Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

Đề cương ôn tập học kì 1 môn Văn lớp 7 năm 2019 - 2020 | Ngữ văn, Lớp 7 - Ôn Luyện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (182.38 KB, 8 trang )

Họ và tên : ………………………
Lớp
:………

GỢI Ý NỘI DUNG ÔN TẬP NGỮ VĂN 7
HỌC KÌ I 2019- 2020
Ngày thi : Chiều thứ 3 ngày 10 / 12 / 2109
A. PHẦN CÂU HỎI : Thực hiện dạng câu hỏi Đọc – hiểu văn bản ( khơng giới hạn nội
dung )
1.Thuộc lịng – thơng hiểu : Có thể hỏi một số dạng sau
- Chép thuộc lòng ( thơ ) , điền từ vào chỗ trống trong đoạn văn, hỏi tên tác giả, tác phẩm.
- Cho đoạn văn, đoạn thơ ( có thể lấy cả bài đọc thêm hoặc giảm tải): hỏi nội dung, ý
nghĩa, phát hiện các yếu tố ngữ pháp ( từ, nghĩa của từ, cụm từ, câu, phép tu từ…)
⮚ Yêu cầu phần Văn bản :
- Đọc lại các văn bản nhiều lần và tìm các biện pháp nghệ thuật có trong văn bản. Nêu tác
dụng .
- Xem lại các bài thơ, bài ca dao đã học.
- Nắm vững nội dung, nghệ thuật , phương thức biểu đạt của các văn bản trên.
- Nhớ tên tác phẩm, tác giả và xuất xứ của mỗi văn bản.
Văn bản nhật dụng
Cổng trường mở ra
Mẹ tôi
Cuộc chia tay của những con búp bê
Một thứ quà của lúa non: cốm
Sài Gòn tôi yêu
Mùa xuân của tôi

Tác giả
Lí Lan
A-mi- xi
Khánh Hoài


Thạch Lam
Minh Hương
Vũ Bằng

Các chủ đề chính của ca dao
Những câu hát về tình cảm gia đình
Những câu hát về tình yêu quê hương đất nước, con người
Những câu hát than thân.
Những câu hát châm biếm.
Thơ Trung đại và Hiện đại
Sông núi nước Nam
( Nam quốc sơn hà )
Phò giá về kinh
( Tụng giá hồn kinh sư)
Bánh trôi nước
Qua Đèo Ngang
Bạn đến chơi nhà
Cảm nghó trong đêm thanh tónh
(Tĩnh dạ tứ )
Cảnh khuya
Ngun tiêu ( Rằm tháng giêng )
Tiếng gà trưa
⮚ u cầu phần Tiếng Việt
Nắm kiến thức và xem lại phần luyện tập các bài sau :

Tác giả
Lí Thường Kiệt
Trần Quang Khải
Hồ Xuân Hương
Bà Huyện Thanh Quan

Nguyễn Khuyến
Lí Bạch
Hồ Chí Minh
Xuân Quỳnh


Từ ghép

Từ láy

Từ đồng âm

Từ Hán Việt

Thành ngữ

Điệp ngữ

Từ đồng
nghĩa
Chơi chữ

Từ trái nghĩa Quan hệ từ
Đại từ

2. Vận dụng thấp- Viết đoạn văn ( lớp 6,7) .Có thể tích hợp kiến thức ngữ pháp phù hợp ở
phần này.
⮚ Khi viết đoạn văn cần chú ý :
- Đúng chủ đề, đúng số câu quy định, diễn đạt mạch lạc.
- Vận dụng đầy đủ các yêu cầu của đề bài.

