Tải bản đầy đủ (.pdf) (30 trang)

SO TAY CAN BO DOAN moi nhat

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.77 MB, 30 trang )

ĐỒN TNCS HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC TIỀN GIANG
* * * * *

Sổ Tay
CÁN BỘ ĐOÀN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TIỀN GIANG

Lưu hành nội bộ



Nhiệm vụ cơ bản
CỦA NGƯỜI CÁN BỘ ĐOÀN
Hoạt động của Đoàn thanh niên trong trường học cần
phải hướng đến nhiệm vụ quan trọng là học tập cũng như
xây dựng ý thức tự tổ chức, tự rèn luyện trong sinh viên và
CBVC trẻ.
Thái độ và tác phong của người cán bộ Đồn là hình ảnh của
tổ chức. Do đó, người cán bộ Đoàn phải biết tự hoàn thiện tác
phong và thái độ của mình.
Việc xác định được nhiệm vụ cơng tác Đoàn cụ thể trong
từng thời kỳ, thời điểm đối với người cán bộ Đoàn là hết sức
quan trọng. Khi đã xác định rõ nhiệm vụ, người cán bộ Đoàn sẽ
dễ dàng tổ chức, thực hiện công tác một cách khoa học, mang
tính nghệ thuật cao. Từ đó, tổ chức Đồn mới có thể vận động,
khuyến khích được các đồn viên, thanh niên tham gia hoạt
động một cách hăng hái; tránh lãng phí thời gian, cơng sức; và
tranh thủ triệt để nguồn lực cho các phong trào đa dạng.
1. Thái độ và tác phong của người cán bộ Đoàn
Mỗi người cán bộ Đồn có thái độ và phong cách riêng, có thể
mang lại sự hứng thú, ngưỡng mộ của đoàn viên, thanh niên


nhưng đơi khi cũng có thể mang lại sự buồn chán và không tôn
trọng v.v...
Bên cạnh thái độ, tác phong riêng có, người cán bộ Đồn cần
biết tự rèn luyện thêm thái độ, tác phong thích hợp với vị trí,
nhiệm vụ của mình, nhất là tác phong sư phạm. Đương nhiên,
sự rèn luyện này cũng sẽ mang lại sự hữu ích cho tương lai,
nghề nghiệp của người cán bộ Đoàn sau này. Một số thái độ và
tác phong cần được chú ý gồm có:

1.1. Vận động - thuyết phục
Cán bộ Đồn chính là người làm cơng tác thanh vận (vận
động thanh niên). Vì vậy, phương pháp chủ yếu mà người cán
bộ Đoàn cần áp dụng trong thực hiện nhiệm vụ là vận động,
thuyết phục thông qua các hoạt động tuyên truyền, thảo luận
dân chủ hay qua kết quả công việc thực tế. Sự vận động, thuyết
phục nhằm đạt tới sự thống nhất trong nhận thức và hành động
của từng cá nhân, tập thể đối với những công việc nên làm, phải
làm v.vvvv
1.2. Biết lắng nghe mọi người
Việc lắng nghe ý kiến người khác là một yêu cầu quan trọng.
Qua lắng nghe, người cán bộ Đồn có thể hiểu tâm tư, nguyện
vọng của thanh niên; để biết những yêu cầu mà mình đưa ra có
được các thành viên tiếp nhận một cách tự giác hay không. Tuy
nhiên, sự lắng nghe khơng có nghĩa là thụ động mà phải biết giải
thích, đối đáp, hướng dẫn, hiểu được những băn khoăn lo lắng
của thanh niên để tháo gỡ, giải quyết.
1.3. Làm gương
Lời nói bao giờ cũng phải đi đơi với việc làm. Trong cơng việc,
nhất là việc khó, người cán bộ Đồn phải biết cùng làm và cùng
làm tốt. Đặc biệt, trong việc học tập, người cán bộ Đoàn cần phải

đạt kết quả tốt.
Việc tu dưỡng, rèn luyện của người cán bộ Đoàn phải thực sự
là tấm gương để đoàn viên, thanh niên noi theo, tự giác chấp
hành tốt các qui định chung.
1.4. Nhạy bén, làm việc khoa học
Cán bộ Đoàn thanh niên là người thủ lĩnh của tầng lớp thanh
niên trí thức có trình độ cao vì vậy trong q trình cơng tác phải
ln thể hiện được sự nhạy bén, tìm phương cách làm việc hiệu
quả cao nhất. Người cán bộ Đồn phải biết thu xếp cơng việc


thật khoa học, có kế hoạch cơng tác tốt thơng qua việc biết phân
công, kiểm tra công việc.
1.5. Biểu dương khen thưởng
Người cán bộ Đoàn cần biết biểu dương, khen thưởng kịp
thời và cơng bằng đối với sự đóng góp của cá nhân hay tập thể
trước những diễn đàn lớn để tạo được sự khích lệ đối với các cá
nhân, tập thể. Đồng thời, tạo ra sự thi đua giữa các cá nhân, tập
thể để có thể phát hiện và bồi dưỡng các nhân tố mới cho phong
trào.
1.6. Phê bình
Trong cơng tác phê bình và tự phê bình, người cán bộ Đồn
phải biết phê bình đúng lúc, đúng chỗ, nhẹ nhàng; khơng làm
chạm đến lịng tự trọng của đối tượng, không làm cho đối tượng
tự ái.
Đối với thái độ vô trách nhiệm của một cá nhân nào đó, người
cán bộ Đoàn nên dùng sức mạnh và ý kiến tập thể để phê phán.
Tuy nhiên, chúng ta cũng phải hết sức độ lượng, không được
định kiến, thành kiến, phải định hướng cho cá nhân, tập thể có
khuyết điểm sửa chữa lỗi lầm.

1.7. Trung thực, thẳng thắn, gần gũi với thanh niên
Người cán bộ Đồn cần biết nhận thiếu sót, khuyết điểm và
tiếp thu ý kiến đóng góp xây dựng; ln cởi mở, chân thành và
hồ mình với tập thể. Đặc biệt, mạnh dạn đấu tranh phê phán
cái sai, kiên quyết bảo vệ lợi ích chính đáng của tập thể, đồn
viên, thanh niên.
1.8. Biết học hỏi
Người cán bộ Đoàn cần chứng tỏ mình là người đang tích cực
học tập, nâng cao nhận thức mọi mặt. Có tinh thần cầu thị. Phải
ln tự nghĩ rằng mình cịn khuyết điểm và cần được góp ý để
hoàn thiện.

2. Nhiệm vụ thường xuyên của người cán bộ Đồn
Nhiệm vụ người cán bộ Đồn nói chung là vận động, tổ chức
thực hiện Nghị quyết, Điều lệ của Đoàn. Nhiệm vụ người cán bộ
trong trường học gắn chặt với việc thực hiện nhiệm vụ chính trị
của Nhà trường (học tập, giảng dạy, phục vụ giảng dạy, nghiên
cứu khoa học, rèn luyện nghiệp vụ sư phạm,...), nhiệm vụ chính
trị địa phương (tham gia phát triển kinh tế xã hội, an ninh quốc
phịng) mà Nhà trường đóng trên địa bàn.
Tuy nhiên, khơng ít cán bộ Đồn gặp khó khăn, lúng túng
trong việc xác định cụ thể nhiệm vụ; được hiểu một cách chung
chung. Thực tế cũng cho thấy cái gì Đồn cũng làm và cũng có
thể làm, nếu cơng tác được cho là hữu ích và cần thiết. Chính
điều này làm cho người cán bộ Đồn ln rối rắm, bận rộn, cáng
đáng nhiều việc và thật khó nói chính xác những nhiệm vụ cụ
thể là gì, giới hạn phần việc như thế nào. Đây cũng là đặc thù
riêng có của tổ chức Đồn. Chính nó cũng có mặt tích cực là làm
tăng sức hấp dẫn của Đoàn nên người cán bộ Đoàn đừng quá
băn khoăn, e ngại về vấn đề này.

Nhiệm vụ cụ thể của người cán bộ Đồn có thể gồm một số
công tác cơ bản như sau:
2.1. Lập kế hoạch cơng tác:
Một người cán bộ Đồn phải biết trù tính các hoạt động của
Chi đồn. Sự trù tính này được thể hiện qua các kế hoạch công
tác (từng quý, kỳ, thời điểm: 26/03, 20/10, 20/11 ..) phương
hướng, chương trình cơng tác (từng năm học, nhiệm kỳ).
Thơng thường, căn cứ vào các Chương trình cơng tác năm
học của Đồn trường, Phương hướng nhiệm kỳ cơng tác Đồn
và định hướng của Đảng uỷ (chi uỷ), Ban chủ nhiệm khoa; Ban
chấp hành Đồn khoa họp xây dựng Chương trình cơng tác năm
học, kế hoạch công tác quý, tháng.


Tương tự, Ban chấp hành Chi đoàn xây dựng chương trình, kế
hoạch cơng tác năm, q, tháng. Đồn các cấp có thể có các kế
hoạch chun đề, ví dụ như kế hoạch trại nhân dịp 26/3, tổ
chức tham quan dã ngoại, chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam
20/11 v.v..
Việc lập kế hoạch giúp cho tổ chức Đồn hình dung trước và
chỉ ra được các công việc phải làm cụ thể, nhiệm vụ từng cá
nhân, tập thể, thời gian thực hiện công việc, nguồn lực được
đảm bảo như thế nào. Đặc biệt là các biện pháp thực hiện và các
phương thức kiểm tra, đề phòng rủi ro ra sao.

Sinh hoạt chi đồn tiến hành định kỳ hàng tháng; theo u cầu
cơng tác và phong trào Đoàn.
2.4. Ghi chép, quản lý sổ chi đoàn:
Việc ghi chép, quản lý Sổ chi đoàn là nhiệm vụ của Ban chấp
hành các chi đoàn, thực hiện theo hướng dẫn chung.

