BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
----------
ĐỀ TÀI THẢO LUẬN
VẬN DỤNG MƠ HÌNH OLI GIẢI THÍCH
QUYẾT ĐỊNH ĐẦU TƯ CỦA SAMSUNG VÀO
BẮC NINH, VIỆT NAM.
HỌC PHẦN: Kinh tế đầu tư quốc tế
GIẢNG VIÊN: Ths. Nguyễn Thị Thanh
LỚP: 2166FECO2022
NHÓM: 3
Hà Nội, 2021
MỤC LỤC
1. Giới thiệu/Đặt vấn đề ................................................................................................ 1
2. Cơ sở lý thuyết về đầu tư trực tiếp nước ngoài và mơ hình OLI ..........................2
2.1. Khái niệm, phân loại FDI .....................................................................................2
2.2. Mơ hình OLI .........................................................................................................2
3. Giải thích quyết định đầu tư của Samsung vào Bắc Ninh, Việt Nam dựa trên
mơ hình OLI ...................................................................................................................3
3.1. Tổng quan về tập đồn Samsung và tình hình đầu tư của Samsung tại Bắc Ninh,
Việt Nam......................................................................................................................3
3.1.1. Tổng quan về tập đồn Samsung ...................................................................4
3.1.2. Tình hình đầu tư của Samsung Việt Nam, đặc biệt là Bắc Ninh ...................4
3.2. Giải thích FDI của Samsung tại Bắc Ninh, Việt Nam..........................................5
3.2.1. Lợi thế sở hữu của Samsung .........................................................................5
3.2.2. Lợi thế địa điểm của Bắc Ninh, Việt Nam ....................................................7
3.2.3. Lợi thế nội bộ hóa của Samsung .................................................................13
3.2.4. Nhận xét chung ............................................................................................ 15
3.3. Một số vấn đề đặt ra hiện nay.............................................................................15
4. Đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động đầu tư của Samsung vào
Việt Nam trong thời gian tới.......................................................................................17
VẬN DỤNG MƠ HÌNH OLI GIẢI THÍCH QUYẾT ĐỊNH ĐẦU TƯ CỦA
SAMSUNG VÀO BẮC NINH, VIỆT NAM.
Nhóm 3: Nguyễn Thị Mỹ Duyên (K56E3), Lê Thu Hà (K56E3), Phùng Thị Hải
(K56E2), Lương Minh Hằng (K56E2), Lê Thị Hảo (K56E3), Đinh Phương Hoa
(K56E2), Hà An Hoa (K56E3), Lê Thị Thắm Hồng (K56E1), Trần Thị Huế (K56E3),
Phạm Thị Hương (K56E1).
Học phần: Kinh tế đầu tư quốc tế.
Mã học phần: 2166FECO2022.
Tháng 11-2021.
Tóm tắt.
Mơ hình OLI của Dunning tổng hợp các yếu tố chính của nhiều cơng trình
nghiên cứu trước đó nhằm lý giải về FDI. Bài thảo luận đã vận dụng mơ hình OLI để
tìm hiểu về quyết định đầu tư của Samsung vào Bắc Ninh, Việt Nam. Qua đó giải
thích và làm rõ lý do tại sao Samsung quyết định đầu tư vào Việt Nam mà không phải
quốc gia khác, tại sao tập trung đầu tư tại Bắc Ninh mà không phải địa phương khác.
Đồng thời, bài thảo luận cũng đưa ra một số vấn đề Samsung cịn gặp phải để từ đó đề
ra những giải pháp thích hợp nhằm thúc đẩy hoạt động đầu tư của Samsung vào Việt
Nam.
1. Giới thiệu/Đặt vấn đề.
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là nhân tố quan trọng hàng đầu của nhiều
nước, nhằm hỗ trợ và phát huy lợi thế của mỗi quốc gia để phát triển kinh tế xã hội.
Việt Nam hiện là nước đang phát triển, do vậy, nguồn vốn đầu tư trực tiếp từ nước
ngoài là một trong những nhân tố chủ yếu cho sự tăng trưởng kinh tế, một trong những
chỉ số căn bản đánh giá khả năng phát triển của đất nước.
Trong những năm qua, Việt Nam liên tục đạt được bước phát triển tích cực, đứng
trong nhóm các quốc gia có tốc độ phát triển nhanh, vị thế trên trường quốc tế ngày
càng được khẳng định, đời sống người dân được nâng lên, năng lực cạnh tranh quốc tế
được cải thiện. Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, FDI vào Việt Nam tính đến
ngày 20/9/2021 bao gồm vốn đăng ký cấp mới, vốn đăng ký điều chỉnh và giá trị góp
vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt 22,15 tỷ USD, tăng 4,4% so với cùng
kỳ năm trước. Trong đó vốn đăng ký cấp mới có 1.212 dự án được cấp phép với số
vốn đăng ký đạt 12,5 tỷ USD, giảm 37,8% về số dự án và tăng 20,6% về số vốn đăng
ký so với cùng kỳ năm trước.
Việt Nam đã thu hút được hàng nghìn dự án FDI của các tập đồn kinh tế xuyên
quốc gia (TNCs) nằm trong 500 TNCs hàng đầu thế giới, Samsung là một trường hợp
điển hình. Sau hơn 12 năm, khởi đầu với mức đầu tư 670 triệu USD cho nhà máy SEV
1
năm 2008, hiện tổng vốn đầu tư của Samsung tại Việt Nam đã tăng gấp gần 26 lần lên
tới trên 17,3 tỷ USD, doanh số xuất khẩu chiếm tỷ trọng trung bình 20-25% tổng kim
ngạch xuất khẩu hằng năm của Việt Nam (T2 - 2021).
Vậy một doanh nghiệp như Samsung muốn mở rộng quy mô tại sao nên lựa chọn
đầu tư ra nước ngoài? Theo Dunning nên đầu tư dưới hình thức FDI khi cả 3 yếu tố lợi
thế về quyền sở hữu (O), lợi thế địa điểm (L), lợi thế nội bộ hóa (I) được thỏa mãn.
Một doanh nghiệp thành công là doanh nghiệp biết kết hợp đồng thời ba nhóm lợi thế
để thiết kế mạng lưới hoạt động và các chi nhánh của mình nhằm thực hiện một cách
tốt nhất chiến lược phát triển của doanh nghiệp. Nhận thấy đây là đề tài cấp thiết nhóm
đã tìm hiểu, đi sâu vào nghiên cứu để làm rõ tại sao Samsung quyết định đầu tư vào
Bắc Ninh, Việt Nam dựa trên mơ hình OLI và đề ra một số giải pháp.
2. Cơ sở lý thuyết về đầu tư trực tiếp nước ngồi và mơ hình OLI.
2.1. Khái niệm, phân loại FDI.
Khái niệm FDI:
FDI (Foreign Direct Investment) là một hình thức đầu tư quốc tế trong đó chủ
đầu tư của một nước đầu tư toàn bộ hay phần đủ lớn vốn đầu tư cho một dự án ở nước
khác nhằm giành quyền kiểm soát hoặc tham gia kiểm soát dự án đó.
Đặc điểm FDI:
FDI chủ yếu là đầu tư tư nhân với mục đích hàng đầu là tìm kiếm lợi
nhuận. Vì vậy nên các nước đang phát triển cần phải lưu ý điều này để xây dựng
một hành lang pháp lý đủ mạnh và các chính sách thu hút FDI hợp lý để hướng vào
phục vụ mục tiêu tìm kiếm lợi ích cho nước mình, tránh tình trạng chỉ phục vị tìm
kiếm lợi nhuận cho các chủ đầu tư.