- Chú thích rõ ràng.
B. PHẦN TỰ LUẬN: TẬP LÀM VĂN
Biểu cảm về tác phẩm:
- Bài ca dao ( tối đa 4 câu ) – chủ đề tình cảm gia đình
- Tiếng gà trưa ( chú ý hình ảnh người bà )
- Cảnh khuya.
GỢI Ý MỘT SỐ DẠNG BÀI TẬP LÀM VĂN
Bài gợi ý 1 : Phát biểu cảm nghĩ về bài ca dao
Công cha như núi ngất trời
Nghĩa mẹ như nước ở ngồi biển Đơng
Núi cao bể rộng mênh mơng
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!
DÀN Ý
I. Mở bài
- Khẳng định vai trị, vị trí của câu ca dao trong tâm hồn của người Việt.
- Trích dẫn bài ca dao. ( dựa theo đề bài )
II. Thân bài
1. Giới thiệu chung về nội dung bài ca dao :
2. Cảm xúc 1 : Công lao của cha mẹ dành cho con cái vô cùng to lớn .
- Dẫn lại 2 câu ca dao đầu ( Cảm nhận về nội dung , ý nghĩa và nghệ thuật)
+ Nhắc đến “công cha”, “nghĩa mẹ”. Đó là cơng sinh thành, dưỡng dục, đó là ơn nghĩa mang
nặng đẻ đau và những yêu thương mẹ dành cả cho con.
+ Ví cơng cha với núi ngất trời là khẳng định sự lớn lao, ví nghĩa mẹ như nước biển Đông là
để khẳng định chiều sâu, chiều rộng và sự dạt dào.
+ Đối công cha với nghĩa mẹ, núi với biển là cách diễn đạt quen thuộc, đồng thời cùng làm
cho các hình ảnh được tơn cao thêm, trở nên sâu sắc và lớn lao hơn.
+ Hình ảnh so sánh điêu luyện, đặc sắc, tinh tế , âm điệu ngọt ngào của lời hát ru.
Kết ý : Lời ca ngợi không khô khan, không nặng giáo huấn mà là tiếng nói của tấm lịng, tình
cảm, tiếng nói tâm tình từ trái tim tìm đến với trái tim làm lay động lòng ta → ta nên trân
trọng, ngưỡng mộ, cảm phục .

+ Mở rộng – nâng cao : Trích dẫn một câu ca dao cùng nội dung trên.
3. Cảm xúc 2 : Lời nhắn nhủ về lòng hiếu thảo và biết ơn của con cái đối với cha mẹ.


- Dẫn lại 2 câu ca dao cuối ( Cảm nhận về nội dung , ý nghĩa và nghệ thuật)
+ “ Núi cao”, biển rộng” được lặp lại hai lần → nhấn mạnh công lao của cha mẹ.
+ Cách sử dụng sáng tạo thành ngữ "chín chữ cù lao" để nhắc lại một lần nữa nỗi khó nhọc,
vất vả của mẹ cha.
+ Lời nhắc nhở về thái độ và hành động của mỗi người: "ghi lòng con ơi". ( nhẹ nhàng mà
sâu sắc ).
+ Phép điệp ngữ “ núi”, “ biển” và sử dụng thành ngữ một cách khéo léo.
⇨ Hiểu rõ cơng lao của cha mẹ từ đó biết yêu thương, kính trọng.
Kết ý : Hiếu thảo và biết ơn là một truyền thống, đạo lí tốt đẹp nhất, là niềm tự hào của người
Việt.
III. Kết bài
- Khẳng định giá trị của bài ca dao.
- Cảm nhận và liên hệ về tình yêu thương của cha mẹ dành cho em ( ngược lại).

Bài gợi ý 2 : Phát biểu cảm nghĩ về bài ca dao
"Anh em nào phải người xa
Cùng chung bác mẹ, một nhà cùng thân
Yêu nhau như thể tay chân
Anh em hòa thuận, hai thân vui vầy."
DÀN Ý
I. Mở bài
- Dẫn dắt chủ đề tình cảm gia đình → tình cảm anh em.
- Trích dẫn bài ca dao.
II. Thân bài