Ban chấp hành chi đồn có trách nhiệm giữ Sổ chi đoàn, ghi
chép; chuyển bàn giao cho Ban chấp hành chi đoàn nhiệm kỳ
mới sau Đại hội; bàn giao lại cho Đoàn cấp trên khi chi đoàn giải
tán, kết thúc khố học.

2.2. Báo cáo:

2.5. Quản lý đồn phí:

Việc báo cáo cơng tác là nhiệm vụ và u cầu của hầu hết các
tổ chức. Báo cáo là dạng thông tin về kết quả công việc, công tác
mà cá nhân, tổ chức đã tiến hành. Qua nội dung báo cáo, các cấp
bộ Đồn sẽ đánh giá lại tình hình hoạt động, có cơ sở thực hiện
việc xét thi đua, khen thưởng v.v... hay xem xét các đề xuất, kiến
nghị mới.

Ban chấp hành Chi đồn có nhiệm vụ thu và trích nộp đồn
phí hàng tháng theo qui định cho Ban chấp hành Đoàn xã.

Báo cáo được thực hiện hàng tháng, quí, năm học hay theo
từng chuyên đề. Đặc biệt, các báo cáo của Đại hội thì cần nêu lên
được những nhận định, đánh giá.
2.3. Tổ chức sinh hoạt chi đoàn:
Sinh hoạt chi đoàn là một yêu cầu bắt buộc theo qui định của
Điều lệ Đoàn.
Trách nhiệm tổ chức sinh hoạt chi đoàn thuộc về Ban chấp
hành chi đoàn. Mỗi lần sinh hoạt chi đoàn, Ban chấp hành chi
đoàn phải ghi biên bản cẩn thận theo hướng dẫn được ghi trong
Sổ chi đoàn. Nội dung biên bản sinh hoạt chi đoàn được tập thể
chi đoàn thống nhất theo đa số được xem như Nghị quyết của

chi đoàn (triển khai các hoạt động, khi kết nạp đoàn viên mới,
giới thiệu đoàn viên ưu tú phát triển đảng v.v...).

2.6. Phân loại đoàn viên, giới thiệu đoàn viên ưu tú và nhận
xét đoàn viên hằng năm
Việc phân loại đoàn viên thực hiện theo từng học kỳ, năm học
dựa trên Tiêu chuẩn phân loại đoàn viên, cơ sở đoàn của Đoàn
trường. Kết quả phân loại đồn viên, thành tích và khuyết điểm
chính hằng năm được ghi nhận trong phần nhận xét đoàn viên
(trong sổ đoàn viên).
Sau từng học kỳ, Ban chấp hành chi đồn bình chọn những
đoàn viên xuất sắc tham gia bồi dưỡng lớp Đoàn viên ưu tú và
giới thiệu Đoàn viên ưu tú có thành tích xuất sắc nhất với Đồn
cấp trên và Chi bộ xem xét kết nạp Đảng.
2.7. Tham gia đánh giá rèn luyện, tổ chức thực hiện công tác
xã hội:
Ban chấp hành Đoàn các cấp cần chủ động, giúp đỡ đoàn viên,
học sinh thực hiện việc đánh giá rèn luyện và thực hiện công tác
xã hội theo qui định của nhà trường; nhất là Ban chấp hành chi
đoàn.


Cán bộ Đoàn các cấp cần biết phối hợp các tổ chức trong và
ngồi trường để thực hiện có hiệu quả cơng tác này.
2.8. Chuyển sinh hoạt Đồn tập trung:
Hằng năm, trước thời gian kết thúc khoá học, Ban chấp hành
chi đoàn tiến hành thực hiện chuyển sinh hoạt Đoàn tập trung.
Ban chấp hành chi đoàn chịu trách nhiệm thực hiện chuyển sinh
hoạt chung cho cả chi đoàn. Đồng thời, Ban chấp hành chi đoàn
yêu cầu cá nhân đoàn viên đó liên hệ Đồn của trường mới để

được hướng dẫn tiếp tục sinh hoạt tại chi đoàn mới.
2.9. Phát triển đoàn viên mới:
Đây là nhiệm vụ của mỗi đoàn viên và đương nhiên là nhiệm
vụ lớn của người cán bộ Đồn. Nhiệm vụ này quan trọng góp
phần xây dựng Đồn.
2.10. Xét đề nghị khen thưởng, kỷ luật đoàn viên:
Căn cứ vào hướng dẫn của Đoàn cấp trên, Ban chấp hành Chi
đoàn tiến hành xét, đề nghị khen thưởng (từng học kỳ, năm học,
đợt cơng tác).
Các Chi đồn cần theo dõi và xử lý kỷ luật kịp thời đối với các
trường hợp đoàn viên vi phạm Điều lệ Đoàn, Quy định về học
tập, sinh hoạt nội, ngoại trú hay các Qui định, Quy chế khác của
Nhà trường v.v.v. theo qui định của Điều lệ Đoàn. Cần đảm bảo
Nghị quyết kỷ luật của chi đoàn, cần nêu rõ những ưu, khuyết
điểm và các góp ý cho cá nhân đồn viên có sai phạm nhận ra
thiếu sót, sai trái để sửa chữa tốt hơn.
2.11. Duy trì liên hệ với Đồn các cấp, tranh thủ sự lãnh đạo
của Đảng:
Cán bộ Đoàn các cấp cần biết xây dựng các mối liên hệ với
nhau, hỗ trợ lẫn nhau. Đặc biệt Đoàn xã, huyện đoàn cần tranh
thủ sự lãnh đạo, sự giúp đỡ của cấp uỷ Đảng, chính quyền địa
phương.

2.12. Các cơng tác khác:
Bên cạnh những cơng tác thường xun, định kỳ; trong hoạt
động Đồn thường có những công tác đột xuất, bất thường do
yêu cầu của nhiệm vụ chính trị hay do nguyện vọng của đồn
viên v.v....đặt ra. Trong trường hợp đó, người cán bộ Đồn có
nhiệm vụ quan trọng là phải vận động, điều động đoàn viên,
thanh niên tham gia đầy đủ, kịp thời các hoạt động này; thể hiện

tinh thần xung kích của Đồn.
Tóm lại, người cán bộ Đoàn cần thường xuyên rèn luyện thái
độ và tác phong của mình. Thái độ và tác phong người cán bộ
Đồn cũng là hình ảnh của tổ chức Đồn; chính nó sẽ tạo nên
sức hấp dẫn cho tổ chức Đoàn.
Nhiệm vụ người các cấp bộ Đoàn rất đa dạng, phong phú, và
luôn như mới mẻ. Nhiệm vụ này rất cần sự nhạy bén và khả
năng tổ chức cơng việc một cách khoa học, sáng tạo và có kế
hoạch của người cán bộ Đoàn. Người cán bộ Đoàn cần xác định
được những nhiệm vụ nào là cơ bản nhất để tập trung giải
quyết. Đặc biệt, người cán bộ Đồn phải chú trọng các u cầu
trong cơng tác đồn vụ như báo cáo công tác, tổ chức sinh hoạt,
quản lý đoàn viên - sổ đoàn viên, phân loại, nhận xét đoàn viên,
phát triển đoàn viên mới, tham gia đánh giá rèn luyện, hỗ trợ
thực hiện tín chỉ cơng tác xã hội, xét đề nghị khen thưởng - kỷ
luật



Các kỹ năng cơ bản

- Biết phân cơng đồn viên phụ trách các cơng việc trong
chương trình hoạt động

CỦA NGƯỜI CÁN BỘ ĐỒN

- Tổ chức sinh hoạt trị chơi, múa, hát, sinh hoạt tập thể, kể
chuyện vui, đọc, ngâm thơ .

1. Các kỹ năng cần thiết của Bí thư Chi đồn

Là một Bí thư chi đồn chúng ta phải làm gì? Chúng ta phải
làm như thế nào? Đã bao giờ bạn tự hỏi mình làm thế nào để chi
Đồn mình ngày càng vững mạnh hơn chưa? Để làm được tốt
công tác của một Bí thư chi đồn thì các bạn nên tham khảo một
số kỹ năng sau:
1.1. Kỹ năng tham mưu, lãnh đạo:
- Tham mưu với cấp uỷ Đảng, Đoàn cấp trên những vấn đề liên
quan đến công tác thanh niên, những vấn đề phát sinh cần sự hỗ
trợ giúp đỡ.
- Lãnh đạo trong công tác, định hướng hoạt động của chi đoàn.
- Lãnh đạo về mặt tư tưởng, nắm bắt tư tưởng đoàn viên thanh
niên, tác động, tổ chức sinh hoạt tư tưởng.
1.2. Kỹ năng điều hành, quản lý:
- Điều hành sinh hoạt chi đoàn, hoạt động của Ban chấp hành,
phân công phân nhiệm vụ cho ủy viên Ban chấp hành.

- Thiết kế một tiết mục sân khấu hóa, tiểu phẩm.
1.4. Kỹ năng soạn thảo văn bản, trình bày, triển khai một
vấn đề:
- Soạn thảo các loại văn bản của chi đồn như: chương trình, kế
hoạch, báo cáo, kiểm điểm, biên bảnnnn
- Biết tổ chức triển khai trình bày một nội dung, một chủ
trương, quan điểm, nghị quyết của Đoàn, Đảng.
1.5. Kỹ năng ứng xử, xử lý các mối quan hệ:
- Xử lý các tình huống trong cơng tác Đồn.
- Xử lý các tình huống phát sinh trong quan hệ cá nhân của
đoàn viên thanh niên.
- Xác định vai trị vị trí của chi đồn, Bí thư chi đồn trong mối
quan hệ với với Đoàn cấp trên, với cấp ủy, với các tổ tổ chức
đoàn thể khác.

2. Kỹ năng trình bày của người cán bộ Đồn

- Quản lý cán bộ chi đồn về cơng việc, về tư tưởng.

