Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Tài liệu Cá heo lửa doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (76.81 KB, 2 trang )

Cá heo lửa
Cá heo lửa / Cá tai tượng Phi Chiều dài bể: 120cm. Chế độ ăn: Giun, động vật
thân giáp, côn trùng, thịt băm nhỏ, thức ăn tổng hợp.
Họ: Cá rô phi - Cichlidae
Phân bố: Nam Mỹ, trong các ao hồ ở Columbia và Panama.
Chiều dài: Tới 35cm. Cá trong bể nuôi thường có chiều dài 20cm.
Nhiệt độ nước: Từ 22 đến 28 độ C.
Bể nuôi riêng.
Cá heo lửa hay cá tai tượng Phi (Oscar, Velvet Cichlid, Peacok-Eye Cichlid - Oscar,
Cichlide à oeil de paon) có thân dẹp ngang đều đều. Các vây bụng nhọn, ngược lại với
các vây lưng, đuôi, hậu môn và ngực lại tròn.
Màu sắc chung thay đổi đáng kể và phụ thuộc nhiều vào tuổi của cá. Ở những mẫu
trưởng thành về giới tính, hông cá có thể màu nâu sẫm, đen lam hay ôliu, tô điểm
những vạch và chấm màu vàng nhạt hoàn toàn không đều. Do cá có màu như màu ánh
lửa mà cá này được đặt tên là cá heo lửa. Ở cuống đuôi thường có một điểm tròn màu
đen, bao bởi một hình vành khăn tròn màu đỏ chói - một trong những đặc tính không
đổi hiếm thấy ở cá heo lửa, nom như con mắt, do đó có tên khoa học như trên. Vây cá,
sẫm màu ở mép, thường nhạt màu hơn ở gốc. Cá có mắt tương đối nhỏ. Cá chưa đến
tuổi thành thục rất khó phân biệt giới tính.
Bể nuôi lý tưởng nhất phải có một nền cát và cuội sỏi, ít đá, các rễ cây và một số cây
mọc nổi khác nhau. Không nên trồng cây gì có rễ vì cá heo lửa hay sục đất để tìm thức
ăn sẽ làm cây chóng chết. Cũng có thể trồng cây trong chậu rồi đặt tất cả vào nền. Cá
này có tính chậm chạp, nhưng vẫn thường di chuyển. Cá sống hòa bình nhưng do tập
tính hay đào bới nên không nuôi chung với các cá khác.
Cá thành thục sinh dục sau 2-3 năm. Vào giai đoạn này, có thể phân bịt cá đực với cá
cái. Cá đực có bụng thon nhỏ và lỗ sinh dục nhọn, còn cá cáicó bụng phình to và lỗ
sinh dục có màu hồng. Cá đực có màu thân đệm, vây lưng và vây bụng dài, khoảng
cách từ mõm tới vây lưng dài hơn. Còn cá cái có màu nhạt hơn, vây lưng và vây bụng
ngắn, phần từ mõm tới vây lưng thon nhỏ và ngắn hơn.
Mùa vụ sinh sản của cá là mùa mưa, thường là vào tháng 7-8. Cá đực và cá cái tự bắt
cặp với nhau. Cá đực hung hăng ve vãn cá cái, rượt đuổi cắn nhau. Chúng hợp tác với


nhau chùi đá cẩn thận làm chổ đẻ, thường là chỗ đá bằng phẳng. Cá đẻ trứng thành
hàng dính vào đá trên một diện tích 10-12cm vuông trong khoảng thời gian 25-30
phút. Chúng thường đẻ vào buổi xế chiều (13-15 giờ). Số trứng đẻ ra trong lứa đầu
khoảng 300 trứng; ở cá lứa sau, số trứng đẻ ra sẽ tăng thêm nhiều hơn. Cá bố mẹ canh
gác giữ gìn cho tổ. Chúng thường dùng vây ngực để quạt nước, thỉnh thoảng hút nước
phun nhẹ lên đám trứng. Vào giai đoạn này, tránh gây tiếng động hoặc làm cho cá
hoảng sợ, chúng sẽ nuốt trứng. Sau khoảng 2-4 ngày, tùy theo nhiệt độ môi trường cao
hay thấp, trứng sẽ nở. Cá bố mẹ dẫn cá bột tới một chỗ lõm nhỏ đào trong cát và đặt
chúng tại đó trong 6 hay 7 ngày. Khi cá bơi lội được tự do, có thể cho ăn trùng bánh xe
và các ấu trùng Artemia.
Người ta cũng có thể tiến hành ấp trứng nhân tạo để tránh tình trạng cá ăn trứng và ăn
cá con. Sau khi đẻ, người ta tách cá bố mẹ ra. Không làm thay đổi nhiệt độ nước. Sục
khí liên tục vào bể ấp và điều chỉnh với một luồng khí rất nhẹ để tránh làm xáo trộn
trứng.
Sau khi cá bột nở, người ta vớt chúng ra cho vào thau hay bể rộng. Ba đến bốn ngày
sau, cho chúng ăn trùng bánh xe, ấu trùng Artemia. Sau hai tuần, đã có thể cho cá ăn
trùng chỉ, cá khổng tước (cá bảy màu ) con, cá ròng ròng, bột cá hay bột thịt. Cá con
dài khoảng 3cm thì tách ra bể có kích thước lớn để nuôi.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×