hình hồi quy..................................................................................................55

Tiểu kết chương 4................................................................................................62
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN....................................................................................64
5.1 Bàn luận kết quả nghiên cứu.........................................................................64
5.1.1. Trình độ học vấn của khách hàng...................................................................................64
5.1.2. Khách hàng có sở hữu thẻ, tài khoản tại tổ chức tài chính.............................................65
5.1.3. Tuổi của khách hàng.......................................................................................................65
5.1.4. Mức độ tiếp cận tài chính của khách hàng......................................................................66
5.2.1 Đối với các tổ chức tài chính...........................................................................................67



5.2.2 Đối với chính phủ............................................................................................................71

5.3 Hạn chế nghiên cứu và hướng nghiên cứu tiếp theo.....................................72
Tiểu kết chương 5................................................................................................72
TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................a
PHỤ LỤC...............................................................................................................i


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
AI: Artificial Intelligence: Trí tuệ nhân tạo
API: Application Programming Interface
ATM : Automatic Teller Machine
EDC: Electronic Data Capture:
EFTPOS - Electronic Funds Transfer At Point Of Sale :dịch vụ chuyển tiền điện tử
tại điểm bán hàng
IoT: Internet of things
mPOS: Mobile Point of Sale
NHNN: Ngân hàng Nhà nước
POS:Point of Sale
QĐ: Quyết định
QR: Quick response
TAM : Technology Acceptance Model : Mơ hình chấp nhận cơng nghệ
TT: Thơng tư
TTg: Thủ tướng
VIF: Variance Inflation Factor : Hệ số phóng đại phương sai
WB: World Bank Ngân hàng Thế giới


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.2. Thành tựu nổi bật của 4 ngân hàng.....................................................25

Bảng 2.3. Tổng số lượng thẻ đã phát hành..........................................................30
Bảng 2.4. Số lượng thiết bị sử dụng thẻ thanh toán (Đơn vị: thiết bị)................31
Bảng 2.5. Số lượng giao dịch thơng qua thẻ thanh tốn......................................32
Hình 2.6. Mơ hình lí thuyết xác định ccác yếu tố ảnh hưởng đến khả năng áp
dụng cơng nghệ tài chính của khách hàng tại Việt Nam.....................................37
Bảng 3.1. Khai báo các biến trong mơ hình.......................................................42
Bảng 3.2. Thống kê các biến được sử dụng.......................................................46
Bảng 4.1. Tương quan giữa khả năng áp dụng cơng nghệ tài chính và mức độ
tiếp cận tài chính của người được khảo sát.........................................................48
Bảng 4.2. Tương quan giữa khả năng áp dụng công nghệ tài chính và trình độ
học vấn đại học hay cao hơn...............................................................................49
Bảng 4.3. Tương quan giữa khả năng áp dụng công nghệ tài chính và việc sở
hữu tài khoản tại một định chế tài chính.............................................................49
Bảng 4.4. Tương quan giữa khả năng áp dụng cơng nghệ tài chính và việc có thẻ
ghi nợ...................................................................................................................50
Bảng 4.5. Tương quan giữa khả năng áp dụng công nghệ tài chính và việc sở
hữu thẻ tín dụng...................................................................................................51
Bảng 4.6. Tương quan giữa khả năng áp dụng công nghệ tài chính và yếu tố ảnh
hưởng đến việc người được phỏng vấn không mở tài khoản..............................52
Bảng 4.7. Kiểm định Pearson Chi-square...........................................................53
Bảng 4.8. Kết quả hồi quy các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng áp dụng cơng
nghệ tài chính ở Việt Nam...................................................................................55
Bảng 4.9. Kết luận tổng hợp từ các mơ hình đo lường các yếu tố ảnh hưởng đến
khả năng áp dụng cơng nghệ tài chính................................................................58


DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 2.1. Các dịch vụ FinTech tại Việt Nam năm 2020.....................................23
Hình 2.2. Mơ hình TAM.....................................................................................27
Hình 3.1. Quy trình nghiên cứu...........................................................................39



LỜI MỞ ĐẦU
Với sự phát triển nhanh chóng của cơng nghệ, cơng nghệ tài chính (FinTech) đã
và đang ngày càng khẳng định vai trị quan trọng của mình trong thúc đẩy kinh tế cũng
như đẩy mạnh cạnh tranh giữa các doanh nghiệp tài chính.
Tại Việt Nam, các hoạt động liên quan đến FinTech cũng nhận được rất nhiều
sự quan tâm từ phía nhà nước, các định chế và cả khách hàng. Tuy nhiên FinTech là
một lĩnh vực mới, vì thế, cách để có thể ứng dụng, phát triển nó mạnh mẽ ở thị trường
Việt Nam vẫn còn là một câu hỏi khó, chưa tìm được hướng giải quyết cụ thể.
Nhận thấy được vấn đề cũng như tầm quan trọng của việc phát triển FinTech tại
Việt Nam, nhóm tác giả quyết định viết đề tài “Nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng
đến khả năng áp dụng cơng nghệ tài chính ở Việt Nam”. Đề tài có thể giúp doanh
nghiệp nhìn nhận các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng áp dụng cơng nghệ tài chính của
khách hàng. Ngồi ra, nhóm tác giả cũng đưa ra một số giải pháp cụ thể, khuyến nghị
cho nhà nước để có thể nâng cao khả năng của cơng nghệ tài chính khách hàng.
Nhóm tác giả cam đoan đề tài “Nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến khả
năng áp dụng công nghệ tài chính ở Việt Nam” là kết quả mà nhóm thu được thu được
sau quá trình nghiên cứu dưới sự hướng dẫn của TS Nguyễn Thị Mai. Nhóm cũng cam
đoan khơng sao chép từ bất kỳ nghiên cứu của người khác. Bài báo cáo có sử dụng bộ
dữ liệu từ Ngân hàng Thế giới cùng một số tài liệu tham khảo khác đã được trích dẫn
nguồn. Đồng thời, các số liệu, kết quả trong báo cáo là hoàn toàn đúng sự thật. Nhóm
xin hồn tồn chịu trách nhiệm nếu có bất kỳ sai sót nào.