Trong rất nhiều kỹ năng cần thiết đối với người cán bộ Đồn,
một kỹ năng khơng thể thiếu được đó là kỹ năng trình bày.

- Quản lý hồ sơ đồn viên, cán bộ, sổ chi đồn, các văn bản
quyết định

Để trình bày tốt một vấn đề đặt ra, người cán bộ Đoàn cần có
các kỹ năng cụ thể sau:

1.3. Kỹ năng tổ chức hoạt động:

+ Lắng nghe chăm chú

- Biết thiết kế nội dung chương trình một hoạt động, đợt hoạt
động, tổ chức phát động một phong tràoooo

+ Diễn đạt đơn giản

- Biết làm cơng tác đồn vụ, các hội nghị, buổi lễ kết nạp,
trưởng thành Đoàn, đại hội, hội nghị chi đoàn.

+ Quan tâm đến phản ứng của người nghe

+ Định nghĩa trong sáng, rõ ràng



+ Gây ảnh hưởng
+ Giải quyết thắc mắc
Người cán bộ Đoàn là thủ lĩnh của Thanh niên, để làm tốt
nhiệm vụ đó họ phải là người có tâm huyết với nghề nghiệp
hoạt động chính trị xã hội. Nắm vững phương pháp luận khoa
học, có kiến thức xã hội đủ rộng. Thơng thạo nghiệp vụ Đồn Hội - Đội và có kỹ năng công tác thanh thiếu niên.
Chúng ta đều biết, nghe thật tốt những ý người khác đang nói
với chúng ta thì chúng ta mới có thể nói chuyện tốt được. Có ba
yếu tố trong việc lắng nghe chăm chú đó là nghe - hiểu và vận
dụng. Để hiểu được nghĩa chúng ta phải có một số kiến thức
hoặc kinh nghiệm để có thể liên hệ với những điều mà chúng ta
đang nghe. Nếu chúng ta có thể thiết lập được các mối liên hệ
thì sự am hiểu của chúng ta sẽ phát triển và có được thơng tin.
Khi có được thơng tin chúng ta nên vận dụng nó, có nghĩa là đặt
thông tin vào trong từ ngữ với mối liên hệ với những điều đã
biết. Điều đó thể hiện mức độ của sự am hiểu về thông tin mới.
Diễn đạt thơng tin đơn giản có nghĩa sử dụng ngơn ngữ thông
dụng bằng cách xây dựng những câu mang một thông điệp đơn
giản. Các từ và câu càng đơn giản bao nhiêu thì người nghe càng
dễ hiểu và dễ nắm bắt bấy nhiêu.
Định nghĩa trong sáng, rõ ràng có nghĩa là nếu trong khi đang
nói chúng ta có thể làm rõ ý nêu ra thì rất có ích cho những
người nghe. Có thể làm rõ những điều ta đang nói bằng cách
đưa ra những ví dụ trực quan để minh họa.
Trong khi trình bày hãy quan tâm đến phản ứng của người
nghe: Nếu người trình bày quan tâm đến phản ứng của người
nghe bằng những biểu hiện cụ thể của họ như: sự mỉm cười,
động tác gật đầu, vẻ không mệt mỏi... Thì bản thân người trình
bày có thể điều chỉnh những điều họ đang nói để đáp ứng lại các
phản ứng của người ngồi nghe một cách tích cực hơn. Người


trình bày có thể dừng lại và bình luận về một phản ứng của
người nghe, để người nghe được giải thích một cách rõ ràng
hơn. Đây là cách tiếp cận tốt hơn nhiều so với việc bỏ qua
những phản ứng kể cả với phản ứng tiêu cực của người nghe.
Gây ảnh hưởng: Để mọi người chăm chú lắng nghe là một
việc khó, nếu người trình bày khơng có sự tác động thêm vào để
thu hút sự chú ý thì người nghe chỉ có thể tập trung lắng nghe
trong vịng vài phút đầu. Để gây ảnh hưởng, cứ 05 phút một
người trình bày nên đưa ra một câu nói tác động đến người
nghe là điều rất quan trọng. Người nghe sẽ chăm chú lắng nghe
nếu người trình bày nói với tốc độ khoảng 100 từ/ phút, nếu
nhanh hơn tốc độ đó họ sẽ khó lắng nghe, cịn chậm hơn thì
người nghe sẽ cảm thấy sốt ruột. Với tốc độ trình bày như vậy,
cho phép người trình bày có khoảng thời gian nhấn mạnh, ngắt
quãng và tận dụng được khoảng thời gian im lặng. Giá trị của
điều chúng ta nói ra là thông điệp gửi tới người nghe, giá trị của
chúng ta nói là người nghe lắng nghe chăm chú và hiểu được
thơng điệp đó.
Giải quyết thắc mắc: Những người nghe có thể đặt câu hỏi với
người trình bày, những câu hỏi này chủ yếu để người nghe
khẳng định lại những hiểu biết của mình. Để giải đáp người
trình bày cần đưa ra thêm nhiều thông tin cụ thể hơn là việc
nhắc lại những điều đã nói. Điều quan trọng là nên giải quyết
thắc mắc từ quan điểm thực tế của mỗi cá nhân.
Hiểu được kỹ năng trình bày và biết vận dụng nó một cách
thường xuyên giúp người cán bộ Đồn hồn thành tốt hơn cơng
việc của mình đặc biệt với vai trò là người thủ lĩnh của Thanh
niên.
3. Kỹ năng nói trước cơng chúng

3.1. Đặt vấn đề


- Trong thời đại bùng nổ thông tin hiện nay, cùng với các loại
hình truyền thơng khác, 'kỹ năng nói' ngày càng đóng vai trị
tích cực. Muốn thuyết phục các bạn trẻ và cơng chúng nói
chung, muốn truyền đạt các quan điểm, đường lối của Đảng,
chính sách của Nhà nước, chủ trương cơng tác của Đồn, Hội,
mỗi cán bộ Đồn trường học bên cạnh việc biết viết và biết tổ
chức các hoạt động, cần phải biết nói, hơn nữa cần biết nói hay,
nói giỏi.
- Nói trước cơng chúng là một nghệ thuật có những quy tắc
riêng. Biết tuân thủ những quy tắc ấy và kiên trì tập luyện thì ai
cũng có thể thu được kết quả mong muốn.
- Nói trước cơng chúng có nhiều hình thức khác nhau:
+ Phát biểu ý kiến ngắn trước tập thể.
+ Tranh luận, thảo luận.
+ Tránh bày nội dung của một văn kiện, một chủ trương cơng
tác.
+ Nói chuyện thời sự, nói chuyện chun đề.
+ Giảng bài.
Tuy nhiên, về mục đích thì lại thống nhất. Ai cũng muốn làm
cho người khác hiểu ý mình, đồng ý tán thành ý kiến của mình,
chăm chú lắng nghe và khen ngợi mình về sự sâu sắc của nội
dung, về tài thuyết khách, tài hùng biện, khả năng dí dỏm, tích
trí tuệ, tính lơgíc, hệ thống của bài nói, bài phát biểu...
Dưới đây là một hệ thống các quy tắc, địi hỏi mỗi cán bộ
Đồn, Hội, muốn thành cơng, muốn nâng cao tay nghề trong
việc thu phục các bạn trẻ thơng qua ngơn ngữ nói, cần phải rèn
luyện và tuân thủ.


Tự mình phán xét hay nhờ bạn thân nhận xét về khả năng của
bạn.
Tăng cường quan hệ với những người tin bạn, tin ở sự thành
công, tránh xa những kẻ hồi nghi, rèm pha.
+ Tập nói thường xun, lúc đầu nói ít, nói ngắn, sau quen dần
sẽ nói nhiều hơn trong khoảng thời gian dài hơn.
+ Nhớ kỹ câu này: 'Tập đi rồi hãy tập chạy'. Thành công được
một vài lần, sau rất dễ thành cơng.
+ Tìm thêm động lực bằng sự khích lệ của bạn bè.
+ Ln ln yêu cái thật, cái tốt, cái đẹp.
+ Nhớ rằng người nghe vốn sẵn có thiện cảm với diễn giả.
+ Đừng để ý nhiều đến dư luận. Biết dư luận để sửa các khuyết
tật của mình là cần thiết, song từ đó lại kém tự tin, rụt rè thì có
hại. Nên hiểu rằng: Dư luận cũng có khi sai, chân lý không phải
bao giờ cũng thuộc về số đông.

Quy tắc 2: Cần tuân thủ các bước khi chuẩn bị bài nói (diễn văn, bài nói
chuyện, chuyên đề...)
+ Chọn đề tài mà bạn thấy thích thú và muốn nói trước cơng
chúng.
+ Ln nhớ tính nhất qn của vấn đề định trình bày, tìm mọi
cách để đạt tới mục tiêu chính của đề tài.
+ Lập đề cương sơ bộ, bao gồm những ý chính cần nói.
+ Tìm ý phụ và các tư liệu bằng cách trả lời 6 câu hỏi sau đây:
Ai? Cái gì? Ở đâu? Bằng cách nào? Ra sao? Khi nào?.
+ Ghi chép ngay những ý mới xuất hiện trong đầu bạn.

3.2. Những quy tắc mang tính kỹ năng


+ Sắp xếp các ý một cách rõ ràng, rành mạch.

Quy tắc 1: Rèn luyện sự tự tin vào chính bản thân mình

+ Lựa chọn nhiều chứng cớ, thí dụ để minh họa cho sinh động.


+ Phải biết tự hạn chế. Khi nào bỏ đi 5, 6 ý, chỉ giữ lại 3, 4 ý mà
không thấy tiếc thì bài nói của bạn mới có hy vọng hấp dẫn
người nghe.
- Sắp sếp các ý phụ theo bố cục của các ý chính và có mối liên hệ
tự nhiên với nhau.

