BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
***
BÀI TẬP MÔN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC
Đề tài: Phương pháp nghiên cứu của Chủ nghĩa xã hội khoa học.
Hà Nội, 14/03/2021
A. LỜI NÓI ĐẦU
Chủ nghĩa xã hội khoa học là thuật ngữ được Friedrich Engels nêu ra để mơ tả
các lý thuyết về kinh tế-chính trị-xã hội do Karl Marx và ông sáng tạo. Thuật ngữ
này đối lập với chủ nghĩa xã hội không tưởng vì nó trình bày một cách có hệ
thống và nêu bật lên được những điều kiện và tiền đề cho việc xây dựng chủ
nghĩa xã hội khoa học. Nó chỉ rõ con đường hiện thực dựa vào khoa học để loại
bỏ tình trạng người bóc lột người và đưa ra một tổ chức xã hội mới, không biết
đến những mâu thuẫn của chủ nghĩa tư bản mà những người theo chủ nghĩa xã
hội không tưởng đã mơ ước nhưng không thực hiện được.
Chủ nghĩa xã hội khoa học về mặt lý luận là một trong ba bộ phận hợp thành
chủ nghĩa Mac - Lenin, nhằm nghiên cứu sự vận động của xã hội, thủ tiêu chủ
nghĩa tư bản, xây dựng xã hội chủ nghĩa, xã hội cộng sản chủ nghĩa, giúp có cái
nhìn sâu hơn về phân tích, lập luận và thuyết trình phục vụ cho cơng việc.
Ngành Chủ nghĩa xã hội khoa học giảng dạy năng lực đấu tranh với các thế lực
thù địch, quan điểm sai trái, những tư duy đi ngược với lợi ích dân tộc, của đất
nước. Đồng thời, hình thành ý thức, tư tưởng bảo vệ hệ tư tưởng Hồ Chí Minh và
đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước. Sinh viên được đào tạo thêm kỹ năng
sư phạm, kỹ năng xử lý các tình huống giao tiếp, công việc và mối quan hệ cấp
trên, đồng nghiệp. Qua đó, giúp sinh viên tự độc lập trong việc nghiên cứu các
vấn đề lý luận và thực tiễn; có khả năng phân tích nhạy bén, biết nắm bắt vấn đề
nhanh, phân tích đánh giá hiệu quả trong công việc và cuộc sống.
Với chức năng luận giải những quy luật và tính quy luật trong xây dựng và bảo
vệ Tổ quốc Xã hội chủ nghĩa, Chủ nghĩa xã hội khoa học cần có những phương
pháp nghiên cứu đặc thù, nhằm lí giải chính xác phương hướng và nguyên tắc chủ
yếu của chiến lược, sách lược của giai cấp công nhân và Đảng cộng sản trong các
giai đoạn của cách mạng xã hội chủ nghĩa. Ở văn bản này, em xin đưa ra một số
thông tin, nội dung về các phương pháp nghiên cứu của chủ nghĩa xã hội khoa
học, nhằm phần nào lí giải cũng như sự hiểu biết về nội dung này. Do còn hạn chế
về mặt hiểu biết cũng như cách thể hiện, văn bản không thể tránh khỏi những
2
thiếu sót, kính mong cơ góp ý để em hồn thành bài làm của mình một cách hồn
chỉnh nhất!
3
B. NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN, PHƯƠNG PHÁP LUẬN CỦA CHỦ NGHĨA XÃ
HỘI KHOA HỌC
Chủ nghĩa xã hội khoa học về mặt lý luận nằm trong khái niệm "chủ nghĩa xã
hội", là một trong ba bộ phận hợp thành của chủ nghĩa Mác-Lenin. Vì vậy, cần
vận dụng tổng hợp lý luận của Triết học (đặc biệt là chủ nghĩa duy vật lịch sử) và
kinh tế chính trị học để phân tích những quy luật, phạm trù của chủ nghĩa xã hội
khoa học.
Phương pháp là cách thức người ta tiến hành một cơng việc nào đó. Phương
pháp nghiên cứu của chủ nghĩa xã hội khoa học là cách thức nghiên cứu môn học
này.
