Tải bản đầy đủ (.docx) (72 trang)

TIỂU LUẬN môn học thông lệ trong thương mại quốcitế chủ đề UCP DC ISBP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (326.33 KB, 72 trang )

^^ffl^^

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC UEH - TRƯỜNG KINH DOANH UEH
KHOA KINH DOANH QUỐC TẾ - MARKETING
~~~~~~

UEH
UNIVERSITY

TIÊU LUÂN
Môn học: Thông lệ trong thương mại quốc tế
Chủ đề: UCP-DC & ISBP

Giảng viên hướng dẫn: NGND.GS.TS.Võ Thanh Thu
Sinh viên thực hiện: (Nhóm 10)
Dương Ngọc Anh - 31191025230
Trần Thị Diễm Hương - 31191027173
Nguyễn Phan Thảo Vy - 31191025225
Trần Minh Quốc Toàn - 31171021097
Phạm Thị Minh Ly - 31191026152
HỒ CHÍ MINH - 06/11/2021


2

MỤC LỤC

1.
2. Vai trò của UCP 600 trong việc điều chỉnh phương thức tín dụng chứng từ...29



3

5.1. UCP 600 xác định quyền lợi và nghĩa vụ của ngân hàng trong khuôn khổ
thư


4

LỜI MỞ ĐẦU
Sựmột
hội
nhập
của
các
nền
kinh
tế
quốc
gia
vào
một
hệ
thống
"kinh
tế
tồn
cầu

trong

những
xu
hướng
phát
triển
mạnh
mẽ
nhất
hiện
nay.
Q
trình
hội
nhập
này,
được
thường
gọi

tồn
cầu
hóa,
đã
hiện
thực
hóa
sự
tăng
trưởng
đáng

kể
trong
thương
quốc
mại
gia.
giữa
Một
những
cân
nhắc
thương
mại
quốc
tế
quan
trọng
nhất
đó
nhập

việc
khẩu
xuất
sẽ
được
thanh
tốn
như
thế

nào.
Phương
thức
phổ
biến
nhất
được
sử
thanh
dụng
tốn
để
quốc
tếtrong

tín
dụng
chứng
từ.
Tuy
nhiên,
khi
thương
mại
giữa
các
chóng
tăng
nhanh
lên,

luật
pháp
về
tín
dụng
chứng
từ

thể
mâu
thuẫn
giữa
các
quốc
thành
gia
một
đã
rào
trở
cản
lớn
đối
với
tăng
trưởng
thương
mại.
Do
đó,

Phịng
Thương
mại
(ICC)
Quốc
đã
phát
tế
hành
UCP-DC

ISBP,
một
tập
hợp
các
quy
tắc
mang
lại
sự
thống
các
tín
nhất
dụng
cho
chứng
từ.
Việc

hiểu

những
nội
dung
của
UCP

ISBP

rất
quan
cần
thiết
trọng
cho

những
ai
hoạt
động
trong
lĩnh
vực
xuất
nhập
khẩu.
Bài
tiểu
luận

sau
làm
đây

những
sẽ
vấn
đề
chính
của
UCP

ISBP,
những
sự
đổi
mới
của
phiên
bản
đánh
gần
đây
giá

hiệu
quả
của
chúng."



A.TÌM HIỂU VỀ UCP - DC
I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ UCP - DC
1. Khái niệm UCP - DC
UCP là viết tắt của “The Uniform Customs and Practice for Documentary Credits”
(Quy tắc và Thực hành thống nhất Tín dụng chứng từ), là một bộ các quy tắc điều chỉnh
việc sử dụng thư tín dụng (Warnasuriya, 2017). UCP được thành lập bởi Phòng Thương
mại Quốc tế (ICC) nhằm giảm thiểu những nghi ngờ khi các quốc gia riêng lẻ áp dụng
những quy tắc riêng về tín dụng chứng từ. Mục tiêu của UCP là tạo ra một bộ quy tắc thống
nhất vế tín dụng chứng từ được biết đến và áp dụng rộng rãi để tránh các xung đột trong
quy định giữa những quốc gia khác nhau. Hiện tại, UCP được sử dụng trên toàn thế giới
trong thương mại quốc tế và trở thành cơ sở pháp lý quan trọng cho các giao dịch thương
mại trị giá hàng tỷ đô la hàng năm trên thế giới. UCP được xem là bộ quy tắc tư nhân thành
công nhất cho thương mại từ trước đến nay.
2. Lịch sử hình thành
Thương mại xuyên quốc gia đã tăng mạnh trong hàng chục năm qua, do đó, nhu cầu
hài hòa luật thương mại ở cấp độ quốc tế ngày càng cao. Một thực tế phổ biến là các hợp
đồng thương mại quốc tế vốn dĩ chịu nhiều rủi ro hơn so với các hợp đồng thương mại được
ký kết bởi các bên ở cùng một quốc gia. Điều này là do sự khác biệt về phương pháp kinh
doanh và thực tiễn văn hóa thương mại của các bên liên quan, luật và quy định trong các
khu vực tài phán tương ứng. Ở nhiều thế kỷ trước, các ngân hàng và các nhà kinh doanh
thương mại đã phát triển các phương pháp và kỹ thuật sử dụng thư tín dụng trong việc hỗ
trợ thương mại quốc tế. Sau đó, những tập quán và phong tục này được ICC tiêu chuẩn hóa
bằng cách xuất bản UCP (Warnasuriya, 2017). UCP là nỗ lực cho sự hài hòa về luật áp
dụng cho thư tín dụng cịn được gọi là tín dụng chứng từ hoặc thương mại kể từ khi thành
lập vào năm 1933.


Trong suốt quá trình hình thành và phát triển, UCP đã trải qua nhiều sửa đổi và cập
nhật để đảm bảo việc phản ánh thông lệ ngân hàng và thương mại hiện hành. Năm 1951,UCP

được sửa đổi với ấn bản số hiệu 151 sau khi phiên bản đầu tiên - UCP 82 được soạn
thảo tại đại hội ICC ở Vienna năm 1933. UCP được sửa đổi lần nữa vào năm 1962 (UCP
222), bản sửa đổi này có ý nghĩa đặc biệt khi lần đầu tiên Vương quốc Anh và Khối thịnh
vượng chung chấp nhận UCP. Các bản sửa đổi tiếp theo của UCP được thực hiện vào các
năm 1974 (UCP 290), 1983 (UCP 400), 1994 (UCP 500) và mới nhất là UCP 600 vào năm
2007.