1

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1 Lý do chọn đề tài
Những tiến bộ vượt bậc về mặt công nghệ đã dẫn đến sự đổi mới trong dịch vụ

tài chính, gần đây nhất chính là sự xuất hiện của FinTech – sự tích hợp giữa cơng nghệ
và tài chính nhằm cung cấp các dịch vụ thanh tốn hữu ích cho người dùng (Chang và
các cộng sự, 2016). Đồng thời sự phát triển khơng ngừng đó khiến việc ứng dụng
FinTech vào mọi hoạt động của đời sống trở thành một điều thiết yếu. Kết hợp với bối
cảnh đại dịch Covid 19, đã thúc đẩy các doanh nghiệp phải chuyển mình, thay đổi cách
vận hành bằng cách áp dụng những sản phẩm và dịch vụ của FinTech vào hoạt động
kinh doanh của họ (Osman và các cộng sự, 2020). Dịch vụ của FinTech được xây
dựng từ những ý tưởng mới, có tính sáng tạo hoặc những ý tưởng có thể đã lỗi thời
nhưng được thực hiện theo một cách thức khác biệt, với mục đích đơn giản hóa thủ tục
giao dịch và cải thiện khả năng tiếp cận dịch vụ tài chính của khách hàng (Gomber và
các cộng sự, 2017; Milian và các cộng sự, 2019; Nguyen & Bui, 2019). Bên cạnh đó,
sự phát triển của FinTech gắn liền với sự tăng trưởng của ngành ngân hàng. Điều này
có thể được thấy rõ qua việc FinTech đang dần dần phá vỡ mơ hình ngân hàng truyền
thống nhờ mang đến nhiều hơn các lựa chọn tiếp cận dịch vụ ngân hàng với chi phí
thấp nhất cho khách hàng. Ngồi ra, các cơng ty FinTech có tiềm năng thay thế các
cơng ty tài chính trung gian kiểu cũ thơng qua việc phát triển mạnh mẽ, khai thác lợi
thế quy mơ trong phân tích dữ liệu và cung cấp các dịch vụ tài chính chi phí thấp hơn
cho khách hàng (Chemmanur và các cộng sự, 2020). Theo Zavolokina và các cộng sự
(2016), FinTech mang đến nhiều cơ hội mới cho những người được trao quyền, tăng
tính minh bạch, giảm chi phí, cắt giảm người trung gian và thông tin dễ dàng được tiếp
cận.
Theo báo cáo về tình hình FinTech của Việt Nam do FinTech News Singapore
thực hiện, năm 2020, có tổng cộng 124 startups tại Việt Nam trong lĩnh vực FinTech.
Tuy nhiên, số lượng lớn startups cũng không đồng nghĩa với việc những công ty đó
hoạt động tốt. Cụ thể, tính đến tháng 10 năm 2020, Việt Nam có 39 nhà cung cấp dịch
vụ phi ngân hàng được cấp phép, tuy nhiên chỉ có 36 đơn vị đang thực sự hoạt động.
Ngoài ra, mặc dù những chuyển biến tích cực, người dùng tại Việt Nam vẫn còn nhiều


2

nghi ngại về việc sử dụng FinTech. Theo Hoàng và các cộng sự (2018), FinTech có 4
khó khăn chính: pháp lý, cơ sở hạ tầng cơng nghệ, mơ hình kinh doanh và ý thức của
người dùng. Bên cạnh đó, cịn nhận thấy một số thách thức khác như: giáo dục, vốn,
nhà đầu tư, … Ở Việt Nam, tài năng trong lĩnh vực FinTech rất ít được nhắc đến. Các
tổ chức cơng nghệ có xu hướng thiên về những hoạt động mang tính lý thuyết nhưng
hầu hết hoạt động này đều chưa có mối liên hệ trực tiếp với thực tế (Anh, 2018). Ngoài
ra, lĩnh vực Fintech tại Việt Nam cũng đang là một mảng hoạt động tương đối mới mẻ,
do vậy cũng khơng ít ngân hàng khơng muốn bắt tay hợp tác để đảm bảo tính bảo mật
hệ thống do sợ tiết lộ thơng tin khách hàng (Thơng, Duy, Tồn, 2018). Cịn theo Ngân
hàng Nhà nước Việt Nam (2018), có khoảng 90% giao dịch của người dân vẫn là giao
dịch tiền mặt. Bên cạnh đó, sự thay đổi của các luật pháp có liên quan đến hoạt động
của FinTech chưa bắt kịp với tốc độ thay đổi nhanh chóng của cơng nghệ. Ngun
nhân chính có thể xuất phát từ việc ứng dụng của FinTech bắt nguồn từ sự biến chuyển
liên tục của cơng nghệ. Ngồi ra, hệ thống giáo dục của Việt Nam vẫn đang dừng ở
giai đoạn 2.0 khi chỉ sử dụng kết nối Internet trong việc giao tiếp giữa giáo viên và học
sinh (Thanh 2017). Trên đây là một vài trong số những thách thức mà các công ty
FinTech phải giải quyết triệt để để giúp lĩnh vực phát triển ở mức độ mới hơn.
Từ những yếu tố trên, nhận thấy việc áp dụng những thành tựu của FinTech vào
thực tiễn có vai trị quan trọng trong việc nâng cao nền kinh tế Việt Nam, nâng cao
năng lực cạnh tranh doanh nghiệp. Với sự thay đổi không ngừng của về mọi mặt trong
cuộc cách mạng 4.0, việc ứng dụng FinTech giúp Việt Nam rút bớt khoảng cách về tốc
độ phát triển so với các nước khác trên bản đồ thế giới. Đồng thời, đây cũng là cơ hội
giúp Việt Nam khẳng định vị thế của mình nhờ việc tiếp thu tốt lĩnh vực FinTech.
Nhất là trong bối cảnh đại dịch Covid 19, người dùng đang chuyển hướng sử dụng
nhiều hơn những sản phẩm, dịch vụ có ứng dụng cơng nghệ, thì FinTech càng có nhiều
hơn cơ hội để tiếp cận đến với khách hàng tiềm năng. Tuy thế, tính đến thời điểm hiện
tại, việc đưa FinTech vào các khía cạnh khác nhau của cuộc sống vẫn cịn đối diện với
nhiều khó khăn. Hơn nữa, trong trạng thái bình thường mới, sức cạnh tranh của lĩnh
vực này ngày càng tăng cao cùng với nhu cầu hội nhập kinh tế thế giới thì việc áp
dụng cơng nghệ tài chính trở nên càng cấp thiết.

Theo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NH NNVN), tuy FinTech còn khá mới tại
Việt Nam, nhưng số lượng công ty FinTech đã tăng nhanh, gấp 4 lần vào năm 2020 so


