Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Bài thu hoạch môn CNXH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (89.95 KB, 11 trang )

1

MỞ ĐẦU
Chủ nghĩa xã hội khoa học (CNXHKH) là một trong ba bộ phận cấu thành
của Học thuyết Mác - Lênin. Trong nội dung nghiên cứu về CNXHKH thì nội
dung Dân chủ xã hội chủ nghĩa là một nội dung quan trọng.
Dân chủ xã hội chủ nghĩa còn là động lực của sự phát triển đất nước, là
nhân tố thúc đẩy phát triển kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội; bởi lẽ, khi nhân
dân đã nhận thức đầy đủ tầm quan trọng của việc thực hành dân chủ và thực sự
phát huy quyền dân chủ thì đó sẽ là nguồn sức mạnh to lớn cho sự phát triển đất
nước. Đại hội XII xác định rõ: “Tiếp tục phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo
đảm tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân”.
Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa mà Đảng ta hướng tới xây dựng và hồn
thiện là nền dân chủ rộng rãi, mang tính tồn diện, được thực hiện thơng qua hệ
thống chính trị xã hội chủ nghĩa, trước hết là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa Việt Nam không ngừng mở rộng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân
lao động, thu hút nhân dân lao động tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội
nhằm phục vụ cho lợi ích của đại đa số nhân dân lao động và bảo đảm quyền
làm chủ của họ cả về mặt pháp lý cũng như trên thực tế.
Sau khi được học tập một số chuyên đề của môn Chủ nghĩa xã hội khoa
học: Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân và giai cấp cơng nhân Việt Nam;
Các mơ hình và trào lưu XHCN trên thế giới; Dân chủ chủ xã hội chủ nghĩa và
xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam; Đổi mới và phát triển Chủ
nghĩa xã hội ở Việt Nam. Học viên nhận thấy đây là môn học rất quan trọng
phục vụ cho công việc, học tập và nghiên cứu cho bản thân. Chính vì vậy, học
viên đã chọn vấn đề “Dân chủ xã hội chủ nghĩa và các giải pháp xây dựng nền
dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam” để làm bài thu hoạch kết thúc môn học.


2


NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
Quan niệm về Dân chủ và Dân chủ xã hội chủ nghĩa
1.1. Quan niệm về dân chủ
Trong các thời kỳ khác nhau của xã hội có phân chia giai cấp, dân chủ
khơng cịn giữ ngun nghĩa ban đầu của nó là quyền lực thuộc về nhân dân, mà
bị chi phối bởi quan điểm lập trường, thái độ chính trị của giai cấp cầm quyền
trong xã hội. Giai cấp thống trị cũ đã nhân danh cộng đồng, nhân danh lợi ích
chung định ra pháp luật, thao túng mọi quyền hành, tước quyền làm chủ của
nhân dân. Bằng chứng là: Trong xã hội chiếm hữu nô lệ, giai cấp chủ nô lập ra
nhà nước , lấy tên là nhà nước dân chủ - tức nhà nước dân chủ chủ nô thống trị
đại đa số người lao động là giai cấp nơ lệ, khi nhà nước chủ nơ mới chính thức
sử dụng danh từ “dân chủ”, tiếng Hy Lạp còn gọi là “demos”, là “dân” của
“Kratos”, là “quyền lực” hoặc “sức mạnh” với nghĩa là nhà nước dân chủ chủ nơ
có quyền lực của dân.
Quan niệm của chủ nghĩa Mác – Lênin về dân chủ: Chủ nghĩa Mác –
Lênin kế thừa những nhân tố hợp lí những hoạt động thực tiễn và nhận thức của
nhân loại về dân chủ, đặc biệt là việc tán thành dân chủ là quyền lực của nhân
dân. Mỗi chế độ dân chủ gắn với nhà nước đều mang bản chất giai cấp thống trị
xã hội. Lịch sử nhân loại đã chứng minh rõ có các kiểu dân chủ : chế độ dân chủ
chủ nô, chế độ dân chủ tư sản, chế độ dân chủ vô sản... Do đó, từ khi có chế độ
dân chủ thì dân chủ luôn luôn với tư cách một phạm trù lịch sử, phạm trù chính
trị. Từ khi có nhà nước dân chủ , thì dân chủ cịn với ý nghĩa là một hình thức
nhà nước, trong đó có chế độ bầu cử, bãi miễn các thành viên nhà nước, có quản
lí cã hội theo pháp luật nhà nước và thừa nhận nhà nước đó “ quyền lực thuộc về
nhân dân”, gắn liền với một hệ thống chuyên chính của giai cấp thống trị xã hội.
Sự thành công của Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 đã mở ra một thời
đại mới: lần đầu tiên trong lịch sử loài người, nhân dân lao động đã giành lại
được quyền lực thực sự của mình. Nhà nước xã hội chủ nghĩa do giai cấp công



