Tải bản đầy đủ (.pdf) (92 trang)

Triển khai ipv6 trên nền ipv4, ứng dụng trong mạng ip mpls

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.5 MB, 92 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
-----------------------------------------

Nguyễn Việt Dương

TRIỂN KHAI IPV6 TRÊN NỀN IPV4, ỨNG DỤNG
TRONG MẠNG IP-MPLS

Chuyên ngành: Kỹ thuật truyền thông

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC
Kỹ thuật truyền thông

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. Hoàng Mạnh Thắng

Hà Nội – 4/2013


MỤC LỤC
MỤC LỤC ..................................................................................................................1
LỜI CAM ĐOAN ......................................................................................................7
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ......................................................................8
LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................9
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ THẾ HỆ ĐỊA CHỈ IPV6 .................................11
1.1

TÀI NGUYÊN ĐỊA CHỈ IP........................................................................11

1.1.1. Sự cạn kiệt về số lượng địa chỉ IPv4 ......................................................11


1.1.2. Mục tiêu trong phát triển thế hệ địa chỉ IPv6 .........................................12
1.2.

CÁC BIỂU DIỄN ĐỊA CHỈ IPV6 ...............................................................13

1.2.1. Cách biểu diễn ........................................................................................13
1.2.2. Cấu trúc của một địa chỉ IPv6 ................................................................15
1.2.3. Định danh giao diện trong địa chỉ IPv6 ..................................................15
1.3.

CÁC DẠNG ĐỊA CHỈ IPV6 .......................................................................16

1.3.1. Khái quát chung về phân loại địa chỉ IPv6 .............................................16
1.3.2. Địa chỉ Unicast .......................................................................................17
1.3.3. Địa chỉ Anycast.......................................................................................21
1.3.4. Địa chỉ Multicast.....................................................................................22
1.3.5. Bảng tóm tắt các dạng địa chỉ IPv6 ........................................................25
1.4.

CÁC ĐẶC TÍNH CỦA ĐỊA CHỈ IPV6 ......................................................25

1.4.1. Khái quát chung ......................................................................................25
1.4.2. Chất lương dịch vụ QoS trong thế hệ địa chỉ IPv6 .................................27
1.4.3. Bảo mật trong thế hệ địa chỉ IPv6 ..........................................................29
CHƯƠNG 2: CÁC GIẢI PHÁP CHUYỂN ĐỔI HẠ TẦNG IPV4 -IPV6 .........31
1.2

TỔNG QUAN VỀ CÔNG NGHỆ CHUYỂN ĐỔI IPV4-IPV6 ..................31

2.1.1. Dual Stack...............................................................................................31

2.1.2. Công nghệ đường hầm............................................................................32
2.1.3. Công nghệ chuyển đổi ............................................................................34
2.2.

MỘT SỐ CÔNG NGHỆ ĐƯỜNG HẦM ...................................................34
1


2.2.1. Cấu hình bằng tay đường hầm ................................................................34
2.2.2. Tunnel Broker .........................................................................................35
2.2.3. Công nghệ đường hầm 6to4. ..................................................................39
CHƯƠNG 3: TỔNG QUAN VỀ MPLS ................................................................42
3.1

CÁC THÀNH PHẦN CỦA MPLS .............................................................42

3.1.1 Khái quát MPLS .....................................................................................42
3.1.2. Các khái niệm cơ bản của mạng MPLS..................................................44
3.2.

QUÁ TRÌNH XỬ LÝ CƠ BẢN CỦA MPLS .............................................49

3.3.

PHÂN BIỆT CHUYỂN MẠCH NHÃN VÀ CHUYỂN MẠCH THƠNG

THƯỜNG ..............................................................................................................49
3.4.

MƠ HÌNH CHUYỂN GĨI TIN TRONG MPLS ........................................50


3.5.

VÍ DỤ VỀ CHUYỂN GĨI TIN TRONG MPLS ........................................50

3.6.

GIAO THỨC BÁO HIỆU CHO MPLS (MPLS SIGNALING

PROTOCOL) .........................................................................................................54
3.7.

GIAO THỨC PHÂN PHỐI NHÃN (LDP) .................................................55

3.8.GIAO THỨC PHÂN PHỐI NHÃN DỰA TRÊN RÀNG BUỘC (CR-LDP) ..64
CHƯƠNG 4: MÔ PHỎNG DỊCH VỤ CHẠY TRÊN NỀN IPV4/MPLS ..........68
4.1.

DANH SÁCH CÁC THIẾT BỊ VÀ QUY HOẠCH ĐỊA CHỈ IP CHO CÁC

THIẾT BỊ TƯƠNG ỨNG ......................................................................................69
4.1.1. Danh sách các thiết bị .............................................................................69
4.1.2. Quy hoạch địa chỉ IP các thiết bị tương ứng ..........................................70
4.2.

CÁC BÀI TEST THỬ NGHIỆM IPV6 CHO CÁC DỊCH VỤ ...................71

4.2.1. Chức năng 6PE các thực thể trên lớp Core: PE, RR & AABR ..............71
4.2.2. Kiểm tra chức năng Dual stack và DHCP IPv6 trên BRAS ...................72
4.3.


THỬ NGHIỆM DỊCH VỤ IPV6 L3 VPN TRÊN LAB CỦA VTN ...........74

4.3.1. Khai báo VRF theo công nghệ 6VPE trên PE để định tuyến tĩnh với
CE…… ..............................................................................................................74
4.3.2. Định tuyến tĩnh với nhiều Site khách hàng qua VRF theo công nghệ
6VPE trên PE .....................................................................................................75
2


4.3.3. Định tuyến qua miền MPLS IPv4 theo công nghệ 6VPE trên PE không
sử dụng RR ........................................................................................................77
4.3.4. Định tuyến qua miền MPLS IPv4 theo công nghệ 6VPE trên PE sử dụng
RR….. ................................................................................................................79
4.3.5. Khả năng cung cấp dịch vụ End-to-End cho IPv6 L3 VPN theo công
nghệ 6VPE .........................................................................................................81
4.3.6. Khả năng đảm bảo QoS cho dịch vụ IPv6 L3 VPN theo công nghệ
6VPE.. ................................................................................................................83
4.3.7. Khả năng mở rộng dịch vụ IPv6 L3 VPN theo kỹ thuật Back-to-Back
VRF… ................................................................................................................86
4.3.8. Khả năng mở phiên Telnet từ CE tới PE theo dịch vụ IPv6 L3 VPN ....88
4.3.9. Kết luận ...................................................................................................89
KẾT LUẬN ..............................................................................................................90
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................91