Qua xem xét trên có thể thấy được trung bình cứ 10 - 14 năm, UCP lại có một lần
sửa đổi, đây khơng phải là một quy tắc cứng. Để bắt đầu bất kỳ sửa đổi nào, cần phải chứng
minh rằng UCP hiện tại không phù hợp để hỗ trợ cộng đồng thương mại và đang là một trở
ngại chứ không phải chỉ đơn giản là xem xét sửa đổi định kỳ theo 10 năm hoặc trong khoảng
thời gian nào đó.
3. Vai trị
Phương thức thanh tốn tín dụng chứng từ (hay cịn gọi là phương thức L/C) là
phương thức áp dụng nhiều trong thanh toán trong thanh tốn quốc tế (chiếm bình qn
khoảng khoảng 60%). Việc áp dụng UCP - DC có những lợi ích sau:
3.1.

Đối với ngân hàng:

Có cơ sở chung của doanh nghiệp để hành động nhất quán trong phục vụ thanh toán
khi sử dụng phương thức LC; khi đóng vai trị ngân hàng phát hành LC; khi đóng vai trị
ngân hàng thơng báo; ngân hàng chiết khấu; ngân hàng xác nhận...
Tăng cường mối quan hệ và hiểu biết giữa ngân hàng và khách hàng vì trong UCP
chỉ dẫn rõ trong UCP chỉ dẫn rõ các nhiệm vụ, chức năng của từng bên.
LC chỉ dẫn rõ cách thức xử dẫn rõ cách thức xử lý các chứng từ có liên quan lý các
chứng từ có liên quan đến thanh tốn do đó, giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng khi tổ chức
thanh toán qua phương thức LC, nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng.
UCP là cẩm nang hướng dẫn mà ngân hàng dựa vào đó để thực hiện dịch vụ khách
hàng tốt nhất.
Khi được dẫn chiếu trong LC, UCP được xem như là một căn cứ pháp lý giúp mau



chóng tháo gỡ và giải quyết tranh chấp có liên quan đến ngân hàng (nếu có).
3.2.

Đối với doanh nghiệp xuất nhập khẩu:


3.2.1

Đối với nhà xuất khẩu

Khi các quy tắc của UCP được kết hợp trong hợp đồng mua bán, người xuất khẩu sẽ
biết trước các tiêu chí mà ngân hàng sẽ kiểm tra các chứng từ vận chuyển để quyết định
xem có thanh tốn theo quy định tín dụng.
Trong giao dịch xuất nhập khẩu, khoảng cách địa lý giữa người mua và người bán
là rất cao. Do đó việc xác định mức độ tín nhiệm của người mua là một thách thức đối với
người bán. Rủi ro như vậy có thể tránh được nếu phương thức thanh tốn thơng qua UCP.
Khi UCP đã được xác nhận nó sẽ đóng vai trị bảo đảm thanh toán cho người bán.
Hợp đồng sẽ được thanh toán bất kể người mua từ chối thanh toán vì bất cứ lý do gì.
Ngân hàng phát hành sẽ thực hiện thanh toán theo các điều kiện của UCP.
3.2.2

Đối với nhà nhập khẩu

UCP sẽ cho người nhập khẩu biết các tiêu chí về giá cả hàng hóa sẽ được thanh
toán so với đấu thầu chứng từ.
Với UCP, nhà xuất khẩu đảm bảo đáp ứng các điều khoản và điều kiện của thư tín
dụng với các bằng chứng chứng từ giúp cung cấp bảo mật cho người mua cho kế hoạch
kinh doanh trong tương lai.

Dựa trên lịch trình giao hàng cố định, người mua nhận hàng đúng thời hạn, từ đó
có thể thực hiện kế hoạch kinh doanh của mình một cách sn sẻ và hiệu quả để làm hài
lịng khách hàng của mình.
UCP sẽ đáp ứng các điều kiện và điều khoản quy định trong LC theo mong muốn
của người mua.
Ngân hàng phát hành chỉ chuyển số tiền của người cho nhà xuất khẩu sau khi đáp
ứng tất cả các điều khoản và điều kiện của thư tín dụng với bằng chứng chứng từ bao gồm
bằng chứng về việc gửi hàng.
3.2.2

Đối với cả nhà xuất khẩu và nhập khẩu

UCP khi được xác nhận bởi người xuất khẩu sẽ đóng vai trị như một sự đảm bảo
thanh tốn kép. Vì vậy nhà xuất khẩu không cần lo lắng về việc hủy đơn hàng xuất khẩu
và thanh tốn của mình. UCP có thể được sửa đổi hoặc hủy bỏ nếu chưa nhận được sự
đồng ý của tất cả các bên liên quan.


Trong thư tín dụng, bất kỳ tranh chấp nào trong giao dịch có thể được giải quyết dễ
dàng, vì các điều khoản và điều kiện của LC tuân theo các hướng dẫn của UCP. Nếu bất
kỳ tranh chấp nào không giải quyết được theo UCP, luật địa phương sẽ được áp dụng/thực
hiện để giải quyết.
Danh sách các chứng từ yêu cầu đã được đề cập rõ ràng trong thư tín dụng và khơng
có sự nhầm lẫn hoặc hiểu nhầm đối với việc lập các chứng từ tuân thủ UCP.
4. Những lưu ý cần thiết khi sử dụng UCP


UCP khơng bắt buộc các bên mua bán phải áp dụng vì đây chỉ là văn bản pháp lý
quốc tế. Nếu áp dụng phải dẫn chiếu trong thư tín dụng của mình.
7 văn bản UCP ra đời vào các năm khác nhau đều có giá trị thực hành thanh tốn


quốc tế. Việc áp dụng văn bản UCP nào là do quyết định của các bên mua bán và bắt
buộc phải dẫn chiếu số hiệu UCP áp dụng vào nội dung của thư tín dụng.


Việc dẫn chiếu UCP trong thư tín dụng khơng bắt buộc các bên phải có nghĩa vụ
thực hiện theo đúng từng điều quy định trong UCP. Nếu các bên có quyết định khác so
với UCP thì phải dẫn chiếu trong L/C và nó có giá trị pháp lý ràng buộc trách nhiệm và
nghĩa vụ của các bên tham gia.