3
với năm 2016. Theo bảng xếp hạng của Findexable (2019), Việt Nam đứng thứ 51
trong các trung tâm FinTech toàn cầu, Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội lần lượt xếp
thứ 27 và 30 trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Làn sóng FinTech đang tác
động mạnh mẽ đến sự phát triển của kinh tế trên nền tảng công nghệ 4.0. Tuy nhiên,
các nghiên cứu chuyên sâu về FinTech ở Việt Nam cịn hạn chế, có ít nghiên cứu tìm
hiểu đến về các yếu tố ảnh hưởng đến việc áp dụng FinTech. Chính vì vậy, nghiên cứu
này hướng tới việc xác định các yếu tố tác động và đẩy mạnh việc áp dụng FinTech.
Hơn nữa, trong trạng thái bình thường mới, sức cạnh tranh của lĩnh vực này ngày càng
tăng cao cùng với nhu cầu hội nhập kinh tế thế giới thì việc áp dụng cơng nghệ tài
chính trở nên ngày càng cấp thiết.
Việc ứng dụng cơng nghệ tài chính (FinTech) được rộng rãi phải nhờ vào các
chính sách của Chính phủ. Trong thời gian qua, nhiều đề án, văn bản quy phạm pháp
luật liên quan tới hoạt động thanh tốn và Tài chính vi mơ (TCVM) đã được xây dựng,
ban hành, cụ thể:
Đề án xây dựng và phát triển hệ thống tài chính vi mơ tại Việt Nam đến năm
2020 (Quyết định số 2195/QĐ-TTg ngày 06/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ). Mục
tiêu của đề án: Xây dựng và phát triển hệ thống tổ chức tài chính vi mơ an tồn, bền
vững, hướng tới phục vụ người nghèo, người có thu nhập thấp, các doanh nghiệp siêu
nhỏ, doanh nghiệp nhỏ, góp phần thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về đảm
bảo an sinh xã hội và giảm nghèo bền vững. Đề án đưa ra các giải pháp vê các mặt:
pháp lý, nâng cao năng lực của cơ quan nhà nước và các tổ chức tài chính, tuyên
truyền và nâng cao nhận thức,… là: (1) Xây dựng môi trường pháp lý đồng bộ, phù
hợp với đặc thù của hoạt động tài chính vi mơ, (2) Nâng cao năng lực hoạch định
chính sách và quản lý của cơ quan quản lý nhà nước, (3) Nâng cao năng lực của các tổ
chức tài chính vi mơ, (4) Tun truyền, nâng cao nhận thức về tài chính vi mơ và (5)

Các giải pháp hỗ trợ khác (Tạo điều kiện về nguồn vốn cho hoạt động tài chính vi mơ,
Hỗ trợ hình thành cơ sở đào tạo về tài chính vi mô, Hỗ trợ xây dựng cơ sở dữ liệu
chung về tài chính vi mơ, Hỗ trợ việc hình thành Hiệp hội tài chính vi mơ). Các tổ
chức thực hiện bao gồm: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch
và Đầu tư, Bộ Nội vụ, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Ủy ban nhân dân các
tỉnh, thành phố, Đài truyền hình Việt Nam và Đài tiếng nói Việt Nam, Các tổ chức
chính trị - xã hội, Các Bộ, ngành, tổ chức liên quan).


4
Đề án nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ ngân hàng cho nền kinh tế (Quyết định
1726/QĐ-TTg ngày 5/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ). Đề án đề cập đến 3 vấn đề
xuyên suốt từ mục tiêu đến các giải pháp cần đạt được là: (i) gia tăng kênh cung ứng
dịch vụ ngân hàng; (ii) gia tăng số lượng và chất lượng sản phẩm dịch vụ ngân hàng,
thiết kế đơn giản, dễ tiếp cận đối với người dân, doanh nghiệp, nhất là người dân vùng
sâu, vùng xa, người nghèo; (iii) gia tăng mức độ sử dụng dịch vụ ngân hàng.
Thông tư số 39/2014/TT-NHNN ngày 11/12/2014 hướng dẫn về dịch vụ trung
gian thanh toán. Thông tư 39 ra đời tạo khuôn khổ pháp lý cho các công ty thực hiện
hoạt động trung gian thanh toán, tạo thêm kênh thanh toán mới, tiện ích, thúc đẩy phổ
cập tài chính tại Việt Nam.
Việc ứng dụng cơng nghệ tài chính (FinTech) phải dựa trên nền tảng công nghệ,
đặc biệt là công nghệ 4.0. FinTech ra đời và phát triển mạnh mẽ dựa trên sự phát triển
của cuộc cách mạng 4.0, được ứng dụng dựa trên các thành tựu về điện toán đám mây,
robot và trí tuệ nhân tạo (AI), dữ liệu lớn (Big Data) và Internet kết nối vạn vật (IoT _
Internet of things), công nghệ Blockchain và sổ cái phân tán, giao diện chương trình
ứng dụng (API-Application Programming Interface), theo Hiền và Hương (2019).
Việc ứng dụng cơng nghệ tài chính (FinTech) chịu tác động bởi nền tảng thương
mại điện tử và FinTech sẽ thay đổi cục diện thương mại điện tử tại Việt Nam. Theo
Brands Việt Nam, FinTech có khả năng đem đến những đặc thù thanh toán trực tuyến
tối ưu mà điển hình là các ứng dụng VTPay, ZingPay, VTCPay. Ngồi ra, việc ngân

hàng số Timo kết hợp thành công với các ngân hàng truyền thống đã chứng tỏ FinTech
có khả năng gỡ bỏ mọi giới hạn giao dịch giữa các ngân hàng khác nhau, tăng hiệu quả
trong q trình thanh tốn cho cả người chuyển và người nhận.
Việc ứng dụng công nghệ tài chính chịu tác động của hệ sinh thái FinTech tại
Việt Nam. FinTech Việt Nam được so sánh như mầm sống của 1 nhánh cây tài chính,
các thành phần của hệ sinh thái này được tìm thấy có sẵn nhưng đang làm việc theo
bản năng và thiếu liên kết với nhau. Nói cách khác, việc ứng dụng cơng nghệ tài chính
cần có sự hợp tác sâu rộng hơn của các định chế tài chính truyền thống (ngân hàng) và
các cơng ty FinTech. Theo Trinh và Thanh (2017) thì mơ hình hoạt động hợp tác giữa
các cơng ty FinTech và ngân hàng vẫn còn hạn chế, chủ yếu là các dịch vụ thanh toán
cơ bản cùng với vấn đề cần hoàn thiện hành lang pháp lý đang làm đau đầu cơ quan
chính phủ.


5
Việc ứng dụng cơng nghệ tài chính phải dựa trên các điều kiện kinh tế - xã hội
của Việt Nam. Theo báo cáo của Vietnam digital landscape 2020, Việt Nam có dân số
vào khoảng 96,90 triệu người, tỉ lệ dân thành thị chiếm 36%, tỉ lệ người biết đọc chiếm
95%, tỉ lệ người sử dụng điện thoại chiếm 94% và 68,17 triệu người dùng Internet tính
đến tháng 1 năm 2020. FinTech Việt Nam có tiềm năng phát triển cao, tuy nhiên, cịn
tồn đọng một một số khó khăn, vướng mắc như sự phân bố mạng lưới của các tổ chức
tín dụng không đồng đều. Mật độ dân số của Việt Nam với 64% dân số tập trung ở
nông thôn, các sản phẩm, dịch vụ tài chính vẫn chưa được chuyên biệt để phù hợp với
đặc thù dân cư ở khu vực nông thôn, vùng sâu vùng xa. Đối với đối tượng nghèo, thu
nhập và chi tiêu của người dân là không lớn để cần đến dịch vụ ngân hàng.
Việc ứng dụng cơng nghệ tài chính chịu ảnh hưởng bởi mức độ tiếp cận công
nghệ của người dân. Theo báo cáo của Vietnam digital landscape 2020, 30% người
dân có tài khoản tại 1 tổ chức tài chính, 4,1% người dân có thẻ tín dụng trong đó nam
giới chiếm tỉ lệ 4,6% và nữ giới chiếm tỉ lệ 3,7%.
Việc ứng dụng công nghệ tài chính (FinTech) chịu ảnh hưởng bởi trình độ học