1. Giới thiệu chung về nội dung bài ca dao :
2. Cảm xúc 1 : Tình cảm anh em vơ cùng đáng quý trọng.
- Dẫn lại 2 câu ca dao đầu ( Cảm nhận về nội dung , ý nghĩa và nghệ thuật)
+ Quan hệ anh em khác biệt rõ ràng với quan hệ láng giềng, xã hội.
+ Phép đối chiếu, dùng hai tiếng “ người xa” mở đầu mang âm điệu bình thản .
+ Đối lại bằng một dịng tám tiếng liền mạch “cùng chung bác mẹ, một nhà cùng thân”, nghe
vừa thân mật, tha thiết vừa thiêng liêng trang trọng.
+ Khẳng định đó là những người cùng mẹ cha sinh ra, cùng chung sống dưới một mái nhà.
+ Điệp từ “cùng” đã nhấn mạnh nguồn gốc của anh em, một mối quan hệ vô cùng thân mật, gần
gũi, thiêng liêng và cao quý, đâu phải “người xa”.
+ Kết ý: Lời ca nhẹ nhàng, tự nhiên, khơi gợi biết bao điều thấm thía về tình cảm anh em trong
một nhà → Trân trọng, giữ gìn tình cảm thiêng liêng này.
3. Cảm xúc 2: Lời nhắn nhủ, khuyên bảo để tình cảm anh em mãi được bền chặt.
- Dẫn lại 2 câu ca dao cuối. ( Cảm nhận về nội dung , ý nghĩa và nghệ thuật)
+ Anh em như tay với chân vì thế phải ln gắn bó, u thương, hồ thuận, trên kính dưới
nhường.
→ Phép so sánh gần gũi, dễ hiểu.
+ Thể hiện mong muốn của cha ông ta gửi qua lời nhắn nhủ: anh em trong gia đình có thân thiết,
hịa thuận, tương trợ nhau như tay với chân có như vậy mới đem lại niềm vui, niềm hạnh phúc
cho cha mẹ .
+ Đó là mong ước của mẹ cha nhưng cũng chính là bổn phận của kẻ làm con, ln giữ hịa khí
vui vẻ trong gia đình, báo hiệu với cha mẹ.
+ Kết ý :

III. Kết bài
- Khẳng định giá trị của bài ca dao.
- Viết đoạn văn ngắn cảm nhận và liên hệ đến bản thân về tình cảm anh em.

Bài gợi ý 3: Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ “Cảnh khuya” của Hồ Chí Minh
DÀN Ý

I. Mở bài
- Giới thiệu chủ đề bài thơ: Tình u thiên nhiên, đất nước.
- Nêu hồn cảnh sáng tác.
- Trích dẫn bài thơ.
II. Thân bài
1. Nêu nội dung chính của bài thơ :
2. Cảm xúc 1: Bức tranh thiên nhiên của một đêm trăng đẹp.
- Chép 2 câu thơ đầu .
- Cảm xúc của em về hình ảnh tiếng suối - tiếng hát : Lối so sánh của Bác thật kỳ lạ! Tiếng


suối vốn được cảm nhận bằng thính giác nhưng nghe tiếng suối Người cảm nhận được độ
“trong” của dòng chảy. Chẳng những vậy , tiếng suối trong nhưng là “trong như tiếng hát
xa”. Điều thú vị là, âm thanh của tự nhiên, cái xưa nay vẫn là thước đo chuẩn mực của cái đẹp,
lại được so sánh với tiếng hát của con người.
- Phân tích kĩ các từ: “ trăng ” , “ cổ thụ” và điệp từ “ lồng” → nhận xét về ngôn ngữ thơ :
- Kết ý nội dung 2 câu đầu. ( xem trong tập ghi )
- Nói trong thơ bác có hội họa, có âm nhạc là vì bức tranh thiên nhiên tươi đẹp, hùng vĩ, nên
thơ, được vẽ nên bởi ngôn ngữ tài hoa của một họa sĩ tài ba. Bức tranh không chỉ tạo ra hình
ảnh, màu sắc mà cịn có cả âm thanh nữa.
- Chốt ý : Tác giả là một người yêu thiên nhiên, tâm hồn thi sĩ.
3. Cảm xúc 2: Hình ảnh một vị lãnh tụ ln ln lo cho dân, cho nước.
- Nhấn mạnh phép so sánh: cảnh khuya đẹp như tranh vẽ, nhưng người thao thức không phải
ngắm trăng mà còn trằn trọc băn khoăn về cách mạng, vì vận mệnh của dân tộc → vai trị của
Bác, tình thế cách mạng.
- Phân tích kĩ cụm từ “ chưa ngủ” , “nỗi nước nhà”.
- Cả cuộc đời của chủ tịch Hồ Chí Minh cơng hiến cho q hương, cho đất nước, cho sự
nghiệp giải phóng dân tộc thì biết bao đêm người thao thức, đâu chỉ có đêm nay, một đêm
trăng đẹp.
- Dẫn hai câu thơ cuối.