Quy tắc 3: Rèn luyện trí nhớ
- Soạn xong đề cương bài nói chuyện, bạn cần nhẩm lại, tốt nhất
là trong khung cảnh thiên nhiên (vườn hoa, công viên, bờ hồ...).
- Lặp đi lặp lại bài diễn văn trong khi đợi xe, hay đi dạo chơi...
có thể nói thành tiếng trong phịng riêng.

Quy tắc 4: Vạn sự khởi đầu nan
Lời mở đầu là hết sức quan trọng.
- Bạn phải làm cho người nghe chú ý tới bạn, có thiện cảm với
bạn ngay từ đầu buổi nói chuyện qua phong thái tự tin, cởi mở
và chân thành. Hết sức tránh thái độ trịnh trọng giả tạo và
suồng sã q mức.
- Những điều nên tránh:
+ Nếu bạn khơng có tài khơi hài thì đừng cố làm cho người nghe
cười. Bạn sẽ thất bại.
+ Đừng dùng lời lẽ sáo rỗng để vào đề.


- Cố gắng khơng viết lại tồn bộ bài diễn văn, nếu phải viết thì
khơng nên học thuộc lòng. Chỉ nên ghi lại những ý dễ quên qua
các lần lặp lại.

+ Không mở đầu bằng một lời xin lỗi giả dối...

- Muốn nhớ được lâu cần phải:

+ Mở đầu bằng một câu chuyện (chuyện cổ tích, chuyện đời
thường...)

+ Tập chú ý nhận xét tinh tế, sâu sắc.
+ Tìm các ý độc đáo, khác thường.
+ Lật đi lật lại vấn đề.
+ Cơng thức hóa các ý.
Ví dụ: Cơng thức đưa đất nước tiến lên ở các nước phát triển,
dựa vào tiềm năng của lớp trẻ: 3 chữ I (Imitate, Initiative,
Innovation) nghĩa là bắt chước, cải tiến, cải tổ.
Công thức 5 chữ M do các nhà giáo dục học thế giới tổng kết
trong việc định hướng giáo dục thanh thiếu nhi (Man, Machine,
Manager, Money, Marketing) nghĩa là trong thời đại ngày nay
cần tạo điều kiện để lớp trẻ tự khẳng định mình, tiếp cận với
khoa học kỹ thuật hiện đại, trở thành người tự tổ chức cuộc
sống của chính mình, biết kiếm tiền một cách chính đáng và
dùng tiền hợp lý, biết tiếp cận với thị trường, kinh tế, chính trị,
văn hóa, xã hội.

- Những phương pháp vào đề cụ thể nên áp dụng

+ Dẫn lời một danh nhân nào đó, dẫn tục ngữ, ca dao...

+ Đặt một số câu hỏi xoay quanh đề tài.
+ Gợi tính tị mị của người nghe.
+ Làm một điệu bộ gì khác thường hoặc trình bày sự thực dưới
một hình thức mới mẻ.
+ Tự giới thiệu mình đối với những người nghe chưa quen biết.

Quy tắc 5: 'Diễn giảng là làm sống lại một đề tài'
- Lời lẽ phải rõ ràng, sáng ý, có mối liên hệ tự nhiên giữa các ý.
Đừng lý thuyết nhiều quá.
- Có nhiều phép lập luận (quy nạp, diễn tịch, phân tích - tổng
hợp, so sánh...). Tuy nhiên bạn nên tránh.
+ Chưa định nghĩa rõ ràng đã lập luận.


+ Định nghĩa sai.

Quy tắc 7: Ý tứ sáng rõ, lời lẽ khúc chiết là tiền đề của thành công

+ Lấy một trường hợp cá biệt để khái quát thành cái phổ biến.

- Muốn cho ý tứ được rõ ràng, sáng rõ bạn phải:

+ Nhầm lẫn nguyên nhân với kết quả, nguyên nhân với điều
kiện, nguyên nhân với nguyên cớ, khả năng và hiện thức, bản
chất với hiện tượng, nội dung với hình thức, cái tất nhiên với cái
ngẫu nhiên...

+ Thấu hiểu vấn đề.

+ Vướng vào vòng luẩn quẩn, tự mâu thuẫn với chính mình.


+ Khơng lý thuyết viển vơng mà nên đưa ra nhiều ví dụ, nhiều
chứng cớ để minh họa.

- Có nhiều cách phản bác ý kiến của người khác để bênh vực
cho quan niệm của bạn:

+ Không bao giờ xa đề.
+ Biết tự kiềm chế, chỉ nói những điều quan trọng nhất.

+ Tránh thói mơ hồ.

+ Tìm ra mâu thuẫn trong cách lập luận của họ.

- Muốn cho lời lẽ được khúc chiết, bạn phải:

+ Đưa ra những tài liệu thực tiễn để chứng minh tính sai lầm
trong quan niệm của họ (vì thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý),
hoặc chỉ ra tính khơng đáng tin của những tư liệu mà họ dùng.

+ Không nên dùng những câu dài quá.

+ Chỉ ra tính chủ quan, phiến diện trong quan niệm của họ. Nếu
đó là những thành kiến, định kiến thì cách tốt nhất là sử dụng
các 'phản ví dụ' để bác bỏ.
+ Đối với những lời lẽ mỉa mai, châm chọc thì tốt nhất là nên
làm ngơ và tiếp tục trình bày vấn đề của mình.

Quy tắc 6: Không nên coi thường đoạn kết
- Nên viết trước và học thuộc lòng 2, 3 lối kết kết để tuỳ cảm

xúc tâm lý của người nghe mà dùng cho thích hợp.
- Những lối kết thơng dụng:
+ Tóm tắt ý trong bài nói chuyện, gọn nhưng khơng thiếu
+ Kết thơng qua những lời khun mang tính tâm lý, bằng triết
lý của cuộc sống đời thường, dễ gây ứng tượng.
+ Khuyến khích người nghe hành động.
+ Đặt một vài câu hỏi, nêu một số vấn đề để người nghe tiếp tục
suy nghĩ, tự tìm câu trả lời.

+ Khơng dùng những điển tích mà nhiều người chưa quen.
+ Tránh dùng danh từ chuyên môn quá hẹp và những từ mới
chưa thông dụng. Nếu bắt buộc phải dùng các loại từ trên thì
nên giảng cho người nghe hiểu nghĩa.
+ Giảm dị và tự nhiên trong lời nói (khơng cầu kỳ, hoa mỹ, song
cũng không được thô lỗ).
+ Không dùng những câu tối nghĩ như: 'Tơi cần nó hơn anh'.
- Chỉ khi nào người nghe 'trơng thấy' được những ý của bạn thì
mới hiểu rõ được ý ấy. Muốn vậy bạn phải:
+ Thường xun so sánh, đối chiếu, ví von.
+ Dùng nhiều hình ảnh.
+ Dùng sơ đồ, bảng thống kê, hình vẽ (nếu có thể được).
- Lựa chọn cách lập luận và diễn giải phù hợp với trình độ hiểu
biết của số đơng người nghe.
- Nếu có thể được thì tập trình bày trước cho các bạn thân, bạn
đồng nghiệp để họ góp ý cho những câu, những đoạn cần sửa.


Quy tắc 8: Khắc sâu những ấn tượng khó quên vào đầu óc, tâm trí người
nghe
Trình bày rõ ràng, sáng rõ một chân lý chưa đủ, phải làm cho

bài nói chuyện của mình thực sự thú vị, hấp dẫn, kích thích
người nghe. Muốn vậy, bạn nên theo các cách dưới đây:
- Kể một chuyện lạ (hay chuyện vui) có liên hệ với đời sống
hàng ngày của người nghe, gắn chặt với đề tài.

Quy tắc 10: Hướng người nghe tới hành động thực tế
- Mục đích cao nhất trong cuộc sống con người không phải là sự
hiểu biết mà là sự hành động.
- Muốn vậy phải làm cho người nghe hiểu bạn và tin bạn.
+ Trước hết cần hướng người nghe tới cái Thật, cái Tốt, cái
Đẹp; căm ghét cái Giả, cái Xấu, cái Ác.

- Dùng càng nhiều hình ảnh càng tốt.

+ Đừng để cho người nghe phải mất thì giờ vì những lý thuyết
viễn vơng, xa thực tế.

- Làm cho các con số trở nên 'biết nói', đổi những con số trở
thành những vật có thể thấy được.

+ Bản thân mình phải thực sự tin bào những điều mình sắp nói
cho người khác. Lịng thành thật là khởi điểm của niềm tin.

- Nêu ra dồn dập các sự kiện hay dồn dập các câu hỏi.

+ Tự đặt mình vào vị trí của người nghe, họ sẽ có thiện cảm hơn
với bạn.

- Khéo dẫn lời các danh nhân (đưa vào những chỗ thích hợp để
có thêm 'sức mạnh' cho lập luận).

- Tuỳ từng trường hợp mà áp dụng: khen trước chê sau (nếu
muốn chê) và chê trước khen sau (nếu muốn khen). Có khi chê
để mà khen và khen để mà chê.
- Khi cần thiết có thể dùng cách nói cực đoan hóa, tuyệt đối hóa.
- Để tập trung sự chú ý, có thể dùng cách nói lửng (ở những chỗ
mà dường như độc giả có thể đốn được ý tiếp theo).

+ Khiêm tốn vẫn là đức tính quan trọng nhất, từ đó có thể thu
phục người nghe.
- Là học sinh, sinh viên ai cũng ước mơ, khao khát phấn đấu để
học tập và rèn luyện tốt, ham học hỏi những điều mới lạ và quan
tâm tới tương lai sau này. Trong bài nói chuyện của mình, bạn
nên chỉ cho người ta thấy nếu hành động đúng thì sẽ có được
các lợi ích đó.

Tóm lại, sự bất thường ln ln được người nghe chú ý tới.
Tạo ra tình huống bình thường nhưng nêu ra cách giải quyết bất
thường cũng là cách thu phục nhân tâm tốt nhất.