Là một bộ phận của chủ nghĩa Mác - Lenin, chủ nghĩa xã hội khoa học dựa vào
phương pháp luận Triết học Mác-xít là chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ
nghĩa duy vật lịch sử là phương pháp chung để luận giải quá trình hình thành,
phát triển của hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa, những quy luật chính
trị – xã hội của sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội. Chỉ có dựa trên phương
pháp luận khoa học đó thì chủ nghĩa xã hội khoa học mới luận giải đúng đắn,
khoa học về sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân, về quá trình phát sinh, hình
thành, phát triển của hình thái kinh tế – xã hội cộng sản chủ nghĩa và các khái
niệm, phạm trù, các nội dung khác của chủ nghĩa xã hội khoa học. Trên cơ sở
phương pháp luận chung đó, chủ nghĩa xã hội khoa học cũng đặc biệt chú
trọng sử dụng những phương pháp khác, cụ thể hơn và những phương pháp có
tính liên ngành, tổng hợp.
4
II. CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐẶC THÙ CỦA CHỦ NGHĨA
XÃ HỘI KHOA HỌC
1. Phương pháp kết hợp lịch sử và logic
Đây cũng là một nội dung của phương pháp luận triết học Mác-Lênin, nhưng
nó càng đặc biệt quan trọng đối với chủ nghĩa xã hội khoa học. Phải trên cơ sở
những tư liệu thực tiễn của các sự thật lịch sử mà phân tích để rút ra những nhận
định, những khái quát về lý luận có kết cấu chặt chẽ, khoa học – tức là rút ra được
logic của lịch sử (chứ không dừng lại ở sự kể lể về sự thật lịch sử). Các nhà kinh
điển của chủ nghĩa Mác-Lênin đã là những tấm gương mẫu mực về việc sử dụng
phương pháp này khi phân tích lịch sử nhân loại, đặc biệt là về sự phát triển các
phương thức sản xuất… để rút ra được logic của quá trình lịch sử, căn bản là quy
luật mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, giữa giai cấp bóc lột
và bị bóc lột, quy luật đấu tranh giai cấp dẫn đến các cuộc cách mạng xã hội. Sau
này, chính kết luận logic khoa học đó đã vừa được chứng minh vừa là nhân tố dẫn
dắt tiến hành thắng lợi của Cách mạng xã hội chủ nghĩa.
Phương pháp lịch sử nghiên cứu một sự vật, hiện tượng phải đặt trong một bối
cảnh lịch sử cụ thể, phải thấy được sự vận động và phát triển của lịch sử. Sử dụng
phương pháp lịch sử, đi sâu vào phong trào công nhân khái quát kinh nghiệm đấu
tranh của giai cấp công nhân để thường xuyên bổ sung phát triển lý luận chủ
nghĩa xã hội khoa học.
VD: Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 thắng lợi, CNXH hiện thực ra đời,
bằng phương pháp kết hợp logic lịch sử, Lênin đã làm phong phú thêm rất nhiều
những nguyên lý của chủ nghĩa xã hội khoa học.
=> Đây cũng là một nội dung của phương pháp luận triết học Mác - Lênin,
nhưng nó càng đặc biệt quan trọng đối với chủ nghĩa xã hội khoa học.
5
Phương pháp logic là để gạt bỏ những cái thứ yếu, cái trừu tượng để đi vào bản
chất, quy luật của hiện tượng, sự vật. Phương pháp lịch sử là xem xét, đánh giá
các sự vật, hiện tượng trong mối quan hệ với điều kiện, hoàn cảnh lịch sử cụ thể
nhất định, tránh dập khn máy móc.
Nhờ vận dụng triệt để phương pháp này mà các nhà kinh điển của chủ nghĩa xã
hội khoa học đã rút ra được logic của quá trình lịch sử nhân loại, căn bản là quy
luật của mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, giữa giai cấp bóc
lột và giai cấp bị bóc lột, quy luật của đấu tranh giai cấp dẫn đến các cuộc cách
mạng xã hội "đấu tranh giai cấp tất yếu dẫn đến chun chính vơ sản", dẫn đến
chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản.
2. Phương pháp khảo sát và phân tích về mặt chính trị - xã hội
“Dựa trên các điều kiện kinh tế - xã hội cụ thể” là phương pháp có tính đặc thù
của chủ nghĩa xã hội khoa học. Trong xã hội có giai cấp, mọi quan hệ xã hội đều
có tính chất chính trị; mỗi giai cấp nhìn nhận, giải quyết một vấn đề nào đó đều
đứng trên quan hệ lợi ích của giai cấp đó.
+ Giai cấp tư sản giải quyết các vấn đề xã hội trên cơ sở lợi ích giai cấp tư sản.