Chỉ có bản gốc tiếng Anh do ICC phát hành mới có giá trị pháp lý giải quyết
tranh chấp phát sinh giữa các bên tham gia thanh tốn L/C, cịn các bản dịch sang ngơn
ngữ khác chỉ mang tính tham khảo.



UCP - DC chỉ áp dụng cho thanh tốn quốc tế, khơng áp dụng cho thanh tốn nội
địa.



UCP - DC khơng phải là văn bản duy nhất điều tiết phương thức thanh tốn tín
dụng chứng từ..

II. UCP 600
1. Sự ra đời và phát triển UCP 600



Để đáp ứng với những thay đổi trong thực tiễn thương mại, kể từ khi phiên bản đầu
tiên của UCP được xuất bản vào năm 1933, Phòng thương mại quốc tế (ICC) đã thực hiện6 lần
sửa đổi 1951 (UCP 151), 1962 (UCP 222), 1974 (UCP 290), 1983 (UCP 400), 1993
(UCP 500) và gần đây nhất là vào năm 2007 (UCP 600)
Năm 1933, khi phiên bản UCP đầu tiên được ban hành, nó đã được một số ngân
hàng châu Âu và một số ngân hàng ở Hoa Kỳ tuân theo, tuy nhiên, các viện tài chính của
một trong những quốc gia thương mại hàng đầu, Vương quốc Anh, cùng với hầu hết các
quốc gia thuộc Khối thịnh vượng chung đã từ chối áp dụng.
Lần sửa đổi tiếp theo năm 1951, ICC đã thông qua phiên bản mới của UCP để theo
kịp những thay đổi xảy ra trong thương mại quốc tế. Phiên bản này đã được áp dụng ở quy
mô rộng lớn hơn, không chỉ ở Châu Âu và Hoa Kỳ, mà còn bởi một số ngân hàng ở Châu
Phi và Châu Á. Nhưng Vương quốc Anh lại từ chối áp dụng nó.
UCP đã được sửa đổi một lần nữa vào năm 1962. Một trong những mục tiêu chính
của q trình sửa đổi là phát triển một hệ thống có thể áp dụng trên toàn thế giới. Để đạt
được điều này, cần phải điều chỉnh nó cho phù hợp với nhu cầu của Anh và Khối thịnh
vượng chung. Bản sửa đổi năm 1962 đã đạt được bước đột phá này.
Những tiến bộ công nghệ, đặc biệt là cuộc “cách mạng container” sâu rộng và việc
nhiều ngân hàng mới gia nhập thị trường đã dẫn đến lần sửa đổi thứ ba của UCP (1974).
Bản sửa đổi năm 1974 là một sự cải tiến đáng kể so với các phiên bản tiền nhiệm và nhận
được sự hoan nghênh trên toàn thế giới, trở thành nền tảng của luật liên quan đến thư tín
dụng.
Năm 1983, UCP đã được sửa đổi một lần nữa. Bản sửa đổi năm 1983, có hiệu lực từ
ngày 1 tháng 10 năm 1984 đã mở rộng ứng dụng của UCP và đưa ra những thay đổi cần
thiết hơn nữa do các phương tiện thông tin liên lạc và công nghệ thay đổi nhanh chóng. Đặc
biệt, phiên bản năm 1983 đã mở rộng việc ứng dụng UCP có các thư tín dụng dự phịng và
thư tín dụng trả chậm.
Vài năm sau, vào năm 1993, ICC một lần nữa sửa đổi và phát hành UCP 500. Bản
sửa đổi này nhằm giải quyết những tiến bộ mới trong ngành giao thông vận tải và ứng dụng
các kỹ thuật mới cũng như cải thiện hoạt động của UCP khi thực tế ước tính là phần lớn
các chứng từ được gửi có khả năng bị từ. chối do khơng tn thủ với thư tín dụng. Điều này



khơng chỉ làm suy yếu tính hiệu quả của cơng cụ tài chính này mà cịn gây ra thiệt hại
nghiêm trọng cho các tác nhân của thương mại quốc tế.


Năm 2002, ICC đã bổ sung thêm eUCP, các tiêu chuẩn xuất trình chứng từ điện tử
Phiên bản mới nhất được ICC phát hành là UCP 600 có hiệu lực từ ngày 1/7/2007,
cho đến nay đây là phiên bản UCP hoàn thiện và sâu sắc nhất, đáp ứng được yêu cầu của
các bên tham gia và được thừa nhận trên phạm vi tồn thế giới. UCP 600 đã có nhiều điểm
mới được bổ sung, sửa đổi nhằm giải quyết những xung đột trong phương thức thanh tốn
tín dụng chứng từ mà UCP 500 chưa thực hiện được, đáp ứng sự phát triển không ngừng
của thực tiễn.
2. Kết cấu UCP 600
UCP 600 bao gồm các điều khoản:


Điều 1- 6: Các định nghĩa và quy định chung



Điều 7 - 13: Trách nhiệm của các ngân hàng



Điều 14 -16: Các quy định về kiểm tra chứng từ



Điều 17- 28: Các loại chứng từ và quy định liên quan




Điều 29 -39: Các quy định khác

2.1 Các quy định chung
Điều 1 của UCP600 quy định về phạm vi áp dụng của UCP được xác định bởi các
điều khoản của tín dụng và do đó, nó ảnh hưởng đến khả năng áp dụng của tất cả các điều
khoản trong UCP. Theo đó, khi thư tín dụng tuyên bố rõ ràng rằng nó được điều chỉnh bởi
UCP 600 thì các bên ký kết bị ràng buộc bởi các quy tắc nêu trong UCP 600 và có thể loại
trừ hoặc sửa đổi áp dụng của nó bằng cách diễn đạt rõ ràng trong trong tín dụng chứng từ.
UCP600 đã đưa ra một số định nghĩa về các thuật ngữ quan trọng như sau:
Thư tín dụng (Letter of Credit) gọi tắt là L/C, là văn bản pháp lý trong đó một
ngân hàng theo yêu cầu của khách hàng đứng ra cam kết sẽ trả cho người thụ hưởng một
số tiền nhất định nếu người này xuất trình bộ chứng từ phù hợp với những quy định đã nêu
trong văn bản đó.
