HỒ SƠ LS.TV - 02
Bài 2: Kỹ năng sọan thảo văn bản trong hoạt động tư vấn
1. Học viên thực hiện bài tập Soạn thảo Di chúc, Giấy ủy quyền và nhận xét thư tư
vấn của văn phòng luật sư Nam và cộng sự
2. Nghiên cứu tình huống 2 và 3 bài 2.4 và 2.5 để thực hành soạn thảo trên lớp
Bài 2.3 - Tình huống 1: Soạn thảo Di chúc, Giấy ủy quyền hoặc các văn bản pháp lý đơn
giản khác
I. BỐI CẢNH
Cơng ty cổ phần Bình Minh được thành lập năm 2011, có Giấy chứng nhận đăng ký kinh
doanh số 0134679 do UBND Tp Hà Nội cấp ngày 15/4/2011. Vốn điều lệ của công ty là 100
tỷ đồng. Cơng ty có 3 cổ đơng sáng lập với tỷ lệ vốn điều lệ được các cổ đông đăng ký góp
như sau:
Nguyễn Văn Anh
45 tỷ = 45% vốn ĐL
Nguyễn Thị Bình
30 tỷ = 30% vốn ĐL
Trần Thị Thanh
25 tỷ = 25% vốn ĐL
Đến ngày 20/4/2013, các cổ đông đã thực hiện xong nghĩa vụ góp tồn bộ số vốn đã đăng ký
như trên trừ cổ đơng Nguyễn Thị Bình. Cổ đơng Bình vì một sơ lý do cá nhân nên mới chỉ
góp được số tiền tương đương 5% vốn Điều lệ của cơng ty.
Trước tình hình này các cổ đơng đã họp lại để tìm biện pháp tháo gỡ. Cổ đơng Nguyễn Văn
Anh đã nhận góp thay cho cổ đơng Nguyễn Thị Bình số tiền tương đương với 25% vốn điều
lệ. Ơng Anh và bà Bình thỏa thuận bà Bình sẽ ký Giấy nhận nợ với ông Anh số tiền 25 tỷ là
khoản tiền ơng Anh đã góp vốn thay cho bà Bình, thời hạn trả nợ là 2 năm. Bà Bình vẫn
đứng tên tồn bộ số vốn là 30 tỷ đồng, trong đó có 25 tỷ ơng Anh góp thay. Để đảm bảo
chắc chắn việc tập trung quyền lực trong công ty để đưa ra các quyết định của cơng ty, ơng
Anh u cầu bà Bình viết Giấy ủy quyền để ủy quyền cho ơng thực hiện tồn bộ các quyền
của cổ đơng đối với số vốn ơng góp thay cho bà Bình.
II. YÊU CẦU CỦA KHÁCH HÀNG
Khách hàng đề nghị luật sư soạn thảo các văn bản theo các nội dung và điều kiện của họ đã
thỏa thuận nêu trên.
Bài tập
Căn cứ vào tình huống trên, anh/chị hãy thực hiện:
1. Soạn thảo Giấy nhận nợ sao cho có lợi nhất cho bà Bình
2. Soạn thảo Giấy ủy quyền sao cho có lợi nhất cho ơng Anh.
1
Tình huống: Nhận xét thư tư vấn của văn phịng luật sư Nam & cộng sự
VĂN PHÒNG LUẬT SƯ
NAM & CỘNG SỰ
LS PHẠM THANH NAM *
LS. LÊ MINH THƯ**
* Luật sư Đoàn Luật sư Hà Nội
** Luật sư Đoàn Luật sư thành phố Hồ
Chí Minh
VĂN PHỊNG TẠI HÀ NỘI
25, Đường Hoà lạc, Hà Nội, Việt Nam
TEL. : (84.4) 888.88.88 / 888.88.88
FAX : (84.4) 877.77.77
E-MAIL :
Hà Nội, ngày 20 tháng 11 năm 2013
Kính gửi:
Ơng Nguyễn Văn Tâm
Giám đốc Cơng ty TNHH Sao Sáng
Trong thư đề nghị cung cấp dịch vụ thư vấn pháp lý ngày 19 tháng 11 năm 2013 ông
có đề nghị chúng tôi giải đáp thắc mắc của ông về việc một người có được thành lập nhiều
công ty TNHH hay không, chúng tôi xin trả lời như sau:
Theo quy định tại điều 102 Bộ luật dân sự, "đại diện theo pháp luật của pháp nhân được quy
định trong quyết định thành lập pháp nhân hoặc trong điều lệ của pháp nhân". Đây thường
là người đứng đầu pháp nhân.
