Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Tài liệu 10 nghịch lý trong tuyển dụng nhân sự docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (205.59 KB, 6 trang )

10 nghịch lý trong tuyển dụng nhân sự
Tuyển dụng nhân sự là thuật ngữ quen thuộc với tất cả các chuyên gia quản
lý, đặc biệt là các chuyên gia quản lý và phát triển nguồn nhân lực. Tuy nhiên, rất
ít người hiểu được những nghịch lý phát sinh trong quá trình xúc tác giữa nhà
tuyển dụng và ứng viên. Sau đây là 10 nghịch lý trong công tác tuyển dụng nhân
sự mà các chuyên gia quản lý có thể chưa thực sự để ý tới.
Nghịch lý thứ nhất. Mỗi một ứng viên đều để lại dấu vết nào đó. Những
hành vi dự đoán trước không khác biệt so với những hành vi đã biểu hiện trước đó.

Nghịch lý thứ 2. Mỗi một ứng viên đều để thòi ra một chiếc "đuôi". Bạn có
thể tìm ra được những phản ứng chân thực phi ngôn ngữ và nằm ngoài tầm kiểm
soát của ứng viên.

Nghịch lý thứ 3. Nên chọn một ứng viên kém hơn nếu anh ta xoay sở được
với công việc, bởi nếu tuyển dụng ứng viên giỏi hơn, anh ta sẽ cảm thấy nhàm
chán nếu không có triển vọng thực thế để phát triển và sử dụng tiềm năng của
mình.

Nghịch lý thứ 4: Khi tuyển dụng nhân viên, hãy biết lý do vì sao bạn sa
thải họ. Mỗi người đều có những điểm yếu của mình. Hiểu được những điểm yếu
này chính là sức mạnh của bạn.

Nghịch lý thứ 5: Nhân viên mới luôn tốt hơn (trong 3 tháng đầu tiên). Nếu
như ai đó rời khỏi công ty bạn thì có thể đó là cơ hội để tìm được một nhân viên
đem lại hiểu quả cao hơn.

Nghịch lý thứ 6. Nguyên tắc Nụ hôn đầu tiên. Nếu như bạn không cảm
thấy “kết” với ứng viên ngay từ “cái nhìn đầu tiên”, rất có thể chẳng bao giờ bạn
muốn “kết hôn” với họ.

Nghịch lý thứ 7: Quy tắc kim tự tháp. Đáy của kim tự tháp (cơ sở tìm


kiếm) càng rộng thì kết quả càng cao.

Nghịch lý thứ 8: Nguyên tắc “Nhà thông thái ngốc nghếch”. Chỉ những
câu hỏi ngớ ngẩn mới buộc ứng viên trở nên thật sự chân thành.

Nghịch lý thứ 9: Những ứng viên có vẻ ngoài tốt thường dễ lưu chuyển
công việc. Những ứng viên có ngoại hình lý tưởng thường dễ tìm được công việc
cũng như dễ dàng thay đổi nó.

Nghịch lý thứ 10: Các ứng viên chuyên nghiệp, giỏi nghề thay đổi chỗ làm
thường không phải vì tiền. Những ai nhảy việc chỉ vì kế sinh nhai thường không
đem lại kết quả, ích lợi gì cho doanh nghiệp.
5 điều nhà quản trị cần biết
Là một nhà quản lý, bạn phải có năng lực, dĩ nhiên, nhưng quan trọng hơn
là bạn phải biết thể hiện điều đó bằng cách chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm của
mình với nhân viên.
1. Thể hiện là một nhà quản trị thực sự: Là một nhà quản lý, bạn phải có
năng lực, dĩ nhiên, nhưng quan trọng hơn là bạn phải biết thể hiện điều đó bằng
cách chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm của mình với nhân viên. Thay vì nói suông,
bạn hãy giúp đỡ nhân viên của mình khi họ gặp khó khăn trong công việc, khi họ
bị stress, gặp trở ngại trong việc triển khai dự án mới,v.v…
Dành thời gian để lắng nghe và đưa ra lời khuyên tốt nhất là điều mà mọi
nhân viên đều mong đợi ở ông chủ của mình.
2. Giao phó công việc và trách nhiệm cho nhân viên: Bạn thuê nhân viên
làm gì nếu không phải là để họ chia sẻ gánh nặng với bạn? Trước khi bắt đầu một
công việc hay dự án mới, hãy tự hỏi mình câu hỏi liệu có nhân viên nào đủ khả
năng đảm nhận không. Nếu câu trả lời là có thì hãy giao phó trách nhiệm cho họ
thay vì tự mình thực hiện. Và quan trọng là hãy tìm đúng người!
3. Khen thưởng kịp thời: Khi nhân viên làm tốt công việc được giao, anh ta
thường được khen thưởng bằng cách tăng lương hoặc tiền thưởng.

Tuy nhiên trong thực tế, một lời cảm ơn chân thành được đánh giá cao hơn
tiền bạc. Chỉ đơn giản, bạn nói “Cảm ơn”, nhân viên của bạn sẽ cảm thấy đó
không đơn thuần là một lời nói mà còn là sự ghi nhận sâu sắc đóng góp của họ.
Thật đơn giản và hiệu quả!
4. Quan sát và nhận định: Bất cứ một công ty nào cũng có những vấn đề
của riêng mình: những mâu thuẫn cá nhân, thái độ làm việc thiếu tích cực của
nhân viên, sản xuất chậm chạp, không tiêu thụ được,…và nhiều những vấn đề
khác nữa. Nhiệm vụ của một người quản lý là phải nắm bắt được tình hình và tìm
ra cách giải quyết trước khi chúng kịp leo thang. Ngoài ra, mọi nhân viên đều rất
muốn cấp trên nhận xét về hiệu quả làm việc của mình . Bạn làm thế nào cho họ
biết bạn đánh giá họ ra sao nếu bạn không quan sát họ làm việc? Lời nhận xét của
bạn có tác động rất lớn đối với nhân viên, họ sẽ cố gắng làm việc nhiều hơn để
xứng đáng với những gì bạn mong đợi. Vì vậy, bạn nên đưa ra càng nhiều đánh
giá càng tốt và biến chúng thành một hoạt động thường xuyên.
5. Hãy là một ông chủ tốt: Trong cuộc sống hàng ngày, bất cứ người nào
cũng có thể gặp phải những vấn đề không lường trước, kể cả chính bạn. Vì vậy
hãy biết thông cảm với nhân viên của mình khi họ gặp khó khăn. Hành động tối
thiểu bạn có thể làm là linh động cho họ về thời gian làm việc, khối lượng công
việc hoặc cho phép họ nghỉ phép nếu thấy cần thiết. Một thái độ cảm thông và
những hành động thiết thực luôn được nhân viên ghi nhớ và đánh giá cao. Họ sẽ
đền ơn bạn bằng cách cống hiến nhiều hơn nữa cho công ty, nghĩa là cho bạn đấy.

×