Trong đó các bên tham gia bao gồm:
Người xin mở L/C: là bên có yêu cầu phát hành L/C (người mua, nhà nhập khẩu)
Người thụ hưởng: bên hưởng số tiền thanh toán (người bán, nhà xuất khẩu)
Ngân hàng phát hành: ngân hàng cấp tín dụng theo yêu cầu của người nhập khẩu hoặc nhân
danh chính mình.


Ngân hàng thông báo: ngân hàng tiến hành thông báo thư tín dụng theo u cầu của ngân
hàng phát hành.


Diễn giải
Theo UCP500, các bên có thể chỉ định rằng tín dụng có thể thu hồi được. Điều này


có nghĩa là, thư tín dụng có thể bị thu hồi mà khơng cần sự đồng ý của người nộp đơn cấp
tín dụng; nó có thể bị hủy bỏ hoặc thay đổi vào thời điểm chứng từ được xuất trình. Ngược
lại, theo điều 3 của UCP600, thư tín dụng là khơng thể hủy ngang - không thể bị hủy bỏ
hoặc thay đổi nếu khơng có sự đồng ý của cả người thụ hưởng và người nộp đơn. Có thể
lập luận rằng sự đổi mới này của UCP600 đã tạo ra một cơ chế thanh toán rõ ràng và nhất
định, nơi người thụ hưởng có thể cảm thấy yên tâm rằng họ sẽ nhận được tiền của mình.
Điều 3 cũng bổ sung thêm một phần giải thích mới nhằm mục đích làm cho UCP dễ
sử dụng hơn. Ví dụ: nó quy định rằng, “trừ khi có yêu cầu sử dụng trong chứng từ, các từ
như” “prompt”, “immediately”, “as soon as possible” sẽ bị bỏ qua. UCP600 cũng đã tiến
xa hơn nhiều so với UCP500 khi làm nổi bật các cụm từ mơ hồ như “reasonable”, có trong
UCP500 nhưng hiện đã bị loại bỏ để giảm thiểu nguy cơ tranh chấp.


Tính độc lập của Tín dụng
Thư tín dụng là nghĩa vụ của ngân hàng thanh toán cho người thụ hưởng, độc lập với

hợp đồng là cam kết giữa người bán và người mua. Tính độc lập này của thư tín dụng được
mơ tả như là nguyên tắc tự chủ. Nguyên tắc này cho phép người thụ hưởng thanh tốn
nhanh chóng bất kể bất kỳ tranh chấp nào liên quan đến các hợp đồng cơ bản. Do đó tạo
thành cơ sở để bắt đầu tồn bộ giao dịch thư tín dụng.
2.2.


Trách nhiệm của các ngân hàng:

Ngân hàng phát hành (Điều 7 - UCP 600)
Ngân hàng phát hành sau khi kiểm tra bộ chứng từ, nếu thấy xuất trình phù hợp thì

tiến hành “trả tiền ngay, trả tiền sau, chấp nhận trả tiền, chiết khấu chứng từ hoặc thay ngân
hàng chỉ định thực hiện những việc đó”; nếu thấy khơng phù hợp thì từ chối thanh tốn và

gửi trả lại toàn bộ và nguyên vẹn bộ chứng từ cho nhà xuất khẩu.
Ngân hàng phát hành chịu ràng buộc khơng hủy ngang đối với việc thanh tốn kể từ thời
điểm phát hành tín dụng.


Đối với thư tín dụng chấp nhận hoặc trả chậm khi đáo hạn, ngân hàng phát hành có
trách nhiệm hồn. trả số tiền tín dụng cho ngân hàng được chỉ định cho dù ngân. hàng
được chỉ định có thanh tốn số tiền tín dụng cho người thụ hưởng trước ngày đáo hạn hay
khơng.


Ngân hàng xác nhận (Điều 8 - UCP 600)
Với điều kiện là các chứng từ quy định được xuất trình là hợp lệ thì ngân hàng xác

nhận thực hiện các nghiệp vụ giống như ngân hàng phát hành đã đề cập ở trên. Nhưng có
một điểm khác là: “Ngân hàng xác nhận thực hiện chiết khấu miễn truy địi, nếu tín dụng
có giá trị chiết khấu tại ngân hàng xác nhận.”
Ngân hàng xác nhận phải thanh toán cho người thụ hưởng theo khoản tín dụng, ngay
cả khi ngân hàng chỉ định hoặc ngân hàng phát hành không trả tiền được.
Ngân hàng nếu đồng ý xác nhận hay không thì cũng phải thơng báo cho ngân hàng phát
hành biết.


Ngân hàng thông báo (Điều 9 - UCP 600)
Ngân hàng thông báo có hai trách nhiệm chính đối với người thụ hưởng thư tín

dụng. Thứ nhất, ngân hàng thơng báo phải xác minh tính chân thật bề ngồi của các chứng
từ xuất nhập khẩu hoặc sửa đổi. Thứ hai, ngân hàng phải truyền tải các điều khoản và điều
kiện thương mại của thư tín dụng hoặc bản chỉnh sửa đã nhận được một cách chính xác và
đầy đủ. Đồng thời thơng báo ngay cho các bên nếu từ chối thông báo hoặc khơng xác minh

được tính chân thật của tín dụng.
Miễn là ngân hàng thông báo không phải là ngân hàng xác nhận thì khơng chịu trách
nhiệm thanh tốn hay chiết khấu.


Ngân hàng chỉ định (Điều 12 - UCP 600)
Nếu khơng phải là ngân hàng xác nhận, thì ngân hàng chỉ định khơng có. bất kỳ

nghĩa vụ nào về thanh tốn hoặc chiết khấu chứng từ, trừ khi được ngân hàng chỉ định đó
đồng ý rõ ràng và được thơng báo cho người thụ hưởng.
Bằng cách xuất trình chứng từ cho một ngân hàng ở quốc gia của người thụ hưởng,
họ có thể hồn thành việc xuất trình của mình nhanh hơn. Đây là một trong những lợi thế
lớn nhất của việc sử dụng ngân hàng chỉ định cho người thụ hưởng.


Khi chỉ định một ngân hàng thanh toán, thực hiện cam kết trả chậm, chấp nhận hối
phiếu hoặc thương lượng, ngân hàng phát hành đã ủy quyền cho ngân hàng chỉ định đó
thanh tốn hoặc chiết khấu khi nhận được một xuất trình phù hợp.