3

nhân lãnh đạo thơng qua chính đảng của nó đã trở thành nhà nước đầu tiên thực
hiện quyền lực của nhân dân
1.2. Nền Dân chủ xã hội chủ nghĩa (DCXHCN)
1.2.1. Sự ra đời và phát triển của nền DCXHCN
Từ việc phân tích thực tế lịch sử đã diễn ra trong sự phát triển dân chủ của
nhân loại, nhất là qua những quy luật của chế độ dân chủ chủ nô, chế độ dân chủ
tư sản..., các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác-Lênin đã dự báo khoa học – qua
nhiều luận điểm cơ bản – về tính tất yếu xảy ra và thắng lợi của cách mạng xã
hội chủ nghĩa, của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, gắn liền với tất yếu của chủ
nghĩa xã hội. Chính những luận điểm khoa học đó đã được nhận thức và vận
dụng đúng đắn, sáng tạo để dẫn dắt nhân dân lao động trong thực tiễn cách
mạng, làm nên thắng lợi của Cách mạng xã hội chủ nghĩa Tháng Mười Nga
(1917), từ đó hình thành và từng bước phát triển nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở
nước Nga, sau đó là Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa trên thế giới... Theo
chủ nghĩa Mác-Lênin thì: chun chính vơ sản và dân chủ xã hội chủ nghĩa về
căn bản là thống nhất. Từ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, Đảng ta thống
nhất gọi chun chính vơ sản là nền dân chủ xã hội chủ nghĩa
1.2.2. Bản chất của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa
- Bản chất chính trị: Dưới sự lãnh đạo duy nhất của một đảng của giai cấp
công nhân - đảng Mác-Lênin mà trên mọi lĩnh vực xã hội đều thực hiện quyền
lực của nhân dân, thể hiện qua các quyền dân chủ, làm chủ, quyền con người,
thoả mãn ngày càng cao hơn các nhu cầu và các lợi ích của nhân dân. Hồ Chí
Minh cũng đã chỉ rõ: Trong chế độ dân chủ xã hội chủ nghĩa thì bao nhiêu quyền
lực đều là của dân, bao nhiêu sức mạnh đều ở nơi dân, bao nhiêu lợi ích đều là
vì dân... Chế độ dân chủ xã hội chủ nghĩa, nhà nước xã hội chủ nghĩa... do đó
vềthực chất là của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân.
- Bản chất về kinh tế: Nền dân chủ XHCN dựa trên chế độ công hữu về

những tư liệu sản xuất chủ yếu của toàn xã hội đáp ứng sự phát triển ngày càng
cao của lực lượng sản xuất dựa trên cơ sở khoa học - công nghệ hiện đại nhằm


4

thoả mãn ngày càng cao những nhu cầu vật chất và tinh thần của toàn thể nhân
dân lao động.
- Bản chất tư tưởng, văn hóa, xã hội: Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa lấy hệ
tư tưởng Mác-Lênin – hệ tư tưởng của giai cấp công nhân làm nền tảng, chủ đạo
đối với mọi hình thái ý thức xã hội khác trong xã hội mới. Đồng thời, dân chủ xã
hội chủ nghĩa kế thừa, phát huy những tinh hoa văn hoá truyền thống các dân
tộc; tiếp thu những giá trị tư tưởng - văn hoá, văn minh, tiến bộ xã hội... mà
nhân loại đã tạo ra ở tất cả các quốc gia, dân tộc...
1.2.3. Sự khác biệt giữa dân chủ tư sản và DCXNCH
Dân chủ tư sản
Dân chủ XHCN
- Dân chủ cho thiểu số
- Dân chủ cho đa số
- Dưới sự lãnh đạo của các Đảng - Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng
(Chế độ đa Đảng)
sản (Chế độ một đảng)
- Được thực hiện thông qua Nhà nước - Được thực hiện thông qua Nhà nước
pháp quyền tư sản
pháp quyền XHCN
- Dựa trên chế độ tư hữu tư nhân về - Dựa trên chế độ công hữu về tư liệu
tư liệu sản xuất chủ yếu

