Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

đề ôn tập lịch sử giữa học kì 2 lớp 7 (có giải chi tiết) đề 01

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (485.15 KB, 4 trang )

ĐỀ ƠN TẬP GIỮA HỌC KÌ II – ĐỀ SỐ 1
MÔN LỊCH SỬ: LỚP 7
BIÊN SOẠN: BAN CHUYÊN MÔN TUYENSINH247.COM
MỤC TIÊU
Học sinh nắm được kiến thức cơ bản về các nội dung sau:
- Lịch sử thế giới trung đại.
- Lịch sử Việt Nam từ buổi đầu độc lập thời Ngô - Đinh - Tiền Lê đến thời Lý (Từ thế kỉ X - thế kỉ XII).
Câu 1: (ID: 507578) Nước ta dưới thời Đinh – Tiền Lê có tên là
A. Văn Lang.

B. Âu Lạc.

C. Đại Việt.

D. Đại Cồ Việt.

Câu 2: (ID: 507579) Bộ luật thành văn đầu tiên của nước ta có tên gọi là
A. Hình thư.

B. Quốc triều hình luật.

C. luật Hồng Đức.

D. Hoàng Việt luật lệ.

Câu 3: (ID: 507580) Lực lượng lao động chính trong lãnh địa phong kiến là
A. nông nô.

B. nông dân.

C. thợ chủ công.



D. thương nhân.

Câu 4: (ID: 507581) Bốn phát minh quan trọng của Trung Quốc là
A. giấy, kĩ thuật in, la bàn, súng.
C. giấy, la bàn, đại bác, kĩ thuật đóng thuyền.

B. giấy, kĩ thuật in, la bàn, thuốc súng.
D. la bàn, thuốc súng, kĩ thuật hàng hải, đại bác.

Câu 5: (ID: 507582) Đơn vị chính trị và kinh tế cơ bản trong thời kì phong kiến ở châu Âu là
A. lãnh địa.

B. công xưởng.

C. thị tộc.

D. thành thị.

Câu 6: (ID: 507583) Lược đồ dưới đây nhắc đến sự kiện lịch sử nào?

A. Loạn 12 sứ quân.
C. Kháng chiến chống Tống dưới thời Tiền Lê.

B. Kháng chiến chống Tống dưới thời Lý.
D. Chiến thắng Bạch Đằng năm 938.

Câu 7: (ID: 507584) Kinh đô của nhà Ngơ ở
A. Hoa Lư – Ninh Bình.
C. Thăng Long – Hà Nội.


B. Cổ Loa – Đông Anh – Hà Nội.
D. Phố Hiến – Hưng Yên.

1


Câu 8: (ID: 507585) Nhân vật lịch sử nào được nhắc trong câu đố dưới đây?
“Vua gì từ thuở ấu thơ
Cờ lau tập trận, đợi giờ khởi binh”
A. Ngô Quyền.

B. Đinh Bộ Lĩnh.

C. Lê Đại Hành.

D. Lý Công Uẩn.

Câu 9: (ID: 507586) Năm 1010, nhà Lý đã dời đô từ…về Thăng Long – Hà Nội.
A. Cổ Loa – Đông Anh – Hà Nội.
C. Hoa Lư – Ninh Bình.

B. Phú Xuân – Huế.
D. Phố Hiến – Hưng Yên.

Câu 10: (ID: 507587) Quân đội nhà Lý gồm
A. cấm quân.
C. quân thường trực.

B. quân địa phương.

D. cấm quân và quân địa phương.

Câu 11: (ID: 507588) Đọc đoạn văn dưới đây và trả lời các câu hỏi sau:
“Huống chi thành Đại La, đô cũ của Cao Vương, ở giữa khu vực trời đất, được thế rồng chầu hổ phục, chính
giữa nam bắc đơng tây, tiện nghi núi sông sau trước. Vùng này mặt đất rộng mà bằng phẳng, thế đất cao mà
sáng sủa, dân cư không khổ thấp trũng tối tăm, muôn vật hết sức tươi tốt phồn thịnh. Xem khắp nước Việt đó là
nơi thắng địa, thực là chỗ tụ hội quan yếu của bốn phương, đúng là nơi thượng đô kinh sư mãi muôn đời.
Trẫm muốn nhân địa lợi ấy mà định nơi ở, các khanh nghĩ thế nào?”
(Bản dịch của Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, in trong Đại Việt sử ký toàn thư,
Nhà Xuất bản Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1993) a. Đoạn văn trên được trích từ văn bản lịch sử nào?
b. Từ đoạn văn trên, em hãy trình bày ít nhất hai lợi thế của Đại La khiến Lý Công Uẩn quyết định dời đô.
c. Đặt trong bối cảnh lịch sử nước ta đầu thời Lý, em có đồng ý với quan điểm dời đơ của Lý Cơng Uẩn khơng?
Đưa ra ít nhất hai lý do lý giải cho quan điểm của em.
Câu 12: (ID: 507589) Quan sát hình ảnh dưới đây và trả lời câu hỏi:

a. Bức ảnh trên nhắc đến di tích lịch sử nào của Trung Quốc.
b. Hãy đóng vai hướng dẫn viên du lịch, giới thiệu về di tích lịch sử trên.

2


HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
THỰC HIỆN: BAN CHUYÊN MÔN TUYENSINH247.COM
1.D

2.A

3.A

4.B


5.A

6.A

7.B

8.B

9.C

10.D

Câu 1 (NB):
Cách giải:
Nước ta dưới thời Đinh – Tiền Lê có tên là Đại Cồ Việt.
Chọn D.
Câu 2 (NB):
Cách giải:
Bộ luật thành văn đầu tiên của nước ta có tên gọi là Hình thư.
Chọn A.
Câu 3 (NB):
Cách giải:
Trong lãnh địa phong kiến, lực lượng sản xuất chính là nơng nơ.
Chọn A.
Câu 4 (NB):
Cách giải:
Bốn phát minh quan trọng của Trung Quốc là giấy, kĩ thuật in, la bàn, thuốc súng.
Chọn B.
Câu 5 (NB):

Cách giải:
Đơn vị chính trị và kinh tế cơ bản trong thời kì phong kiến ở châu Âu là lãnh địa.
Chọn A.
Câu 6 (NB):
Cách giải:
Lược đồ trên nhắc đến sự kiện Loạn 12 sứ quân.
Chọn A.
Câu 7 (NB):
Cách giải:
Kinh đô của nhà Ngô ở Cổ Loa – Đông Anh – Hà Nội.
Chọn B.
Câu 8 (NB):
Cách giải:
Nhân vật được nhắc đến trong hai câu thơ dưới là Đinh Bộ Lĩnh.
Chọn B.
Câu 9 (NB):
Cách giải:
Năm 1010, nhà Lý dời đô từ Hoa Lư – Ninh Bình về Thăng Long – Hà Nội.
Chọn C.

3


Câu 10 (NB):
Cách giải:
Quân đội nhà Lý gồm cấm quân và quân địa phương.
Chọn D.
Câu 11 (VDC):
Phương pháp: Đọc tư liệu, phân tích, nhận xét, đánh giá.
Cách giải:

a. Đoạn văn trên được trích từ Chiếu dời đơ của Lý Cơng Uẩn.
b. Những lợi thế của Đại La là: được thế rồng chầu, hổ phục, chính giữa nam bắc đơng tây, tiện nghi núi sông
sau trước. Thế đất cao mà sáng sủa, dân cư không khổ thấp trũng tối tăm…
c. Học sinh đưa ra quan điểm có thể đồng ý hoặc không đồng ý với cách dời đô của Lý Công Uẩn. Học sinh có
thể dựa vào những ưu/hạn chế của kinh đô Hoa Lư cũ là hiểm trở, phù hợp phịng thủ, khơng thuận lợi cho giao
lưu phát triển kinh tế và những ưu điểm của thành Đại La để đưa ra quan điểm. Yêu cầu: lý giải chặt chẽ, logic.
Câu 12 (VD):
Phương pháp: Quan sát hình ảnh, hố thân, liên hệ.
Cách giải:
a. Bức ảnh trên nhắc đến Vạn Lý Trường Thành của Trung Quốc.
b. Học sinh đóng vai hướng dẫn viên du lịch, giới thiệu được Vạn Lý Trường Thành, đảm bảo được các yếu tố:
Thời gian xây dựng/ Mục đích xây dựng/ Điểm nổi bật – độc đáo của cơng trình.

4



×