3


DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1.1: Cấu trúc chung địa chỉ IPv6 ......................................................................15

Hình 1.2. Cấu trúc địa chỉ Link – local .....................................................................18
Hình 1.3. Cấu trúc địa chỉ Site – local ......................................................................18
Hình 1.4. Cấu trúc địa chỉ Global Unicast ................................................................19
Hình 1.5. Cấu trúc địa chỉ Multicast .........................................................................23
Hình 1.6. Cấu trúc header địa chỉ IPv6 .....................................................................28
Hình 2.1. Cơng nghệ Dual Stack...............................................................................32
Hình 2.2. Cơng nghệ đường hầm ..............................................................................32
Hình 2.3. Cơng nghệ chuyển đổi...............................................................................34
Hình 2.4. Cơng nghệ Tunnel Broker .........................................................................36
Hình 2.5. Mơ hình tunnel Broker ..............................................................................36
Hình 2.6. Dạng địa chỉ IPv6 dùng trong Tunnel 6to5 ...............................................40
Hình 2.7. Các thành phần của Tunnel 6to4 ...............................................................40
Hình 3.1. Cấu trúc nhãn trong MPLS .......................................................................45
Hình 3.2. Ngăn xếp nhãn trong MPLS.....................................................................46
Hình 3.3. Một mơ hình trung chuyển lưu..................................................................46
Hình 3.4. Quá trình xử lý cơ bản của MPLS ............................................................49
Hình 3.5. Mơ hình chuyển gói tin trong MPLS ........................................................50
Hình 3.6. Gán FEC vào nhãn ....................................................................................51
Hình 3.7. Chuyển tiếp nhãn.......................................................................................52
Hình 3.8. Gỡ bỏ nhãn MPLS ở LSR lối ra ................................................................53
Hình 3.10. Thủ tục phát hiện LSR lân cận ................................................................57
Hình 3.11. Tiêu đề LDP ............................................................................................58
Hình 3.12. Mã hố TLV ...........................................................................................58
Hình 3.13. Khn dạng các bản tin LDP .................................................................59
Hình 3.14. Quá trình xây dựng một LSP .................................................................62
Hình 3.15. Ví dụ về việc phân phối nhãn..................................................................64
Hình 4.1: Mơ hình thử nghiệm chung .......................................................................69
4



Hình 4.2. Mơ hình thực thể IP Core ..........................................................................71
Hình 4.3. Mơ hình kiểm tra chức năng Dual stack và DHCP IPv6 ..........................72
trên BRAS .................................................................................................................72
Hình 4.4. Mơ hình kiểm tra khai báo VRF theo công nghệ 6VPE trên PE để định
tuyến tĩnh với CE ......................................................................................................74
Hình 4.5. Mơ hình kiểm tra khả năng định tuyến tĩnh với nhiều Sites khách hàng
qua VRF theo cơng nghệ 6VPE trên PE ...................................................................76
Hình 4.6. Mơ hình kiểm tra khả năng định tuyến qua miền MPLS IPv4 theo cơng
nghệ 6VPE trên PE khơng sử dụng RR ....................................................................77
Hình 4.7. Mơ hình Định tuyến qua miền MPLS IPv4 theo cơng nghệ 6VPE trên PE
sử dụng RR ................................................................................................................79
Hình 4.8. Mơ hình kiểm tra khả năng cung cấp dịch vụ End-to-End cho IPv6 L3
VPN triển khai theo cơng nghệ 6VPE ......................................................................81
Hình 4.9. Mơ hình kiểm tra khả năng đảm bảo QoS cho dịch vụ IPv6 L3 VPN theo
cơng nghệ 6VPE ........................................................................................................84
Hình 4.10. Mơ hình Kiểm tra Khả năng mở rộng dịch vụ IPv6 L3 VPN theo kỹ
thuật Back-to-Back VRF. ..........................................................................................86
Hình 4.11. Mơ hình Kiểm tra khả năng mở phiên Telnet từ CE tới PE theo dịch vụ
IPv6 L3 VPN .............................................................................................................88

5


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Bảng số liệu tiêu dùng IPv4 qua các năm.................................................11
Bảng 1.2. Bảng giới thiệu vài dạng địa chỉ IPv6 ......................................................15
Bảng 1.3. Bảng giá trị Scope.....................................................................................24
Bảng 1.4. Bảng tóm tắt các địa chỉ IPv6 ...................................................................25

6



LỜI CAM ĐOAN
Tên tôi là Nguyễn Việt Dương – học viên lớp Cao học Kỹ thuật truyền thơng 1
– Khóa 2011 – Viện Điện tử viễn thông – Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội. Tôi
xin cam đoan bản luận văn thạc sỹ kỹ thuật ngày do tôi tự làm, không sao chép
nguyên bản của ai. Các nguồn tài liệu là do tôi thu thập và dịch từ các tài liệu chuẩn
nước ngoài. Số liệu trong bản luận văn này là số liệu thực tế, khơng bịa đặt.
Nếu có bất cứ sai phạm nào tôi xin chịu trách nhiệm trước hội đồng tốt nghiệp
và nhà trường.
Học viên cao học:

