Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

đề ôn tập tiếng anh giữa học kì 2 lớp 7 (có giải chi tiết) đề 01

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (576.32 KB, 5 trang )

ĐỀ ÔN TẬP GIỮA HKII – ĐỀ SỐ 1
MÔN VẬT LÍ: LỚP 7
Thời gian làm bài: 45 phút
BIÊN SOẠN: BAN CHUN MƠN TUYENSINH247.COM
MỤC TIÊU:
+ Ơn tập lại lí thuyết về sự nhiễm điện do cọ xát; hai loại điện tích, dòng điện - nguồn điện, chất dẫn điện và
chất cách điện - dòng điện trong kim loại, sơ đồ mạch điện - chiều dòng điện, các tác dụng của dòng điện.
+ Vận dụng lí thuyết đã học để làm được các bài tập liên quan.
+ Hỗ trợ làm bài kiểm tra giữa HKII trên lớp đạt kết quả cao!
A – TRẮC NGHIỆM (4điểm)
Hãy chọn đáp án đúng nhất trong các câu:
Câu 1: (ID: 451134) Cách nào sau đây có thể làm nhiễm điện cho một thước nhựa?
A. Hơ nóng thước.

B. Cọ xát thước bằng một mảnh vải len.

C. Đập thước nhiều lần xuống bàn.

D. Đưa thước lại gần vật đã nhiễm điện.

Câu 2: (ID: 451135) Khi bị nhiễm điện do cọ xát vật có khả năng nào:
A. Hút các vật nhẹ.

B. Đẩy các vật nhẹ.

C. Làm nóng vật khác.

D. Làm lạnh vật khác.

Câu 3: (ID: 451136) Cọ xát thanh thủy tinh và thanh nhựa với mảnh lụa và đặt 2 thanh đó gần nhau thì hiện
tượng gì xảy ra:


A. Chúng hút nhau.

B. Chúng đẩy nhau.

C. Không xảy ra hiện tượng gì.

D. Lúc đầu hút sau đó đẩy nhau.

Câu 4: (ID: 451137) Hai vật nhiễm điện cùng loại đặt gần nhau thì giữa chúng có loại lực nào?
A. Lực căng dây

B. Lực kéo.

C. Lực đẩy

D. Lực hút.

Câu 5: (ID: 451138) Trong vật nào dưới dây khơng có các electron tự do?
A. Một đoạn dây nhôm.

B. Một đoạn dây đồng.

C. Một đoạn dây nhựa.

D. Một đoạn dây thép.

Câu 6: (ID: 451139) Vật nào khơng có khả năng cách điện:
A. Một đoạn dây thép.

B. Một mảnh vải.


C. Dây cao su.

D. Một mảnh ni lơng.

Câu 7: (ID: 451140) Dịng điện là dịng :
A. các chất lỏng điện dịch chuyển có hướng.

B. các điện tích dịch chuyển có hướng.

C. các vật mang điện tích chuyển động.

D. các điện tích dao động.

Câu 8: (ID: 451141) Chất nào dưới đây là chất dẫn điện ?
A. Cao su.

B. Nhựa.

C. Sứ.

D. Dung dịch muối.

B – TỰ LUẬN (6 điểm)
Câu 9: (ID: 451142) (2 điểm)

1


Treo một thước nhựa bằng một sợi chỉ mảnh sau đó dùng vải khơ cọ xát với thước nhựa:

a) Đưa mảnh vải lại gần thước nhựa. Mô tả hiện tượng xảy ra và giải thích?
b) Biết rằng thước nhựa nhiễm điện âm. Vật nào mất đi các electron? Vật nào nhận thêm các electron?
Câu 10: (ID: 451143) (2 điểm)
Vào mùa đông sau khi dùng vải khô lau mặt bàn bằng kính ta vẫn thấy có nhiều bụi bám lên trên mặt bàn.
Hãy giải thích hiện tượng này? Để tránh hiện tượng này ta làm thế nào?
Câu 11: (ID: 451144) (2 điểm)
Có một nguồn điện 2 pin, một bóng đèn và các dây dẫn. Hãy trình bày cách để phân biệt một đoạn nhơm và
một đoạn gỗ khơ có hình dạng giống nhau.
----- HẾT -----

2


HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
THỰC HIỆN: BAN CHUYÊN MÔN TUYENSINH247.COM
1.B