Các chủ đầu tư nước ngồi phải đóng góp một tỷ lệ vốn tối thiểu (Khoản
đầu tư có giá trị từ 10% cổ phần của doanh nghiệp nhận đầu tư trở lên).
Chủ đầu tư quyết định đầu tư
FDI thường kèm theo chuyển giao công nghệ. Thông qua hoạt động FDI
nước chủ nhà có thể tiếp nhận được cơng nghệ, kỹ thuật tiên tiến, học hỏi kinh
nghiệm quản lý. Ví dụ trong hoạt động bưu chính viễn thơng ở VN hầu hết công
nghệ trong lĩnh vực này đều được chuyển giao từ nước ngồi.
Các hình thức FDI:
FDI 100% vốn, liên doanh, hợp đồng hợp tác kinh doanh, BOT.
FDI tìm kiếm tài nguyên, vốn tìm kiếm hiệu quả, vốn tìm kiếm thị trường.
2.2. Mơ hình OLI.
Lợi thế quyền sở hữu (O): doanh nghiệp sở hữu những kiến thức, kỹ năng quản
lý, kinh nghiệm, bằng phát minh, sáng chế độc nhất mà các doanh nghiệp cạnh tranh
2
khác khơng có. Lợi thế này sẽ giúp các nước chủ đầu tư giảm thiểu chi phí, thu nhập
cao hơn.
Lợi thế địa điểm (L): thị trường nước ngồi có lợi thế về địa điểm giúp cho
doanh nghiệp có lợi khi sản xuất ở nước ngoài hơn là sản xuất trong nước rồi xuất
khẩu sang nước khác. Lợi thế địa điểm bao gồm không chỉ các yếu tố về kinh tế như
nguồn lực, dung lượng thị trường, cơ sở hạ tầng mà cịn cả về văn hóa - xã hội như thái
độ, quan điểm, ngơn ngữ, trình độ... và sự ổn định về chính trị, chính sách của chính
phủ.
Lợi thế nội bộ hoá (I): việc sử dụng tài sản riêng trong nội bộ doanh nghiệp
thơng qua FDI có lợi hơn là đem trao đổi trên thị trường giúp giảm chi phí giao dịch
cũng như rủi ro bị đánh cắp công nghệ và kiểm sốt được chất lượng một cách hiệu
quả.
Tóm tắt mơ hình OLI:
Nếu một cơng ty khơng có lợi thế sở hữu (O) so với các đối thủ nước ngoài thì
nên duy trì sản xuất trong nước. Nếu có lợi thế (O) mà khơng có lợi thế địa điểm (L) ở
nước ngồi thì cơng ty nên hướng đến xuất khẩu. Và trong trường hợp cơng ty có 2 lợi
thế (O), (L) nhưng lại thiếu đi lợi thế nội bộ hóa sản xuất (I) thì nên cấp quyền cho đối
tác nước ngoài (License).
Như vậy, theo Dunning nhà đầu tư chỉ nên đầu tư ra nước ngồi khi có đủ các lợi
thế OLI.
3. Giải thích quyết định đầu tư của Samsung vào Bắc Ninh, Việt Nam dựa trên
mơ hình OLI.
3.1. Tổng quan về tập đồn Samsung và tình hình đầu tư của Samsung tại Bắc
Ninh, Việt Nam.
3
3.1.1. Tổng quan về tập đoàn Samsung.
Samsung được sáng lập bởi ông Lee Byung Chul vào năm 1938, khởi đầu là một
cơng ty bn bán nhỏ lẻ. Với sự hình thành và phát triển, Samsung đã trở thành một
tập đoàn đa quốc gia với hơn 80 ngành nghề kinh doanh khác nhau, trong đó ngành
nghề chủ lực là điện tử và chất bán dẫn.
Ba trụ cột chính của Samsung hiện nay là Samsung Electronics (công ty điện tử công nghệ cao lớn nhất trên thế giới tính theo doanh thu, và lớn thứ 4 thế giới theo giá
trị thị trường vào năm 2012); Samsung Heavy Industries (cơng ty đóng tàu lớn thứ 2
thế giới, chỉ đứng sau Hyundai Heavy Industry) và Samsung Engineering và Samsung
C&T (lần lượt là các công ty xây dựng lớn thứ 12 và 36 thế giới), cùng những công ty
con quan trọng khác. Tất cả đã tạo nên giá trị thương hiệu và giúp Samsung trở thành
1 trong những thương hiệu giá trị nhất hành tinh.
Samsung có tầm ảnh hưởng lớn trong phát triển kinh tế, chính trị, truyền thơng,
văn hóa ở Hàn Quốc, và là động lực thúc đẩy chính đằng sau "Kỳ tích sơng Hàn".
Đóng góp 1/5 tổng kim ngạch xuất khẩu của Hàn Quốc. Doanh thu chiếm 17% tổng
sản phẩm quốc nội (GDP), 1,082 USD.
Từ năm 2016 đến nay, Samsung vẫn luôn dẫn đầu hàng loạt bảng xếp hạng về
sức ảnh hưởng trên thị trường Châu Á nói riêng và thế giới nói chung.
Với nhiều phát minh công nghệ đột phá, Samsung trở thành thương hiệu đắt giá.
Một thương hiệu toàn cầu lớn nhất Châu Á và đứng thứ 4 trên thế giới. Vào năm 2020,
Samsung vượt qua nhiều tên tuổi lớn trở thành thương hiệu được yêu thích nhất Châu
Á trong 9 năm liền.
3.1.2. Tình hình đầu tư của Samsung Việt Nam, đặc biệt là Bắc Ninh.
Theo tin từ Bloomberg, tập đoàn Samsung sẽ tiếp tục đầu tư 240.000 tỷ Won
(205 tỷ USD) để xây dựng vị thế dẫn đầu với các công nghệ thế hệ tiếp theo và sẽ
dành khoảng 180.000 tỷ Won để đầu tư trong nước. Không những thế Samsung vẫn
tiếp tục duy trì dịng vốn đầu tư ở các cơng ty con tại nước ngồi. Trong đó thị trường
Việt Nam liên tục được Samsung đánh giá cao, là nơi đã và đang thu hút nhiều dòng
vốn FDI Samsung đổ vào.
Tổ hợp Samsung Việt Nam hiện có 6 nhà máy, 1 trung tâm nghiên cứu và phát
triển đặt tại Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Bắc Ninh và Thái Nguyên với 110.000 cán bộ,
nhân viên với kim ngạch xuất khẩu trị giá hơn 56 tỷ USD năm 2020.
Hiện tại, tổng vốn đầu tư đăng kí của Samsung Việt Nam là hơn 17,5 tỷ USD.
Trong đó, Samsung Điện tử Việt Nam được đầu tư 9,5 tỷ USD, bao gồm: 2,5 tỷ USD
cho nhà máy Samsung Bắc Ninh (SEV); 5 tỷ USD cho nhà máy Samsung Thái
Nguyên (SEVT) và 2 tỷ USD đầu tư vào dự án Tổ hợp Samsung CE Complex (SEHC)
tại khu cơng nghệ cao TP. Hồ Chí Minh.
Các cơng ty con của tập đồn Samsung được đầu tư 7,863 tỷ USD bao gồm: 6,5
4
tỷ USD cho Samsung Display SDV tại Bắc Ninh; 133 triệu USD cho Samsung SDIV
chuyên sản xuất pin điện thoại tại Bắc Ninh và 1,23 tỷ USD cho Samsung Điện Cơ
SEVT tại Thái Nguyên.