2.3. Một số quy định về thơng báo và tu chỉnh tín dụng
UCP quy định “thư tín dụng chỉ được sửa đổi khi có sự chấp thuận của ngân hàng
phát hành, ngân hàng xác nhận (nếu có) và người thụ hưởng”. Việc sửa đổi cần được tiến
hành qua ngân hàng. Bên nào yêu cầu sửa đổi sẽ chịu phí sửa đổi.
Việc sửa đổi bổ sung chỉ được tiến hành khi thư tín dụng trong thời gian có hiệu lực
và phải có sự chấp thuận của cả 2 bên. Ngân hàng phát hành bị ràng buộc không thể hủy
ngang đối với tu chỉnh tại thời điểm phát hành, nhưng L/C sẽ khơng được thay đổi chính
thức cho đến khi sửa đổi được người thụ hưởng chấp nhận. Ngân hàng xác nhận có thể chọn
xác nhận các tu chỉnh hoặc không. Nếu ngân hàng chọn tiếp tục, ngân hàng sẽ bị ràng buộc
không thể hủy ngang kể từ khi thơng báo tu chỉnh, nếu khơng thì phải báo cho ngân hàng
phát hành và người hưởng lợi biết.
Các thay đổi được chấp nhận nếu người thụ hưởng đồng ý hoặc nếu các chứng từ là

phù hợp với tín dụng đã sửa đổi.
Ngân hàng thông báo sự thay đổi phải báo cho ngân hàng mà từ đó nó nhận được tu
chỉnh về việc chấp nhận hay từ chối tu chỉnh đó. Chấp nhận một phần tu chỉnh là khơng
hợp lệ.
Các giao dịch có liên quan đến nội dung sửa đổi phải được thực hiện bằng văn bản
như điện báo, thư từ, telex... và có sự xác nhận của ngân hàng.
2.4.


Các loại chứng từ

Chứng từ bản chính và bản sao
Điều 17 UCP 600 đưa ra một định nghĩa rõ ràng về chứng từ gốc. Theo điều khoản

này, bất kỳ chứng từ nào được ghi rõ là bản gốc, bất kỳ chứng từ nào có chữ ký, ký hiệu,
đóng dấu hoặc nhãn gốc của người phát hành, hoặc bất kỳ chứng từ nào do người phát hành
viết tay sẽ được chấp nhận như một bản gốc.
UCP cũng yêu cầu mỗi chứng từ phải nộp ít nhất một bản gốc, nếu tín dụng yêu cầu
xuất trình nhiều bản chứng từ thì xuất trình ít nhất một bản gốc và còn lại là các bản sao.


Hóa đon thương mại


Hóa đơn thương mại là chứng từ cơ bản trong cơng tác thanh tốn và do người bán
phát hành để yêu cầu người mua phải trả số tiền hàng đã được ghi trên hố đơn. Hóa đơn
thương mại nêu chi tiết về giá trị và lượng hàng được bán, số tiền phải trả hay phương thức
vận chuyển.
Hóa đơn thương mại phải thể hiện do người thụ hưởng thư tín dụng phát hành và
phải được phát hành bằng loại tiền tệ được thể hiện trong thư tín dụng. Hóa đơn khơng yêu

cầu chữ ký, trừ khi L/C quy định. Mô tả hàng hóa, dịch vụ hoặc hiệu suất trong hóa đơn
phải phù hợp với tín dụng.
Tiểu điều 18 (b) của UCP600 chỉ ra rằng ngân hàng “có thể chấp nhận một hóa đơn
thương mại được phát hành với số tiền vượt quá số tiền được phép bởi tín dụng, và quyết
định của nó sẽ ràng buộc tất cả các bên, miễn là ngân hàng đó chưa thanh tốn số tiền vượt
q đó.”
• Vận đơn đường biển

Vận đơn phải chỉ rõ việc gửi hàng từ cảng xếp tới cảng dỡ hàng trên một con tàu
đích danh theo yêu cầu của LC.
Vận đơn đường biển phải bao gồm các chi tiết liên quan đến tính chất chung của
hàng hóa, tên và chữ ký của người vận chuyển, thuyền trưởng hoặc đại lý của người chuyên
chở hoặc thuyền trưởng, địa điểm và ngày phụ trách khi lô hàng đã được gửi đi, địa điểm
giao hàng, ngày hoặc thời hạn giao hàng...
Ngày phát hành chứng từ vận chuyển sẽ được coi như ngày giao hàng. Tuy nhiên
nếu chứng từ có ghi chú thể hiện rõ ngày xếp hàng lên tàu thì ngày này sẽ được coi là ngày
giao hàng.
Vận đơn đường biển không ghi là thuộc một hợp đồng thuê tàu.


Chứng từ vận tải đa phương thức, vận đơn theo hợp đồng thuê tàu, vận đơn đường
hàng không, đường bộ, đường sắt hoặc đường sông:
Các điều khoản cơ bản cũng được áp dụng tương tự như chứng thư vận tải đa phương

thức.


Chứng thư vận tải biển không thương lượng



Trái ngược với vận đơn đường biển, nó khơng phải là chứng từ quyền sở hữu nghĩa
là hàng hóa sẽ được giao cho người nhận hàng mà không cần xuất trình vận đơn, và quyềnsở
hữu khơng thể được chuyển nhượng thông qua ký hậu. Theo Điều 21, chứng thư vận tải
đường biển không thương lượng phải chứng minh rằng hàng hóa thực sự đã được vận
chuyển trên một con tàu được chỉ định và ký bởi người vận chuyển, thuyền trưởng (thuyền
trưởng) của tàu hoặc bởi một đại lý.


Biên nhận chuyển phát nhanh, Biên nhận qua bưu điện hoặc Giấy chứng nhận bưu
phẩm
Biên nhận chuyển phát phải ghi rõ (có đóng dấu) tên cơng ty kinh doanh dịch vụ

chuyển phát, ngày nhận hàng, quy định chi phí chuyển phát và chi phí này khơng phải do
người nhận chịu, ngày giao hàng là ngày được quy định trong L/C.


Chứng từ vận tải hoàn hảo
UCP quy định rằng chứng từ vận tải hồn hảo là chứng từ khơng có điều khoản

hoặc ký hiệu nêu rõ ràng về tình trạng khiếm khuyết của hàng hóa và bao bì. Các ngân
hàng sẽ chỉ chấp nhận một chứng từ hoàn hảo như vậy. Điều khoản cũng nói rõ hơn rằng
từ hồn hảo khơng cần xuất hiện trên chứng từ, cho dù L/C có u cầu.