vấn và tâm lý của người dân. Theo nhóm Cơng tác tài chính vi mơ Việt Nam, nhận
thức và năng lực sử dụng dịch vụ tài chính của khách hàng cịn hạn chế cũng như tâm
lí, thói quen e ngại, dè chừng về sự an toàn của các sản phẩm, dịch vụ.
Vì thế, nghiên cứu về những yếu tố ảnh hưởng đến khả năng áp dụng cơng nghệ
tài chính tại Việt Nam là một yêu cầu thiết yếu, cần được thực hiện sớm, có ý nghĩa lý
luận và thực tiễn, góp phần thay đổi nhận thức và hành động của người dân Việt Nam
trong việc ứng dụng công nghệ tài chính. Với ý nghĩa đó, tác giả viết đề tài “Các yếu
tố ảnh hưởng đến khả năng áp dụng công nghệ tài chính tại Việt Nam” để nghiên cứu.
Vì thế, nghiên cứu về những yếu tố ảnh hưởng đến khả năng áp dụng cơng nghệ
tài chính tại Việt Nam là một yêu cầu thiết yếu, cần được thực hiện sớm, có ý nghĩa lý
luận và thực tiễn, góp phần thay đổi nhận thức và hành động của người dân Việt Nam
trong việc ứng dụng cơng nghệ tài chính. Với ý nghĩa đó, tác giả viết đề tài “Các yếu
tố ảnh hưởng đến khả năng áp dụng cơng nghệ tài chính tại Việt Nam” để nghiên
cứu.


6
1.2 Mục tiêu của đề tài
Mục tiêu tổng quát: Đề tài được viết với mục tiêu tổng quát hướng đến làcủa đề tài
nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng áp dụng cơng nghệ tài chính tại
Việt Nam.
Mục tiêu cụ thể:
-

Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng áp dụng cơng nghệ tài chính tại
Việt Nam.

-

Đo lường mức độ tác động của từng yếu tố ảnh hưởng đến khả năng áp dụng

cơng nghệ tài chính tại Việt Nam.

-

Đề xuất một số giải pháp rút ra từ kết quả nghiên cứu nhằm giúp đẩy mạnh khả
năng áp dụng cơng nghệ tài chính tại Việt Nam.

1.3 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng áp dụng cơng
nghệ tài chính tại Việt Nam trong bộ dữ liệu của Ngân hàng Thế Giới (WB), cơ sở dữ
liệu toàn diện về phổ cập tài chính tại Việt Nam vào năm 2014 và năm 2017.
1.4 Phạm vi và phương pháp nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu: nghiên cứu này tập trung phân tích các khách hàng dân cư Việt
Nam trong bộ dữ liệu của Ngân hàng Thế giới, cơ sở dữ liệu tồn diện về phổ cập tài
chính tại Việt Nam vào năm 2014 và năm 2017. Cơ sở dữ liệu này được xây dựng dựa
trên cuộc phỏng vấn với trên 150,000 người dân có độ tuổi từ 15 trở lên ở 148 quốc
gia trên thế giới được thực hiện 3 năm 1 lần.
Những phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong đề tài:
-

Phương pháp thống kê mô tả: từ dữ liệu sau khi thu thập được, đề tài thống kê,
phân tích và đánh giá sự tương quan giữa các biến.

-

Phương pháp phân tích định lượng: từ những biến đã chọn, xây dựng dữ liệu
bảng và dùng mơ hình hồi quy logistic để nghiên cứu ảnh hưởng của các nhân
tố đến khả năng áp dụng cơng nghệ tài chính tại Việt Nam.



7
1.5 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Về mặt nghiên cứu khoa học:
Đề tài góp phần tạo thêm sự đa dạng, phong phú cho kho tàng nghiên cứu tại Việt
Nam bằng việc đưa ra những bằng chứng xác thực, mô hình kinh tế lượng, các gợi ý
chính sách từ trường hợp của Việt Nam. Đặc biệt, trong bối cảnh Covid 19, mơi
trường mới sẽ được hình thành và giúp thúc đẩy FinTech phát triển. Nhìn nhận được
vấn đề này, đề tài đã nhanh chóng áp dụng những thành cơng của cơng nghệ tài chính,
qua đó tìm hiểu sâu vào việc so sánh mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố đến khả năng
áp dụng cơng nghệ tài chính
Về mặt đóng góp chính sách:
Từ kết quả nghiên cứu, đề tài chỉ ra điểm hạn chế của hệ thống chính sách, sau đó, đưa
ra một số hàm ý chính sách để bổ sung với mục đích làm mối quan hệ giữa các đặc
điểm cốt lõi của cơng nghệ tài chính cũng như các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến khả
năng áp dụng cơng nghệ tài chính, góp phần hỗ trợ các cơ quan đưa ra các chính sách
hành động, góp phần thúc đẩy sự phát triển của FinTech.
1.6 Cấu trúc của đề tài
Ở chương 1, nhóm tác giả nêu lý do chọn đề tài, mục tiêu, đối tượng, phạm vi,
phương pháp nghiên cứu, ý nghĩa của đề tài. Trong chương 2, đề tài giới thiệu các lý
thuyết có liên quan, đặc điểm, vai trò, các đơn vị đo lường từ các nghiên cứu trước
đồng thời khái quát về tình hình thực tế trong và ngoài nước trong lĩnh vực này và qua
đó rút ra khung lý thuyết và mơ hình nghiên cứu thực nghiệm cho đề tài. Từ những lý
thuyết đã nêu, chương 3 viết về quy trình, phương pháp, mơ hình nghiên cứu định
lượng và dữ liệu nghiên cứu. Trong chương 4, đề tài bàn về các kiểm định thống kê
cho các biến cho mơ hình kinh tế lượng; sau đó, dùng phương pháp thống kê, mơ tả,
liên hệ, so sánh tương quan giữa các yếu tố ảnh hưởng và khả năng áp dụng cơng nghệ
tài chính; phân tích mơ hình lượng hóa các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng áp dụng
cơng nghệ tài chính. Chương 5 tóm tắt kết quả thu được của nghiên cứu, nêu các hàm
ý ứng dụng thực tiễn, trình bày các hạn chế của nghiên cứu và hướng nghiên cứu tiếp
theo cũng sẽ được đề xuất.



8
Tiểu kết chương 1: Chương 1 của đề tài nêu lên tính cần thiết và cấp bách của việc
nghiên cứu vấn đề này cũng như trình bày mục tiêu, đối tượng, phạm vi và phương
pháp nghiên cứu, đồng thời kết cấu đề tài và giá trị kỳ vọng về mặt khoa học và thực
tiễn mà đề tài dự kiến sẽ mang lại cũng được sẽ xác định.