Ngoài các dự án đưa ra được đầu tư trước đó, Samsung cịn có nhiều dự án khác
với mong muốn giải quyết được nhu cầu cao về sản phẩm của khách hàng như dự án
trung tâm R&D tại Hà Nội hay dự án mở rộng nhà máy tại Bắc Ninh trong nửa cuối
năm nay…
Với số tiền đầu tư khủng và mở rộng cơ sở liên tục như vậy, Samsung đã thành
công đưa những công ty con này phát triển lớn mạnh. Trong đó, SEV (Bắc Ninh) và
SEVT (Thái Nguyên) là hai nhà máy sản xuất điện thoại di động lớn nhất của
Samsung trên toàn cầu, SEHC (TP. Hồ Chí Minh) là nhà máy điện tử gia dụng lớn
nhất tại Đơng Nam Á cịn SVMC là Trung tâm R&D lớn nhất của Samsung tại khu
vực ASEAN.
3.2. Giải thích FDI của Samsung tại Bắc Ninh, Việt Nam.
3.2.1. Lợi thế sở hữu của Samsung.
Về cơng nghệ:
Tập đồn cơng nghệ Samsung luôn tiên phong đổi mới, cải tiến công nghệ mang
đến những sản phẩm với công nghệ hiện đại bậc nhất nhằm đem lại những trải nghiệm
hữu ích cho người dùng. Hiện vẫn là nhà sản xuất smartphone lớn nhất thế giới và là
“người dẫn đầu” trong thị trường với nhiều công nghệ đột phá tạo nên xu hướng cho
thế giới, đã giành được nhiều giải thưởng danh giá như Giải thưởng sáng tạo tại CES
trong nhiều năm.
Samsung còn là 1 trong ít các hãng tự chủ hồn tồn về mặt cơng nghệ, sản xuất
các linh kiện như màn hình, chất bán dẫn, DRAM... cho smartphone lớn nhất thế giới,
đồng thời cạnh tranh gắt gao với TSMC cho vị trí nhà sản xuất chip hàng đầu thế giới.
Hầu hết các hãng smartphone hàng đầu thế giới đều đang phải sử dụng linh kiện do
Samsung sản xuất, điển hình như iPhone vẫn đang sử dụng màn hình OLED do
Samsung cung cấp hàng năm.
Trong làng viễn thông thế giới, Samsung cũng là ứng viên dẫn đầu về công nghệ.
Theo báo cáo của Đức, Samsung đứng đầu danh sách các cơng ty tồn cầu về số lượng
bằng sáng chế 5G được cấp bởi Văn phòng Thương hiệu và Bằng sáng chế Mỹ, Văn
phòng Bằng sáng chế châu Âu và Hiệp ước quốc tế về Bằng sáng chế với 1.728 bằng
sáng chế được cấp. Tất cả điều đó cho thấy năng lực cơng nghệ của Samsung, hứa hẹn
sẽ còn phát triển hơn nữa trong tương lai.
5
Biểu đồ 3.1. Xếp hạng số lượng bằng sáng chế 5G của các cơng ty tồn cầu.
Nguồn: IPlytics, Jan. 2020.
Về thương hiệu:
Thương hiệu của Samsung đã được khẳng định trên toàn cầu. Năm 2020,
Samsung gây tiếng vang khi lọt top 5 thương hiệu tốt nhất toàn cầu, giá trị thương hiệu
tăng 2% từ 61,1 tỷ USD trong năm 2019 lên 62,3 tỷ USD. Tại khu vực châu Á, thương
hiệu Samsung tiếp tục đứng đầu trong bảng xếp hạng theo Interbrand công bố. Tháng
7/2020, tiếp tục đứng đầu bảng xếp hạng 1000 thương hiệu được yêu thích nhất châu
Á trong 9 năm liên tiếp do các công ty hàng đầu, chuyên nghiên cứu thị trường thực
hiện. Giá trị thương hiệu đạt kỷ lục, tăng 12 lần sau 20 năm, bắt đầu ở vị trí 43 với giá
trị thương hiệu là 5,2 tỷ USD.
70
0
2
60
4
50
6
40
8
10
30
12
20
14
16
10
0
Giá trị (tỉ USD)
Hạng
18
2010
2011
2012
2013
2014
2015
2016
2017
2018
2019
2020
19.5
23.4
32.9
39.6
45.5
45.3
51.8
56.2
59.9
61.1
62.3
19
17
9
8
7
7
7
6
6
6
5
Giá trị (tỉ USD)
20
Hạng
Biểu đồ 3.2: Sự tăng trưởng về giá trị thương hiệu của Công ty điện tử Samsung
giai đoạn 2010 - 2020.
Nguồn: Interbrand, Best Global Brands 2020.
6
Về các chiến lược marketing:
Chiến lược Marketing của Samsung là một trong những chiến lược hiệu quả nhất
từng được tạo ra, giúp Samsung trở thành nhà sản xuất có thẩm quyền. Do thị hiếu của
người dùng trong ngành công nghệ cơng nghiệp ln thay đổi, vì vậy, để giành được
vị trí cao trên thị trường thì chiến lược tiếp thị mới của Samsung chính là chìa khóa để
phát triển. Samsung đã dẫn đầu xu thế đổi mới và thay vì đáp ứng nhu cầu của xã hội,
họ đã bắt đầu tạo ra nhu cầu cho người dùng. Là nhà sản xuất coi việc chào hàng là
một hoạt động tiếp thị thông qua con người. Điểm đặc biệt trong mỗi chiến lược
marketing của Samsung đó là hãng ln tự biên tập và sản xuất cho mình những ấn
phẩm, tạp chí trong nội bộ và cả tới tay người tiêu dùng. Khi bất cứ sản phẩm nào của
hãng ra mắt cũng thu hút được lượng lớn người dùng bởi sự thống nhất từ thông điệp,
mẫu mã cho tới chất lượng sản phẩm... và phần lớn là từ thành công của các chính
sách marketing của hãng.
Về nguồn nhân lực và các chế độ của Samsung:
Samsung là một trong số những công ty phát triển con người và xây dựng văn
hóa doanh nghiệp tốt nhất trên thị trường. Môi trường làm việc tuyệt vời, có chế độ đãi
ngộ, đào tạo với tinh thần dân chủ, mọi cơ hội phát triển thăng tiến công bằng đối với
mọi nhân viên, là doanh nghiệp lọt top 5 đơn vị có mức lương, thưởng và phúc lợi làm
hài lòng người lao động nhất. Nhân viên, người lao động được coi trọng bởi con người
đứng đầu trong 5 giá trị cốt lõi của doanh nghiệp. Việc đầu tư và đảm bảo sức khỏe
cho người lao động được Samsung ưu tiên hàng đầu. Toàn bộ nhân viên được chú
trọng đến vấn đề nghỉ ngơi giữa giờ làm việc, đây cũng là cách tái tạo sức lao động mà
doanh nghiệp đưa ra. Năm 2020, Samsung được nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính
phủ cho danh hiệu “Doanh nghiệp vì người lao động”.
3.2.2. Lợi thế địa điểm của Bắc Ninh, Việt Nam.
a. Lợi thế của Việt Nam.
Chính trị, pháp luật và thể chế:
Chính trị:
Sau hơn 40 năm đổi mới và hội nhập quốc tế, Việt Nam đã trở thành một trong
những điểm đầu tư tin cậy của nhiều quốc gia do sự ổn định và nhất quán về chính trị.
Nếu nhìn sang một số quốc gia trong khu vực, dễ thấy rằng, trừ Singapore, thì từ
năm 1990 trở lại đây, hầu hết các nước khu vực đều trải qua các cuộc đảo chính hay
khủng hoảng chính trị. Trong khi đó, nền chính trị của Việt Nam ln ổn định, đây là
một đảm bảo cho sự gắn kết để thực hiện chính sách kinh tế nhất qn.