sản xuất chủ yếu
CHƯƠNG 2


Thực trạng xây dựng nền Dân chủ XHCN ở Việt Nam hiện nay
2.1. Những yếu tố tác động tới xây dựng và hoàn thiện nền Dân chủ
XHCN ở Việt Nam:
2.1.1. Những yếu tố thuận lợi:
Học thuyết Mác- Lenin là cơ sở lý luận, phương pháp luận cho xây dựng nền
dân chủ XNCH ở nước ta; Giá trị truyền thống dân chủ trong lịch sử; Cuộc cách mạng
dân tộc dân chủ nhân dân thành công xác lập chế độ dân chủ ở Việt Nam; Có sự lãnh
đạo của Đảng Cộng sản; Khối liên minh Cơng- Nơng- Trí bền vững; có khối đại đồn
kết toàn dân tộc.
2.1.2. Những yếu tố cản trở:
Xuất phát từ một nước thuộc địa nửa phong kiến; Không phải trải qua chế độ
Tư bản chủ nghĩa và nền Dân chủ tư sản; Trình độ kinh tế xã hội thấp; Hệ thống pháp


5

luật thiếu đồng bộ, thực thi pháp luật chưa nghiêm; Một bộ phận khơng nhỏ cán bộ
thối hóa, biến chất, quan liêu, tham nhũng sách nhiễu nhân dân.
2.2. Những thành tựu và hạn chế:
2.2.1. Những thành tựu:
- Trên lĩnh vực chính trị: Quyền có Nhà nước thực sự dân chủ; Quyền tham gia
vào công việc Nhà nước ngày càng được mở rộng; Đảm bảo các quyền tự do cho dân;
Công dân bình đẳng trước pháp luật.
- Trên lĩnh vực kinh tế: Thể chế kinh tế từng bước được hoàn thiện; Cơ chế
kinh tế tạo điều kiện cho người lao động tham gia sở hữu, quản lý; Kết hợp kế hoạch
Nhà nước và pháp huy sáng kiến của doanh nghiệp, người lao động; Đảng, Nhà nước
có chủ trương, biện pháp định hướng phát triển thị trường đảm bảo lợi ích doanh
nghiệp và người tiêu dùng.
- Trên lĩnh vực xã hội: Quyền công dân, quyền con người được đảm bảo bằng

pháp lý và trong thực tế; Từng bước khắc phục sự chênh lệch giữa các tầng lớp xã hội,
các vùng, các dân tộc.
2.2.2. Những hạn chế:
- Trên lĩnh vực chính trị: Nhận thức về Dân chủ chưa đầy đủ, một bộ phận tuyệt
đối hóa Dân chủ tư sản; Quyền làm chủ của nhân dân một số nơi, một số lĩnh vực còn
bị vi phạm; Việc thực hành Dân chủ cịn mang tính hình thức; Nhiều chủ trương chưa
thể chế hóa kịp thời (Việc đề ra Luật trưng cầu dân ý (Đại hội XI), Luật về Hội (Đại
hội X) nhưng đến nay Quốc hội vẫn chưa ban hành các Luật liên quan).
- Trên lĩnh vực kinh tế: Quyền của nhân dân còn bị vi phạm (sở hữu, quản lý,
phân phối).
- Trên lĩnh vực văn hóa, xã hội, tư tưởng: Tình trạng thiếu việc làm; Đời sống
của một bộ phận dân cư thấp (vùng núi, vùng dân tộc thiểu số); Xóa đói, giảm nghèo
chưa bền vững; Chất lượng giáo dục đao tạo chưa đáp ứng u cầu; Cơng tác chăm
sóc sức khỏe nhân dân chưa đáp ứng yêu cầu; Tự do sáng tạo văn hóa cịn hạn chế,
mơi trường văn hóa bị xâm hại…; Chưa thực sự phát huy tự do tư tưởng, phát huy cao
độ trí tuệ của nhân dân.