Nguyễn Việt Dương

7


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
IOS

Inter-work Operating System

IP

Internet Protocol

TCP

Transmission Control Protocol


LSA

Link State Algorithm

CSPF

Constrained Shorsters Path First

LAN

Local Area Network

FEC

Label Forwading Equivalence

ISP

Internet Service Provider

ASBR

Autonomous System Boundary Router

AS

Autonomous System

RIP


Routing Information Protocol

BGP

Border Gateway

IGRP

Interior Gateway Routing Protolcol

OSP

Open Shorst Path First

EIGRP

Enhanced Interior Gateway Protocol

LER

Label Edge Router

NGN

Next Genaration Network

LSR

Label Switching Router


VLSM

Variable Length Subnet Masking

SPF

Shorts Path First

EGP

Exterior Gateway Protocol

AD

Administrative Distance

CSNP

Complete Sequence Number Packet

DIS

Designated System

CLNP

Connectionless Network Protocol

ES


End System

MTU

Maximum Transmision Unit

NET

Network Entity Title

CLNS

Connectionless Netwok Service

NSE

Network Selector

NSAP

Network Service Access Point

PDU

Protocol Data Unit

PSNP

Partial Sequence Number Packet


IS

Intermediate Sytem

LDP

Label Distrubution Protocol

RR

Router Reflector

IBGP

Interior Border Gateway Protocol

PDU

Protocol Data Unit

ARP

Address Resolution Protocol

LSP

Link State PDU

ICMP


Internet Protocol Message Protocol

LSP

Lable Switch Path

EBGP

Exterior Border Gateway Protocol

MED Multi Exit Disc

RSVP

Resource ReserVation Protocol

P

Provider Router

MPLS

Multi Protocol Label Switch

TE

Traffic Engineering

IGP


Interior Gateway Protocol

PE

Provider Edge Router

LFIB

Label forwarding information base

8


MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài
Địa chỉ của các máy tính trên Internet hiện nay đang được đánh số theo thế
hệ địa chỉ phiên bản 4 (IPv4) gồm 32 bit. Trên lý thuyết, không gian IPv4 bao gồm
hơn 4 tỉ địa chỉ (thực tế thì ít hơn). Tuy nhiên đứng trước sự phát triển mạnh mẽ về
số lượng các thiết bị trên mạng lưới thì xảy ra nguy cơ thiếu hụt không gian địa chỉ
IPv4; cùng với những hạn chế trong công nghệ và những nhược điểm của IPv4 đã
thúc đẩy sự ra đời của một thế hệ địa chỉ Internet mới IPv6. IPv6 được thiết kế với
hy vọng khắc phục những hạn chế vốn có của địa chỉ IPv4 như bị hạn chế về không
gian địa chỉ, cấu trúc định tuyến và bảo mật, đồng thời đem lại những đặc tính mới
thỏa mãn các nhu cầu dịch vụ của thế hệ mạng mới như khả năng tự động cấu hình
mà khơng cần hỗ trợ của máy chủ DHCP, cấu trúc định tuyến tốt hơn, hỗ trợ tốt hơn
multicast, hỗ trợ bảo mật và cho di động tốt hơn. Để có thể đưa IPv6 vào trong ứng
dụng cho các dịch vụ với mục đích cao nhất là mang đến cho các khách hàng và
người dùng hiện nay, đề tài: “Triển khai IPv6 trên nền IPv4, ứng dụng trong
mạng IP-MPLS” được lựa chọn để nghiên cứu.
Lịch sử nghiên cứu

IPv6 được nghiên cứu, phát triển từ lâu (từ 1998 do IETF - Internet
Engineering Task Force, chính thức được IANA ủy thác vào giữa tháng 7/1999)
nhưng việc đưa vào ứng dụng thực tế khá chậm chạm. Hầu hết các nhà điều hành hệ
thống mạng, các ISP trên toàn cầu đều đã đăng ký địa chỉ IPv6, nhưng theo các
thống kê gần đây (hình 3), chỉ có khoảng 1% IPv6 được triển khai sử dụng. Cụ thể,
tại Việt Nam, theo thông tin từ Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC) do thấy số
lượng IPv4 vẫn còn đủ dùng, nên các doanh nghiệp gần như chưa chú trọng đến
việc thay thế, hơn nữa, việc đổi sang IPv6 đối với các dịch vụ mà họ cung cấp phải
mất thời gian thử nghiệm và chi phí cho việc nâng cấp, đầu tư trang thiết bị mới,
nhân lực... nên doanh nghiệp càng không hào hứng. Mãi đến thời gian gần đây, khi
địa chỉ IPv4 sắp hết, các ISP đưa ra mức "báo động đỏ" cùng nhiều chính sách "ưu
đãi" thì IPv6 mới được "tăng tốc" trở lại.
9


Mục đích nghiên cứu
Luận văn đưa ra cái nhìn về cơ sở lý thuyết về IPv6, những thực tiễn để ra
đời công nghệ IPv6, những so sánh giữa IPv6 và IPv4, qua đó luận văn nêu lên
nhưng giải pháp để chuyển đổi hạ tầng IPv4-IPv6. Luận văn cũng nêu lên nhưng cơ
sở lý thuyết chung và thực tiễn về công nghệ MPLS và các giao thức mạng được
ứng dụng trong các hệ thống mạng của các ISP tại Việt Nam nói chung và của
VNPT nói riêng. Đó là những giao thức căn bản của công nghệ MPLS, nhưng luôn
được sử dụng một các rộng rãi và linh hoạt trong hệ thống mạng IP-MPLS hiện nay.
Từ đó, luận văn xây dựng nên những kịch bản mô phỏng triển khai IPv6 trên IPv4,
ứng dụng trong mạng IP-MPLS, và quan trọng nhất là kiểm thử IPv6 có thể ứng
dụng cho các dịch vụ đang triển khai của VNPT như VPN, HSI.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là công nghệ IPv6, công nghệ chuyển mạch
nhãn đa giao thức MPLS, áp dụng và triển khai Ipv6 trên nền IPv4, ứng dụng trong
mạng IP/MPLS.

Phạm vi nghiên cứu tập trung vào tìm hiểu lý thuyết, rồi từ đó làm nền tảng
xây dựng, áp dụng vào trong hệ thống mạng hiện tại.
Phương pháp nghiên cứu
Tìm hiểu và khai thác các nguồn tài liệu từ bên ngoài như Internet, bài báo,
tài liệu tham khảo, tạp chí khoa học cơng nghệ.
Phối hợp với các đồng nghiệp, đối tác CTIN, Juniper nghiên cứu, thử nghiệm
trên những mơ hình lab thực tế.
Cấu trúc của luận văn
Ngoài lời mở đầu, mục lục, tài liệu tham khảo, luận văn được chia làm 4
chương.
Chương I: Tổng quan về thế hệ địa chỉ IPv6
Chương II: Các giải pháp chuyển đổi hạ tầng IPv4-IPv6
Chương III: Tổng quan về MPLS
Chương IV: Mô phỏng dịch vụ chạy trên nền IPv4/MPLS
10