Ngồi ra Việt Nam cũng là vị thế, cứ điểm có giá trị, địa điểm trọng yếu giúp
Samsung tránh được cách hành xử thất thường của chính quyền Trung Quốc. Vào năm
2017, chính phủ Trung Quốc tổ chức tẩy chay các công ty và sản phẩm của Hàn Quốc
7
để trừng phạt chính quyền Seoul vì đã cho triển khai một hệ thống phòng thủ tên lửa
của Mỹ trên lãnh thổ Hàn Quốc.
Pháp luật và thể chế:
Song song với những nỗ lực đáng kể của Việt Nam nhằm cải thiện tăng trưởng
kinh tế trong suốt những năm qua, khuôn khổ pháp lý và thể chế của Việt Nam cũng
ngày một hoàn thiện.
Hệ thống quản lý của Việt Nam được đánh giá cao bởi mơi trường kinh doanh
mở, chính sách đầu tư minh bạch, cùng với các ưu đãi dựa trên lợi nhuận thuận lợi cho
doanh nghiệp.
Thời gian qua, Việt Nam liên tục hồn thiện thể chế, chính sách ưu đãi về tài
chính để thu hút và quản lý tốt hơn nguồn lực đầu tư nước ngồi. Chính phủ đã ban
hành nhiều văn bản, chính sách nhằm thu hút, quản lý FDI tại Việt Nam tiêu biểu như:
Luật Đầu tư, Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN), Luật Thuế xuất khẩu, thuế
nhập khẩu, Luật Sử dụng đất phi nông nghiệp cùng với các văn bản hướng dẫn về cơ
chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp FDI đầu tư vào Việt Nam. Khiến nhà đầu
tư nước ngoài vững tin hơn khi tham gia đầu tư vào Việt Nam.
Về quy trình, thủ tục đăng ký, cấp giấy chứng nhận đầu tư, do có sự nỗ lực trong
cải cách hành chính nên đã giảm đáng kể thời gian và chi phí cho doanh nghiệp FDI…
Việc quy định các mức ưu đãi miễn thuế, giảm thuế, cắt giảm thuế quan hàng
năm theo các cam kết khu vực và quốc tế đối với các nguyên vật liệu thô cũng giúp
cho các doanh nghiệp, trong đó có doanh nghiệp FDI cắt giảm đáng kể một phần chi
phí đầu vào, nâng cao sức cạnh tranh về giá cho sản phẩm.
Các mức thuế suất ưu đãi gồm 10% trong thời hạn 15 năm, 17% trong thời hạn
10 năm; miễn thuế tối đa 4 năm và giảm 50% thuế tối đa 9 năm cũng được áp dụng đối
với các dự án đầu tư thuộc lĩnh vực hoặc địa bàn thuộc danh mục khuyến khích đầu tư
trong đó có lĩnh vực cơng nghệ.
Những lợi thế về chính trị, pháp luật và thể chế đã góp phần quan trọng vào thứ
hạng của Việt Nam trong thời kỳ quốc tế. Đáng chú ý, Việt Nam được xếp hạng 70
trong số 190 nền kinh tế trong báo cáo Kinh doanh năm 2020 của Ngân hàng Thế giới.
Các ưu đãi cho Samsung tại Việt Nam: Được áp dụng thuế suất thuế TNDN hằng
năm bằng 10% trong suốt dự án, được miễn thuế TNDN trong 4 năm kể từ khi có thu
nhập chịu thuế và giảm 50% số thuế phải nộp trong 9 năm tiếp theo. Năm 2020 vừa
qua, thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp SEV Bắc Ninh chỉ cần đóng khoảng 6,25%
lợi nhuận doanh nghiệp, chỉ bằng ⅕ thuế suất mà Samsung Electronics phải đóng thực
tế trên tồn thế giới.
Samsung được hưởng ưu đãi đầu tư cao nhất của doanh nghiệp công nghệ
cao.
8
Quy mô nền kinh tế:
Sau khi đổi mới và hội nhập quốc tế từ năm 1986, Việt Nam vẫn luôn được chú ý
với tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh chóng, hịa nhập cùng nền kinh tế thế giới, từ một
quốc gia nghèo nàn vươn lên thành một quốc gia có thu nhập trung bình thấp và vẫn
đang được kỳ vọng sẽ tăng nhanh hơn trong tương lai.
Biểu đồ 3.3: Tốc độ tăng trưởng GDP Việt Nam giai đoạn 1990-2020.
Nguồn: Ngân hàng thế giới.
Từ năm 1986 đến năm 2020, tổng giá trị GDP từ 26,34 tỷ USD đã tăng gấp 10
lần và đạt 271,2 tỷ USD vào năm 2020. Nếu như trong giai đoạn đầu đổi mới (1986 1990), mức tăng trưởng GDP bình quân hằng năm chỉ đạt 4,4% thì giai đoạn 1991 1995, GDP bình quân đã tăng gấp đơi, đạt 8,2%/năm; các giai đoạn sau đó đều có mức
tăng trưởng khá cao; giai đoạn 2016 - 2019 đạt mức bình quân 6,8%. Đặc biệt tốc độ
tăng trưởng GDP năm 2019 đạt 7%, là một trong những nước có tốc độ tăng trưởng
nhanh nhất trong khu vực.
Nền kinh tế của Việt Nam tiếp tục được thử thách vào năm 2020, cả thế giới phải
đối mặt với cuộc khủng hoảng do đại dịch Covid19. Việt Nam vẫn tiếp tục thể hiện
được khả năng chèo chống của mình khi duy trì được tăng trưởng GDP dương 2,91%,
thuộc số ít trên thế giới vẫn có thể phát triển kinh tế dưới tác động to lớn của đại dịch.
"Việt Nam đạt mức tăng trưởng vào loại cao nhất trong khi phần cịn lại của thế giới
chìm trong suy thối. Điều này chứng tỏ Việt Nam là thị trường tiềm năng mà nhà đầu
tư nước ngoài hướng tới, đồng thời xâm nhập vào thị trường Việt là bước đệm cho các
nhà đầu tư ngoại quốc tiến sâu hơn vào thị trường châu Á nói chung và thị trường
Đơng Nam Á nói riêng.”
Trong những năm gần đây, Việt Nam đang tập trung vào những khu vực kinh tế
tư nhân cùng với môi trường kinh doanh ngày càng rộng mở thơng thống thu hút các
9
nhà đầu tư nước ngoài. Theo báo cáo Năng lực cạnh tranh toàn cầu do Diễn đàn Kinh
tế thế giới công bố, trong số 140 quốc gia được xếp hạng năm 2018, Việt Nam là quốc
gia có mức độ cạnh tranh cao nhất trên thế giới.
Để có thể đẩy nhanh tốc độ hội nhập kinh tế thế giới, Việt Nam đã và đang tích
cực tham gia hàng loạt những hiệp định thương mại tự do gồm cả song phương và đa
phương. Hiện nay Việt Nam đã ký kết và xây dựng quan hệ ngoại giao với gần 190
quốc gia trên thế giới cùng 15 hiệp định thương mại tự do đặc biệt có thể kể đến là
hiệp định EVFTA loại bỏ gần 99% thuế hải quan giữa EU và Việt Nam.
Trong đó, hiệp định VKFTA giữa Việt Nam và Hàn Quốc vào năm 2015 đã đẩy
mạnh hơn mối quan hệ của hai nước trên nhiều lĩnh vực hàng hoá, dịch vụ và đặc biệt
là đầu tư.