6

- Nguyên nhân khách quan: Do trình độ thấp của nền kinh tế; Ý thức, năng lực
thực hành dân chủ chưa cao; Chưa có một nền văn hóa dân chủ, Chưa có thói quen
tuân thủ pháp luật; Hệ thống pháp luật còn thiếu đồng bộ, ổn định.
- Nguyên nhân chủ quan: Nhận thức về Dân chủ trong điều kiện một Đảng
Cộng sản duy nhất cầm quyền còn chưa rõ; Chưa có giải pháp đồng bộ, triệt để nhằm
thực hiện đổi mới, kiện tồn hệ thống chính trị, đa dạng hóa dân chủ; Việc nghiên cứu
Dân chủ trong Chủ nghĩa tư bản hiện đại để có thể rút ra những bài học tham khảo
chưa có hiệu quả; Nhiều cấp ủy cịn diễn ra tình trạng mất dân chủ (chưa phải là tấm
gương về dân chủ trong xã hội).
Nhìn nhận những nguyên nhân chủ yếu của những hạn chế, yếu kém nêu

trên Đại hội XII của Đảng chỉ rõ: Những hạn chế, khuyết điểm nêu trên do nhiều
nguyên nhân: Hệ thống pháp luật, cơ chế, quy chế, tổ chức và các điều kiện để
thực thi dân chủ, quyền làm chủ của nhân dân cịn thiếu và chưa đồng bộ.
Khơng ít cấp ủy đảng, cơ quan nhà nước, cán bộ, đảng viên chưa là tấm gương
về phát huy dân chủ trong xã hội.
CHƯƠNG 3.
Giải pháp xây dựng nền Dân chủ XHCN ở Việt Nam hiện nay có gắn với địa
phương nơi cơng tác
3.1. “Thể chế hóa và nâng cao chất lượng các hình thức thực hiện dân chủ trực
tiếp và dân chủ đại diện”. Dân chủ trực tiếp là hình thức mọi cơng dân trực tiếp thể
hiện ý chí và nguyện vọng của mình một cách bình đẳng, khơng phân biệt giới tính,
lứa tuổi, thành phần xuất thân, địa vị xã hội... Đây là hình thức hữu hiệu tạo cho nhân
dân, với tính cách là chủ thể tối cao và duy nhất của quyền lực nhà nước, khả năng
tham gia một cách tích cực và chủ động vào các hoạt động của Nhà nước trên các lĩnh
vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội. Theo quy định của Hiến pháp hiện hành, hình
thức dân chủ trực tiếp được thực hiện bằng các phương thức: chế độ bầu, bãi miễn đại
biểu Quốc hội, đại biểu hội đồng nhân dân; chế độ gặp gỡ, tiếp xúc với cử tri của đại
biểu Quốc hội, đại biểu hội đồng nhân dân; quyền công dân tham gia thảo luận các
vấn đề chung, quan trọng của đất nước và của địa phương; biểu quyết khi Nhà nước tổ


7

chức trưng cầu ý dân. Đại hội XII của Đảng khẳng định: Phát huy dân chủ xã hội chủ
nghĩa phải luôn đặt trong mối liên hệ và gắn liền với thực hiện quyền con người,
quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân theo tinh thần của Hiến pháp năm 2013; gắn
quyền với trách nhiệm, nghĩa vụ, đề cao đạo đức xã hội.
Trong công tác bầu cử Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 20112016 Quận Ba Đình đã xây dựng kế hoạch tổ chức triển khai, tập huấn, hướng dẫn các
xã thị trấn thực hiện hiện thương đảm bảo tốt quy trình 05 bước và 03 lần hiệp thương.
Phối hợp với Ủy ban bầu cử cùng cấp tổ chức 35 hội nghị lấy ý kiến cử tri nơi công