Quy tắc 11: Phải làm cho vốn từ của bạn thật phong phú, cần thuộc nhiều
danh ngôn và thành ngữ, tục ngữ, đến mức khi cần ta có thể huy động
được ngay, lời lẽ trong sáng

Quy tắc 9: Nắm vững tâm lý của người khác

- Sưu tầm các từ đồng nghĩa, phản nghĩa.

Bạn phải chú ý đến đặc điểm tâm lý của từng đối tượng.
Thanh niên, học sinh, sinh viên đầy mơ mộng, sách vở nhưng
cũng rất thực tế, năng động ham hiểu biết, muốn tự khẳng định

mình, khơng thích trịnh trọng, dài dịng. Vì vậy, bài nói chuyện
cần dí dỏm, súc tích, đi sâu được vào đời sống của học (ở ký túc
xá, ở lớp học...).

- Sưu tầm các danh ngôn cho từng lĩnh vực.
- Chọn lọc các thành ngữ, tục ngữ ngắn gọc (không thầy đố mày
làm nên, học thầy không tày học bạn, đi một ngày đàng học một
sàng khôn...).
- Học ở các diễn giả có tài, các nhà hùng biện nổi tiếng.


- Hết sức tránh các lỗi thơng thường: nói ngọng, nói lắp, nói
những câu vơ nghĩa, khơng hiểu rõ nghĩa của từ cũng dùng,
thêm không đúng chỗ, hành văn theo tư duy ngơn ngữ nước
ngồi, thêm những trợ từ vào đầu mỗi câu (tức là, nói chung, ví
dụ chẳng hạn như là...).

Quy tắc 12: Những việc cần làm khi bước lên diễn đàn
- Mỉm cười, bước khoan thai, đầu hơi ngửng lên, ngực hướng về
phía trước.
- Nếu có hồi hộp thì thở mạnh, đưa mắt tìm người quen trong
phịng.
- Tránh nói đều đều, cần lúc mạnh, lúc nhẹ, lúc nhanh, lúc chậm.
Nghỉ một chút, trước và sau các ý quan trọng.
- Phải nhìn thẳng vào người nghe để nói với học, tránh nhìn
xuống nền, nhìn lên trần nhà hoặc nhìn ra ngồi cửa...
- Khi thấy có người buồn ngủ, bạn phải nói to hơn, hăng hái hơn
và nên xen vào một vài chuyện vui.
- Điệu bộ phải tự nhiên, không nên bắt chước ai. Vấn đề điệu bộ
thế nào là tuỳ thuộc vào cảm xúc của bạn (vui, buồn, giận...).

- Bỏ những tật xấu: mâm mê cúc áo, đưa tay gãi đầu, xỏ tay vào
túi quần, sửa kính.
- Đừng tỏ ra rụt rè, có thể vung tay hợp lý, có thể ngồi nếu thấy
mỏi...
Tâm đắc với đề tài đã lựa chọn, tôn trọng người nghe và nêu
đúng tâm lý trẻ trung ham hiểu biết, nhạy cảm... của các bạn học
sinh, sinh viên, đó là tiền đề của thành cơng.
Tựu trung, người cán bộ Đồn trường học cần ln ln ghi
nhớ ngun tắc:
- Nói (viết) để làm gì?
- Nói (viết) cho ai?

- Nói (viết) cái gì?
- Nói (viết) như thế nào?
- Ai nói (viết)?



LAO ĐỘNG
CỦA NGƯỜI BÍ THƯ CHI ĐỒN
I. NHIỆM VỤ CỦA BÍ THƯ CHI ĐỒN
1. Bí thư chi đồn bạn là ai?
Bí thư chi đồn là người thay mặt Đảng làm công tác thanh
niên, tham gia thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng; Bí
thư chi đồn là cán bộ chính trị của Đảng làm cơng tác vận động
đồn viên, thanh niên, sinh viên.
2. Nhiệm vụ của Bí thư chi đoàn
a. Đối với Đoàn cấp trên, cấp ủy cùng cấp:
- Tiếp nhận sự lãnh đạo của Đoàn cấp trên, của cấp ủy cùng
cấp, từ đó căn cứ tình hình địa phương, đơn vị, tình hình thanh

niên để định hướng và chọn nội dung hoạt động phù hợp với chi
đồn vì Bí thư chi đồn khơng chỉ là người thiết kế mà còn là
người thực hiện, tổ chức các hoạt động đó.
- Bí thư chi đồn là cầu nối giữa chi đoàn với đoàn cấp trên và
cấp ủy, là người chịu trách nhiệm về tất cả các vấn đề của chi
đoàn với đoàn cấp trên và cấp ủy. Thường xuyên báo cáo tình
hình hoạt động của chi đồn với đồn cấp trên và cấp ủy.
- Là người phản ánh, đề xuất kiến nghị của đoàn viên, thanh
niên ở đơn vị với đoàn cấp trên và cấp ủy.
b. Đối với chi đoàn:
Nhiệm vụ là điều hành cơng việc của chi đồn:
- Quản lý đồn viên (tư tưởng, nhu cầu, sở thích);
- Xây dựng lực lượng nịng cốt, tập hợp đồn viên, thanh niên;
- Định hướng cho các hoạt động nhóm đồn viên, thanh niên;
3. Tiêu chuẩn của Bí thư chi đồn:
- Là đồn viên.

- Có một q trình sinh hoạt, hoạt động Đoàn, trong thời gian
hoạt động tỏ ra vượt trội hơn các đồn viên khác một số điểm:
+ Có trình độ hiểu biết.
+ Có phẩm chất đạo đức.
+ Có kỹ năng hoạt động Đồn.
+ Có vài tố chất của người lãnh đạo (tổ chức, quản lý, điều
hành).
- Có sự tín nhiệm của tập thể đồn viên, được đồn viên lựa
chọn thơng qua bầu cử trong đại hội chi đoàn.
4. Đặc điểm của Bí thư chi đồn:
a) Tuổi trẻ: có một số đặc điểm tâm lý.
- Nhiệt tình: xơng xáo, dám làm, dám chịu.
- Ham học hỏi.

- Nhạy cảm: dễ dàng tiếp thu cái mới và tiếp nhận cái mới hết
sức tự nhiên.
* Tuổi trẻ có nhiều ưu điểm, nhưng cũng có hạn chế:
+ Trẻ nên thiếu kinh nghiệm sống.
+ Trẻ nên dễ bị coi thường.
b) Biết làm nhiều việc:
Do đặc thù cơng việc, địi hỏi người Bí thư chi đồn có tính đa
năng, thành thạo nhiều cơng việc.
II. NỘI DUNG LAO ĐỘNG CỦA BÍ THƯ CHI ĐỒN
1. Biết khai thác các điều kiện làm việc:
a) Đồn TNCS Hồ Chí Minh là thành viên trong hệ thống
chính trị (được hiến pháp và pháp luật cơng nhận). Đồn được
nhà nước tạo điều kiện để hoạt động.
- Đồn có nhiều điều kiện thuận lợi để thực hiện nhiệm vụ trọng
đại của mình.
Về cơ chế:
Đồn được thành lập các tổ chức cơ sở Đoàn theo từng đơn vị
cơng tác và học tập (Khoa, phịng, ban, chi đoàn lớp, …)
Về cơ sở vật chất:
- Được nhà trường tạo điều kiện cơ sở vật chất và kinh phí hoạt


động
- Có hệ thống cơng cụ, phương tiện để hoạt động.
- Đồn cơ sở có các phương tiện như: văn phịng, kinh phí, dụng
cụ TDTT, văn hóa văn nghệ..

Biết khai thác sức mạnh của hệ thống tổ chức của Đảng để
tăng thêm nguồn lực cho Đồn
Thường xun làm tốt cơng tác Đoàn tham gia xây dựng Đảng,

giới thiệu đoàn viên ưu tú cho Đảng xem xét kết nạp.

b) Chúng ta có một tổ chức tập trung thống nhất từ Đồn
trường đến các cơ sở Đoàn trực thuộc, hoạt động theo nguyên
tắc tập trung dân chủ. Với hệ thống tổ chức như vậy cho phép
hoạt động Đoàn lan tỏa khắp nơi.
- Đoàn đang chủ trương tự đổi mới theo hướng tiếp cận, giúp
đỡ, đáp ứng nhu cầu thiết thân của đoàn viên thanh niên, sinh
viên; tạo sức hấp dẫn thu hút thanh niên đến với Đoàn
- Với đội ngũ đoàn viên động đảo chúng ta đang có các hình
thức hoạt động phù hợp để dần dần phát huy triệt để sức mạnh
của tập thể đồn viên.