Việt Nam chính là điểm dừng chân lí tưởng sau khi Samsung rút khỏi thị trường
Trung Quốc vào năm 2019, sau khi căng thẳng giữa Trung Quốc và Mỹ kéo theo chính
quyền Seoul, Trung Quốc tẩy chay các công ty và sản phẩm từ Hàn Quốc. Đồng thời,
việc bị chèn ép bởi các sản phẩm do các doanh nghiệp Trung Quốc sản xuất trải dài từ
phân khúc giá rẻ đến hàng cao cấp, khiến cho Samsung chuyển hướng sang Việt Nam,
một thị trường mới mẻ cùng nền kinh tế mở chào đón các doanh nghiệp nước ngồi.
Vị trí địa lý:
Việt Nam nằm ở rìa phía đơng của bán đảo Đơng Dương giáp Biển Đơng, gần
trung tâm Đông Nam Á trên các tuyến đường hàng hải thương mại nhộn nhịp, đường
bộ xuyên Á và đường hàng không quốc tế.
Được coi như cái nôi của Đông Nam á, Việt Nam có vị trí chiến lược trọng yếu
hàng đầu trên thế giới, đóng vai trị then chốt trong cung ứng dịch vụ logistic cho các
quốc gia trong và ngồi khu vực, nằm ở vị trí huyết mạch của nền kinh tế khu vực nơi
có các nền kinh tế phát triển năng động, đồng thời nằm trong trục chính của hành lang
kinh tế Đơng- Tây, tạo tiềm năng to lớn trong phát triển kinh tế.
Gần với các nhà máy của Samsung tại Indonesia và Hàn Quốc - nơi cung ứng
những linh kiện, phụ kiện nhỏ mà Việt Nam chưa thể tự sản xuất được.
Cơ sở hạ tầng:
Là một trong những quốc gia bị tàn phá nặng nề bởi chiến tranh, từ một quốc gia
nghèo nàn đi lên, Việt Nam vẫn luôn ưu tiên cho việc xây dựng cũng như nâng cấp cơ
sở hạ tầng.
Theo thống kê của Ngân hàng Phát triển Châu Á năm 2017, Việt Nam dẫn đầu
khu vực trong cuộc đua về xây dựng cơ sở hạ tầng. Với tổng mức đầu tư những năm
gần đây trung bình chiếm khoảng trên 5% tổng sản phẩm quốc nội. Trong khi ở
Indonesia là khoảng 2,6%, Myanmar khoảng 2%. So với cả Châu Á Việt Nam chỉ kém
Trung Quốc (6,8%), Bhutan (6,6%).
10
Biểu đồ 3.4: Chi tiêu cho cơ sở hạ tầng của các quốc gia trong khu vực Châu
Á năm 2017 (%GDP).
Nguồn: Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB).
Nguồn nhân lực:
Tính đến ngày 11/10/2021, dân số Việt Nam rơi vào khoảng 98,4 triệu người,
đứng thứ 15 trên thế giới. Trong đó khoảng 69% trong độ tuổi lao động từ 15-64 tuổi.
Với cơ cấu dân số trẻ, nước ta có nguồn nhân lực dồi dào với mức nhân công rẻ
trong khu vực cũng như trên thế giới, điều này là thế mạnh vô cùng lớn của nước ta
đối với các nguồn FDI. Giá lao động ở Việt Nam khá rẻ, trung bình Samsung phải trả
khoảng 353 USD/tháng (đã bao gồm cả lương làm thêm giờ) cho một nữ công nhân đã
tốt nghiệp THPT, chưa bằng 1/10 tiền lương của công nhân Hàn Quốc ở quê nhà.
Ngoài ra, so với Việt Nam, độ tuổi công nhân của Trung quốc đã cao hơn 7 tuổi và
trong tương lai, lương mà Samsung phải trả ở thị trường Trung Quốc có thể tăng lên
gấp hai lần.
Lao động của Việt Nam ngày càng được chú trọng đào tạo về chất lượng chuyên
môn, tốc độ năng suất lao động tăng nhanh chóng, thuộc top các nước trong khu vực.
Tốc độ tăng trung bình trong giai đoạn 2011-2019 là khoảng 4,87%, cao hơn Indonesia
(3,59%) hay Thái Lan (3,17%).
11
Biểu đồ 3.5: Tốc độ tăng năng suất lao động bình quân giai đoạn 2011-2019 một
số nước trong ASEAN (%/năm, theo sức mua tương đương).
Nguồn: Ngân hàng thế giới.
b. Lợi thế của Bắc Ninh.
Trong nhiệm kỳ 2015-2020 thu hút đầu tư nước ngồi của Bắc Ninh có bước đột
phá với số vốn 11,3 tỷ USD, chiếm 57,5% lũy kế vốn đầu tư nước ngoài toàn tỉnh từ
trước đến nay, với các tập đồn kinh tế lớn, có uy tín và thương hiệu nổi tiếng toàn cầu
như Samsung, Pepsico, Foxconn, Hanwha…
Về cơ chế, chính sách:
Bắc Ninh thừa hưởng nền chính trị ổn định của Việt Nam. Thực hiện định hướng
về thu hút FDI, Bắc Ninh xác định thu hút đầu tư theo chủ trương “2 ít, 3 cao, 4 sẵn
sàng”. Trong đó, “2 ít” là ít sử dụng đất với diện tích lớn, ít sử dụng nhiều lao động; “3
cao” chính là thu hút các dự án có suất vốn đầu tư cao, hiệu quả cao để thu về ngân
sách cao và hàm lượng công nghệ cao; về “4 sẵn sàng”, đó là sẵn sàng về mặt bằng,
sẵn sàng về nguồn nhân lực, sẵn sàng cải cách và sẵn sàng hỗ trợ cộng đồng doanh
nghiệp triển khai dự án đầu tư.
"Sở dĩ chúng tôi luôn chọn và đầu tư lớn tại Bắc Ninh bởi bên cạnh các yếu tố về
cung cấp điện, nước, giao thông, mạng, an ninh trật tự, cịn là sự hiếu khách và hỗ trợ
tích cực từ lãnh đạo tỉnh và nhân dân địa phương" – đại diện Tập đồn Samsung chia
sẻ.
Vị trí địa lý thuận lợi:
So với các tỉnh thành khác, Bắc Ninh có nhiều lợi thế so sánh về vị trí địa lý,
thích hợp với các dự án lớn. Bắc Ninh là một tỉnh thuộc vùng Đồng bằng sông Hồng,
12
nằm trong tam giác kinh tế trọng điểm Hà Nội – Hải Phịng – Quảng Ninh và là cửa
ngõ phía Đông Bắc của thủ đô Hà Nội, tiếp giáp với các trung tâm kinh tế lớn của phía
Bắc. Hệ thống giao thông thuận lợi với hệ thống đường cao tốc Hà Nội – Bắc Ninh,
các tuyến đường quan trọng nối liền tỉnh với các trung tâm kinh tế, văn hóa và thương
mại của phía Bắc như: quốc lộ 1A-1B, 18 và 38, đường sắt xuyên Việt đi Trung Quốc,
nơi có các nhà máy khác của Samsung. Bên cạnh đó, Bắc Ninh nằm ở vị trí gần sân
bay quốc tế Nội Bài và cảng biển Hải Phòng, đã tạo cơ hội tốt cho giao lưu kinh tế và
luân chuyển hàng hóa của tỉnh, hàng hóa, sản phẩm Samsung Việt Nam đi toàn cầu rất
dễ dàng.
Chia sẻ về lý do chọn Bắc Ninh để đầu tư tại Việt Nam, đại diện Samsung Việt
Nam cho biết: lựa chọn địa điểm cho một nhà máy lớn như SEV cần có các yếu tố
thuận lợi về chính trị, kinh tế, con người, vị trí địa lý và Bắc Ninh đã đáp ứng được
toàn bộ những u cầu đó.