+ Giai cấp cơng nhân giải quyết các vấn đề xã hội trên cơ sở lợi ích giai cấp
cơng nhân.
Khi nghiên cứu, khảo sát thực tế, thực tiễn một xã hội cụ thể, đặc biệt là trong
điều kiện của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, những người nghiên cứu, khảo
sát… phải luôn có sự nhạy bén về chính trị - xã hội trước tất cả các hoạt động và
quan hệ xã hội, trong nước và quốc tế. Thường là, trong thời đại cịn giai cấp và
đấu tranh giai cấp, cịn chính trị thì mọi hoạt động, mọi quan hệ xã hội ở các lĩnh
6
vực, kể cả khoa học công nghệ, tri thức và sử dụng tri thức, các nguồn lực, các
lợi ích… đều có nhân tố chính trị chi phối mạnh nhất, nhưng nó lại có vẻ “đứng
đằng sau hậu trường” (thậm chí cố tình che đậy như trong các đảng và chính phủ
tư sản cầm quyền). Không chú ý phương pháp khảo sát và phân tích về mặt chính
trị – xã hội, khơng có nhạy bén chính trị và lập trường – bản lĩnh chính trị vững
vàng, khoa học thì dễ mơ hồ, lầm lẫn, sai lệch khôn lường.
VD: Hiện nay các thế lực thù địch với chủ nghĩa xã hội trên thế giới đang lợi
dụng vấn đề dân chủ, vấn đề nhân quyền để can thiệp vào công việc nội bộ của
nước này hay nước khá trên thế giới. Họ cho rằng đó là vấn đề tồn cầu, khơng
tính tới truyền thống dân tộc, điều kiện kinh tế - xã hội cụ thể mỗi nước. Điều đó
địi hỏi mọi người phải đứng vững trên lợi ích giai cấp cơng nhân để nhìn nhận
vấn đề này.
Trong tiến trình lịch sử, từng thời kỳ khác nhau phải có cách nhìn nhận khác
nhau. Một chủ trương chính sách có thể thời điểm này là đúng, nhưng thời điểm
khác có thể khơng đúng; có thể những chính sách, những biện pháp áp dụng ở
nước này là đúng, nhưng ở nước khác có khi khơng đúng.
Thực hiện phương pháp này, những người nghiên cứu, khảo sát phải ln có sự
nhạy bén về chính trị - xã hội trên tất cả các hoạt động và quan hệ xã hội, trong
nước và quốc tế. Không chú ý phương pháp khảo sát và phân tích về mặt chính trị
- xã hội, khơng có nhạy bén chính trị và lập trường - bản lĩnh chính trị vững vàng,
khoa học thì dễ mơ hồ, nhầm lẫn và xảy ra những sai lệch.
3. Phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê…
Các phương pháp có tính liên ngành được sử dụng trong nghiên cứu chủ nghĩa
xã hội như: phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh, điều tra xã hội
7
học, sơ đồ hóa, mơ hình hóa v.v… Chủ nghĩa xã hội khoa học là một mơn khoa
học chính trị - xã hội, do vậy khi nghiên cứu phải sử dụng nhiều phương pháp có
tính liên ngành, nhiều ngành khoa học xã hội sử dụng như: phương pháp phân
tích, tổng hợp, phương pháp so sánh đối chiếu, phương pháp thống kê, điều tra xã
hội học, sơ đồ hố, mơ hình hố,...v.v để nghiên cứu những khía cạnh chính trị xã hội của các hoạt động trong quá trình từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội.
Để xây dựng học thuyết của mình, các nhà sáng lập ra chủ nghĩa xã hội khoa
học đã dày công nghiên cứu, thu thập, phân tích rất nhiều tư liệu, tài liệu, số liệu
thống kê, đọc nhiều sách báo, thâm nhập thực tiễn phong trào đấu tranh của giai
cấp công nhân và nhân dân lao động.
