Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lý lớp 10 năm 2019 - 2020 đầy đủ chi tiết | Lớp 10, Địa lý - Ôn Luyện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (92.87 KB, 3 trang )

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ I – MÔN ĐỊA LÍ – KHỐI 10
NĂM HỌC 2019 – 2020
I.
LÝ THUYẾT
Câu 1: Hãy nêu khái niệm, nguyên nhân và biểu hiện của quy luật địa đới?
a. Khái niệm: Quy luật địa đới là sự thay đổi có quy luật của tất cả các thành phần địa lí
và cảnh quan địa lí theo vĩ độ (từ Xích đạo đến cực).
b. Nguyên nhân: Do dạng hình cầu của Trái Đất và bức xạ Mặt Trời. Dạng hình cầu của
Trái Đất làm cho góc chiếu sáng của tia sáng mặt trời đến bề mặt đất (góc nhập xạ) thay
đổi từ xích đạo về 2 cực, do đó lượng bức xạ mặt trời cũng thay đổi theo.
c. Biểu hiện:
+ Sự phân bố các vòng đai nhiệt: Trên Trái Đất có 7 vịng đai nhiệt:
+Các đai khí áp và các đới gió trên Trái Đất: 7 đai áp và 6 đới gió chính
+ Các đới khí hậu trên Trái Đất có 7 đới khí hậu chính
+Các nhóm đất và các kiểu thảm thực vật: có 10 nhóm đất và 10 kiểu thảm thực vật
Câu 2: Trình bày khái niệm, nguyên nhân biểu hiện của quy luật phi địa đới?
a. Khái niệm: Quy luật phi địa đới là quy luật phân bố khơng phụ thuộc vào tính chất
phân bố theo địa đới của các thành phần địa lí và cảnh quan
b. Nguyên nhân: do nguồn năng lượng bên trong Trái Đất. Nguồn năng lượng này đã tạo
ra sự phân chia bề mặt Trái Đất thành lục địa, đại dương và địa hình núi cao.
c. Biểu hiện: rõ nhất là quy luật đai cao và quy luật địa ô
Câu 3: Trình bày khái niệm, nguyên nhân, biểu hiện của quy luật đai cao:
a. Khái niệm: Quy luật đai cao là sự thay đổi có quy luật của các thành phần tự nhiên
theo độ cao
b. Nguyên nhân: Do sự giảm nhanh nhiệt độ theo độ cao cùng với sự thay đổi về độ ẩm
và lượng mưa ở vùng núi
c. Biểu hiện: Sự phân bố của các vành đai đất và thực vật theo độ cao
Câu 4: Trình bày khái niệm, nguyên nhân, biểu hiện của quy luật địa ô?
a. Khái niệm: Quy luật địa ơ là sự thay đổi có quy luật của các thành phần tự nhiên và
cảnh quan theo kinh độ
b. Nguyên nhân: do sự phân bố đất liền và biển, đại dương làm cho khí hậu ở lục địa bị


phân hóa từ đơng sang tây, càng vào trung tâm lục địa, tính chất lục địa của khí hậu càng
tăng. Ngồi ra cịn do ảnh hưởng của các dãy núi chạy theo hướng kinh tuyến.
c. Biểu hiện: Sự thay đổi các kiểu thảm thực vật theo kinh độ
Câu 5: Trình bày cơ cấu dân số theo tuổi?
Cơ cấu dân số theo tuổi là sự tập hợp những nhóm người sắp xếp theo những nhóm tuồi
nhất định.
Ý nghĩa: thể hiện tổng hợp tình hình sinh, tử, tuổi thọ, khả năng, phát triển dân số và
nguồn lao động của một quốc gia.
Dân số thường chia thành 3 nhóm tuổi:
+ Nhóm dưới tuổi lao động: 0 – 14 tuổi
+ Nhóm tuổi lao động: 15 -59 tuổi (hoặc đến 64 tuổi)
+ Nhóm trên tuổi lao động: 60 tuổi (hoặc 65 tuổi trở lên)
Theo Luật lao động ở Việt Nam, tuổi lao động được quy định đối với nam từ 15 đến hết