Mơi trường đầu tư hiện đại, thơng thống về cơ sở hạ tầng:
Tỉnh Bắc Ninh ln chú trọng xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội theo
hướng đồng bộ, hiện đại. Phối hợp và tạo điều kiện thuận lợi triển khai các dự án của
Trung ương trên địa bàn, tạo sân chơi công bằng trong các hoạt động kinh doanh.
Hệ thống các khu, cụm cơng nghiệp của tỉnh cũng ngày càng hồn thiện về cơ sở
vật chất, là điểm sáng trong thu hút đầu tư nước ngồi. Bắc Ninh hiện có 16 khu cơng
nghiệp tập trung được Chính phủ phê duyệt, với tổng diện tích 6.397,68 ha. 10 khu
cơng nghiệp đã đi vào hoạt động, tỷ lệ lấp đầy trên diện tích đất quy hoạch đạt hơn
71% và trên diện tích đất thu hồi gần 85%.
Hệ thống kết cấu hạ tầng công nghệ thông tin, viễn thông, điện, nước, nhà ở…
được triển khai xây dựng đồng bộ, đúng quy hoạch, kết nối với tuyến giao thông đối
ngoại tạo động lực thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, đáp ứng nhu cầu hoạt động sản
xuất kinh doanh của nhà đầu tư. Các nhà cung cấp trên địa bàn tỉnh đã đáp ứng được
phần lớn nhu cầu sản xuất của Samsung.
Một lãnh đạo cấp cao khác của Samsung cũng đã từng chia sẻ “điều quan trọng
nhất mà chúng tơi nhận thấy là chính quyền Bắc Ninh đã và đang có rất nhiều các hoạt
động tích cực để cải thiện cơ sở hạ tầng, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội của
doanh nghiệp và của toàn bộ người dân”.
3.2.3. Lợi thế nội bộ hóa của Samsung.
Tính đến nay, sự hiện diện của Samsung tại Việt Nam bao gồm sáu nhà máy và
trung tâm R&D. Có được những thành cơng lớn tại thị trường Việt Nam, phụ thuộc
khơng ít vào lợi thế về nội bộ hóa. Đó là khả năng kiểm sốt và quản lý các nguồn
nhân lực một cách hiệu quả tại thị trường này. Samsung là một tập đoàn đa quốc gia
với rất nhiều các cơng ty con cùng chuỗi văn phịng đại diện và hệ thống bán hàng trên
toàn thế cầu. Tuy nhiên, sau 1 thời gian liên doanh, Samsung lựa chọn hình thức đầu
13
tư 100% vốn nước ngồi tại nước ta dù hình thức này so với liên doanh sẽ tốn chi phí
hơn nhiều, nhưng cũng bởi các lợi thế cạnh tranh của nó.
Có thể trực tiếp kiểm sốt và quản lý các hoạt động của doanh nghiệp:
Mỗi quốc gia có một bộ phận lãnh đạo riêng để kiểm soát và quản lý các hoạt
động của các công ty con tại nước ngoài. Tại Việt Nam, các hoạt động của Samsung
được điều hành qua sự dẫn dắt của các CEO có kinh nghiệm tại các thị trường khác
nhau của Samsung. Samsung coi trọng chất lượng sản phẩm hàng đầu, việc trục tiếp
kiểm sốt và quản lý mà khơng thơng qua các đối tác liên doanh giúp doanh nghiệp
kịp thời đưa ra các quyết định trong những tình huống khẩn cấp, kiểm sốt tốt chất
lượng sản phẩm, tạo dựng lòng tin và thu hút, giữ chân nhiều khách hàng.
Bảo vệ được lợi thế của quản lý - Nghiên cứu và phát triển sản phẩm:
Samsung có thể có tồn quyền quyết định trong mọi vấn đề và có thể xây dựng
mơi trường, văn hóa của doanh nghiệp tương tự với trụ sở chính để kiểm soát dễ dàng
và đảm bảo lợi thế quản lý. Tại Việt Nam đã được đầu tư xây dựng các trung tâm
nghiên cứu và phát triển với quy mô hơn 220 triệu USD cho 6 nhà máy, đa dạng hóa
các hạng mục sản xuất, Việt Nam sẽ là cứ điểm nghiên cứu và phát triển chiến lược
chứ không chỉ là dây chuyền sản xuất - theo ông Choi Joo Hoo - Tổng giám đốc Tổ
hợp Samsung Việt Nam.
Bảo vệ được bí quyết cơng nghệ:
Samsung đang là một trong những thương hiệu có giá trị nhất hành tinh. Tất cả
những gì mà Samsung đạt được chính là tập trung với cường độ làm việc cao nhất, đưa
ra các cải tiến kỹ thuật ổn định vẫn được xem là cách tiếp cận cốt lõi của công ty. Là
“người dẫn đầu” với nhiều công nghệ đột phá tạo nên xu hướng cho thế giới chính là
một lợi thế lớn nhất của Samsung. Nếu liên doanh với các doanh nghiệp hay hãng khác
sẽ luôn đi kèm chuyển giao công nghệ. Tiềm ẩn nguy cơ bị đánh cắp, do vậy mà
Samsung đã lựa chọn hình thức đầu tư với 100% vốn nước ngồi.
Chuỗi cung ứng bền vững:
Samsung khơng có đối thủ cạnh tranh để có đủ khả năng cung cấp cho tất cả các
hoạt động sản xuất. Đặc biệt, việc tự cung ứng sản phẩm của Samsung có thể cung cấp
cho hãng các sản phẩm có lợi thế hơn.
Về chiến lược quản lý chuỗi cung ứng, Samsung cộng tác với các nhà cung cấp
trên toàn cầu, hướng tới một hệ sinh thái kinh doanh bền vững. Hỗ trợ các nhà cung
cấp của mình hoạt động tuân thủ luật pháp và các tiêu chuẩn tồn cầu để hồn thành
trách nhiệm về mơi trường và xã hội. Công ty cũng vận hành một hệ thống quản lý rủi
ro để giảm thiểu các hành vi vi phạm nhân quyền và tác động môi trường trong q
trình khai thác mỏ ở các khu vực có rủi ro cao.
14
Chi phí giao dịch thấp:
Việc thành lập doanh nghiệp sử dụng 100% vốn nước ngồi giúp cho chi phí giao
dịch cả bên trong lẫn bên ngoài doanh nghiệp thấp hơn so với việc liên doanh.
3.2.4. Nhận xét chung.
Thông qua việc phân tích các lợi thế của mơ hình OLI, ta có thể thấy được Việt
Nam nói chung và Bắc Ninh nói riêng đã có những lợi thế nhất định để thu hút vốn
đầu tư FDI của Samsung. Cả 3 yếu tố về lợi thế sở hữu (O), lợi thế địa điểm (L) và lợi
thế nội bộ hóa (I) đều được thỏa mãn. Hơn thế, Samsung cũng đã biết cách tận dụng
những lợi thế này, kết hợp chúng với nhau để đề ra những mơ hình, phương pháp và
chiến lược kinh doanh hiệu quả nhất. Từ đó, cả Samsung và Việt Nam đều được
hưởng những lợi ích từ việc đầu tư FDI.