2.2. Đối với chính quyền : lãnh đạo phòng, khoa, trung
tâm, …
- Cần biết tổ chức các hoạt động Đoàn thiết thực tại đơn vị gắn
với nhiệm vụ, cơng tác của phịng, khoa, trung tâm, dần tạo
niềm tin và nâng cao uy tín vai trị của Đồn đối với chính
quyền.
- Từ đó u cầu các phịng, khoa, trung tâm tạo điều kiện
phương tiện, kinh phí để Đồn hoạt động hiệu quả.

c. Đồn TNCS Hồ Chí Minh được Đảng CS Việt Nam trực
tiếp lãnh đạo và rèn luyện.
Điều lệ Đồn nêu rõ: Đồn TNCS Hồ Chí Minh là đội dự bị tin
cậy của Đảng Cộng sản Việt Nam
2. Biết xử sự các mối quan hệ
2.1. Đối với Đảng:
Đây là mối quan hệ thường gặp khó khăn ở cơ sở và thực tế
nhiều cơ sở Đồn có mối quan hệ rất xấu, lỗi này do Bí thư Đồn

Khoa chưa xử lý tốt.
Trong mối quan hệ này cần chú ý:
Tăng cường thơng tin về Đồn để cấp ủy Đảng thơng cảm,
chia sẻ, giúp đỡ cho Đồn hoạt động
- Gặp trực tiếp trình bày với đồng chí bí thư chi bộ (hoặc Đảng
Ủy)
- Các buổi họp Đoàn Khoa nên mời Bí thư Chi bộ cùng dự
- Quên báo cáo của chi đoàn (hoặc Đoàn cơ sở)

2.3. Đối với Đoàn cấp trên:
- Cần chấp hành nghiêm túc sự lãnh, chỉ đạo của Đoàn cấp trên
theo đúng nội dung nguyên tắc tập trung dân chủ.
- Yêu cầu Đoàn cấp trên giải quyết những vấn đề mà Đồn cấp
dưới khơng có thẩm quyền hoặc khơng giải quyết được
- Cần duy trì chế độ thơng tin giữa cơ sở và Đồn cấp trên.
2.4. Đối với các thành viên trong Ban chấp hành:
- Bí thư chi đồn phải chủ động, biết hoạch định chương trình
hành động.
- Biết gắn kết các thành viên trong ban chấp hành bằng công
việc và thông qua công việc.
- Biết phân công, dám phân công và phân công đúng người đúng
việc. Điều này địi hỏi Bí thư chi đồn phải am hiểu và biết phát
huy khả năng, năng lực của từng thành viên trong ban chấp
hành.
- Thường xuyên duy trì chế độ kiểm tra.
- Kịp thời khen thưởng những tập thể, cá nhân tích cực và nhắc
nhở phê bình những tập thể, cá nhân lơ là bỏ bê công việc.
2.5. Đối với Đồn viên, thanh niên:
- Có tác phong giản dị, gần gũi với đồn viên, thanh niên khơng
quan cách.



- Nắm bắt kịp thời nhu cầu, nguyện vọng của đồn viên, thanh
niên để có những mơ hình hoạt động phù hợp.
- Biết tập hợp đoàn viên thanh niên bằng cách đưa ra các giải
pháp tích cực, phát huy hết năng lực của từng đoàn viên.
3. Nâng cao kiến thức, phẩm chất đạo đức của Bí thư chi
đồn:
- Kiến thức, trình độ, phẩm chất đạo đức là vũ khí sắc bén của
người cán bộ đồn, tạo lập được uy tín đối với ĐVTN. Nếu cán
bộ đồn khơng có ý chí tiến thủ, trao dồi đạo đức cách mạng,
nâng cao kiến thức thì sớm muộn sẽ bị thực tế phong trào thanh
niên đào thải.
- Ngoài việc được tổ chức huấn luyện trong hệ thống trường
lớp của Đồn, cán bộ đồn cịn phải tự học, tự đào tạo trang bị
cho mình nhiều kiến thức chính trị, xã hội, chun mơn, KHKT…
để thích ứng với sự chuyển đổi mạnh mẽ của xã hội và sự phát
triển của phong trào thanh niên.
4. Phát hiện nhân tố mới và quy hoạch cán bộ đoàn:
- Thực tế cho thấy cán bộ đoàn chuyển khá nhanh cho nên cần
phát hiện, tạo nguồn và xây dựng đội ngũ kế thừa.
- Thông qua hoạt động thực tiễn (giao việc).
- Chủ động đề xuất huấn luyện.
- Đánh giá đúng năng lực qua chất lượng cơng việc và uy tín
trước đồn viên TN.
III. NHỮNG KỸ NĂNG CẦN CĨ CỦA NGƯỜI BÍ THƯ CHI ĐỒN
1. Kỹ năng nói:
- Tơn trọng người nghe, thuyến phục tranh thủ sự đồng tình
- Tìm hiểu đối tượng để chọn phương thức tun truyền
- Khơng nói những vấn đề mà chưa nắm rõ

- Khơng nói q sự thật
- Cần có sự chuẩn bị dù việc nhỏ
2. Khả năng thuyết phục:
- Thuyết phục bằng nhân cách của mình

- Thuyết phục đối tượng bằng tất cả lòng chân thành
- Hiểu biết đối tượng một cách sâu sắc: “Người tuyên truyền
khơng điều tra, khơng phân tích, khơng nghiên cứu, khơng hiểu
biết quần chúng, chỉ gặp sao nói vậy, bạ gì viết nấy, nhất định
thất bại”
3. Bí thư chi đồn phải có bản lĩnh và trình độ để bảo vệ
quan điểm đúng của mình:
- Bản lĩnh của một người lãnh đạo khơng phải tự nhiên mà có,
người bí thư chi đồn phải có một q trình tự rèn luyện nếu
khơng chúng ta rất dễ nghiêng ngã khi thuyết phục thanh niên.
- Tự học hỏi, rút tỉa cho mình những kinh nghiệm trong công
tác, làm giàu kiến thức
LƯU Ý:
- Cần định ra mục tiêu rõ ràng cho từng nội dung công việc, dù
là nhỏ nhất. Thu thập những thông tin cần thiết đảm bảo cho
q trình xử lý cơng việc.
- Biết nắm bắt và phân tích những điều bổ ích, những kinh
nghiệm trong cơng tác, trong cuộc sống để tích lũy thành kiến
thức riêng.
Khơng nên
- Ngại tiếp xúc với đồn viên thanh niên.
- Sa vào chủ nghĩa hình thức, chạy theo thành tích, “dao to, búa
lớn”.
- Dễ làm, khó bỏ, khơng thực hiện công việc đến nơi, đến chốn.
-Không biết nhận lỗi và sử sai khi có thiếu sót.

- Kiêu ngạo, tự phụ.


HỒ SƠ SỔ SÁCH CỦA ĐOÀN
VÀ MỘT SỐ NỘI DUNG KHÁC

I. Các loại sổ sách của Đoàn:
a) Đối với Đoàn viên
- Mỗi đồn viên đều phải có sổ đồn viên và thẻ Đoàn.
b) Đối với chi Đoàn
- Sổ chi Đoàn theo mẫu cho Ban Thường vụ Trung ương Đoàn
ban hành.
- Sổ nhật ký làm theo Bác
- Sổ vàng truyền thống hoặc sổ theo dõi thực hiện Chương trình
RLĐV.
- Sổ theo dõi việc kết nạp, trưởng thành, kỷ luật, xóa tên đoàn
viên.
- Các mẫu báo cáo số liệu tổ chức.
- Sổ /biên bản họp chi đoàn, Ban chấp hành và các cuộc làm việc
của Ban Thường vụ, Ban chấp hành và Đồn cấp trên.
- Sổ theo dõi cơng văn đi, cơng văn đến.
c) Đối với xã Đoàn, Đoàn cơ sở, Đoàn trường
- Sổ quản lý Đoàn viên.
- Sổ quản lý cán Bộ Đoàn.
- Sổ biên bản họp Ban chấp hành, Ban Thường vụ.
- Sổ thu chi đồn phí, tài chánh.
- Sổ công văn đi, sổ công văn đến.
- Sổ truyền thống, sổ nhật ký làm theo lời Bác, sổ vàng làm theo
lời Bác.
- Hồ sơ đoàn vụ, sổ Đoàn viên (khi cần thiết), mẫu những hồ sơ

có liên quan.
- Sổ theo dõi thanh niên, thiếu nhi tại địa phương, đơn vị.
II. Một số nội dung có tính ngun tắc:
- Tất cả đoàn viên thanh niên trên địa bàn huyện thực hiện
nghiêm một số một dung có tính ngun tắc như:

+ Đồng phục áo thanh niên Việt Nam, đeo huy hiệu Đoàn vào
thứ hai hàng tuần (ngoài trừ lực lượng vũ trang, đơn vị đồng
phục ngành và đoàn viên thanh niên địa bàn dân cư).
+ Đeo huy hiệu Đoàn trong những ngày hành chính (thứ 2 đến
thứ 6 trong tuần).
+ Đồng phục áo thanh niên Việt Nam và đeo huy hiệu Đoàn
trong những ngày sinh hoạt Đoàn, hội nghị của Đoàn-Hội, giao
lưu kết nghĩa, hoạt động tình nguyện và các phong trào của
Đoàn.


TỔ CHỨC SINH HOẠT CHI ĐỒN
1. Họp chi đồn:
Đối với hình thức họp chi đồn, nội dung buổi họp chi đồn
bao gồm:
- Cung cấp những thơng tin kinh tế, chính trị, xã hội... cho
đoàn viên, giúp đoàn viên kịp thời nắm bắt thông tin, trao đổi và
tháo gỡ những vướng mắc, nâng cao nhận thức của đoàn viên.

2. Sinh hoạt chi đoàn chủ điểm:
Sinh hoạt chi đoàn chủ điểm là một hình thức sinh hoạt chi
đồn có chủ đề, nhằm giải quyết một hoặc một số vấn đề về tư
tưởng trong nội bộ đoàn viên tại chi đoàn khu phố (ấp). Bí thư
chi đồn cần lựa chọn nội dung và hình thức sinh hoạt phù hợp.

Các hình thức có thể sử dụng để tổ chức sinh hoạt chi đoàn chủ
điểm là: tọa đàm, diễn đàn, hội thảo, đối thoại, giao lưu gặp gỡ...
3. Ngày chi đoàn cùng hành động:

- Đánh giá, tổng kết hoạt động của chi đoàn trong thời gian
qua, nêu rõ các kết quả đã đạt được, những vấn đề cần lưu ý,
khắc phục. Bí thư chi đồn cần khơi dậy trong đoàn viên, thanh
niên niềm phấn khởi vì những đóng góp của họ.

Ngày chi đồn cùng hành động là ngày hành động tập thể của
đoàn viên trong chi đoàn khu phố (ấp) để thực hiện một hoặc
một số công việc, trong một thời gian xác định, nhằm đạt một số
yêu cầu nhất định đã được đề ra.