2.A

3.A

4.C

5.C

6.A

7.B

8.D


Câu 1 (NB):
Phương pháp:
Có thể làm nhiễm điện nhiều vật bằng cách cọ xát
Vật bị nhiễm điện (vật mang điện tích) có khả năng hút các vật khác.
Cách giải:
Cọ xát thước bằng một mảnh vải len có thể làm nhiễm điện cho một thước nhựa.
Chọn B.
Câu 2 (NB):
Phương pháp:
Có thể làm nhiễm điện nhiều vật bằng cách cọ xát
Vật bị nhiễm điện (vật mang điện tích) có khả năng hút các vật khác.
Cách giải:
Khi bị nhiễm điện do cọ xát vật có khả năng hút các vật nhẹ.
Chọn A.
Câu 3 (TH):
Phương pháp:
+ Có hai loại điện tích là điện tích dương và điện tích âm. Các vật nhiễm điện cùng loại thì đẩy nhau, khác
loại thì hút nhau.
+ Người ta quy ước gọi điện tích của thanh thủy tinh khi cọ xát vào lụa là điện tích dương (+); điện tích của
thanh nhựa sẫm màu khi cọ xát vào vải khô là điện tích âm (-).
Cách giải:
Cọ xát thanh thủy tinh vào lụa  thanh thủy tinh nhiễm điện dương.
Cọ xát thanh nhựa với mảnh lụa  thanh nhựa nhiễm điện âm.

 Đặt hai thanh đó lại gần nhau, chúng sẽ hút nhau.
Chọn A.
Câu 4 (NB):
Phương pháp:
Có hai loại điện tích là điện tích dương và điện tích âm. Các vật nhiễm điện cùng loại thì đẩy nhau, khác loại

thì hút nhau.
Cách giải:
Hai vật nhiễm điện cùng loại đặt gần nhau thì giữa chúng có lực đẩy.
Chọn C.

3


Câu 5 (TH):
Phương pháp:
Các nhà khoa học đã phát hiện và khẳng định rằng trong kim loại có các electron thoát ra khỏi nguyên tử và
chuyển động tự do trong kim loại. Chúng được gọi là các electron tự do.
Cách giải:
Trong một đoạn dây nhựa khơng có các electron tự do.
Chọn C.
Câu 6 (NB):
Phương pháp:
Chất dẫn điện là chất cho dịng điện đi qua. Chất cách điện là chất khơng cho dòng điện đi qua.
Dòng điện trong kim loại là dịng các electron tự do dịch chuyển có hướng.
Cách giải:
Thép là chất dẫn điện  Một đoạn dây thép không có khả năng cách điện.
Chọn A.
Câu 7 (NB):
Phương pháp:
Sử dụng lí thuyết “Bài 19: Dịng điện – Nguồn điện – SGK Lí 7 trang 53”
Cách giải:
Dịng điện là dịng các điện tích dịch chuyển có hướng.
Chọn B.
Câu 8 (NB):
Phương pháp:

Chất dẫn điện là chất cho dòng điện đi qua. Chất cách điện là chất khơng cho dịng điện đi qua.
Dịng điện trong kim loại là dòng các electron tự do dịch chuyển có hướng.
Cách giải:
Cao su, nhựa, sứ là chất cách điện.
Dung dịch muối là chất dẫn điện.
Chọn D.
Câu 9 (VD):
Phương pháp:
+ Có thể làm nhiễm điện nhiều vật bằng cách cọ xát. Vật bị nhiễm điện (vật mang điện tích) có khả năng hút
các vật khác.
+ Có hai loại điện tích là điện tích dương và điện tích âm. Các vật nhiễm điện cùng loại thì đẩy nhau, khác
loại thì hút nhau.
+ Một vật nhiễm điện âm nếu nhận thêm electron, nhiễm điện dương nếu mất bớt electron.
Cách giải:

4


a) Khi đưa mảnh vải lại gần thước nhựa chúng sẽ hút nhau vì chúng nhiễm điện khác loại.
b) Thước nhựa nhiễm điện âm  Thước nhựa nhận thêm elecron, mảnh vải mất đi các electron.
Câu 10 (VD):
Phương pháp:
Có thể làm nhiễm điện nhiều vật bằng cách cọ xát. Vật bị nhiễm điện (vật mang điện tích) có khả năng hút
các vật khác.
Cách giải:
+ Khi lau mặt bàn bằng vải khơ thì vải khơ sẽ cọ xát với mặt bàn làm mặt bàn bị nhiễm điện nên mặt bàn hút
bụi.
+ Để tránh hiện tượng này thì cần lau bảng bằng vải ẩm.
Câu 11 (VD):
Phương pháp:

Chất dẫn điện là chất cho dịng điện đi qua. Chất cách điện là chất khơng cho dòng điện đi qua.
Dòng điện trong kim loại là dịng các electron tự do dịch chuyển có hướng.
Cách giải:
+ Mắc nối tiếp bóng đèn, nguồn điện, các đoạn dây dẫn theo sơ đồ:

+ Lần lượt kẹp hai mỏ kẹp vào hai đầu của vật câng xác định: một đoạn dây nhơm, một đoạn gỗ khơ.
+ Trường hợp nào bóng đèn sáng thì đoạn dây đó là dây nhơm, đoạn dây còn lại là đoạn gỗ.
----------------------------------Thanks for watching!

5



×