9

CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MƠ HÌNH
2.1 Tổng quan lý thuyết về các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng áp dụng cơng
nghệ tài chính
2.1.1 Tổng quan lý thuyết về cơng nghệ tài chính
FinTech (Financial Technology) hay cơng nghệ tài chính là một khái niệm chưa
được thống nhất giữa các nhà nghiên cứu trên thế giới. Khái niệm cơng nghệ tài chính
lần đầu được nhắc đến trong một bài nghiên cứu khoa học năm 1972. Trong bài nghiên
cứu học thuật của mình, phó chủ tịch của Manufacturers Hanover Trust-Abraham
Keon Bettinger đã nghiên cứu những mơ hình về các vấn đề thường ngày của tổ chức
đó và tạo nên định nghĩa sau đối với cơng nghệ tài chính: cơng nghệ tài chính là sự kết
hợp của chun mơn ngân hàng với kĩ thuật khoa học quản lý hiện đại với máy tính.
Một số nhà khoa học đề cập tới FinTech như các dịch vụ và sản phẩm tài chính
mang tính sáng tạo và được cá nhân hóa (Lee & Teo, 2015) hay là toàn bộ những dịch
vụ và sản phẩm tài chính được cung cấp một cách truyền thống bởi những định chế tài
chính (Arner và các cộng sự, 2015). Trong khi đó, theo Lee (2015) thì cơng nghệ tài
chính đề cập đến một loại hình kinh doanh sử dụng những phần cứng và phần mềm để
cung cấp những dịch vụ tài chính. Ngồi ra, ngân hàng trung ương Indonesia năm
2017 lại cho rằng cơng nghệ tài chính là việc sử dụng cơng nghệ trong hệ thống tài
chính dẫn đến những sản phẩm, dịch vụ, công nghệ và mô hình kinh doanh mới và có

thể ảnh hưởng đến sự ổn định tiền tệ, sự ổn định hệ thống tài chính và/hoặc hiệu suất,
tính trơn tru, tính bảo mật và độ tin cậy của hệ thống thanh toán. Gần tương tự vậy,
Abdillah (2019) định nghĩa cơng nghệ tài chính là sự áp dụng những tiến bộ trong
công nghệ thông tin vào ngành cơng nghiệp dịch vụ tài chính.
Theo Karakas và Stamegna (2017), FinTech là viết tắt của công nghệ tài chính,
là một thuật ngữ rộng được sử dụng chủ yếu để chỉ những công ty đang sử dụng các hệ
thống dựa trên cơng nghệ theo một cách nào đó để cung cấp dịch vụ tài chính trực tiếp
hoặc cố gắng làm cho hệ thống tài chính hiệu quả hơn. Freedman (2006) mơ tả
FinTech như xây dựng hệ thống mơ hình, giá trị và tiến trình cung cấp sản phẩm tài
chính như: trái phiếu, cổ phiếu, gửi tiền và thanh toán và FinTech như là sự đổi mới
trong dịch vụ tài chính với cơng nghệ.


10
Cơng nghệ tài chính cịn được định nghĩa như một ngành công nghiệp sử dụng
công nghệ tập trung vào điện thoại để nâng cao hiệu suất của hệ thống tài chính và
những thay đổi cơng nghiệp bắt nguồn từ sự hội tụ của dịch vụ tài chính và cơng nghệ
thơng tin trong bài nghiên cứu của Kim và các cộng sự (2015) hay là một ngành cơng
nghiệp tài chính mới áp dụng công nghệ để cải thiện hoạt động tài chính (Schueffel,
2019). Trong bài nghiên cứu của Lee và Kim (2015) đã chỉ ra rằng cơng nghệ tài chính
là một quá trình kỹ thuật bắt nguồn từ việc phát triển và xây dựng những phần mềm tài
chính có thể có những ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống truyền thống.
Một số nghiên cứu định nghĩa cơng nghệ tài chính là giải pháp tài chính được
thực hiện bởi cơng nghệ thơng tin (Shin & Choi, 2019) hay giải pháp trong dịch vụ tài
chính lấy cơng nghệ làm động lực (Ernst & Young, 2015). FinTech có thể giúp cải
thiện hiệu quả các dịch vụ tài chính và các dịch vụ tiêu dùng tài chính đối với mơi
trường di động.
Ngày nay, việc giải thích về cơng nghệ tài chính đã mở rộng bao gồm bất kỳ sự
đổi mới công nghệ trong lĩnh vực tài chính, bao gồm đổi mới về giáo dục và đào tạo
tài chính, ngân hàng bán lẻ, đầu tư hoặc cải tiến hoạt động. Gomber và các cộng sự

(2017) cho rằng cơng nghệ tài chính đã trở thành từ đồng nghĩa với sự kết nối những
thứ hiện đại liên quan đến internet, cơng nghệ (như điện tốn đám mây, mạng điện
thoại) với những hoạt động kinh doanh điển hình của ngành cơng nghiệp dịch vụ tài
chính (như cho vay, thanh toán, chuyển tiền và các hoạt động ngân hàng đa dạng
khác). Arner và các cộng sự (2015) đã miêu tả sự phát triển của cơng nghệ tài chính
như một q trình diễn ra giữa tài chính và cơng nghệ cùng nhau phát triển dẫn đến
nhiều đổi mới đổ phá như: ngân hàng internet, thanh toán di động, gây quỹ cộng đồng,
cho vay ngang hàng, nhận dạng trực tuyến, …
Trong nghiên cứu này, FinTech được định nghĩa là các dịch vụ tài chính được
cung cấp bởi các cơng ty khởi nghiệp hoặc bởi các định chế tài chính hiện tại như ngân
hàng, và người sử dụng các dịch vụ tài chính của FinTech như: thanh toán, vay tiền,
chuyển tiền, trả nợ, mua bảo hiểm, quản trị tài sản tài chính và ra quyết định đầu tư
như mua cổ phiếu, trái phiếu.


11
2.1.2 Đặc điểm về cơng nghệ tài chính
2.1.2.1 Đối tượng của FinTech
Theo nhóm cơng tác tài chính vi mơ (2018), khác với thị trường tài chính truyền
thống bao gồm các định chế tài chính và khách hàng, đối tượng của FinTech gồm 3
bên tác động qua lại lẫn nhau, bao gồm:
Các định chế tài chính: Bao gồm các ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng
hợp tác sâu rộng với các công ty FinTech do nhận thấy tầm quan trọng của công nghệ.
Các định chế này cũng trực tiếp đầu tư vào các công ty FinTech hay các hoạt động
nghiên cứu để chủ động nắm giữ công nghệ mới và chiếm giữ thị trường.
Các công ty FinTech: Các công ty độc lập hoạt động trong lĩnh vực công nghệ
thông tin cung cấp các sản phẩm, dịch vụ mới trong lĩnh vực tài chính. Khách hàng
của các cơng ty này có thể là người sử dụng cuối cùng và cũng có thể là các định chế
tài chính.
Khách hàng: Người sử dụng sản phẩm dịch vụ tài chính nói chung. Với các ứng