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ THẾ HỆ ĐỊA CHỈ IPV6
1.1

TÀI NGUYÊN ĐỊA CHỈ IP

1.1.1. Sự cạn kiệt về số lượng địa chỉ IPv4
Trong hơn hai thập kỷ, chúng ta đã chứng kiến sự phát triển vô cùng mạnh
mẽ của Internet với giao thức IPv4. Khởi đầu từ những mạng nghiên cứu nhỏ đã trở
thành mạng toàn cầu – Internet to lớn, kết nối phi địa lý, phi khoảng cách. Cùng với
sự phát triển như vũ bão của máy tính, cơng nghệ thông tin, sự đa dạng của công
nghệ truyền dẫn và các dịch vụ mạng..đã làm cho kết nối mạng đã trở nên nhanh
hơn, mạnh hơn hàng ngàn, hàng triệu lần so với thời gian đầu. Thế hệ mạng thế hẹ
sau “Next Generation Netwok” xuất hiện với xu hướng hội nhập mạng viễn thông

và Internet ngày càng trở nên rõ nét, nhằm cung cấp một nề n tảng cơ sở hạ tầng
duy nhất với các loại hình dịch vụ. Trong cả năm 2009, tổng số IPv4 hệ thống quản
lý toàn cầu cấp phát là 203,4 triệu địa chỉ IPv4. Đây là lần đầu tiên trong suốt thời
kỳ phát triển của Internet, số lượng IPv4 cả thế giới tiêu dùng trong năm vượt qua
ngưỡng 200 triệu IP.
Số liệu tiêu dùng IPv4 qua các năm (đơn vị triệu địa chỉ)
Năm

2006

Số lượng địa 167,96

2007

2008

2009

177,80

197,27

203,40

chỉ IPv4
Bảng 1.1. Bảng số liệu tiêu dùng IPv4 qua các năm.
Như vật tới 2009, mức độ tiêu thụ IPv4 trong năm đã vượt qua con số 12
khối/8.
Hiện kho dự trữ IPv4 của tổ chức quản lý tên và số tồn cầu cịn 24 khối/8
(tương đương 9% tổng số IPv4 ). Mặc dù phân bổ cho toàn cầu tới hơn 12 khối/8

nhưng trong năm 2009, các tổ chức quản lý địa chỉ IPv4 cấp vùng (RIR) lấy từ
IANA có 8 khối/8. Kết quả hiện tại APNIC (phụ trách khu vực Châu Á Thái Bình
Dương) và ARIN (phụ trách khu vực Châu Mỹ) có mức IPv4 dự trữ dưới ngưỡng

11


quy định, các RIR cịn lại cũng có mức dự trữ kh ơng cao. Vì vật dự bán năm 2010,
lượng IPv4 các RIR xin cấp từ IANA sẽ lớn hơn con số 12 khối/8.
Từ thực tế đó, các tổ chức quốc tế dự báo giữa năm 2011 sẽ là thời điểm
khoảng dự trữ IANA xuống cịn 5/8. Khi đó theo chính sách đã ban hành IANA sẽ
ngừng phân bổ địa chỉ và phân chia đều cho 5 các RIR mỗi đơn vị một khối/8. Tiếp
sau thời điểm IANA hết địa chỉ, thời điểm cạn kiệt IPv4 tại từng khu vực tùy theo
lượng dữ trữ còn lại của RIR song cũng khơng cách nha q xá. Châu Á Thái Bình
Dương hiện là khu vực tiêu thụ IPv4 nhiều nhất toàn cầu. Thời điểm cạn kiệt IPv4
tại khu vực này dự báo rơi vào giữa năm 2012
Hiện tại, ba quốc gia đang sở hữu nhiều IPv4 nhất vẫn là Mỹ, Trung Quốc và
Nhật Bản. Trong năm 2009, Trung Quốc đã vượt qua Mỹ và trở thành quốc gia có
số lượng IPv4 xin cấp cao nhất trên toàn cầu với 50,65 triệu địa chỉ (tương đương 3
khối/8, chiếm ¼ tổng số IPv4 tiêu thụ của tồn cầu).
Với sự phát triển vơ cùng mạnh mẽ của Internet như vậy giao thức IPv4 với
32 bit địa chỉ đã bộc lộc một số hạn chế khiến những nhà nghiên cứu, những tổ chức
tiêu chuẩn hóa chịu trách nhiệm về hoạt dộng của mạng toàn cầu nhận thấy có sự
phát triển lên một tầng cao mới. Hiện giờ là giao thức IPv6, một giao thức cho
mạng thế hệ sau, một thế hệ địa chỉ mang tính cách mạng tồn cầu cho hệ thống
mạng Internet và viễn thơng.
1.1.2. Mục tiêu trong phát triển thế hệ địa chỉ IPv6
Thế hệ địa chỉ IPv6 được thiết kế với mục tiêu sau:
- Không gian địa chỉ lớn hơn và quản lý dễ dàng
- Hỗ trợ kết nối đầu cuối và loại bỏ hồn tồn cơng nghệ NAT

- Quản trị TCP/IP dễ dàng hơn: DHCP được sử dụng trong mạng IPv4 nhằm
giảm cấu hình thủ cơng TC/IP cho thiết bị. IPv6 được thiết kế với khả năng tự động
cấu hình mà khơng cần sử dụng máy chủ DHCP.
- Cầu hính định tuyến tốt hơn: định tuyến IPv6 được thiết kế hoàn toàn phân
cấp.

12


- Hỗ trợ tốt hơn Multicast: Multicast là một tùy chọn của địa chỉ IPv4, tuy
nhiên khả năng hỗ trợ và tính phổ dụng chưa cao.
- Hỗ trợ bảo mật tốt hơn: IPv4 được thiết kế tại thời điểm chỉ có các mạng
nhỏ, biết rõ là kết nối với nhau. Do vậy tính bảo mật chưa phải là vấn đề quan tâm.
Song hiện nay, bảo mật mạng Internet trở thành một vấn đề rất lớn, là mối quan tâm
hàng đầu.
- Hỗ trợ tốt hơn cho di động. Thời điểm IPv4 được thiết kế, chưa tồn tại khái
niệm IP di động. Trong thế hệ mạng mới, dạng thiết bị này ngày càng phát triển, địi
hỏi cấu trúc giao thức Internet có sự hỗ trợ tốt hơn.
1.2.