Bàn bạc, thảo luận và đi đến thống nhất những công việc cụ
thể mà chi đoàn sẽ thực hiện trong thời gian tới, phân cơng
nhiệm vụ cho từng đồn viên. Nội dung công việc cần bám sát
theo Nghị quyết Đại hội chi đoàn, theo định hướng chỉ đạo của
Đoàn cấp trên, cấp ủy và xuất phát từ nhu cầu của đoàn viên,
thanh niên hoặc tổ chức các nội dung hoạt động phong trào
theo chương trình cơng tác của chi đồn đã được thống nhất
trong toàn thể đoàn viên.

Ban chấp hành chi đồn khu phố (ấp) lựa chọn nội dung cơng
việc dự kiến sẽ làm, thảo luận trong buổi họp chi đoàn và triển
khai cho đoàn viên đăng ký tham gia, thống nhất các yêu cầu
thực hiện đối với đoàn viên trước khi tổ chức ngày cùng hành
động. Sau khi tổ chức ngày cùng hành động, Ban chấp hành chi
đoàn khu phố (ấp) cần tổng kết khen thưởng biểu dương các cá
nhân đồn viên điển hình để phát huy nhân tố tích cực.


- Nắm bắt tâm tư, tình cảm, nguyện vọng của đồn viên,
thanh niên để từ đó kịp thời giải quyết những vấn đề về tư
tưởng của đoàn viên. Đối với những vấn đề mà chi đồn khơng
có khả năng giải quyết thì báo cáo xin ý kiến của Đồn phường,
xã, với chi bộ khu phố, ấp để có hướng xử lý thích hợp.
- Tổ chức sinh hoạt văn nghệ, trị chơi tập thể, tạo khơng khí
vui tươi, sinh động.
Trong các buổi họp chi đồn, Bí thư chi đồn khu phố (ấp)
cần chú ý khơi gợi sự sáng tạo, đóng góp ý kiến của các bạn
đoàn viên để hoạt động chi đoàn đáp ứng đúng nhu cầu nguyện
vọng của đoàn viên.

Trong sinh hoạt chi đoàn khu phố (ấp), khi cần thiết có thể
mời thêm các ban thanh niên tham gia để tạo điều kiện cho
thanh niên hiểu thêm về chương trình hành động của Đồn,
nhằm xây dựng tình cảm tích cực của thanh niên đối với tổ chức
Đoàn.


ĐẠI HỘI CHI ĐỒN
1. Ý nghĩa:
- Đại hội chi đồn nhằm tổng kết, đánh giá hoạt động của chi
đoàn trong một nhiệm kỳ (mặt mạnh, hạn chế), đề ra phương
hướng hoạt động cho nhiệm kỳ sau và bầu Ban chấp hành mới
để lãnh đạo chi đoàn giữa 2 kỳ đại hội.
2. Cơng tác chuẩn bị đại hội chi đồn:
Để đại hội chi đồn thành cơng, chi đồn cần đầu tư thật tốt
cho công tác chuẩn bị đại hội, bao gồm các bước sau:
- Lập kế hoạch tổ chức đại hội trên cơ sở định hướng chỉ đạo

của Đoàn cấp trên. Kế hoạch cần xác định rõ: thời gian, địa điểm
tổ chức đại hội, các nội dung chính trong đại hội và phân cơng
người chuẩn bị.
- Ban chấp hành chi đồn dự thảo báo cáo hoạt động chi đoàn
trong nhiệm kỳ vừa qua, phương hướng hoạt động trong nhiệm
kỳ tới, bản kiểm điểm Ban chấp hành chi đoàn trong việc lãnh
đạo chi đoàn thực hiện nghị quyết của chi đoàn.
- Chuẩn bị đề án nhân sự Ban chấp hành mới.
- Xin ý kiến Đoàn cấp trên và cấp ủy chi bộ về những vấn đề
nêu trên.
- Triệu tập đoàn viên dự đại hội, phân cơng đồn viên thực
hiện các khâu trong cơng tác tổ chức đại hội (trang trí, điều
khiển chương trình, các hoạt động trước, trong và sau đại hội…)
để đại hội chi đoàn thực sự trở thành một sinh hoạt chính trị
quan trọng nhất, thể hiện ý thức trách nhiệm của từng đoàn
viên.
Đại hội, hội nghị chi đoàn chỉ có giá trị tiến hành khi có ít
nhất 2/3 số Đồn viên trong chi đồn tham dự.
3. Chương trình đại hội:

- Chào cờ – Quốc ca – Đoàn ca.
- Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu.
- Bầu chủ tọa đại hội, chủ tọa giới thiệu thư ký của đại hội.
- Chủ tọa cơng bố chương trình đại hội (có biểu quyết thống
nhất của đại hội).
- Chủ tọa trình bày báo cáo của Ban chấp hành đánh giá tình
hình tổ chức và hoạt động nhiệm kỳ qua, chương trình cơng tác
nhiệm kỳ tới và bản kiểm điểm Ban chấp hành.
- Đại hội thảo luận báo cáo, phương hướng, bản kiểm điểm.
- Đại diện cấp ủy chi bộ và Đoàn cấp trên phát biểu ý kiến

- Chủ tọa công bố Ban chấp hành cũ hết nhiệm kỳ, đại hội
tiếnhành bầu Ban chấp hành mới; Trình bày yêu cầu, cơ cấu,
tiêu chuẩn Ủy viên Ban chấp hành mới. Giới thiệu nhân sự dự
kiến của Ban chấp hành cũ và hướng dẫn đại hội thảo luận và
giới thiệu người ứng cử vào Ban chấp hành mới.
- Chủ tọa đại hội trả lời, giải thích những ý kiến của đồn
viên, quyết định cho rút tên hoặc không cho rút tên khỏi danh
sách bầu cử. Đại hội biểu quyết thống nhất danh sách bầu cử.
- Bầu tổ bầu cử. Tổ bầu cử hướng dẫn thể lệ bầu cử.
- Tiến hành bầu cử, công bố kết quả, Ban chấp hành mới ra
mắt.
- Thông qua nghị quyết của đại hội.
- Bế mạc đại hội.
4. Cách thức tổ chức đại hội chi đoàn:
Đại hội chi đoàn là sinh hoạt chính trị quan trọng, phải được
thực hiện một cách nghiêm túc, đúng nguyên tắc điều lệ.


Thời gian: chi đoàn phải lựa chọn thời điểm tổ chức đại hội
phù hợp với điều kiện thuận lợi của đa số đoàn viên để đảm bảo
đoàn viên của chi đoàn được tham dự đầy đủ.
Địa điểm: Đại hội chi đồn cần được tổ chức tại hội trường,
phịng họp, phịng học … để tạo khơng khí nghiêm túc.
Khách mời: Đại diện Đoàn cấp trên, đại diện cấp ủy chi bộ,
các đoàn thể, các đơn vị kết nghĩa, giao lưu, các đội hình thanh
niên của chi đồn,….
Trang trí buổi lễ:
- Phơng trang trí gồm có: Cờ nước, cờ Đồn, chân dung Chủ tịch
Hồ Chí Minh
ĐỒN TNCS HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TIỀN GIANG
LCĐ KHOA ..............................................
ĐẠI HỘI CHI ĐOÀN .......................
NHIỆM KỲ ......................................
- Các khẩu hiệu: “Sống chiến đấu, học tập, lao động theo gương
Bác Hồ vĩ đại”...
- Trên bàn chủ tọa, bàn thư ký, bàn đại biểu khách mời nên có
bình hoa.
5. Nhiệm vụ của từng bộ phận trong đại hội:
Chủ tọa đại hội: (Số lượng từ 1 – 3) là người có nhiệm vụ điều
hành đại hội theo chương trình đã được đại hội thảo luận, thống
nhất; hướng dẫn cho đoàn viên thảo luận, biểu quyết văn kiện
đại hội; lãnh đạo việc bầu cử, quyết định cho rút tên hay không
cho rút tên trong danh sách bầu cử; giải quyết những vấn đề
phát sinh trong quá trình diễn ra đại hội… Do đó, chủ tọa đại hội
nên bầu chọn những cán bộ, đồn viên có khả năng tổ chức,
điều hành, có uy tín và nắm chắc nguyên tắc điều lệ. Cơ cấu chủ
tọa nên chú ý đến Ban chấp hành cũ, nhân sự dự kiến tham gia
Ban chấp hành mới.

Thư ký đại hội: (Số lượng từ 1 - 2) là người ghi biên bản đại
hội, tổng hợp ý kiến phát biểu và các biểu quyết trong đại hội.
Tổ bầu cử: (Số lượng từ 2 – 3) có nhiệm vụ hướng dẫn thể lệ
bầu cử, chuẩn bị phiếu bầu hợp lệ, kiểm phiếu và công bố kết
quả bầu cử, làm biên bản bầu cử.
6. Việc bầu cử tại đại hội chi đoàn:
Nguyên tắc bầu cử trong đại hội:
- Khi bầu cử hay biểu quyết phải có quá nửa (1/2) số phiếu
bầu (kể cả phiếu hợp lệ và không hợp lệ) hoặc quá nửa số người
có mặt tán thành thì người được bầu mới trúng cử và nghị

quyết mới có giá trị.
- Trường hợp bầu lần thứ nhất chưa đủ số lượng đã quyết
định bầu thì phải tiếp tục bầu lần thứ hai để lựa chọn trong số
còn lại của danh sách bầu cử. Nếu bầu lần thứ hai vẫn chưa đủ
thì việc có tiếp tục bầu nữa hay khơng do đại hội quyết định.
- Trường hợp số người được quá nửa số phiếu bầu nhiều hơn
số lượng được bầu thì chỉ lấy đủ số được bầu và lấy từ người
Cao phiếu nhất trở xuống.
- Trường hợp số cuối cùng của số lượng định bầu có 2 người
trở lên và có số phiếu bằng nhau thì phải tổ chức bầu lại, trong
số những người đó chọn lấy người cao phiếu hơn. Người trúng
cử trong số đó cũng phải có quá nửa số phiếu bầu.
Bầu chủ tọa đại hội:
- Sau nghi thức khai mạc, người dẫn chương trình sẽ điều
khiển bầu chủ tọa đại hội. Đối với những chi đồn có từ 3-8
đồn viên: bầu 1 đồng chí chủ tọa hội nghị (có thể là Bí thư chi
đồn). Đối với chi đồn có đồn số đơng có thể bầu 3 đồng chí
vào Đồn chủ tịch điều hành đại hội.
- Việc bầu chủ tọa đại hội tiến hành bằng hình thức biểu
quyết.