dụng công nghệ mới, khách hàng là những người được hưởng lợi nhiều nhất từ sự
cạnh tranh giữa các công ty, định chế tài chính cũng như từ những tiện ích mà cơng
nghệ mới mạng lại.
2.1.2.2 Các nhóm sản phẩm chính của FinTech
Các sản phẩm trong FinTech thường được chia thành 2 nhóm tùy theo đối
tượng sử dụng:
Sản phẩm phục vụ người tiêu dùng: Các công cụ kỹ thuật số và công nghệ khác
để cải thiện cách các cá nhân vay mượn, quản lý tiền bạc, tài trợ vốn cho nhiều startup.
Sản phẩm công nghệ “back-office”: Các sản phẩm hỗ trợ cho hoạt động của
các FinTech và các định chế tài chính.
2.1.2.3 Hệ sinh thái FinTech (FinTech ecosystem)
Trong q trình hình thành, tồn tại và phát triển, FinTech đã tạo dựng một hệ
sinh thái bao gồm 3 nhân tố chính tác động lẫn nhau (nhóm cơng tác tài chính vi mơ,
2018) bao gồm Chính phủ, định chế tài chính và các công ty FinTech. Ba nhân tố này
cùng tạo lập nên hệ sinh thái FinTech, cùng góp thế mạnh riêng của mình vào hệ sinh
thái và đồng thời hưởng các lợi ích mà hệ sinh thái mang lại.
Chính phủ là lực lượng nịng cốt tạo dựng mơi trường hoạt động, thiết lập
khuôn khổ pháp lý cho các công ty FinTech cũng như tạo cơ chế hỗ trợ, thúc đẩy cho


12
sự phát triển của các doanh nghiệp khởi nghiệp trong lĩnh vực FinTech. Đồng thời
Chính phủ cũng hưởng lợi từ các giải pháp mà các công ty FinTech mang lại trong các
hoạt động thường ngày của Chính phủ với tư cách của một tổ chức cung ứng dịch vụ
công tới cơng chúng và hỗ trợ Chính phủ để đạt được các mục tiêu về kinh tế-xã hội
nhất là trong lĩnh vực phổ cập tài chính, xóa đói giảm nghèo.
Các định chế tài chính đóng vai trị quan trọng trong sự thành cơng của các mơ
hình kinh doanh sáng tạo của FinTech. Các ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng
tham gia vào q trình đầu tư hình thành những cơng ty FinTech, tham gia hỗ trợ
nhiều chương trình khởi nghiệp hỗ trợ sáng tạo của các FinTech Startup, hỗ trợ vốn

cho các giải pháp FinTech hay đầu tư mạo hiểm vào nhiều Startup FinTech, hợp tác
nghiên cứu xây dựng và phát triển giải pháp cơng nghệ tài chính mới, … Nhiều định
chế tài chính thành lập các đơn vị chuyên nghiên cứu về FinTech để phục vụ mục đích
ứng dụng trong hoạt động của mình và thậm chí cịn thành lập các đơn vị pháp nhân
phụ thuộc hoạt động chuyên biệt trong lĩnh vực FinTech. Mặt khác, các định chế tài
chính lại là đối tượng hưởng thụ thành quả mà các cơng ty FinTech mang lại, ứng
dụng vào q trình hoạt động, cung ứng dịch vụ của mình.
Cơng ty FinTech là các công ty độc lập hoạt động trong lĩnh vực công nghệ
thông tin nhằm cung cấp các sản phẩm, dịch vụ mới trong lĩnh vực tài chính. Tham
vọng ban đầu của công ty FinTech là trở thành đối thủ cạnh tranh với ngân hàng
thương mại, tổ chức tín dụng. Tuy nhiên, trở ngại lớn của các công ty này chính là việc
thiếu kinh nghiệm, thiếu kiến thức quản trị trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng và thiếu
lượng khách hàng lớn. Do đó, sự cộng sinh giữa các định chế tài chính và cơng ty
FinTech để tạo nên hệ sinh thái FinTech bền vững là xu thế chủ đạo trong giai đoạn
hiện tại và tương lai.
2.1.2.4 Lĩnh vực hoạt động của FinTech
Có thể kể đến ứng dụng của FinTech trong một số lĩnh vực như:
-

Lĩnh vực thanh toán: các sản phẩm thanh toán do FinTech cung cấp như thanh

toán di động, ví điện tử, phương thức chuyển tiền ngang hàng, … là những phương
thức thanh toán hiện đại, được xử lý trong thời gian thực giúp đẩy nhanh tốc độ giao
dịch và tăng bảo mật.
-

Lĩnh vực cho vay: các sản phẩm cho vay ngang hàng khác của FinTech với hoạt

động cho vay truyền thống ở chỗ nó dựa trên nền tảng trực tuyến để kết nối giữa người



13
đi vay và người cho vay với mục tiêu tăng lợi suất cho người vay và giảm chi phí với
người đi vay thơng qua việc giảm bớt các chi phí trung gian tài chính. Thị trường cho
vay ngang hàng hướng tới đối tượng khách hàng chưa được phục vụ hoặc không được
phục vụ đầy đủ bởi hệ thống ngân hàng truyền thống như các khoản vay tiêu dùng
hoặc khoản vay của doanh nghiệp vừa và nhỏ.
-

Lĩnh vực huy động vốn: nền tảng gọi vốn trực tuyến từ cộng đồng là giá trị cốt lõi

của sản phẩm FinTech huy động vốn mang lại. Nền tảng này cho phép người có dự án
hay ý tưởng sản phẩm nhưng lại khơng có vốn để thực hiện, có thể huy động vốn từ xã
hội.
-

Lĩnh vực bảo hiểm: có hai mơ hình bảo hiểm ngang hàng mà FinTech cung cấp là

mơ hình người mơi giới và mơ hình cơng ty bảo hiểm giúp thúc đẩy khả năng tìm kiếm
các loại hình bảo hiểm phù hợp và mang lại những giải pháp tốt hơn cho khách hàng
thông qua việc sử dụng công nghệ để giảm bớt chi phí và nâng cao tính minh bạch.
-

Lĩnh vực tiết kiệm, đầu tư và kế hoạch tài chính, quản lý tài sản: các công ty

FinTech chủ yếu cung cấp giải pháp Robot tư vấn nhằm mục đích cung cấp lời
khuyên, tư vấn cho khách hàng, nhà đầu tư về phương án đầu tư tài chính với mức phí
phù hợp và rẻ hơn so với các nhà tư vấn tài chính và quản lý đầu tư truyền thống dựa
trên các thuật tốn qua mạng Internet.
-


Lĩnh vực trao đổi: các cơng ty FinTech cung cấp dịch vụ trao đổi tài chính hoặc

chứng khoán như cổ phiếu, chứng khoán phái sinh và những cơng cụ giao dịch tài
chính khác.
-

Lĩnh vực chăm sóc khách hàng: dựa trên phân tích dữ liệu lớn và lịch sử thanh

tốn, các cơng ty FinTech đưa ra các giải pháp để phục vụ khách hàng tốt nhất.
-

Lĩnh vực blockchain: cơng nghệ này có tính bảo mật cao, khơng thể bị can thiệp,

thời gian thực hiện giao dịch ngắn, dễ theo dõi sự dịch chuyển của dòng tiền giữa
người gửi và người nhận hơn cơng nghệ thơng thường.
2.1.3 Vai trị của cơng nghệ tài chính
Phát triển các ngân hàng di động và thanh toán di động
Với sự hỗ trợ của FinTech các ngân hàng đã phát triển và phủ sóng cơng nghệ
ngân hàng di động và thanh tốn di động, làm giảm mạnh chi phí thơng tin liên lạc,
đáp ứng khả năng của ngay cả những người có thu nhập thấp (Giang, 2019; Thu và các
cộng sự, 2019).