59 tuổi, với nữ từ 15 đến hết 54 tuổi.
Câu 6: Trình bày cơ cấu dân số theo lao động?
Cơ cấu dân số theo lao động cho biết nguồn lao động và dân số hoạt động theo khu vực
kinh tế
a. Nguồn lao động: bao gồm bộ phận dân số trong độ tuổi quy định có khả năng tham
gia lao động.Nguồn lao động được chia làm 2 nhóm:
+ Nhóm dân số hoạt động kinh tế bao gồm những người có việc làm ổn định, có việc làm
tạm thời và những người có nhu cầu lao động nhưng chưa có việc làm.
+ Nhóm dân số khơng hoạt động kinh tế bao gồm học sinh, sinh viên, những người nội
trợ và những người thuộc tình trạng khác khơng tham gia lao động.
b.Dân số hoạt động theo khu vực kinh tế
Dân số hoạt động theo khu vực kinh tế được phân chia dựa trên nền kinh tế theo 3 khu
vực:
+ Khu vực I : Nông – lâm – ngư nghiệp
+ Khu vực II : Công nghiệp và xây dựng

+ Khu vực III : Dịch vụ
Dân số hoạt động theo khu vực kinh tế có sự khác nhau giữa các nước:
+ Các nước đang phát triển có tỉ lệ lao động ở khu vực I cao nhất
+ Các nước phát triển có tỉ lệ lao động khu vực III cao nhất
Câu 7: Nêu khái niệm, đặc điểm phân bố dân cư thế giới?
a.Khái niệm: Phân bố dân cư là sự sắp xếp dân số một cách tự phát hoặc tự giác trên một
lãnh thổ nhất định, phù hợp với điều kiện sống và các yêu cầu của xã hội
Để thể hiện tình hình phân bố dân cư người ta thường sử dụng tiêu chí mật độ dân số, đó
chính là số dân cư trú, sinh sống trên một đơn vị diện tích (thường là km2). Đơn vị tính
mật độ dân số là người/km2.
b.Đặc điểm phân bố dân cư thế giới
Mật độ dân số trung bình trên thế giới là 48 người/km2 (2005)
* Phân bố dân cư không đều trong không gian:
+ Các khu vực tập trung đông dân như: Đông Á, Đông Nam Á, Trung – Nam Á, Tây Âu,
Nam Âu…
+ Các khu vực thưa dân: Trung Phi, Bắc Mĩ, Nam Phi…
*Biến động về phân bố dân cư theo thời gian:
+Châu Mĩ, châu Phi, châu Âu: dân cư biến động nhiều
+Châu Á, châu Đại Dương: dân cư ít biến động.
Câu 8: Trình bày khái niệm và đặc điểm đơ thị hóa?
Khái niệm: Đơ thị hóa là một quá trình kinh tế - xã hội mà biểu hiện của nó là sự tăng
nhanh về số lượng và quy mô của các điểm dân cư đô thị, sự tập trung dân cư trong các
thành phố, nhất là các thành phố lớn và phổ biến rộng rãi lối sống thành thị.
Đặc điểm:
+Dân cư thành thị có xu hướng tăng nhanh
+Dân cư tập trung vào các thành phố lớn, cực lớn
+Phổ biến rộng rãi lối sống thành thị
Câu 9: Ảnh hưởng của q trình đơ thị hóa đến phát triển kinh tế - xã hội và môi



trường?
*Tích cực:
+ Góp phần đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế
+ Chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động
+ Làm thay đổi sự phân bố dân cư và lao động
+ Thay đổi các quá trình sinh, tử và hôn nhân ở các đô thị
*Tiêu cực:
+ Đô thị hóa khơng xuất phát từ cơng nghiệp hóa; khơng phù hợp, cân đối với q trình
cơng nghiệp hóa→ việc chuyển cư ồ ạt từ nông thôn ra thành phố sẽ làm cho nông thôn
mất đi một phần lớn nhân lực
+ Nạn thiếu việc làm, nghèo nàn ở thành phố, điều kiện sinh hoạt ngày càng thiếu thốn
môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng→dẫn đến nhiều hiện tượng tiêu cực trong xã hội.
II.
KĨ NĂNG
1. Đọc bản đồ
+ Hình 18(SGK trang 67): Các vành đai thực vật theo độ cao ở núi An-pơ (châu Âu)
+Hình 19.11 (SGK trang 73): Sơ đồ các vành đai thực vật và đất ở sườn Tây dãy Cap-ca
+Hình 20.1 (SGK trang 74): Sơ đồ lớp vỏ địa lí của Trái Đất
2. Ơn các dạng biểu đồ: tròn, đồ thị, cột



×