Chứng. từ bảo hiểm
Mất mát hoặc hư hỏng hàng hóa trong quá trình vận chuyển từ nhà xuất khẩu đến

nhà nhập khẩu là một rủi ro quan trọng trong thương mại quốc tế. Do đó, các hợp đồng
thường cung cấp bảo hiểm vận chuyển để bảo vệ hàng hóa trong quá trình vận chuyển.
Trong thư tín dụng, chứng từ bảo hiểm cung cấp bằng chứng về việc bảo hiểm thích hợp

bảo vệ chất lượng hàng hóa trong khi vận chuyển và đến nơi an toàn. Các điều khoản điều
chỉnh các chứng từ bảo hiểm hiện đã được cô đọng trong Điều 28 của UCP 600.
Theo điều 28, chứng từ vận tải phải thể hiện trên bề mặt là được công ty bảo hiểm
hoặc đại lý của công ty bảo hiểm phát hành và ký tên. Các chứng từ do người môi giới bảo
hiểm cấp sẽ không được chấp nhận trừ khi quy định rõ trong L/C. UCP 600 yêu cầu xuất
trình tất cả các chứng từ bảo hiểm gốc nếu chứng từ bảo hiểm nói rằng nó được phát hành
nhiều hơn một bản gốc.
Khi hợp đồng thương mại hay L/C yêu cầu Giấy chứng nhận bảo hiểm hay tờ khai
bảo hiểm theo một bảo hiểm bao (“Declaration under an open cover”), thì nhà xuất khẩu có


thể xuất trình một bảo hiểm đơn mà vẫn được chấp nhận thanh tốn (vì bảo hiểm đơn có
giá trị pháp lý cao hơn).


Ngày hiệu lực của chứng từ bảo hiểm phải không muộn hơn ngày gửi hàng. Chứng
từ bảo hiểm phải ghi rõ số tiền bảo hiểm và cùng loại tiền tệ với tín dụng. Số tiền bảo hiểm
tối thiểu bằng 110% giá trị hóa đơn hoặc giá trị CIF, CIP. Khi chúng từ không thể hiện giá
trị CIF hoặc CIP, số. tiền bảo. hiểm phải được tính dựa trên số tiền thanh toán hoặc chiết
khấu được yêu cầu hoặc tổng giá. trị của hàng. hóa như thể hiện trên hóa. đơn, tùy theo giá
trị nào cao hơn.
Chứng từ bảo hiểm phải liệt kê những rủi ro mà khoản tín dụng yêu cầu được bảo
hiểm. Thư tín dụng phải quy định loại bảo hiểm được yêu cầu và những rủi ro phụ được
bảo hiểm, nếu có.
2.5.

Tiêu chuẩn về kiểm tra chứng từ

Sau khi người thụ hưởng hoàn thành nghĩa vụ giao hàng hóa hoặc dịch vụ, xuất trình
bộ chứng từ cho ngân hàng phát hành hoặc ngân hàng chỉ định trong khoảng thời gian quy

định của thư tín dụng, để được thanh tốn, bộ chứng từ đó phải phải đầy đủ về mặt chủng
loại và số lượng, thể hiện nội dung phù hợp với các yêu cầu của L/C, bản thân các chứng
từ không mâu thuẫn nhau về mặt nội dung. Bộ chứng từ phải phù hợp với UCP được dẫn
chiếu trong L/C.
Các bên tham gia vào quá trình kiểm tra gồm có ngân. hàng phát hành ngân hàng
xác nhận (nếu có), ngân hàng chỉ định. Có tối đa cho mỗi ngân hàng 5 ngày làm việc sau
ngày xuất trình để quyết định việc xuất trình có phù hợp hay khơng.
Ngân. hàng chỉ dựa trên cơ sở các chứng. từ, kiểm tra “bề mặt của nó” để xác định sự phù.
hợp. Cụm từ "trên bề mặt của nó" chỉ việc xem xét một chứng. từ phù hợp với thông lệ
ngân hàng tiêu chuẩn quốc tế và chỉ dựa trên chính chứng từ đó. Nghĩa là ngân. hàng khơng
chịu trách nhiệm về hình thức, sự đúng đắn hay sai sót hoặc hiệu lực pháp lý của tất cả
chứng từ.
Ngoài ra, Điều 5 UCP cũng nhấn mạnh rằng: “Ngân hàng làm việc trên chứng từ,
khơng phải trên hàng hóa, dịch vụ hoặc các nghĩa vụ khác có liên quan tới các chứng từ”.
Do đó, nếu chứng từ được xuất trình đúng trình tự, thì ngân hàng sau đó sẽ có cả quyền và
nghĩa vụ thanh tốn. Ngược lại, nếu bộ chứng từ khơng tn thủ các u cầu của thư tín
dụng, ngân hàng có quyền từ chối thanh toán, dù sự sai lệch này không quan trọng trên thực
tế.


UCP 600 hiện cung cấp các điều khoản thích hợp để giải quyết các thắc mắc liên
quan đến tính nhất quán giữa các chứng từ được quy định trong tín dụng và các chứng từ
xuất trình cho ngân hàng. Theo đó, “dữ liệu trong một chứng từ: khơng nhất thiết phải giống
hệt như nhau, nhưng không được mâu thuẫn với dữ liệu trong chứng từ khác hoặc mâu
thuẫn với tín dụng”. Chứng. từ được xuất trình nhưng L/C khơng u. cầu thì khơng được
xem xét và được hồn trả cho người xuất trình. Chứng từ có thể ghi ngày trước ngày phát
hành nhưng khơng được ghi sau ngày xuất trình.
Điều 14 của UCP 600 đã đưa ra một điều khoản liên quan đến địa chỉ. Trong thực
tế, các công ty thường có nhiều văn phịng khác nhau như cửa hàng bán hàng, kho hàng...
Do đó các quy tắc mới trong UCP 600 đã cởi mở hơn cho các bên giao dịch với quy định

“các địa chỉ được ghi trong chứng từ không cần giống với địa chỉ được nêu trong tín dụng
(hoặc các chứng từ khác) với điều kiện là ở cùng một quốc gia.”
2.6.