14
Đổi mới kênh phân phối
Công nghệ ngân hàng di động và thanh tốn mới đã tạo ra những mơ hình kinh
doanh dựa trên nền tảng cơng nghệ có thể mở rộng khả năng tiếp cận tới những dịch
vụ tài chính cơ bản (Giang, 2019). Ngân hàng đại lý là mô hình sử dụng kết hợp cơng
nghệ thẻ và điện thoại di động để cung cấp dịch vụ cho những người trước đây khơng

có tài khoản ngân hàng.
Việc sử dụng cửa hàng bán lẻ làm đại lý ngân hàng giúp ngân hàng tạo ra nhiều
điểm tiếp cận thuận tiện hơn cho khách hàng, giảm tắc nghẽn ở chi nhánh và giành
được sự hiện diện rộng hơn về mặt địa lý mà không cần phải đầu tư vào trụ sở chi
nhánh truyền thống.
Cải thiện công nghệ xác thực nhân thân và báo cáo tín dụng
Thơng thường các tổ chức cho vay thường bù đắp cho việc không đủ thông tin
cậy về nhân thân hay lịch sử tín dụng của người đi vay bằng cách tăng yêu cầu tài sản
thế chấp, tăng cường thẩm định trước cho vay hoặc thậm chí từ chối cho vay đối với
một số phân khúc khách hàng (Giang, 2019). FinTech đã cung cấp giải pháp cho tình
trạng này bằng công nghệ xác thực nhân thân và tra cứu lịch sử tín dụng của một
người một cách thuận tiện.
Mở ra các lĩnh vực tiềm năng khác
Điện toán đám mây (Cloud computing): Việc lưu trữ và cung cấp số liệu dựa
trên cơng nghệ điện tốn đám mây đã giúp tăng khả năng sẵn có của dữ liệu và khả
năng xử lý dữ liệu lên gấp nhiều lần, đảm bảo việc xử lý sau giao dịch nhanh chóng,
kết nối trực tiếp giữa khâu giao dịch khách hàng và khâu xử lý sau giao dịch mà không
phải qua nhiều trung gian như trước (Giang, 2019).
Thúc đẩy cạnh tranh và giảm thiểu các chi phí tiếp cận dịch vụ tài chính
Nền tảng số cho phép các giao dịch được thực hiện thuận tiện và nhanh chóng,
đa dạng hóa các dịch vụ tài chính, giảm thiểu những chi phí vận hành khơng cần thiết
nhờ tăng cường tự động hóa. Hệ sinh thái FinTech cũng cho phép dịch chuyển dữ liệu
lớn liên công ty, giảm thiểu các chi phí giao dịch trên thị trường. Điều này giúp các
chủ thể trên thị trường gia tăng khả năng tiếp cận các nguồn tài chính chính thức, giảm
thiểu sự phụ thuộc vào thị trường tín dụng phi chính thức. Đặc biệt là đối với những cá
nhân yếu thế (người nghèo, phụ nữ, dân tộc thiểu số) và các doanh nghiệp nhỏ và vừa
(Thu và các cộng sự, 2019).


15

Cung cấp cơng cụ, nền tảng, q trình để thúc đẩy dịng chảy thơng tin, gia
tăng kết nối cung cầu, điều tiết và giám sát nguồn tài chính, phịng ngừa và xử lý rủi
ro trên thị trường tài chính
Thu và các cộng sự (2019) cho rằng số liệu lớn cho phép các cơng ty cung cấp
dịch vụ tài chính theo dõi và đánh giá năng lực tài chính của người sử dụng một cách
tồn diện thay vì chỉ dựa trên lịch sử tín dụng. Điều này giúp cho cơ hội tiếp cận
nguồn tài chính chính thức của những nhóm khách hàng chưa từng có giao dịch với
ngân hàng gia tăng.
Dịng chảy dữ liệu trong và ngoài hệ sinh thái FinTech giúp giảm thiểu các chi
phí thơng tin cho người sử dụng, mang đến sự dễ dàng và thuận tiện trong việc lựa
chọn những dịch vụ phù hợp.
Nhờ số hóa các giao dịch tài chính, thơng tin trên thị trường trở nên minh bạch
và công khai. Điều này giúp cho hoạt động điều tiết dòng chảy vốn giữa các khu vực,
các chủ thể của nền kinh tế được diễn ra dễ dàng và thuận tiện hơn.
Hỗ trợ một số đối tượng
Đối với khách hàng cá nhân, thay vì là một chủ thể bị động trong thị trường,
FinTech gia tăng tính tự chủ của đối tượng này khi tham gia thị trường thông qua trao
cho họ quyền tạo dựng dữ liệu tài chính cá nhân, quyền lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ,
quyền thương lượng để có được những dịch vụ phù hợp (Thu và các cộng sự, 2019).
Như vậy, FinTech đã tăng sức mạnh thương lượng cho người sử dụng dịch vụ trên thị
trường.
Đối với những doanh nghiệp nhỏ và vừa, FinTech tạo nền tảng kết nối với
người cung cấp vốn, đa dạng hóa phương thức tài trợ giúp những doanh nghiệp này
vượt qua rào cản về vốn, rủi ro kinh doanh và phịng ngừa rủi ro tài chính.
2.2 Tổng quan tình hình nghiên cứu
2.2.1 Tình hình nghiên cứu về ứng dụng cơng nghệ tài chính trong nước
Nghiên cứu về đổi mới cơng nghệ của Việt Nam cịn khá hạn chế, điển hình có
các nghiên cứu sau:
Theo Hiền và Hương (2019), việc ứng dụng FinTech trong kinh doanh ngân
hàng đã hiện diện trên thế giới và hệ thống ngân hàng Việt Nam cũng khơng phải