CÁC BIỂU DIỄN ĐỊA CHỈ IPv6
Địa chỉ IPv6 có chiều dài gấp 4 lần chiều dài địa chỉ IPv4, gồm 128 bit. Với

địa chỉ IPv4 là 32 bit sẽ có 232 tương đương với 4,294,967,296 địa chỉ, số địa chỉ
này là rất ít so với địa chỉ Ipv6 là 2128 tương đương 340, 282, 366, 920, 938, 463,
374, 607, 431, 768, 211, 456 (or 3.4 x 1038) địa chỉ. Từ đó có thể thấy được phần
nào lợi thế của địa chỉ IPv6
1.2.1. Cách biểu diễn
Địa chỉ IPv6 được biểu diễn bằng 128 bít nhị phân hoặc thành một dãy các
chữ số hexa. Tuy nhiên, nếu viết một dãy số 128 bít nhị phân quả là khơng thuận

tiện và để nhớ chúng các không thể. Do vậy, địa chỉ IPv6 được biểu diễn dưới dạng
một dãy các chữ số hexa.
Để biểu diễn 128 bít nhị phân IPv6 thành dãy các chữ số hexa người ta chia
128 bit này thành các nhóm 4 bit, rồi chuyển đổi từng nhóm đó sang số hexa tương
ứng và nhóm 4 số hexa thành một nhóm được phân chia bởi dấu “.”. Kết quả, một
địa chỉ IPv6 được biểu diễn thành một dãy các số gồm 8 nhóm số hexa cách nhau
bằng dấu “.”, mỗi nhóm gồm 4 chữ số hexa.
Ví dụ:
- Một địa chỉ IPv6 được biểu diễn dưới dạng nhị phân:
0010000111011010000000001101001100000000000000000010111100111011
000001010101010000000001111111111111110001010001001110001011010
13


- Một địa chỉ IPv6 được chia thành 8 nhóm:
0000000000000000 0010111100111011
0000001010101010 0000000000011111111 111111000101000 1001110001011010
- Một địa chỉ IPv6 được biểu diễn dưới dạng hexa:
21DA: 00D3:000:2F3B:02AA:00FF:Fe28:9C5A
Do cách biểu diễn dưới dạng các chữ số hexa có thể có rất nhiều chữ số 0 đi
liền nhau. Nếu viết toàn bộ và đầy đủ những con số này thì dãy số biểu diễn địa chỉ
IPv6 thường rất dài. Do vậy, có thể rút gọn cách biết địa chỉ IPv6 theo các quy tắc
sau:
- Trong một nhóm 4 số hexa có thể bỏ bớt những số o bên trái như cụm 0000
viết thành 0…
- Trong cả địa chỉ IPv6, một số nhóm liền nhau chưa tồn bộ số 0 có thể chỉ
cần viết thành “::”. Tuy nhiên điều này chỉ được thay thế một lần.
Ví dụ:
- rút gọn địa chỉ IPv6:
21DA:00D3:0000:2F3B:02AA:00FF:FE28:9C5A

- Địa chỉ IPv6 rút gọn sẽ là:
21DA:D3:0:2F3B:2AA:FF:FE28:9C5A
Hoặc:
21DA:D3::2F3B:2AA:FF:FE28:9C5A
Ở ví dụ này 00D3 được viết thành D3 còn 0000 được viết thành 0 hoặc “::”
Để biểu diễn một dải địa chỉ IPv6 thì một địa chỉ IPv6 được viết dưới dạng
một địa chỉ IPv6 đi kèm với số bit xác định số bít phần mạng.
Ví dụ:
Vùng địa chỉ FF::/8 tương ứng với địa chỉ bắt đầu từ FF00:0:0:0:0:0:0:0 đến
FFFF: FFFF: FFFF: FFFF: FFFF: FFFF: FFFF: FFFF:
- Vùng địa chỉ 2001: DC8:0:0::/64 tương ứng với địa chỉ bắt đầu từ
2001:0DC8:0:0:0:0:0:0 đến
2001: 0DC8:0:0: FFFF: FFFF: FFFF: FFFF
14


1.2.2. Cấu trúc của một địa chỉ IPv6
Cấu trúc của một địa chỉ IPv6 thường thấy có dạng
128 bit
Prefix (n bit) (64-n) bit Interface IP
64 bit
Hình 1.1: Cấu trúc chung địa chỉ IPv6
Trong đó:
- Prefix: Bit tiền tố, bit xác định loại địa chỉ IPv6. Các bit này quyết dịnh địa
chỉ thuộc loại nào và số lượng địa chỉ đó trong không gian chung của địa chỉ IPv6.

Bảng 1.2. Bảng giới thiệu vài dạng địa chỉ IPv6
- Interface: Ngoài trừ dạng địa chỉ Multicast và một số dạng địa chỉ dành cho
mục đích đặc biệt, địa chỉ IPv6 sử dụng trong giao tiếp toàn cầu cũng như dịa chỉ
dùng trong giao tiến giữa các node IPv6 trên một đường kết nối (link local), địa chỉ

được thiết kế cho giao tiếp trong phạm vi một mạng (site local) đều có 64 bit cuối
dùng được sử dụng để xác định một giao diện duy nhất.
1.2.3. Định danh giao diện trong địa chỉ IPv6
Định danh giao diện (Interface ID): là 64 bít cuối cùng trong một địa chỉ
IPv6. Số định danh này sẽ xác định một giao diện trong phạm vi mạng con. Định
danh giao diện phải là số duy nhất trong phạm vi một mạng con. 64 bit này có thể
được cấu hình tự động theo một trong những cách thức sau:
- Ánh xạ từ dạng địa chỉ EUI – 64 của giao diện
- Tự động tạo một cách ngẫu nhiên
- Gắn giao diện bằng thủ tục gắn địa chỉ DHCP v6

15


1.3.

CÁC DẠNG ĐỊA CHỈ IPv6

1.3.1. Khái quát chung về phân loại địa chỉ IPv6
Theo cách thức gửi gói tin tới đích trong địa chỉ IPv4 tồn tại 3 loại địa chỉ:
- Broacast: địa chỉ Broacast được node IPv4 sử dụng để gửi gói tin tới đồng
thời tồn bộ các node IPv4 trong cùng một mạng. Trong vùng địa chỉ của một
mạng, địa chỉ với các bit này xác định máy (Host ID) toàn 1 sẽ được sử dụng làm
địa chỉ quảng bá.
- Unicast: Địa chỉ Unicast IPv4 chính là địa chỉ chúng ta gán cho thiết bị
mạng để kết nối vào mạng Internet. Địa chỉ này xác định duy nhất một node IPv4
trên mạng Internet tồn cầu. Gói tin gửi địa chỉ đích Unicast sẽ chỉ gửi đến duy nhất
một node IPv4.
- Multicast: khi thiết kế IPv4, IETF dành riêng vùng địa chỉ lớp D sử dụng
cho một công nghệ truyền tải gói tin có tên gọi là Mutlicast. Cơng nghệ Mutlicast