4. Phương pháp tổng kết lý luận từ thực tiễn, nhất là thực tiễn về chính trị,
xã hội
Đối với CNXHKH ngày nay, một vấn đề cấp bách là phải triển khai nhiều cơng
trình tổng kết thực tiễn gắn với nghiên cứu lý luận để phát triển lý luận, làm cho
CNXHKH phản ánh đúng thực trạng và xu thế của xã hội, của đất nước, của loài
người, soi sáng con đường đi lên của cách mạng. Nghiên cứu lý luận, tổng kết
thực tiễn là cơ sở cho việc xây dựng, phát triển lý luận, cơ sở cho công tác tuyên
truyền, giáo dục lý luận, đấu tranh tư tưởng, góp phần nâng cao nhận thức cho
cán bộ, đảng viên và nhân dân về nền tảng tư tưởng của Đảng, về lý tưởng, đường
lối cách mạng của Đảng, về chính sách, pháp luật của Nhà nước để thực hiện
nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
CNXHKH hình thành và phát triển trong mối liên hệ với thực tiễn, đồng thời
đấu tranh quyết liệt với những tư tưởng và hoạt động thù địch dưới nhiều màu
sắc. Hiện nay, sau 20 năm thực hiện Nghị quyết số 01-NQ/TW, như Nghị quyết
số 37-NQ/TW của Bộ Chính trị khóa XI đã nhận định: Cơng tác lý luận của Đảng
8
đã đạt được những kết quả quan trọng. Tư duy lý luận tiếp tục có bước phát triển;
chú trọng tổng kết thực tiễn, nghiên cứu và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh; bổ sung, phát triển Cương lĩnh xây dựng đất nước
trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (năm 2011) và Hiến pháp năm 2013;
bước đầu hình thành hệ thống lý luận cơ bản về chủ nghĩa xã hội và con đường đi
lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam (về bản chất, đặc trưng của chủ nghĩa xã hội; các
định hướng cơ bản xây dựng chủ nghĩa xã hội; về mơ hình kinh tế tổng qt trong
thời kỳ q độ lên chủ nghĩa xã hội; xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam
tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; về chiến lược bảo vệ Tổ quốc, hội nhập quốc tế,
về phát huy dân chủ, xây dựng hệ thống chính trị, xây dựng Nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam; xây dựng, chỉnh đốn Đảng,...).
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được, các văn kiện của Đảng cũng đã
thẳng thắn chỉ ra những hạn chế, yếu kém, bất cập của công tác lý luận nói chung,
trong đó có việc nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn. Điều này đòi hỏi tăng
cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác lý luận; tiếp tục xây dựng, phát
triển đội ngũ cán bộ lý luận, các chuyên gia đầu ngành, nâng cao trình độ, năng
lực nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn cho cán bộ; phát huy mạnh mẽ dân chủ,
khuyến khích tìm tịi sáng tạo trong nghiên cứu lý luận và tiếp tục đổi mới cơ chế
quản lý hoạt động lý luận; kiện toàn hệ thống các cơ quan nghiên cứu lý luận; mở
rộng hợp tác quốc tế trong công tác lý luận.
C. KẾT LUẬN
Về mặt lý luận, chủ nghĩa xã hội khoa học giúp trang bị và nâng cao nhận thức
khoa học về chủ nghĩa xã hội, nhất là những nhận thức về vấn đề chính trị - xã
hội; đồng thời xây dựng và củng cố niềm tin, lập trường cộng sản chủ nghĩa cho
cán bộ, đảng viên và mọi công dân nói chung.
9
Về mặt thực tiễn, có thể sử dụng các phương pháp của chủ nghĩa xã hội khoa
học để vận dụng vào hoạt động thực tiễn, học tập, rèn luyện, lao động sản xuất,
sinh hoạt xã hội; đồng thời giúp ta có căn cứ nhận thức khoa học để ln cảnh
giác và đấu tranh với những sai lệch và thù địch với chủ nghĩa xã hội và phản lại
lợi ích của nhân dân, dân tộc và nhân loại tiến bộ.
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình “Chủ nghĩa xã hội khoa học”
2. Nghị quyết số 37-NQ/TW của Bộ Chính trị khóa XI
3. Bài giảng “Chủ nghĩa xã hội khoa học” - Học viện Quân y - Khoa Lý luận
Mác-Lenin
E. MỤC LỤC
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN, PHƯƠNG PHÁP LUẬN CỦA CHỦ NGHĨA XÃ HỘI
KHOA HỌC
4
II. CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐẶC THÙ CỦA CHỦ NGHĨA XÃ
HỘI KHOA HỌC
5
1. Phương pháp kết hợp lịch sử và logic
5
2. Phương pháp khảo sát và phân tích về mặt chính trị - xã hội
6
3. Phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê...
7
4. Phương pháp tổng kết lý luận từ thực tiễn, nhất là thực tiễn về chính trị, xã
hội
8
10
11