Pháp luật hiện nay chưa có quy định nào về việc hạn chế một cá nhân có thể làm đại diện
theo pháp luật cho nhiều pháp nhân. Tuy nhiên, theo quy định của Luật Doanh nghiệp và
các quy định khác có liên quan thì một người chỉ khơng được thành lập 2 hay nhiều hơn 1
doanh nghiệp tư nhân, không được thành lập hoặc tham gia thành lập nhiều hơn 1 công ty
hợp danh.
Như vậy, chỉ trừ trường hợp doanh nghiệp tư nhân hoặc công ty hợp danh, một người có thể
thành lập hoặc tham gia thành lập nhiều cơng ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần.
Do đó, người này có thể làm đại diện theo pháp luật cho những doanh nghiệp mà mình làm
chủ.
Trân trọng kính chào,
Phạm Thanh Nam - Luật sư Trưởng Văn phòng
Bài tập:
1. Nhận xét về hình thức, cách trình bày của thư tư vấn trên
2. Nhận xét về nội dung của bức thư tư vấn trên
3. Viết lại thư tư vấn trả lời yêu cầu của khách hàng.
2
Bài 2.4. Tình huống 2: Nghiên cứu tình huống và xây dựng đề cương ý kiến pháp lý
Bài 2.5. Tình huống 3: Soạn thảo thư tư vấn dưới sự hướng dẫn của giáo viên
VIẾT THƯ TƯ VẤN CHO CÔNG TY ABC
Ngày 25/8/2012, Công ty ABC và Công ty XYZ đã ký kết Hợp đồng, theo đó, Cơng ty XYZ
đồng ý mua của Công ty ABC và Công ty ABC đồng ý thiết kế, cung cấp, lắp đặt hệ thống
xử lý nước thải công nghiệp và hệ thống tách dầu với tổng giá trị hợp đồng là 10.000.00.000
VNĐ (mười tỷ đồng Việt Nam), chưa bao gồm thuế và các phí khác.
▶ Ông Nguyễn Văn An – Giám đốc đồng thời là người đại diện theo pháp luật của Công
ty ABC là người thay mặt Công ty ABC ký kết Hợp đồng.
▶ Về phía Cơng ty XYZ, Ơng Trần Đức Bình, Trưởng phịng Hậu cần là người thay mặt
cho Cơng ty XYZ, trên cơ sở ủy quyền của Ơng Lê Đình Vượng – Phó Chủ tịch
HĐQT của Cơng ty XYZ ký kết Hợp đồng (theo Thư ủy quyền số 010/UQ/11 do Ông
Lê Đình Vượng – Phó Chủ tịch HĐQT Cơng ty XYZ ký ngày 25/8/2012)
▶ Cơng ty ABC có nghĩa vụ giao hệ thống thiết bị cho Công ty XYZ trong thời gian 90
ngày kể từ ngày ký Hợp đồng và tiến hành lắp đặt trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày
giao hàng.
▶ Giá trị Hợp đồng được thanh toán thành 03 đợt:
▶ Đợt 1: Thanh toán 40% trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày ký hợp đồng.
▶ Đợt 2: Thanh toán 30% trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày Công ty ABC vận
chuyển và tập kết toàn bộ hệ thống thiết bị đến địa điểm lắp đặt
▶ Đợt 3: Thanh tốn 30% cịn lại trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày Cơng ty
ABC hồn thành việc lắp đặt, chạy thử, nghiệm và bàn giao toàn bộ hệ thống thiết bị.
▶ Theo quy định tại Hợp đồng, có 2 loại bảo lãnh là bảo lãnh thực hiện hợp đồng và bảo
lãnh bảo hành. Cơng ty ABC đã xuất trình chứng thư bảo lãnh thực hiện hợp đồng
hợp lệ.
▶ Cơng ty XYZ có quyền hủy hợp đồng nếu Công ty ABC giao hàng chậm quá 10 ngày
▶ Chứng từ liên quan đến hàng hóa: Hợp đồng khơng quy định
▶ Thời hạn khiếu nại: Hợp đồng không quy định
▶ Giải quyết tranh chấp: Theo quy định tại hợp đồng, trong trường hợp phát sinh tranh
chấp, theo quyền lựa chọn của bất kỳ bên nào “tranh chấp đó sẽ được giải quyết theo
quy tắc trọng tài của Trung tâm trọng tài quốc tế Singapore”.