cho phép gửi một gói tin IP đồng thời tới một nhóm xác định các thiết bị mạng. Các
thiết bị mạng này có thể thuộc nhiều tổ chức và nằm ở các vị trí địa ký khác nhau.
Theo cách thức gói tin đến đích, IPv6 bao gồm 3 loại địa chỉ sau;
- Unicast: Địa chỉ Unicast xác định một giao diện duy nhất. Trong mơ hình
định tuyến, các gói tin có địa chỉ địch là địa chỉ Unicast chỉ được gửi tới một giao
diện duy nhất. Địa chỉ Unicast được sử dụng trong giao tiếp một – một.
- Multicast: địa chỉ Multicast định danh là một nhóm nhiều giao diện. Gói tin
có địa chỉ đích là địa chỉ Multicast sẽ được gửi tới tất cả các Interface trong nhóm
được gắn địa chỉ đó. Địa chỉ Multicast được sử dụng trong giao tiếp một – nhiều.
Trong IPv6 khơng cịn tồn tại khái niệm địa chỉ Broacast. Mọi chức năng của
địa chỉ Broacast trong IPv4 được đảm nhiệm thay thế bởi địa chỉ IPv6 Multicast. Ví
dụ chức năng quảng bá trong một mạng của địa chỉ IPv4 được đảm nhiệm bằng một
loại địa chỉ Multicast IPv6 có tên gọi là địa chỉ Multicast mọi node phạm vi một
đường kết nối (FF02::1).
- Anycast: Anycast là khái niệm mới trong địa chỉ IPv6. Địa chỉ Anycast
cũng xác định tập hợp nhiều Interface. Tuy nhiên, trong mơ hình định tuyến, gói tin
16


có địa chỉ đích Anycast chỉ dược gửi tới một Interface duy nhất trong tập hợp.
Interface đó là Interface “gần nhất” theo khái niệm của thủ tục định tuyến.
1.3.2. Địa chỉ Unicast
1.3.2.1.

Địa chỉ Special

Địa chỉ Special còn được gọi là địa chỉ đặc biệt. Loại địa chỉ này trong IPv6
có 2 loại sau:
- Địa chỉ không định danh (Unspecified address): 0:0:0:0:0:0:0:0 hoặc “::”
node IPv6 sử dụng để thể hiện rằng hiện tại nó khơng có địa chỉ. Địa chỉ này được

sử dụng làm địa chỉ nguồn cho các gói tin trong quá trình hoạt động của một node
IPv6 khi tiến hành kiểm tra xem có một node nào khác trên cùng đường kết nối đã
sử dụng địa chỉ IPv6 mà nó đang dự định dùng hay chưa. Địa chỉ này không bao giờ
được gắn cho một Interface hoặc địa chỉ đích.
- Địa chỉ loopback: cho phép một node gửi gói tin cho chính nó tương đương
với địa chỉ 127.0.0.1 của IPv4. Các gói tin có địa chỉ đích :: 1 không bao giờ được
gửi trên đường kết nối hay chuyển tiếp bởi router. Phạm vi của dạng địa chỉ này là
phạm vi node.
1.3.2.2.

Địa chỉ Link – Local

Trong IPv6, các node trên cùng một đường kết nối Ethernet coi nhau là các
node lân cận (neighbor). Trong mơ hình hoạt động của IPv6, giao tiếp giữa các node
lân cận trên một đường kết nối là vô cùng quan trọng. IPv6 đã phát triển một thủ tục
mới là Neihbor Discovery là một thủ tục thiết yếu, phục vụ giao tiếp giữa các node
trên cùng một đường kết nối. Địa chỉ Link – local được sử dụng trong các quy trình
mà thủ tục ND phụ trách.
Địa chỉ này phục vụ giao tiếp nội bộ, giữa các node trên IPv6 trên cùng một
Ethernet. IPv6 được thiết kế với tính năng “plug and play”, tức là khả năng cho
phép thiết bị IPv6 tự động cấu hình địa chỉ các tham số phục vụ cho giao tiếp bắt
đầu từ trạng thái chưa có thơng tin nào. Tính năng đó là nhờ các node IPv6 ln có
khả năng tự động cấu hình nên một dạng địa chỉ sử dụng cho giao tiếp nội bộ là
Link – local. Địa chỉ này ln được các node IPv6 cấu hình một cách tự động khi
17


bắt đầu hoạt động, ngay cả khi khơng có sự tồn tại của mọi dạng địa chỉ Unicast
khác. Địa chỉ này có phạm vi trên đường kết nối, phục vụ giao tiếp giữa các node
lân cận. Sở dĩ một node IPv6 có thể tự động cấu hình địa chỉ Link – Local là do

node lân cận. Sở dĩ một node IPv6 có thể tự động cấu hình địa chỉ Link – local là do
IPv6 có khả năng tự động cấu hình 64 bit Interface ID và Prefix quy định sẵn cho
địa chỉ Linl – local là FF80::/10.
Khi khơng có router, các node IPv6 trên một đường kết nối sẽ sử dụng địa
chỉ Link – local để giao tiếp với nhau. Phạm vi của dạng địa chỉ này là trên một
đường kết nối.

Hình 1.2. Cấu trúc địa chỉ Link – local
Địa chỉ Link – Local bắt đầu bởi 10 bit Prefix FE80::/10, theo sau bởi 54 bit
0 và 64 bit còn lại là Interface ID.
1.3.2.3.

Địa chỉ Site – local

Trong thời kỳ đầu của IPv6, dạng địa chỉ IPv6 Site – local được thiết kế với
mục đích sử dụng trong phạm vi một mạng, tương đương với địa chỉ dùng riêng
IPv4. Tính duy nhất của dạng địa chỉ này được đảm bảo trong phạm vi một dùng
riêng như mạng văn phòng, tổ chức, các router biên IPv6 khơng chuyển tiếp gói tin
có địa chỉ Site – local ra khỏi phạm vi của mạng riêng. Một vùng địa chỉ Site – local
có thể được dùng trùng lặp bởi nhiều tổ chức mà không gây ra xung đột định tuyến.
Tuy nhiên trong quá trình sử dụng IPv6 người ta nhận thấy nhu cầu sử dụng địa chỉ
Site – local trong tương lai là không cần thiết. Do vậy IETF đã loại bỏ địa chỉ này.
Cấu trúc của dạng địa chỉ này:

Hình 1.3. Cấu trúc địa chỉ Site – local
18


1.3.2.4.