ngoại lệ. Trong đó, nổi bật nhất là việc ứng dụng các tiến bộ của Cách mạng Công


16
nghệ 4.0 như Điện tốn đám mây, Robot và Trí tuệ nhân tạo (AI), Dữ liệu lớn (Big
Data) và Internet kết nối vạn vật (IoT _ Internet of things), công nghệ Blockchain và
sổ cái phân tán, Giao diện chương trình ứng dụng (API-Application Programming
Interface). Thơng qua phân tích các nhân tố trên, kết quả chỉ ra rằng, việc áp dụng
FinTech ở Việt Nam trong những năm gần đây đã đạt được nhiều tiến bộ đáng kể, lĩnh
vực ngân hàng, tài chính đi tiên phong trong nghiên cứu và ứng dụng các thành tựu
khoa học của Cách mạng 4.0 để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, áp
dụng các mơ hình mới như e-Banking, ngân hàng điện tử để tối ưu hố q trình thanh
tốn, giao dịch. Tuy nhiên, một số yếu tố như thiếu hành lang pháp lý đồng bộ, sự phát
triển không đồng đều về công nghệ giữa các ngân hàng, hạn chế về hạ tầng thanh tốn,
an ninh bảo mật và nguồn nhân lực cơng nghệ thông tin chất lượng cao đã khiến cho
việc ứng dụng FinTech vào lĩnh vực ngân hàng bị giới hạn. Hiền và Hương (2019),
nhấn mạnh một số yếu tố quan trọng sau: (1) cần tạo khuôn khổ pháp lý cần thiết phát
triển công nghệ số, đáp ứng kịp thời yêu cầu ứng dụng của các định chế tài chính nói
chung, các ngân hàng nói riêng, (2) cần tạo dựng cơ sở hạ tầng, nền tảng công nghệ
chung và xây dựng, hình thành hệ sinh thái cần thiết cho cơng nghệ số phát triển, tạo
sự kết nối, liên thông, chia sẻ thông tin, dữ liệu thuận lợi giữa các hệ thống cơng nghệ
thơng tin của các doanh nghiệp nói chung, các ngân hàng nói riêng. (3) cần tăng cường
cơng tác quản lý an ninh mạng. (4) công tác truyền thông, tuyên truyền, phổ biến,
nâng cao kiến thức tài chính trong xã hội về kinh tế số, tài chính số cần được quan tâm
đẩy mạnh, giúp cho người dùng sử dụng đúng cách, biết tự bảo vệ mình.
Linh và Nga (2017) phân tích định chế tài chính truyền thống ở Việt Nam với
làn sóng FinTech, cơ hội và thách thức của FinTech ở Việt Nam. Các định chế tài
chính truyền thống ở Việt nam thấy rõ tầm quan trọng và ảnh hưởng của FinTech
trong dịch vụ tài chính. Hầu hết các ngân hàng Việt Nam đều có internet banking,
mobile banking đã và đang dần hồn thiện. Các cơng ty cung cấp dịch vụ thanh toán

tại Việt Nam đang coi FinTech là cơ hội nhiều hơn là thách thức. Các cơng ty chứng
khốn, quỹ đầu tư, công ty bảo hiểm cũng dành ngân sách lớn cho mảng an ninh
mạng, quản trị khách hàng. Liên quan đến cơ hội dành cho FinTech, nhiều người dân ở
tỉnh lẻ, vùng nơng thơn chưa có cơ hội tiếp cận các dịch vụ thanh toán điện tử, Việt
Nam có dân số đơng, người trẻ am hiểu và u thích sử dụng các dịch vụ, sản phẩm
cơng nghệ, mức độ tiếp cận mạng Internet lớn, người dân còn giữ thói quen và sở thích


17
chi tiêu tiền mặt và ít có nhu cầu thanh tốn phi tiền mặt, nhiều người có nhu cầu vay,
trong khi với sự trợ giúp của công nghệ, nhất là công nghệ blockchain, việc đi vay sẽ
trở nên dễ dàng hơn với chi phí rẻ hơn. Cho nên xu hướng sử dụng dịch vụ trực tiếp,
thanh tốn online vẫn cịn rất nhiều cơ hội cho các công ty FinTech. Về thách thức mà
các công ty FinTech phải đối mặt, các định chế tài chính có thể chọn đầu tư vào các dự
án FinTech trong nội bộ của các định chế hơn là đầu tư vào các công ty FinTech mới
khởi nghiệp, tìm ra một dự án FinTech đầy tiềm năng cũng là một vấn đề nan giải,
việc tiếp cận, giữ chân khách hàng có tính cạnh tranh cao, việc quản lý khách hàng có
vai trị quan trọng, các tổ chức tài chính truyền thống và các cơng ty khởi nghiệp
FinTech phải đối mặt với các yêu cầu pháp lý khác nhau dựa trên loại dịch vụ tài chính
mà họ cung cấp. Linh và các cộng sự (2017) cũng nhấn mạnh rằng các định chế truyền
thống ở Việt Nam và các công ty FinTech cần phối hợp để khắc phục những khiếm
khuyết của 2 bên để tăng trưởng.
Trong báo cáo “Ổn định tài chính quốc gia trong bối cảnh cách mạng công nghệ
4.0 thông qua sự hơp tác ngân hàng – FinTech”, Dương, Yến và Nhung (2020) phân
tích sâu hơn về sự hợp tác của ngân hàng và các công ty FinTech, ổn định tài chính tại
Việt Nam và nhấn mạnh sự hỗ trợ từ chính phủ đối với q trình hợp tác ngân hàng FinTech nhằm ổn định an ninh quốc gia. Hiện nay, ứng dụng FinTech đã được phát
triển trong năm lĩnh vực, ở cả phạm vi bán lẻ và bán bn, bao gồm thanh tốn và
thanh tốn bù trừ, tiền gửi, cho vay và huy động vốn, bảo hiểm, quản lý đầu tư và các
hoạt động hỗ trợ thị trường (FSB, 2017). Việc sử dụng FinTech trong các hoạt động tài
chính cho phép các bên tham gia giao dịch trực tiếp mà không cần thông qua các định

chế trung gian tài chính truyền thống, qua đó, góp phần gia tăng ổn định tài chính
(Weller, 2013; Schimel, 2016; Velde, 2016; FSB, 2017; CGFS, 2017; Carney, 2017).
Đóng góp của FinTech thể hiện như sau: (1), FinTech tạo ra sự phân tán và đa dạng
hóa trong hệ thống tài chính. (2), FinTech gia tăng hiệu quả vận hành thông qua gia
tăng khả năng cạnh tranh, hỗ trợ hoạt động ổn định của các định chế tài chính. (3),
FinTech đảm bảo tính minh bạch của thơng tin, giảm thiểu tình trạng thơng tin bất cân
xứng, qua đó giúp đánh giá đúng rủi ro và hỗ trợ định giá chính xác. (4), FinTech tạo
điều kiện thuận lợi cho sự tham gia của cá nhân, hộ gia đình, các tổ chức kinh tế khác
nhau, bao gồm doanh nghiệp nhỏ và vừa. Hiện nay, chính phủ Việt Nam đã phê duyệt
một số đề án nhằm ứng dụng và phát triển cơng nghệ, qua đó tạo điều kiện cho các


×