Hiện tại, cho dù chịu ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, nhưng với những lợi
thế về kinh tế, chính trị, vị trí, cơ sở hạ tầng,… cùng với những thuận lợi của Samsung
về lợi thế sở hữu và nội bộ, Việt Nam vẫn là điểm đến hấp dẫn với các nhà đầu tư
nước ngồi, đặc biệt là Samsung. Ơng Choi Joo Ho, Tổng giám đốc Tổ hợp Samsung
Việt Nam cho biết, trong 6 tháng đầu năm 2021, Samsung Việt Nam vẫn duy trì sản
xuất, xuất khẩu. Ơng cho biết thêm rằng, “Dịch Covid-19 gây ra những khó khăn
nhưng về lâu dài, Việt Nam vẫn là điểm đến hấp dẫn với nhà đầu tư nước ngoài. Ngoài
ra, thời gian tới, Samsung sẽ tiếp tục mở rộng sản xuất, tiếp tục đầu tư thiết bị cho 6
nhà máy đang hoạt động tại Việt Nam”.
3.3. Một số vấn đề đặt ra hiện nay.
Nguồn vốn FDI của Samsung vào Việt Nam tính tới hiện tại là rất lớn, và doanh
nghiệp cũng đã thu được rất nhiều thành công từ thị trường này, bên cạnh những thuận
lợi và lợi thế của Việt Nam thì trong quá trình kinh doanh, Samsung cũng phải đối mặt
với khơng ít khó khăn cần giải quyết để phát triển hơn nữa trong tương lai.
Về nguồn nhân lực:
Do sự mở rộng quy mô sản xuất Samsung Việt Nam nên cần thuê số lượng lao
động vô cùng lớn nhất là số lượng công nhân sản xuất trực tiếp trong các nhà máy.
Một khó khăn đặc biệt đối với nhà máy là làm thế nào để có thể giữ chân được người
lao động và đảm bảo được nguồn nhân lực này trong kế hoạch dài hơi của doanh
nghiệp trong tương lai. Trong tổng số người lao động hiện tại của doanh nghiệp, chiếm
trên 50% là những lao động đến từ các tỉnh xa do đó vấn đề quản lý, hỗ trợ nhà ở, ăn
uống đi lại luôn là một vấn đề cấp bách cần giải quyết. Đa phần lao động trong cơng ty
đang ở độ tuổi chuẩn bị lập gia đình. Do vậy, có nhiều bạn chỉ làm việc tại cơng ty một
thời gian và nghỉ việc về quê xây dựng gia đình. Phần lớn là lao động trẻ và rất trẻ lại
lao động xa gia đình cộng thêm áp lực công việc phải tăng ca thường xuyên. Hàng
năm số lượng công nhân tuyển dụng rất nhiều nhưng số lượng bỏ việc, bị sa thải cũng
15
không hề nhỏ. Phần bị sa thải một phần là do không đủ năng lực làm việc nhưng phần
lớn lại là số lượng lao động bỏ việc. Nhiều nhất là sau các dịp lễ công nhân về quê.
Điều này khiến Samsung lại phải tuyển thêm lao động mới vừa mất thời gian đào tạo
lại rất tốn kém về chi phí, gây khó khăn trong việc đảm bảo nguồn nhân lực để vận
hành nhà máy.
Nguồn nhân lực chưa được đào tạo bài bản ở Việt Nam: Một trong những yếu tố
xã hội quan trọng để thu hút đầu tư là chất lượng và giá cả nguồn nhân lực. Mặc dù
nguồn lao động ở Việt Nam dồi dào và đức tính cần cù, tỉ mỉ của người Việt Nam
khiến Samsung khá hài lịng nhưng vẫn cịn những mặt hạn chế về trình độ văn hóa và
kỹ năng nghề nghiệp. Chính sự phân hóa vùng miền và trình độ phổ cập khơng đồng
đều dẫn tới chất lượng lao động không cao ở Việt Nam. Hằng năm Samsung tuyển
dụng lượng lớn lao động mới nhằm phục vụ nhu cầu sản xuất, tuy nhiên chỉ có 5% lao
động có trình độ đại học, cịn lại đa số là lao động phổ thơng – chưa có trình độ
chun mơn cao. Chính vì vậy, Samsung phải bỏ ra chi phí lớn để đào tạo lại nguồn
nhân lực.
Gánh nặng pháp lý khi đầu tư vào Việt Nam:
Khi quyết định đầu tư vào Việt Nam, Samsung đã nhận định Việt Nam là điểm
sáng để đầu tư. Tuy nhiên, họ cũng nhận thấy rằng khơng có quốc gia nào có hệ thống
pháp lý và hóa đơn kinh doanh phức tạp như Việt Nam, ngay cả các doanh nghiệp
trong nước cũng thấy được điều đó. Những thủ tục pháp lý phức tạp, tốn nhiều thời
gian và tiền bạc như vậy cũng được coi là một trong những nguyên nhân chính khiến
nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước cảm thấy lo lắng khi đầu tư vào nước ta.
Sự cạnh tranh đến từ các đối thủ khác:
Do thị trường Việt Nam mở cửa mạnh nên có rất nhiều các hãng lớn khác như
Apple, LG cũng thâm nhập sâu vào thị trường. Sự cạnh tranh khốc liệt đến từ những
ơng lớn đó khiến cho tốc độ tăng trưởng về doanh số của Samsung có dấu hiệu chững
lại so với thời kỳ 2012 - 2013. Mặc dù có nhiều cải tiến mới trong thiết kế và có lợi thế
khi đã xây dựng nhiều nhà máy ở Việt Nam nhưng việc phải đối mặt với sự cạnh tranh
ở cả phân khúc trung đến cao cấp khiến tình hình kinh doanh của Samsung ngày một
khó khăn hơn.
Vấn đề cung ứng linh kiện:
Các quy tắc về xuất xứ của TPP hay AEC cũng sẽ ràng buộc các nhà đầu tư phải
đầu tư sâu hơn, đẩy mạnh chuyển giao công nghệ để tăng tỷ lệ nội địa hoá nhằm tận
dụng những ưu đãi và cơ hội để thâm nhập thị trường TPP và AEC. Đây cũng là một
thách thức cho các nhà đầu tư FDI khi đầu tư vào Việt Nam chỉ ở mức độ lắp ráp, gia
cơng, nên sẽ gặp khó khăn trong việc đáp ứng quy tắc xuất xứ của TPP và AEC.
Doanh nghiệp điện tử trong nước chưa đóng góp nhiều trong chuỗi cung ứng hàng
16
điện tử. Vừa qua, Samsung Việt Nam cho biết, trong số 80 doanh nghiệp vệ tinh đang
cung cấp linh kiện, phụ kiện, tỷ lệ doanh nghiệp Việt Nam cung cấp cho Samsung chỉ
dưới 10%, đặc biệt lại chủ yếu cung ứng in ấn và bao bì, phần hưởng giá trị gia tăng
thấp nhất, không tiếp thu được công nghệ cao, khơng có sức lan tỏa tới nền kinh tế.
Như vậy việc Samsung đầu tư vào Việt Nam cũng gặp trở ngại lớn do thiếu nhà cung
ứng linh phụ kiện.
Về vấn đề an toàn lao động:
An toàn lao động là một vấn đề quan tâm hàng đầu nhất là đối với một doanh
nghiệp sản xuất điện tử. Do đặc thù của cơng việc nên cần sử dụng tới các hóa chất
nhằm đảm bảo được chất lượng sản phẩm. Điều này nếu khơng đảm bảo an tồn sẽ
ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của người lao động. Đã có nhiều phản ánh việc
Samsung đã sử dụng các dạng hóa chất khơng đảm bảo vệ sinh an tồn lao động. Do
đó mà người lao động thường làm việc trong thời gian ngắn sau đó bỏ việc do ảnh
hưởng sức khỏe hoặc là để đảm bảo sau này. Vì thế mà doanh nghiệp cần có những
biện pháp quản lý phù hợp, cải thiện và hỗ trợ môi trường làm việc cho người lao
động.
4. Đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động đầu tư của Samsung vào
Việt Nam trong thời gian tới.
Trước những khó khăn mà Samsung cịn gặp phải khi đầu tư tại Việt Nam, Nhóm
xin đề xuất một số giải pháp sau nhằm thúc đẩy hoạt động đầu tư của Samsung vào
Việt Nam trong thời gian tới:
Một là về nguồn nhân lực:
Nguyện vọng của Samsung là mong muốn các cơ quan ban ngành sẽ nhanh
chóng tạo ra một môi trường cư trú, nhà ở cho công nhân viên trong nhà máy của công
ty. Đồng thời, khi công nhân viên xây dựng gia đình, có con cái mong sẽ có các hệ
thống cơ sở hạ tầng đi kèm như nhà trẻ, trường học cho con em cán bộ cơng nhân viên
của mình. Nhưng nếu chỉ có doanh nghiệp và chính quyền địa phương thì sẽ cần một
khoảng thời gian rất dài để có thể tạo ra một mơi trường ổn định của cơng nhân viên ở
đây, do đó doanh nghiệp rất mong các cơ quan ban ngành, chính phủ trung ương sẽ có
các biện pháp hỗ trợ tích cực hơn nữa nhằm giúp doanh nghiệp cũng như địa phương
có thể tạo điều kiện tốt nhất cho cán bộ công nhân viên của công ty và đồng thời làm
cho họ cảm thấy gắn bó và có một cuộc sống ổn định tại chính nơi mà nhà máy đang
hoạt động.
Trong những năm gần đây, Nhà nước ta cũng đã bắt đầu có những chính sách
đầu tư kỹ lưỡng cho Giáo dục và Đào tạo để nâng cao trình độ cho nguồn nhân lực
Việt Nam. Trường học được xây dựng khắp nơi cùng với việc đẩy mạnh phổ cập giáo
dục góp phần mang lại tri thức cho người lao động. Mở thêm các trung tâm dạy và đào
17
tạo nghề. Ngoài ra, Việt Nam cũng tăng cường hợp tác quốc tế để tích cực trao đổi
kinh nghiệm nhằm nâng cao trình độ, kỹ năng trong lĩnh vực cơng nghệ cao. Bên cạnh
đó, Samsung cũng nên có những chính sách đào tạo, huấn luyện đội ngũ công nhân
viên sao cho phù hợp với yêu cầu của công việc để có được năng suất cao và tận dụng
được tối đa lợi thế cạnh tranh.
Hai là về mặt pháp lý:
Các cơ quan pháp luật, đặc biệt là ban quản lý pháp luật kinh doanh trong và
ngoài nước đã và đang cố gắng loại bỏ các thủ tục rườm rà, sửa đổi, bổ sung các quy
định về kế toán, nộp thuế để tạo môi trường kinh doanh đơn giản, hợp lý, phù hợp với
quy mô và bản chất của doanh nghiệp.
Ba là về vấn đề nâng cao khả năng cạnh tranh:
Sáng tạo cá tính Samsung: Cho tới nay, Samsung đã nhấn mạnh vào các lợi ích
chức năng của cơng nghệ hàng đầu, các thiết kế hiện đại và các đặc tính thú vị. Cần
đảm bảo thương hiệu của mình có thể tồn tại độc lập với các sản phẩm. Điều này có
thể là một thử thách lớn, nhưng là khơng thể thiếu để duy trì thương hiệu có giá trị trên
tồn cầu.
Khơng ngừng cải tiến sáng tạo để sản phẩm dịch vụ có tính năng vượt trội:
Samsung là một trong những công ty hoạt động trong lĩnh vực Công nghệ. Vì vậy yếu
tố liên tục đổi mới sáng tạo giúp cho sản phẩm, dịch vụ có những tính năng vượt trội
so với các đối thủ cạnh tranh là vấn đề sống cịn của một doanh nghiệp tham gia vào
cơng nghệ. Đặc biệt với thị trường Việt Nam, khi mà dân số hơn 90 triệu người với
đặc điểm là dân số trẻ, những người trẻ thường u thích cơng nghệ với những tính
năng mới, vượt trội, hình thức đẹp, bắt mắt. Bên cạnh đó một thương hiệu mạnh cần
thiết phải có khả năng chống đỡ trước những bất trắc của thị trường để duy trì vị thế
của mình, gia tăng lịng tin đối với khách hàng. Do đó việc liên tục đổi mới sản phẩm
sao cho phù hợp với thị trường Việt Nam là điều hết sức cần thiết.
Bốn là đối với vấn đề nhà cung ứng nguyên vật liệu:
Doanh nghiệp phải ln đảm bảo rằng vật liệu từ phía nhà cung cấp có nguồn
gốc hợp lý và có trách nhiệm, hỗ trợ các nhà cung cấp của mình xây dựng lợi thế cạnh
tranh mạnh mẽ hơn để thiết lập một hệ sinh thái doanh nghiệp lành mạnh và một chuỗi
cung ứng bền vững. Đồng thời luôn kiểm tra các quy trình sản xuất của nhà cung cấp
sao cho phù hợp với định hướng của mình.
Cần có chính sách khuyến khích đầu tư, khuyến khích chuyển giao cơng nghệ,
bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, hỗ trợ tìm kiếm, điều tiết thị trường, tạo mặt bằng, nhà
xưởng cho thuê để sản xuất kinh doanh đối với các công ty, tập đoàn nước ngoài, cũng
như các doanh nghiệp nội địa để phát triển các doanh nghiệp phụ trợ.
18
Năm là bảo vệ sức khỏe của con người:
Cải thiện môi trường và điều kiện làm việc cho công nhân viên bằng các chính
sách đãi ngộ, phúc lợi cho công nhân viên. Trang bị đầy đủ các thiết bị bảo hộ lao
động, cơ sở vật chất tiện nghi và hiện đại. Mơi trường làm việc sạch sẽ, thống đãng
đảm bảo vệ sinh an toàn lao động.
Nâng cao tri thức và ý thức cho cơng nhân viên về an tồn lao động. Tổ chức
khám sức khỏe định kỳ cho công nhân viên trong doanh nghiệp.
19
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Samsung, Giới thiệu về công ty, />[2] Samsung, 08/03/2021, Samsung Announced as Leader in Patents Granted for 5G
by IPlytics, />[3] Sputnik, Thu Nguyễn, 2021, Việt Nam vẫn là ‘át chủ bài’ quan trọng của
Samsung,
/>[4] Tuổi trẻ, Thiên Tường, 2020, Giải mã Samsung đạt top 5 thương hiệu tốt nhất toàn
cầu 2020, />[5] Marketing AI, Khánh Khiêm, 2020, Chiến lược truyền thông của Samsung: định vị
thương hiệu đỉnh cao, />[6] Joboko, 2020, Có nên làm việc ở Samsung không? Ưu điểm và hạn chế,
/>[7] Cafebiz, 2013, 3 mũi giáp công mạnh nhất của Samsung, />[8] Samsung, Chiến lược quản lý chuỗi cung ứng,
/>[9] Asian Development Bank, 2017, How Much Should Asia Spend on Infrastructure?
/>[10] Số liệu kinh tế, 2020, GDP của Việt Nam, />[11] Singland, Bắc Ninh: Tiềm năng và lợi thế trong thu hút FDI,
/>[12] Crowe, 2020, Vì sao nên đầu tư vào Việt Nam? />[13] The balance, Justin Kuepper, 2021, The Benefits and the Risks of Investing in
Vietnam, />