Chứng từ có sai biệt, chấp nhận sai biệt và thông báo

Điều 16 thiết lập thông lệ cho các ngân hàng xử lý các chứng từ sai lệch được xuất
trình theo một khoản tín dụng. Trường hợp chứng từ khơng phù hợp, ngân hàng có thể:




Từ chối thanh tốn tín dụng.



Theo quyết định riêng của mình, liên hệ với người nộp đơn để thuyết phục họ bỏ
qua sự khác biệt. Tuy nhiên, theo điều 14, khoảng thời gian này không quá năm ngày
làm việc ngân hàng.
Nếu ngân hàng từ chối thực hiện khoản tín dụng, ngân hàng phải đưa ra thông báo

nêu rõ điều này và liệt kê từng điểm khác biệt. Ngân hàng sau khi gửi thơng báo trên thì có
thể gửi trả chứng từ cho người xuất trình và khơng muộn hơn ngày kết thúc ngày giao dịch
ngân hàng thứ 5 sau ngày xuất trình.
Điều 16 (f) của UCP 600 quy định rằng nếu ngân hàng không gửi thông báo hoặc
tuân thủ theo các quy định trên, ngân hàng sẽ mất quyền khiếu nại các chứng từ được xuất
trình khơng phù hợp . Cịn nếu ngân hàng có thơng báo theo quy định thì họ có quyền địi
được một khoản tiền, bao gồm bất kỳ khoản lãi hoặc các khoản thanh toán nào được thực.
hiện.
2.7.


Giờ xuất trình

Ngồi giờ làm việc, ngân hàng khơng có nghĩa vụ phải nhận chứng từ.


Nếu ngày hết hạn hoặc ngày cuối cùng để xuất trình rơi vào ngày ngân hàng nghỉ,
nó sẽ được kéo dài sang ngày đầu tiên ngân hàng làm việc sau đó. Ngân hàng được chỉ định
phải cung cấp cho ngân hàng phát hành hoặc ngân hàng xác nhận một tuyên bố rằng việc
xuất trình đã được thực hiện trong thời gian gia hạn. Ngày gửi hàng cuối cùng sẽ không
được gia hạn.
2.8.

Dung sai về số tiền, số lượng và đơn giá

Các từ “about”, “approximately” được sử dụng liên quan đến số tiền tín dụng, số
lượng hoặc đơn giá sẽ được coi là cho phép có sai số 10% (+ hoặc -) của số tiền, số lượng,
đơn giá đó. “
L/C cho phép có một sai số lớn hơn 5% hoặc ít hơn 5% số lượng hàng hóa, với điều
kiện tổng số tiền phải trả không vượt quá giá trị L/C. Dung sai này cũng khơng khả dụng
nếu số lượng hàng hóa được thể hiện bằng số lượng đơn vị đóng gói cụ thể hoặc từng mặt
hàng riêng lẻ (ví dụ: 100 tấn đường được đóng trong 1000 bao có trọng lượng 100kg mỗi
bao) (Điều 30b).
Nếu L/C cấm vận chuyển từng phần, vẫn có quy định khác cho phép dung sai nhỏ
hơn 5% đối với số tiền tín dụng, với điều kiện giao đủ số lượng hàng hóa và đơn giá khơng
giảm và không áp dụng điều 30(b). Dung sai này không áp dụng nếu L/C quy định một
dung sai cụ thể hoặc sử dụng cụm từ như đề cập tại điều 30 (b).
2.9.

Miễn trách


Các điều khoản từ 34 đến 37 của UCP600 cung cấp những quy định về sự miễn trách
của các ngân hàng như sau:
Điều 34 quy định rằng các ngân hàng không chịu trách nhiệm về hiệu lực của các
chứng từ. Cụ thể, ngân hàng không chịu trách nhiệm về hình thức, chính xác, sự giả mạo
hoặc giá trị pháp lý của những chứng từ nhận được; về những hành vi của người chuyên
chở, người giao nhận, hoặc bất kỳ ai liên quan đến giao dịch; và về sự mơ tả hàng hóa miễn
rằng chúng phù hợp với quy định của L/C và không mâu thuẫn với nhau.


Điều 35 của UCP 600 có một quy tắc quan trọng liên quan đến việc chuyển tiếp các
chứng từ, cụ thể là nếu một ngân hàng được chỉ định xác định rằng việc xuất trình là phù
hợp và chuyển tiếp các chứng từ cho ngân hàng phát hành hoặc ngân hàng xác nhận thì 2
ngân hàng đó sau đó phải thanh tốn hoặc chiết khấu, hoặc hồn lại tiền cho ngân hàngđược
chỉ định đó, ngay cả khi các chứng từ đã bị thất lạc trong quá trình vận chuyển giữa
các ngân hàng. Trong những trường hợp như vậy, ngân hàng được chỉ định có thể được
yêu cầu cung cấp các chứng từ bản sao để ngân hàng phát hành chắc chắn rằng các chứng
từ đã phù hợp. Ngoài ra, ngân hàng khơng chịu trách nhiệm đối với các sai sót trong việc
biên dịch hoặc phiên dịch thuật ngữ kỹ thuật.
Điều 37 quy định ngân hàng sử dụng dịch vụ ngân hàng khác để thực hiện các yêu
cầu của người nộp đơn thì phí tổn và rủi ro sẽ do người nộp đơn chịu. Các ngân hàng phát
hành và thông báo không chịu trách nhiệm nếu các hướng dẫn đưa ra cho một ngân hàng
khác không được tuân theo.
Bất kỳ ngân hàng nào đang chỉ thị một ngân hàng khác thực hiện dịch vụ, thì mọi
khoản hoa hồng dịch vụ, lệ phí hoặc bất kỳ chi phí nào phát sinh phải do ngân hàng chỉ thị
chịu. Ngay cả khi các khoản phí được tính vào tài khoản của người thụ hưởng, ngân hàng
phát hành vẫn phải chịu trách nhiệm thanh toán các khoản phí nếu chúng khơng thể thu
được
Điều 36 cũng nói thêm là “Ngân hàng khơng có nghĩa vụ pháp lí và chịu trách nhiệm
về hậu quả phát sinh do hoạt động kinh doanh bị bất ổn vì lí do nằm ngồi khả năng kiểm

sốt của mình. Nếu hoạt động trở lại thì sẽ khơng thanh tốn hoặc chiết khấu với L/C hết
hiệu lực vào giữa lúc ngân hàng bị gián đoạn”
2.10.