Địa chỉ Global Unicast

Đây là dạng địa chỉ tương đương với địa chỉ IPv4 công cộng hiện đang sử
dụng cho mạng Internet. Tính duy nhất của dạng địa chỉ này được đảm bảo trong
phạm vi toàn cầu. Chúng được định tuyến và có liên kết với tồn bộ mạng Internet.
Việc phân bổ và cấp phát dạng địa chỉ này do hệ thống các tổ chức quản lý địa chỉ
quốc tế đảm nhiệm. Địa chỉ định danh tồn cầu có số bit prefix là 00::/3. Một địa
chỉ định danh toàn cầu là duy nhất trên toàn bộ mạng Internet IPv6. Các node IPv6
ngay từ lúc khởi tạo đã có khả năng giao tiếp, do ln có khả năng tạo tự động nên
dạng địa chỉ Link – Local. Tuy nhiên với địa chỉ này, node chỉ có thể thực hiện giao
tiếp trong phạm vi một LAN. Để có giao tiếp tồn cầu node IPv6 cần được gán địa
chỉ Global Unicast. Địa chỉ này có thể được cấu hình bằng tay như việc cấu hình với
các node IPv4. Tuy nhiê, giao thức IPv6 được thiết kế với đặc tính hỗ trợ node IPv6
khả năng tìm kiếm và tự động gắn địa chỉ Global Unicast, qua những giao tiếp nội
bộ sử dụng địa chỉ Link – Local.
Không như địa chỉ IPv4, với cấu trúc định tuyến vừa phân cấp vừa không
phân cấp, địa chỉ IPv6 được cải tiến trong thiết kế để đảm bảo có một cấu trúc định
tuyến và đánh địa chỉ là phân cấp rõ ràng. Nếu mục tiêu quan trọng nhất trong quản
lý địa chỉ IPv4 và sử dụng hiệu quả tiết kiệm, tính tổ hợp và tính có đăng ký thì đối
với địa chỉ IPv6, mục tiêu đầu tiên được đặt lên hàng đầu là tính tổ hợp. Tức là với
chiều dài 128 bit, không gian địa chỉ vô cùng rộng lớn. Nếu địa chỉ IPv6 không
được tổ hợp thật tốt và cấu trúc phân cấp khơng rõ ràng thì không thể xử lý được
khối lượng thông tin khổng ồ trong các bảng định tuyến.
Cấu trúc địa chỉ Global Unicast

Hình 1.4. Cấu trúc địa chỉ Global Unicast
Trong đó;
Prefix: 001 với 3 bit tiền tố
19



TLA ID – Top = Level Aggrrgation Indentifier: trường hợp này có 13 bit
định danh nhà cung cấp cao nhất trong hệ thống các nhà cung cấp dịch vụ.
Res: Được dự trữ để sử dụng trong tương lai khi cần mở rộng trường TLA ID
và NLA ID.
NLA ID – Next – Level Aggrrgation Indentifier: Định danh nhà cung cấp
tiếp theo trong hệ thống các nhà cung cấp dịch vụ.
SLA ID – Site – Level Aggrrgation Indentifier: xác định các site để tạo các
subnet, đó là khơng gian địa chỉ mà tổ chức có thể tự mình quản lý, phân bố, cấp
phát và tổ chức định tuyến bên trong mạng của mình. Với một vùng địa chỉ /48, tổ
chức có thể tạo nên 65536 mạng con cỡ /64 hoặc nhiều cấp định tuyến phân cấp
hiệu quả sử dụng trong mạng của mình.
Interface ID: chỉ ra Interface cụ thể subnet.
1.3.2.5.

Địa chỉ Compatibility

Địa chỉ IPv6 cịn được gọi là địa chỉ tương thích, phát triển mạng Internet là
một thế giới kết nối IPv4. Cần có những cơng nghệ phục vụ cho việc chuyển đổi từ
địa chỉ IPv4 sang địa chỉ IPv6, cũng như những cách thức cho phép lợi dụng cơ sở
hạ tầng mạng IPv4 để kết nối các mạng hoặc các máy tính IPv6 riêng lẻ. Địa chỉ
IPv6 tương thích được định nghĩa để sử dụng trong những công nghệ chuyển đổi từ
địa chỉ IPv4 sang địa chỉ IPv6 bao gồm:
- Sử dụng trong công nghệ biên dịch giữa địa chỉ IPv4 – IPv6
- Sử dụng cho một hình thức chuyển đổi được gọi là đường hầm – Tunnel.
Trong đó lợi dụng cơ sở hạ tầng sẵn có của mạng IPv4 để kết nối các mạng IPv6
bằng cách bọc gói tin IPv6 vào trong các gói tin có đánh địa chỉ IPv4 để truyền đi
trên mạng cơ sở hạ tầng IPv4, sử dụng cấu trúc định tuyến IPv4.
Do phục vụ công nghệ chuyển đổi giữa giao tiếp IPv4, địa chỉ IPv6 tương
thích được cấu hình nên từ địa chỉ IPv4 có nhiều dạng tùy thuộc vào các công nghệ

chuyển đổi khác nhau. Có vài dạng địa chỉ tương thích điển hình sau:
- Địa chỉ IPv4 Comphalible.
Fomat: 0:0:0:0:0:0: w.x.y.z

Trong đó w, x, y, z là IPv4 Address
20


Ví dụ: 0:0:0:0:0:0: 192.168.1.2.
IPv4CA là địa chỉ tương thích của một IPv4/IPv6 Node. Khi sử dụng
IPv4CA như một IPv6 Destination, gói tin sẽ được đóng gói (Packet) với IPv4
Header để truyền môi trường IPv4.
- Địa chỉ IPv4 mapped.
Fomat: 0:0:0:0:0:FFFF:w.x.y.z (::FFFF:w.x.y.z) Trong đó w, x, y, z là IPv4
Address.
Ví dụ: 0:0:0:0:0:0: 192.168.1.2.
IPv4MA là địa chỉ của một IPv4 Only Node đối với một IPv6 Node,
IPv4MA chỉ có tác dụng thơng báo và không được dùng như Resource hoặc
Destination Address.
- Địa chỉ 6toA
Là địa chỉ sử dụng trong liên lạc giữa các IPv4/IPv6 nodes trong hệ thống hạ
tầng IPv4 (IPv4 Routing Infrastructure). 6to4 được tạo bởi Prefix gồm 64bits như
sau:
Prefix = 2002/16 + 32 bits IPv4 Address = 64 bits.
6to4 Address là địa chỉ của Tunnel (Tulneling Address) định nghĩa bởi RFC
3065.
1.3.3. Địa chỉ Anycast
Địa chỉ Anycast được gán cho nhiều giao diện. Gói tin được gửi tới địa chỉ
Anycast sẽ được chuyển đi theo cấu trúc định tuyến tới giao diện gần nhất trong
nhóm. Khái niệm gần nhất ở đây là tùy thuộc vào từng giao thức định tuyến. Địa chỉ