tác, 166 hội nghị của cử tri nơi cư trú, tổ chức 299 hội nghị tiếp xúc cử tri tại đơn vị
bầu cử…
3.2. Thể chế hóa và thực hiện tốt phương châm: Dân biết, dân bàn, dân làm,
dân kiểm tra, muốn để “dân biết”, điều cốt yếu đầu tiên là phải cung cấp thông tin cho
nhân dân; việc cung cấp thông tin phải chân thực, kịp thời và cơng khai. Có cơng khai
thì mới có dân chủ, vì cơng khai là một trong những điều kiện tiên quyết để thực hành
dân chủ. Bản chất của Nhà nước ta là nhà nước dân chủ, nên công khai là một đòi hỏi
tất yếu, khách quan, là một biểu hiện quan trọng của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa.
“Dân bàn” là xu hướng tất yếu sau khi nhân dân đã được cung cấp thông tin đầy đủ,
công khai. Với tinh thần “lấy dân làm gốc”, các cơ quan nhà nước và chính quyền các
cấp phải biết lắng nghe các ý kiến của quần chúng nhân dân, nắm bắt dư luận xã hội
trong nhân dân một cách nghiêm túc, phân tích nội dung các ý kiến của nhân dân một
cách khoa học để nắm bắt chính xác, kịp thời tâm trạng, tình cảm, nguyện vọng của
các tầng lớp nhân dân. Muốn thực hiện tốt phương châm “dân bàn”, phải tạo các điều
kiện thuận lợi (phương tiện, diễn đàn, cơ chế) để nhân dân có thể nói lên suy nghĩ thật
của mình, được bày tỏ quan điểm, chính kiến về những vấn đề mà mình đang quan
tâm, vì lợi ích hợp pháp, chính đáng của họ và vì sự phát triển chung của mỗi địa
phương, của đất nước. Chính quyền các cấp không được phép thờ ơ trước những sáng
kiến của quần chúng nhân dân để tránh tình trạng sáng kiến của người dân trong chế
độ dân chủ trở thành đặc quyền của một thiểu số người với mục tiêu vụ lợi. “Dân
làm” cần được hiểu chủ yếu theo nghĩa “Dân làm” là hiện thân của sự chuyển hóa từ


8

“tư tưởng đã thông suốt” thành những hành động, việc làm cụ thể của nhân dân. Từ
chỗ được cung cấp thông tin một cách công khai, trung thực, kịp thời, thơng qua bàn
bạc, trao đổi ý kiến để tìm ra tiếng nói chung, người dân sẽ tự giác tuân thủ, thực hành
các quyền dân chủ theo quy định của pháp luật.
Trong những năm qua, Quận đã chỉ đạo phối hợp hoạt động của Thanh tra nhân

dân và Giám sát đầu tư cơng, tồn huyện có 25 Ban thanh tra nhân dân với 160 thành
viên đã tham gia kiểm tra xác minh 306 vụ việc, 25 Ban Giám sát đầu tư công với 160
thành viên đã giám sát 4.650 vụ việc. Thông qua công tác Giám sát và thanh tra nhân
dân đã có 300 lượt ý kiến kiến nghị, phản ánh gửi tới cấp ủy, chính quyền qua đó đã
kịp thời phát hiện, kiến nghị và phối hợp giải quyết những vướng mắc phát sinh từ cơ
sở.
3.3. “Để thực hiện dân chủ trong xã hội, trước hết phải bảo đảm phát huy
dân chủ trong Đảng là hạt nhân để phát huy đầy đủ dân chủ trong xã hội”(11).
Đảng ta là đảng cầm quyền và sự cầm quyền đó ln được đặt trong mối liên hệ
mật thiết với nhân dân; vậy nên, thực hành, phát huy dân chủ trong Đảng phải
luôn đi trước, tạo khuôn mẫu, mực thước cho nhân dân noi theo. Trong giai đoạn
hiện nay, việc phát huy dân chủ trong Đảng để phát huy đầy đủ dân chủ trong xã
hội lại càng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, bởi vì cịn có một bộ phận cán bộ,
đảng viên tuy có nhận thức đúng, đầy đủ về thực hành, phát huy dân chủ nhưng
chỉ là trên lý thuyết, còn trên thực tế, nhận thức đó chưa biến thành hành động
thực tế, nói khơng đi đơi với làm.
Cần tiếp tục thực hiện tốt các quy định trong sinh hoạt đảng, như sinh hoạt hai
chiều, lấy phiếu tín nhiệm, điều tra, thăm dò dư luận xã hội trong nhân dân - đó chính
là những yếu tố cần thiết phục vụ cho công tác xây dựng Đảng hiện nay. Dựa vào dân,
giữ mối liên hệ mật thiết với nhân dân cũng là nền tảng giúp Đảng tự chỉnh đốn, xây
dựng Đảng và đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức ngày càng trong sạch, vững
mạnh. Khi dân chủ trong Đảng thực sự được phát huy thì đó cũng là nền tảng để “Đẩy
mạnh dân chủ hóa xã hội để phát huy quyền làm chủ của nhân dân, vai trò chủ động,