Tín dụng có thể chuyển nhượng

Nhà xuất khẩu có quyền cung cấp tín dụng cho một hoặc nhiều người thụ hưởng tiếp
theo. Các khoản tín dụng được thực hiện có thể chuyển nhượng khi người thụ hưởng ban
đầu là "người trung gian", người không tự cung cấp chứng từ mà mua hàng hóa hoặc chứng
từ từ các nhà cung cấp khác và sắp xếp chúng để gửi đến ngân hàng phát hành.
Theo điều 38 (b), một thư tín dụng có thể được chuyển cho người thụ hưởng thứ hai
theo yêu cầu của người thụ hưởng thứ nhất chỉ khi nó nêu rõ ràng rằng thư tín dụng là "có
thể chuyển nhượng được".


Điều 38 (a) quy định rằng ngân hàng khơng có nghĩa vụ chuyển giao L/C trừ trường
hợp phạm vi và cách thức chuyển nhượng đã được ngân hàng đó đồng ý rõ ràng. Chỉ ngân
hàng được chỉ định hoặc ngân hàng được ngân hàng phát hành ủy quyền mới có thể chuyển
nhượng L/C.


Tín dụng chứng từ có thể chuyển nhượng cho phép chuyển toàn bộ hoặc một phần
cho những người thụ hưởng thứ hai khác nhau theo yêu cầu của người thụ hưởng đầu tiên,
miễn là việc vận chuyển từng phần không bị cấm.
Trừ khi có thỏa thuận khác tại thời điểm chuyển nhượng, tất cả các khoản phí phát
sinh liên quan đến việc chuyển nhượng phải được thanh toán bởi người thụ hưởng đầu tiên.
Các điều khoản và điều kiện của tín dụng ban đầu phải được sao chép chính xác
trong tín dụng được chuyển nhượng, ngoại trừ: số tiền, đơn giá của hàng hóa, ngày hết
hiệu lực, thời hạn xuất trình, thời hạn giao hàng.
Tín dụng đã chuyển thì người thụ hưởng thứ hai không thể yêu cầu chuyển cho bất

kỳ người thụ hưởng nào tiếp theo, nhưng có thể tái chuyển nhượng cho người thụ hưởng
đầu tiên.
Người thụ hưởng thứ nhất có quyền thay thế hóa đơn và hối phiếu của mình nếu có,
bằng hóa đơn và hối phiếu của người thụ hưởng thứ hai nhưng số tiền không được vượt quá
số tiền quy định trong L/C. Khi thay thế chứng từ như thế, người thụ hưởng thứ nhất có thể
địi tiền theo thư tín dụng số tiền chênh lệch giữa hóa đơn của mình với hóa đơn của người
thụ hưởng thứ hai.
Nếu người thụ hưởng đầu tiên không xuất trình hóa đơn của mình theo u cầu của
ngân hàng chuyển nhượng, hoặc nếu hóa đơn do người thụ hưởng thứ nhất xuất trình tạo ra
sự bất hợp lệ trong khi xuất trình của người thụ hưởng thứ hai là hợp lệ và người thụ hưởng
thứ nhất không sửa, theo điều 38 (i), ngân hàng sẽ sử dụng tất cả chứng từ do người thụ
hưởng thứ hai xuất trình mà khơng chịu trách nhiệm gì thêm đối với người thụ hưởng thứ
nhất.
Người thụ hưởng đầu tiên phải thông báo cho người thụ hưởng thứ hai về bất kỳ sửa
đổi nào. Trên thực tế, một số người thụ hưởng thứ hai tồn tại sau khi chuyển giao L/C có
thể từ chối sửa đổi. Tuy nhiên, L/C chuyển nhượng vẫn được sửa đổi bình thường đối với
những người thụ hưởng thứ hai khác. Còn đối với những người đã từ chối sửa đổi, thì thư
tín dụng chuyển nhượng coi như khơng sửa đổi.
2.11.

Chuyển nhượng số tiền thu được

Điều 39 bao gồm việc chuyển nhượng số tiền thu được. Nó khơng cấp quyền cho
người được chuyển nhượng quyền thực hiện tín dụng - nghĩa là, xuất trình các chứng từ.


Nó chỉ liên quan đến chuyển nhượng khoản tiền thu được, cho phép người thụ hưởng
chuyển một phần hoặc tất cả số tiền thu được cho bên thứ ba, có thể là ngân hàng. Việc
chuyển nhượng như vậy có thể diễn ra cho dù tín dụng chứng từ có thể chuyển nhượng
được hay không và các thủ tục phải tuân theo sẽ được điều chỉnh bởi luật hiện hành.

3. Sự đổi mới của UCP 600 so với UCP 500
3.1.

Lí do có sự thay đổi UCP 500 thành UCP 600

Đầu tiên, do hoạt động kinh doanh quốc tế trên toàn cầu hiện nay có sự thay đổi
nhanh chóng và ngày càng phát triển kèm theo sự xuất hiện của các công cụ giao dịch hiện
đại, sự tham gia rộng rãi hơn của các ngân hàng vào q trình thanh tốn của doanh
nghiệp... đã địi hỏi các cơ chế thanh tốn hồn thiện hơn, bao gồm thanh tốn tín dụng
chứng từ.
Thứ hai, nội dung UCP được xem xét sửa đổi để đáp ứng tình hình thực tiễn và bắt
kịp những xu hướng mới nhất.
Thứ ba, khi UCP 500 được đưa vào ứng dụng đã có nhiều điều khoản bị sử dụng sai
và hiểu sai gây lúng túng cho nhân viên ngân hàng khi phục vụ thanh toán L/C, dẫn đến
tranh chấp và bất đồng khơng đáng có giữa ngân hàng và doanh nghiệp xuất nhập khẩu.
Theo ICC, UCP 500 có 7 điều khoản gây tranh cãi và thắc mắc nhiều nhất với số liệu thống
kê như sau:
Điều khoản

Nội dung

Số lượng các vấn
đề thắc mắc

Tỷ lệ
(%)

14

Chứng từ có bất hợp lệ và thơng báo


60

13.5

23

Vận đơn đường biển

47

10.5

13

Tiêu chuẩn kiểm tra chứng từ

43

9.6

48

Thư tín dụng có thể chuyển nhượng

31

6.9

21


Người lập chứng từ hoặc nội dung
chứng từ không được quy định rõ

29

6.5


×