- Bác Hồ của chúng ta hẳn có nhiều đêm thao thức như thế ( dẫn chứng: “ Đêm nay bác ngồi
đó, đêm nay bác khơng ngủ, vì một lẽ thường tình, Bác là Hồ Chí Minh” . Minh Huệ ).
- Kết ý: Tình yêu đất nước sâu đậm, cháy bỏng, nồng nàn của người chiến sĩ - thì sĩ.
III. Kết bài
- Là một bài thơ đẹp, thể hiện hồn thơ giàu cảm xúc.
- Chủ tịch Hồ Chí Minh là niềm tự hào của dân tộc Việt Nam.

Bài gợi ý 3: Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ “ Tiếng gà trưa” của Xn Quỳnh để thấy được
hình ảnh người bà ln yêu thương cháu.
DÀN Ý
I. Mở bài
- Giới thiệu về chủ đề : Tình cảm gia đình, tình yêu thương với người thân.
- Giới thiệu về tác giả, tác phẩm.
- Trích dẫn đề
II. Thân bài
1.Giới thiệu chung về nội dung khổ thơ đầu :
2.Cảm xúc 1: Là một người bà tần tảo, chắt chiu nhưng luôn dành những điều tốt đẹp nhất
cho cháu.
- Trích dẫn những câu thơ nói về sự tần tảo, chắt chiu của bà.
- Là những hành động giản dị, mong ước thiết thực .
- Sử dụng từ ngữ giản dị, chân thành nhưng chứa đựng những tình cảm đặc biệt.
- Chốt ý : Hình ảnh người bà trong bài thơ cũng là hình ảnh của biết bao người bà Việt Nam,
ln dành trọn tình u thương, chăm lo, chăm chút cho cháu.


3. Cảm xúc 2 : Là người bà luôn ở bên cháu, bảo ban nhắc nhở, có đơi khi trách mắng
cũng là trách mắng yêu thương:
- Trích dẫn những câu thơ .
- Gợi nhớ đến kỉ niệm ngây thơ thuở cịn bé ( tị mị nhìn gà đẻ rồi lo lắng trước lời mắng yêu
của bà “ bị lang mặt” ) .

- Nhớ đến những món quà tuổi thơ được bà tặng . (Cái quần chéo go” hay “cái áo cánh trúc
bâu)
- Lời kể chân thành,, từ ngữ gợi hình ảnh, cảm xúc.
- Kết ý : Đã gợi cho cháu nhớ lại những năm tháng nhọc nhằn, vất vả bên bà nhưng đầy yêu
thương và tươi vui. → Nhấn mạnh hình ảnh người bà .
- Đoạn văn ngắn biểu cảm về tình bà cháu.
- Liên hệ đến bản thân.
III. Kết bài
- Ngôn từ giản dị mà giàu sức biểu cảm.
- Cho thấy hình ảnh của người bà tảo tần qua những chi tiết thật bình thường, giản dị nhưng
xúc động, chân thành.
- Bài thơ sẽ còn lưu mãi trong lòng bạn đọc.
GỢI Ý MỘT SỐ ĐỀ THAM KHẢO
Đề 1
Câu 1 : ( 3 đ )
Đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi:
“ Nhìn bàn tay mảnh mai của em dịu dàng đưa mũi kim thoăn thoắt, không hiểu sao tôi thấy ân hận
quá. Lâu nay, mải vui chơi bè bạn,chẳng lúc nào tôi chú ý đến em...Từ đấy, chiều nào tơi cũng đi đón
em. Chúng tơi nắm tay nhau vừa đi vừa nói chuyện
Vậy mà giờ đây, anh em tơi sắp phải xa nhau. Có thể sẽ xa nhau mãi mãi. Lạy trời, đây chỉ là một
giấc mơ. Một giấc mơ thôi” .
(“Cuộc chia tay của những con búp bê” –Khánh Hồi )
a. Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích là gì? Dựa vào đâu mà em biết. (1đ)
b. Nêu nội dung của đoạn trích bằng một câu văn.(1đ)
c. Chỉ ra phép điệp ngữ được dùng trong đoạn văn và nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó. (1đ)
Câu 2: Viết đoạn văn ngắn (2đ)
Từ nội dung đoạn trích, em hãy viết đoạn văn ngắn từ 6 - 8 câu thể hiện niềm vui của mình khi được
sống trong tình yêu thương của gia đình.
Câu 3 : Tập làm văn ( 5 đ )
Phát biểu cảm nghĩ của em về bài ca dao:

Công cha như núi ngất trời
Nghĩa mẹ như nước ở ngồi biển Đơng
Núi cao bể rộng mênh mơng
Cù lao chín chữ ghi lịng con ơi!
Đề 2
Câu 1 : 3 điểm
Đọc kỹ đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
“ Tơi u Sài Gịn da diết… Tôi yêu trong nắng sớm, một thứ nắng ngọt ngào, vào buổi chiều lộng gió
nhớ thương, dưới những cây mưa nhiệt đới bất ngờ. Tôi yêu thời tiết trái chứng với trời đang ui ui


buồn bã, bỗng nhiên trong vắt lại như thủy tinh. Tôi yêu cả đêm khuya thưa thớt tiếng ồn. Tôi yêu phố
phường náo động, dập dìu xe cộ vào những giờ cao điểm. Yêu cả cái tĩnh lặng của buổi sáng tinh
sương với làn khơng khí mát dịu, thanh sạch trên một số con đường còn nhiều cây xanh che chở…”
( Ngữ văn 7, tập 1, Nhà xuất bản Giáo dục, 2012)
a. ( 1 điểm)
Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Tác giả bày tỏ điều gì qua đoạn văn đó?
b. (1 điểm)
Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn. Phương thức biểu đạt ấy được thể hiện bằng cách
nào ( trực tiếp hay gián tiếp)? Căn cứ vào đâu em xác định như vậy ?
c. ( 1 điểm)
Biện pháp nghệ thuật nào đã được tác giả dùng trong đoạn văn ? Tác dụng của biện pháp đó trong việc
thể hiện nội dung ?
Câu 2 : Viết đoạn văn ( 2 điểm )
Viết đoạn văn biểu cảm ngắn từ 6 – 8 câu nêu cảm xúc của em về một vẻ đẹp của quê hương .
Câu 3 : ( 5 điểm )
Trình bày cảm xúc của em về bài ca dao :
Anh em nào phải người xa
"
Cùng chung bác mẹ, một nhà cùng thân

Yêu nhau như thể tay chân
Anh em hòa thuận , hai thân vui vầy."
Đề 3
Câu 1 : ( 3 điểm )
Cho đoạn thơ sau :
“ Trên đường hành quân xa
Dừng chân bên xóm nhỏ
Tiếng gà ai nhảy ổ
.............................”
a. Hãy viết tiếp 4 câu thơ cịn thiếu để hồn thiện khổ thơ. ( 1 điểm )
b. Nêu nội dung chính của đoạn thơ. ( 1 điểm )
c .Tìm phép điệp ngữ có sử dụng trong đoạn thơ và nêu tác dụng . ( 1 điểm )
Câu 2 : ( 2 điểm )
Viết đoạn văn biểu cảm ngắn từ 6 – 8 câu nêu cảm xúc của em về tình bạn trong cuộc sống . Có sử
dụng 1 từ đồng nghĩa, 1 từ láy.
Câu 3 : 5 điểm
Phát biểu cảm nghĩ của em về bài Cảnh khuya của Hồ Chí Minh.
Đề 4
Câu 1: ( 2 điểm )
Đọc kĩ hai câu thơ sau và trả lời các câu hỏi :
“ Dừng chân đứng lại trời, non, nước,
Một mảnh tình riêng, ta với ta.”
a) Hai câu thơ trên thuộc bài thơ nào ? Tác giả là ai ?
b) Xác định thể thơ và phương thức biểu đạt của bài thơ đó .
c) Từ ta trong cụm từ “ ta với ta” thuộc loại từ nào ? Và được dùng theo ngôi thứ mấy. Nêu ý nghĩa
của cụm từ đó.
Câu 2 : ( 3 điểm )
Em hãy viết một đoạn văn biểu cảm ngắn từ 6 – 8 câu về tình u q hương đất nước. Trong đó có sử
dụng một phép điệp từ.



Câu 3: ( 5 điểm ) Cảm xúc của em về bài thơ “ Tiếng gà trưa” của Xuân Quỳnh để thấy được hình
ảnh người bà ln u thương cháu .
CHÚC CÁC EM HỌC BÀI VÀ LÀM BÀI THẬT TỐT.



×