này có hai đặc điểm su:
- Anycast khơng có khơng gian địa chỉ riêng mà thuộc vùng địa chỉ Unicast.
Khi một địa chỉ Unicast được gắn đồng thời cho nhiều giao diện nó sẽ trở thành địa
chỉ Anycast.
- Một địa chỉ Anycast có thể được gắn với nhiều giao diện của nhiều node.
Địa chỉ Anycast không bao giờ được sử dụng làm địa chỉ nguồn của một gói
tin IPv6. Hiện nay, địa chỉ Anycast khơng được gắn cho máy tính IPv6 mà chỉ được
21


gắn cho các router IPv6. Một trong những ứng dung mong muốn của địa chỉ
Anycast là sử dụng để xác định một tập hợp các bộ định tuyến thuộc về một nhà
cung cấp Internet.
Hiện nay mới chỉ có một dạng địa chỉ Anycast được định nghĩa và ứng dụng,
có tên là Anycast Subnet Router. TRên một mạng con IPv6 có thể có nhiều bộ định
tuyến phụ trách kết nối và chuyển tiếp gói tin cho các máy thuộc mạng con sang
những mạng con khác. Khi được sử dụng, địa chỉ Anycast Subnet Router đồng thời
được gắn cho các router IPv6 trong một mạng con. Gói tin sử dụng địa chỉ này làm
địa chỉ đích sẽ đến được một trong các router này và từ đó tới được các mạng.
1.3.4. Địa chỉ Multicast
Địa chỉ Multicast là một phức tạp song rất đặc thù của địa chỉ IPv6. Trong
hoạt động của địa chỉ IPv6 không tồn tại khái niệm địa chỉ Broacast. Chức năng của
địa chỉ Broacast IPv4 được đảm nhiệm bởi một trong số các dạng địa chỉ IPv6
Multicast. Địa chỉ IPv6 Multicast thay thế cho địa chỉ Broacast và Multicast của
IPv4.
IPv6 có rất nhiều dạng địa chỉ Multicast. Mỗi dạng có phạm vi hoạt động
tương ứng. Một node IPv6 nhất định sẽ nghe lưu lượng của một số loại địa chỉ
Multicast. Node IPv6 có thể nghe lưu lượng của nhiều loại địa chỉ Multicast tại
cùng thời điểm. Node nào cũng có thể gia nhập hoặc rời bỏ một nhóm Multicast tại
bất kỳ thời điểm nào.

Trong phạm vi một đường kết nối, có những hoạt động Multicast mà khơng
cần cấu hình gì cho node IPv6. Các node IPv6 mặc định tham gia một số nhóm
Multicast cần thiết cho các quy trình hoạt động của IPv6 trên đường kết nối. Ví dụ
nhóm xác định mọi node trên đường kết nối, hay nhóm xác định mọi router trên
đường kết nối. Tuy nhiên nếu lưu lượng Multicast vượt qua bộ định tuyến, ra ngoài
phạm vi một đường kết nối khi đó cần có những cấu hình thực hiện định tuyến
Multicast.
Mỗi dạng địa chỉ Multicast IPv6 có phạm vi hoạt động nhất định. Lưu lượng
của dịa chỉ IPv6 Multicast sẽ được chuyển tới toàn bộ các node trong một phạm vi
22


nào đoa hay chỉ được chuyển tới nhóm các node trong phạm vi là tùy thuộc vào
dạng của địa chỉ Multicast.
Cấu trúc địa chỉ Multicast có dạng như sau:

Hình 1.5. Cấu trúc địa chỉ Multicast
Trong đó:
1111 1111: là 8 bit prefix
Flags: 4 bit cờ “0T00” trong đó có 3 bít hiện chưa sử dụng được đặt gía trị là
0, bit T sẽ xác định đây là địa chỉ IPv6 Multicast được IANA gắn vĩnh viễn, sử
dụng thống nhất trong hoạt động Internet IPv6 toàn cầu, hay là dạng địa chỉ IPv6
Multicast do người sử dụng tự gán.
- Nếu bit T = 0 đây là địa chỉ Multicast IPv6 vĩnh viễn được IANA quy định.
Trong số đó có những dạng địa chỉ phục vụ cho những quy trình hoạt động cốt yếu
của IPv6, sử dụng cho những giao tiếp khi một node cần giao tiếp với tồn bộ hoặc
với nhóm các node xác định trên một đường kết nối.
- Nếu bit T = 1 thì đây là dạng địa chỉ Multicast được gắn bởi ngưởi sử dụng
trong một phạm vi nhất định. Địa chỉ Multicast sẽ khơng có ý nghĩa ngồi phạm vi
đó. Một cách thức để tạo nên địa chỉ này là tổ chức sử dụng prefix của vùng địa chỉ

định dành tồn cầu của mình gắn cùng với 8 bit tiền tố Interface để tạo nên địa
Multicast.
Scope – Phạm vi: 4 bit, Trường này gồm 4 bit xác định phạm vi của nhóm
địa chỉ Multicast. Chúng có giá trị từ 0 – 15 theo giá trị thập phân.

23


Bảng 1.3. Bảng giá trị Scope
Cụ thể hơn một là nếu 4 bit trường scope là 0001 tức là giá trị scope =1 khi
đó phạm vi của địa chỉ Multicast này sẽ là phạm vi node. Gói tin Multicast sẽ chỉ
được gửi trong phạm vi các Interface trong một thiết bị mà thôi.
Group ID: 32 bit thực hiện chức năng định danh các nhóm Multicast. Trong
một phạm vi nhiều nhóm Multicast giá trị các bit định danh nhóm sẽ xác định các
nhóm Multicast vì nó là số định danh duy nhất. Lưu lượng có địa chỉ đích Multicast
sẽ được chuyển các host thuộc nhóm Multicast xác định bởi Group ID trong phạm
vi xác định bởi giá trị trường scope.

24


×