3
▶ Cơng ty XYZ đã thanh tốn đợt 1 tương đương với 40% giá trị của hợp đồng.
▶ Trên thực tế, Cơng ty ABC đã hồn thành việc lắp đặt, chạy thử toàn bộ hệ thống thiết
bị.
▶ Hai bên đã ký kết văn bản xác nhận việc nghiệm thu, bàn giao. Tuy nhiên, chỉ có
Cơng ty XYZ lưu giữ văn bản bàn giao này và không gửi lại bản gốc cho Công ty
ABC.
▶ Mặc dù Công ty ABC đã đáp ứng đầy đủ điều kiện thanh toán và đã đến hạn thanh
tốn nhưng Cơng ty XYZ vẫn khơng thực hiện nghĩa vụ thanh tốn đợt thứ hai và đợt
ba vì các lý do sau:
▶ Yêu cầu Công ty ABC phải trình kế hoạch tập kết và lắp đặt thiết bị để Cơng ty XYZ
phê duyệt
▶ u cầu phải có biên bản bàn giao thiết bị ký kết giữa hai bên khi Cơng ty ABC tập
kết hàng tại cơng trình để làm cơ sở cho Cơng ty XYZ thanh tốn đợt 2.
▶ Muốn thay đổi giá mua hệ thống thiết bị.
▶ Cho rằng Công ty ABC vi phạm quy định về bảo lãnh bảo hành do khơng xuất trình
được chứng thư bảo lãnh bảo hành.
▶ Yêu cầu phải phê duyệt các tài liệu liên quan đến hệ thống thiết bị do Công ty ABC
cung cấp
▶ Cho rằng Công ty ABC không hợp tác.
Công ty ABC đến hỏi ý kiến tư vấn của bạn để yêu cầu XYZ tiếp tục thực hiện nghĩa vụ
thanh tốn.
Bài tập:
1. Phân tích, nghiên cứu tình huống
2. Xây dựng đề cương pháp lý của thư tư vấn cho khách hàng
3. Viết thư tư vấn cho khách hàng
4
2.6. Tình huống 4: Nghiên cứu tình huống, soạn thảo ý kiến pháp lý
Soạn thảo ý kiến pháp lý cho công ty Sao Sáng
I.
BỐI CẢNH
Công Ty Cổ Phần Sao sáng (Cty Sao sáng) hoạt động trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ truyền
hình trực tiếp qua vệ tinh (DTH) là một hoạt động ứng dụng viễn thơng. Cơng ty có 5 cổ
đơng, trong đó có 1 cổ đơng lớn (chiếm giữ 50% vốn điều lệ của Sao sáng) là công ty DTH.
Công ty Sao sáng đang muốn chiếm lĩnh thị trường cung cấp dịch vụ truyền hình trực tiếp
qua vệ tinh tại Việt nam bằng cách bán một phần cổ phiếu của công ty DTH cho một công ty
hoạt động trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ DTH có thị phần 50% thị trường dịch vụ DTH tại
Việt Nam (“Công Ty X”);
II.
CÂU HỎI
Ý kiến pháp lý của luật sư về các hạn chế của luật Việt Nam đối với giao dịch trên.
Bài tập:
1. Liệt kê các văn bản pháp luật điều chỉnh hoạt động mua cổ phần trên của công ty
Sao Sáng
2. Xây dựng đề cương pháp lý
3. Soạn thảo ý kiến pháp lý của luật sư
5
2.7. Tình huống 5: Nghiên cứu tình huống + soạn thảo thư tư vấn
Viết thư tư vấn cho khách hàng trong vụ tranh chấp lối đi chung
Đọc lại Hồ sơ số 1, bài 1:
Giả sử bạn được ông Hùng đến đề nghị xin ý kiến tư vấn về việc ông Hùng muốn đưa vụ
việc ra Tòa để giành lại quyền sử dụng lối đi chung.
Bài tập:
Soạn thảo thư tư vấn cho ông Hùng về ý định của ông này muốn đưa vụ việc ra
giải quyết tại Tòa án để đòi quyền sử dụng lối đi chung.
6