9

sáng tạo của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân”, như văn kiện Đại hội XII
của Đảng đã chỉ ra.
Trong năm qua, Quận ủy, Hội đồng nhân dân- Ủy ban nhân dân cùng các ban

ngành của quận đã tham gia hơn 2000 buổi tiếp câp dân, vận động nhân dân góp ý về
sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng, sự điều hành quản lý của chính quyền, giám sát về đạo
đức, tác phong, năng lực lãnh đạo của cán bộ đảng viên có 70/70 đồng chí Chủ tịch,
Phó chủ tịch Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân từ quận đến cơ sở được lấy phiếu
tín nhiệm đạt trên 65%.
3.4. Phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa đòi hỏi phải đi liền với việc đề cao trách
nhiệm công dân và bảo đảm giữ vững kỷ luật, kỷ cương xã hội, không được tách rời,
đối lập giữa thực hành dân chủ và kỷ cương, pháp luật. Nhân dân không nên tụ tập
đông người, khiếu kiện vượt cấp, gây mất an ninh, trật tự và chống đối người thi hành
công vụ trong khi các kiến nghị đang được xem xét, giải quyết theo quy định của pháp
luật. Nếu cá nhân nào có hành vi vi phạm quyền làm chủ của nhân dân, lợi dụng dân
chủ để gây mất an ninh, trật tự, an tồn xã hội thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình
sự theo Điều 331 Bộ luật Hình sự năm 2015: “Tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ
xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân”.
Văn kiện Đại hội XII của Đảng chỉ rõ: “Phát huy dân chủ phải đi liền với tăng
cường pháp chế, đề cao trách nhiệm công dân, giữ vững kỷ luật, kỷ cương và đề cao
đạo đức xã hội. Phê phán những biểu hiện dân chủ cực đoan, dân chủ hình thức. Xử lý
nghiêm những hành vi lợi dụng dân chủ để làm mất an ninh chính trị, trật tự, an toàn
xã hội và những hành vi vi phạm quyền dân chủ và quyền làm chủ của nhân dân”.
Điều đó khẳng định bản chất dân chủ thực sự của Nhà nước ta.


10

KẾT LUẬN
Xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa cũng là quá trình vận động và
thực hành dân chủ; là quá trình vận động biến dân chủ từ khả năng thành hiện
thực trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội; là quá trình đưa các giá trị, chuẩn
mực, nguyên tắc của dân chủ vào thực tiễn xây dựng cuộc sống mới. Xây dựng
nền dân chủ xã hội chủ nghĩa thực sự trở thành một cuộc cách mạng của đông

đảo quần chúng nhân dân lao động dưới sự lãnh đạo của đảng cộng sản. Xây
dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa là cuộc cách mạng thực hiện chuyển giao
quyền lực thực sự về cho nhân dân với mục đích lơi cuốn nhân dân vào q trình
sáng tạo xã hội mới. Xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa là một q trình tất
yếu của cơng cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, của quá trình vận động biến dân
chủ từ khả năng trở thành hiện thực, để nền dân chủ "ngày càng hướng tới cơ sở
hiện thực của nó, tới con người hiện thực, nhân dân hiện thực, và được xác định
là sự nghiệp của bản thân nhân dân. Dân chủ xã hội chủ nghĩa là mục tiêu cao cả
mà Đảng và Nhà nước ta luôn hướng tới, quyết tâm biến nó thành hiện thực với mục
tiêu: Xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta xây dựng là một xã hội: Dân giàu, nước
mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; do nhân dân làm chủ... Đảng ta đã xác định rõ vị
trí của dân chủ và thực hành dân chủ trong quá trình phát triển xã hội. Để có xã hội
dân giàu, nước mạnh, trước hết phải bảo đảm trong xã hội có nền dân chủ xã hội chủ
nghĩa và phải thực hành dân chủ xã hội chủ nghĩa một cách thực chất, vì đó là điều
kiện tiên quyết, là cơ sở thiết yếu để xây dựng xã hội công bằng, văn minh, đồng thời
thể hiện rõ bản chất của chế độ xã hội ở Việt Nam hiện nay.


11

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình cao cấp lý luận chính trị - tập 3 – Chủ nghĩa xã hội khoa học
2. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia- sự
thật, Hà Nội, 2011;
3. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Văn phòng Trung ương
Đảng, Hà Nội, 2016
4. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Nxb Chính trị quốc giasự thật, Hà Nội, 2016;
5. Hiến pháp nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam – Nxb Tư pháp, Hà
Nội - 2014;




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×