Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Tài liệu Chọn mua màn hình CRT cũ Màn hình CRT cũ doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (332.65 KB, 4 trang )

Chọn mua màn hình CRT cũ
Màn hình CRT cũ giúp người dùng tiết kiệm gần một nửa chi phí so với
màn hình mới. Nhưng để chọn được một monitor chất lượng từ thế giới
secondhand này bạn phải có một chút kinh nghiệm dưới đây, một chút
công sức và sự may mắn.

Hiện nay, thị trường màn hình vi tính tại Việt Nam rất phong phú đa dạng
với nhiều nhãn hiệu màn hình như Dell, Sony, Viewsonic và Samsung Tuy
nhiên, không phải bất cứ ai cũng đủ điều kiện để mua màn hình mới, rất
nhiều người chọn mua màn hình đã qua sử dụng (secondhand) vì giá tiền chỉ
trên dưới một triệu đồng. Chênh lệch một triệu đồng giữa hai loại hình
monitor 17" CRT cũ và mới có thể giúp họ tiết kiệm hoặc dồn tiền vào mua
một số linh kiện, phụ kiện khác cần thiết hơn. Dưới đây là một số kinh
nghiệm chọn mua màn hình cũ.

1. Nhãn hiệu chỉ là một phần nhỏ

Mọi người thường chọn mua màn hình có nhãn hiệu nổi tiếng như Compaq,
Samsung, Sony, Dell nhưng hãy cẩn thận đối với màn hình cũ vì chúng có
thể bị đánh tráo vỏ hay dán nhãn lại, mà việc kéo lại nhãn hay thương hiệu
này là điều không khó đối với các chuyên gia "mông má" hàng cũ. Vì vậy,
thương hiệu chỉ là một phần nhỏ mà thôi.

2. Vỏ quá cũ hoặc quá mới: không chọn

Thật sự cũng phải cẩn thận với vỏ máy, vì đây chính là bước đầu kiểm tra độ
thật thà của chủ hàng. Nếu bạn thấy chúng quá mới, hay quá cũ (màu đã ngả
sang ố vàng) đều không ổn, bởi vì người bán có thể thay vỏ dễ dàng hoặc vỏ
ố vàng là dấu hiệu vỏ máy quá cũ. Đối với một số màn hình đen, bạn cần
phải chú ý đến độ bóng hoặc các hạt nhám đen trên vỏ màn hình. Nếu chỗ
bóng nhiều hơn chỗ nhám thì cũng phải cẩn thận vì đó là màn hình quá cũ.


Bạn cũng cần quan sát kỹ bề mặt màn hình xem chúng có bị trầy xước
không, nếu có thì cũng không nên chọn.

3. Thời gian sản xuất

Nên chọn màn hình sản xuất từ năm 1998 trở lại đây, bằng cách nhìn vào
các thông số ghi đằng sau máy. Chú ý để ý các dòng thông số này phải rõ
ràng, sắc nét, không bị tẩy xoá hoặc lem nhem vì có thể tem này đã được
thay bằng tem khác. Nhưng nếu tem bị mất luôn thì cũng đành chuyển sang
bước tiếp theo luôn.

4. Các phím điều khiển, tinh chỉnh

Những màn hình đời cũ hoặc bị "mông má" lại thường có nút xoay. Đây là
điều không tốt và không nên lựa chọn vì đây là thế hệ màn hình cũ. Những
màn hình sản xuất từ sau 1995 trở về đây đã chuyển sang phím bấm rồi. Các
phím này nằm ngay dưới màn hình, hoặc cạnh máy. Các phím phải còn
nguyên vẹn, chú thích rõ ràng, dễ dàng điều khiển. Bạn cần phải bình tĩnh,
kiên nhẫn kiểm tra kỹ lưỡng chi tiết từng nút, đặc biệt là nút khử từ (ghi là
Degause hoặc ký hiệu chữ U). Theo kinh nghiệm thì nút khử từ cũng là một
yếu tố xác định niên độ của màn hình đó. Nhưng bạn cũng phải kiểm tra kỹ
vì đôi khi nút khử từ lại năm trong menu.

5. Khởi động màn hình

Bước tiếp theo của bạn là bật màn hình lên và xem xét. Điều cần chú ý ngay
từ đầu đó là độ nhạy của màn hình. Thông thường, màn hình sẽ hiển thị sau
5-7 giây, các màn hình kém chất lượng thường hiển thị rất chậm do bóng
đèn hình đã già. Các màn hình cũ thì không thể bung hết 100% màn hình là
do hiện tượng màn hình dùng lâu bị co rút, do đó bạn hãy tinh chỉnh cẩn

thận lại bằng các nút bấm của chính nó nhưng nếu không thể chỉnh được thì
có lẽ bạn không nên chọn màn hình. Nhiều nhà bán hàng khắc phục tình
trạng này bằng cách cài phần mềm điều khiển việc co dãn này nhưng thực tế
phần cứng vẫn có lỗi. Vì vậy, chất lượng màn hình vẫn không tốt.

Có một kinh nghiệm cũng khá hay nếu bạn có một chiếc card TV Averbox
rời thì có thể xách theo và cắm trực tiếp vào màn hình để xem TV, thì sẽ
phát hiện ra nhiều lỗi của màn hình đó.

Chú ý đến màu sắc, độ sắc nét của hình ảnh hiển thị. Bạn cũng cần chỉnh độ
sáng lên cực đại để xem có điểm tối nào không và chỉnh đến cực tiểu để xem
có điểm nào quá sáng không. Cuối cùng là việc tắt màn hình, phải hoàn toàn
không thấy có hiện tượng đốm sáng chính giữa hay toàn bộ màn hình hiện lờ
mờ sau khi tắt. Chú ý thêm về độ phân giải màn hình, cũng như tần số quét
phải trên 60 Hz. Nếu thấp hơn thì cũng không nên chọn.

Hiện nay, được chuộng nhất là loại 17" và 21". Giá từ 600.000 đồng đến
850.000 đồng/chiếc. Màn hình lớn, siêu phẳng thì trên 1 triệu đồng. Giá tại
TP HCM cũng không khác lắm. Màn hình Dell, Compaq, loại 15-17" giá
khoảng 20-40 USD. Màn hình tốt hơn và lớn hơn thì giá khoảng 1-5 triệu
đồng trở lại. Những chiếc được sản xuất từ năm 2002 trở lại đây cao nhất là
50-70 USD. Các bạn có thể dễ dàng mua monitor cũ của IBM, HP, Compaq,
Nec, Dell, TVM và của nhiều nhãn khác từ 15-21" ở phố vi tính Bùi Thị
Xuân hoặc Tôn Thất Tùng và khu vực xung quanh.
hfghfghfghfghfghfgg

×