Bầu tổ bầu cử: có thể bầu từ 2-3 đồng chí bằng hình thức biểu
quyết
Bầu Ban chấp hành mới:
Việc bầu Ban chấp hành mới được tiến hành bằng hình thức
bỏ phiếu kín.
- Chi đồn có từ 3 – 8 đồn viên: bầu Bí thư, nếu cần thiết có
thể bầu thêm Phó bí thư.
- Chi đồn có từ 9 đồn viên trở lên: bầu từ 3-5 Ủy viên Ban

chấp hành.
Lưu ý: Việc bầu trực tiếp Bí thư tại đại hội: chỉ nên áp dụng
đối với những chi đoàn được Đoàn cấp trên trực tiếp phân loại
chất lượng từ khá trở lên. Khi bầu trực tiếp Bí thư, mỗi đồn
viên phải phát huy tinh thần trách nhiệm cao, thực sự dân chủ
thảo luận, phân tích kỹ tiêu chuẩn của Bí thư để bầu cử có chất
lượng.
Có thể tiến hành bằng một trong các cách:
- Đại hội bầu trực tiếp Bí thư xong, sau đó bầu các Ủy viên
Ban chấp hành cịn lại.
- Đại hội bầu xong Ban chấp hành, sau đó đại hội bầu trực
tiếp Bí thư trong số các Ủy viên Ban chấp hành đó .
Bầu đại biểu dự đại hội Đồn cấp trên: tiến hành bằng hình
thức bỏ phiếu kín theo số lượng đại biểu được Đoàn cấp trên
phân
bổ.
7. Những thủ tục cần thiết để được Đoàn cấp trên chuẩn y
kết quả đại hội:
Sau đại hội, Ban chấp hành chi đồn tiến hành họp phiên đầu
tiên phân cơng nhiệm vụ các Ủy viên Ban chấp hành do Bí thư
chi đồn cũ triệu tập.
Thủ tục đề nghị Đoàn cấp trên chuẩn y kết quả đại hội gồm:

- Biên bản đại hội chi đoàn, kèm biên bản bầu cử Ban chấp
hành chi đồn mới.
-Biên bản họp phân cơng Ban chấp hành.
- Danh sách trích ngang Ban chấp hành mới.
- Bản đề nghị Đoàn cấp trên chuẩn y kết quả.



Mẫu 01
ĐỒN....................................
BCH ………………………….
***

ĐỒN TNCS HỒ CHÍ MINH
……………., ngày … tháng … năm

NGHỊ QUYẾT
ĐẠI HỘI CHI ĐOÀN ……………………….
NHIỆM KỲ ……………. (…………. - ……………)
Đại hội chi đoàn …………… nhiệm kỳ …………(……..-……….) với
…. đoàn viên đã diễn ra vào ngày ……….. Đại hội đã diễn ra
nghiêm túc, trách nhiệm, dân chủ.
Đại hội đã nghe trình bày báo cáo đánh giá hoạt động nhiệm
kỳ ……, báo cáo kiểm điểm Ban chấp hành nhiệm kỳ …….., nội
dung phương hướng nhiệm kỳ …….. Trên cơ sở ý kiến thảo luận
của Đại hội và kết quả biểu quyết;
QUYẾT NGHỊ
1. Thông qua các văn kiện của Ban chấp hành chi đồn nhiệm
kỳ ………trình đại hội nhiệm kỳ ……. cùng những nội dung đã
được biểu quyết bằng phiếu và công bố trước đại hội.
2. Giao cho Ban chấp hành chi đoàn nhiệm kỳ ……. căn cứ vào
kết quả thảo luận, kết quả phiếu biểu quyết đã được công bố,
tiếp thu ý kiến chỉ đạo của cấp ủy và Đoàn cấp trên để hồn
chỉnh nội dung văn kiện chính thức của đại hội và ban hành.
3. Ban chấp hành chi đồn nhiệm kỳ ……. có trách nhiệm cụ
thể hóa nghị quyết đại hội, xây dựng kế hoạch triển khai thực
hiện đạt kết quả cao nhất.
ĐẠI HỘI CHI ĐOÀN ……..

NHIỆM KỲ ……. (………-………….)

Mẫu 02
ĐỒN....................................
BCH ………………………….
***

ĐỒN TNCS HỒ CHÍ MINH
……………., ngày … tháng … năm

BIÊN BẢN
ĐẠI HỘI CHI ĐOÀN ……………………
NHIỆM KỲ …….. (……………-…………..)
Vào lúc ………… ngày …………………. Tại …………………………
Chi đoàn ………………… đã tiến hành đại hội nhiệm kỳ …………
(………..-……….) với nội dung như sau:
1. Thành phần tham dự:
- Lãnh đạo:
- Đoàn viên tham dự: …….. đồng chí / tổng số đồn viên chi đoàn
………. tỷ lệ %
2. Thành phần điều khiển đại hội:
- Chủ tọa (chủ trì đại hội): Đ/c …………….
- Thư ký đại hội: Đ/c …………………
3. Nội dung văn kiện:
a. Những vấn đề góp ý cho báo cáo hoạt động và báo cáo kiểm
điểm:
b. Những vấn đề góp ý cho phương hướng hoạt động và chỉ tiêu:
4. Nhân sự:
a. Góp ý cho đề án nhân sự, biểu quyết đề án:
b. Thảo luận danh sách nhân sự:

- Ý kiến đóng góp; Ứng cử, đề cử; Biểu quyết rút tên khỏi danh sách
bầu cử
c. Bầu tổ bẩu cử và tiến hành bầu cử:
d. Cơng bố kết quả trúng cử gồm các đồng chí với số phiếu: ……….
5. Thông qua Nghị quyết đại hội, biểu quyết Nghị quyết (kết quả
biểu quyết:../.. tỷ lệ..%)
6. Bế mạc Đại hội:
Biên bản đại hội kết thúc vào lúc ……………ngày ………………
CHỦ TỌA
THƯ KÝ


Mẫu 03
ĐỒN....................................
BCH ………………………….
***

ĐỒN TNCS HỒ CHÍ MINH
……………., ngày … tháng … năm

BIÊN BẢN KIỂM PHIẾU
BẦU BAN CHẤP HÀNH CHI ĐOÀN ....................
NHIỆM KỲ………(……….-……………)
Hôm nay vào lúc …….. giờ ……… phút, ngày …….. tháng …….. năm
Tại ……………………………………………
Tổ bầu cử chúng tôi gồm:
1. Đ/c ………………………………………………………….. Tổ trưởng
2. Đ/c ………………………………………………………….. Thành viên
3. Đ/c ………………………………………………………….. Thành viên
Tiến hành kiểm phiếu bầu cử Ban chấp hành…………………………

nhiệm kỳ …….. (………….-………)
Số lượng ủy viên Ban chấp hành phải bầu là: ............ đồng chí
Danh sách ứng cử viên là: .......................................... đồng chí
Tổng số phiếu phát ra:………………………………. phiếu
Tổng số phiếu thu vào:……………………………… phiếu
Số phiếu hợp lệ:…………………………………….. phiếu
Số phiếu không hợp lệ:……………………………... phiếu
Kết quả kiểm phiếu đối với từng ứng cử viên như sau:
1. Đ/c …………………………………. ………….phiếu, đạt ………..%
2. Đ/c …………………………………. ………….phiếu, đạt ………..%
3. Đ/c …………………………………. ………….phiếu, đạt ………..%
4. Đ/c …………………………………. ………….phiếu, đạt ………..%
5. Đ/c …………………………………. ………….phiếu, đạt ………..%
(Ghi theo danh sách phiếu bầu)
Căn cứ vào kết quả biểu quyết số lượng ủy viên Ban chấp hành
tại đại hội đã thông qua, đối chiếu với nguyên tắc trúng cử theo

quy định của điều lệ Đồn, những đồng chí có tên sau trúng cử
vào Ban chấp hành ………….nhiệm kỳ …….. (………..-………) theo
thứ tự từ cao xuống thấp là:
1. Đ/c …………………………………. ………….phiếu, đạt ………..%
2. Đ/c …………………………………. ………….phiếu, đạt ………..%
3. Đ/c …………………………………. ………….phiếu, đạt ………..%
Biên bản kết thúc lúc ……….. giờ ………. cùng ngày.
TM. TỔ BẦU CỬ
TỔ TRƯỞNG
(Ký và ghi rõ họ tên)

Mẫu 04
ĐOÀN....................................

BCH ………………………….
***

ĐỒN TNCS HỒ CHÍ MINH
……………., ngày … tháng … năm ……

BIÊN BẢN
Họp phân tích chất lượng đồn viên
……………. năm …………
Vào lúc …………… tại ……………………..
Căn cứ hướng dẫn của Đoàn cấp trên về việc phân tích chất
lượng đồn viên.
Chi đồn …………… đã tiến hành họp phân tích chất lượng đồn
viên với nội dung và kết quả như sau:
1. Thành phần tham dự:
- Chủ tọa: Đ/c ………………..; Thư ký: Đ/c …………………
- Đoàn viên tham dự: …………… đồng chí / tổng số đồn viên chi
đồn
2. Phân tích chất lượng đồn viên:


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×