Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Tài liệu Nắng nóng - nguy cơ gây tai biến mạch máu não pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (219.98 KB, 6 trang )

Nắng nóng - nguy cơ gây tai
biến mạch máu não

Động mạch não bình thường (trên), động mạch não bị xơ vữa (dưới).
Để thích ứng với thời tiết nóng nực, cơ thể điều chỉnh bằng cách tăng tiết
mồ hôi và giãn mạch máu ngoại biên. Tăng tiết mồ hôi làm cơ thể mất nước, giảm
thể tích máu lưu thông, trong khi tim vẫn phải co bóp để đảm bảo bơm đủ lượng
máu đi khắp cơ thể. Do thể tích máu giảm nên tim phải làm việc nhiều hơn, tăng
sức co bóp và tăng số lần co bóp trong một phút.
Khi cơ thể vận động, mồ hôi ra nhiều, mất dịch nhiều, nhưng các cơ vận
động lại cần được cung cấp máu nhiều hơn. Nếu mất dịch quá nhiều, thân nhiệt
tăng lên, các cơ quan bị tổn hại, nhất là hệ thần kinh và tim mạch: người bệnh mất
tỉnh táo, không tập trung, tim đập nhanh, huyết áp giảm Tim đập nhanh và huyết
áp giảm là những trở ngại với người có bệnh tim mạch.
Thời tiết nóng ảnh hưởng thế nào tới người bệnh tim mạch?
Với người mắc bệnh van tim, bệnh tim bẩm sinh, bệnh mạch vành , thời
tiết nóng làm tim phải gắng sức co bóp, điều này làm tim quá tải, tình trạng suy
tim tăng lên, có thể gây tử vong. Với người mắc bệnh mạch vành, tim gắng sức
làm tăng nhu cầu ôxy của tim nên dễ thiếu máu cơ tim (gây triệu chứng đau thắt
ngực, mệt, khó thở), nặng nề hơn là gây nhồi máu cơ tim.
Với người có đặt stent mạch vành hoặc van tim cơ học, việc mất nước
khiến máu không đủ loãng, dễ tạo cục máu đông gây tắc stent hoặc kẹt van tim là
những tình huống hết sức nguy hiểm. Với trẻ bị bệnh tim bẩm sinh có tím (trẻ bị
tím da niêm), mất nước làm cô đặc máu, trẻ dễ bị các biến chứng viêm tắc mạch
máu não, lên cơn tím thiếu ôxy
Các thuốc tim mạch cũng góp phần ảnh hưởng tới người bệnh tim mạch
trong thời tiết nóng. Thuốc lợi tiểu làm mất nước. Thuốc ức chế bêta làm giảm
nhịp tim khiến tim không đập nhanh như mức cần thiết để thích ứng với nắng
nóng.
Nhận biết những dấu hiệu nguy hiểm
Bệnh lý gây ra do thời tiết nóng là kiệt sức do nóng và sốc nhiệt. Những


bệnh lý này dễ xảy ra hơn ở người có bệnh tim mạch. Kiệt sức do nóng có thể xảy
ra ở cơ thể nhiều ngày chịu đựng nắng nóng, mất nhiều nước và muối qua việc thải
mồ hôi. Những dấu hiệu cảnh báo tình trạng kiệt sức do nóng gồm: ra mồ hôi
nhiều; mệt mỏi; hoa mắt, chóng mặt; nhức đầu; nôn ói; vọp bẻ; da lạnh và ẩm ướt;
mạch nhanh, nhẹ; thở nhanh, nông
Gặp các triệu chứng trên cần vào chỗ thoáng mát, lau người bằng nước lạnh
để hạ nhiệt. Nếu triệu chứng không giảm cần đến các cơ sở y tế để được chăm sóc,
điều trị. Kiệt sức do nóng có thể nhanh chóng đưa đến sốc nhiệt.
Tình trạng bệnh lý nặng nề nhất do thời tiết nóng là sốc nhiệt, xảy ra khi cơ
thể không thể điều hòa thân nhiệt. Thân nhiệt có thể tăng lên 40 độ C hoặc cao hơn
trong 10-15 phút. Sốc nhiệt có thể gây tử vong hay những hậu quả nặng nề nếu
không được điều trị kịp thời.
Những dấu hiệu cảnh báo gồm: Thân nhiệt tăng trên 40 độ C; không ra mồ
hôi; hoa mắt, chóng mặt; đau đầu dữ dội; nôn ói; da đỏ, nóng, khô; mạch nhanh,
mạnh; hoảng loạn hay bất tỉnh
Người bệnh cần gọi cấp cứu khi còn tỉnh táo. Nếu bắt gặp người khác trong
tình trạng này cần gọi cấp cứu, đưa người bệnh vào chỗ thoáng mát, dùng khăn
lạnh lau khắp người, không bù nước hay dịch cho họ.
Tốt nhất là nên phòng ngừa và cẩn thận với tình trạng nắng nóng trước khi
phải cấp cứu khi bị kiệt sức do nóng hoặc sốc nhiệt.

Chăm sóc bệnh nhân tai biến mạch máu não tại Bệnh viện nhân
dân 115. Ảnh: t. lâm
Người bệnh tim mạch cần lưu ý gì khi nắng nóng?
- Thường xuyên ở trong nhà, nếu có thể thì ở nơi có máy điều hòa nhiệt độ.
Mặc quần áo rộng rãi, thoải mái, thoáng mát.
- Nếu có việc phải ra ngoài cần mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát, đội mũ.
Nếu được thì nên đi vào buổi sáng sớm hoặc chiều tối.
- Không ăn quá no, ăn thức ăn dễ tiêu. Hạn chế lượng muối ăn vào. Không
uống rượu, cà phê.

- Uống đủ nước. Tuy nhiên, lưu ý người suy tim tránh uống quá nhiều nước
vì điều này tăng gánh nặng cho hệ tim mạch. Người bệnh tim cần theo dõi cân
nặng mỗi ngày để bù vừa đủ lượng nước, chẳng hạn cân nặng giảm 1kg có nghĩa
mất đi 1 lít nước (sụt cân không gây giảm cân nặng quá nhanh).
- Hạn chế vận động thể lực.
- Nhận biết những dấu hiệu nguy hiểm của bệnh lý gây ra do thời tiết nóng
để có thể xử trí kịp thời, đúng cách.
Phòng nguy cơ tai biến
- Phát hiện sớm bệnh tăng huyết áp: Có rất nhiều bệnh nhân chỉ được phát
hiện tăng huyết áp khi đã bị TBMMN. Do vậy, những người mắc bệnh tăng huyết
áp cần theo dõi tình trạng huyết áp và chữa trị đúng.
- Kiểm soát tốt đường huyết: Người bị bệnh đái tháo đường có nguy cơ bị
TBMMN cao gấp 2-2,5 lần so với người bình thường.
- Thực hiện chế độ ăn kiêng và tập thể dục điều độ: Nhằm giảm nguy cơ bị
vữa xơ động mạch và TBMMN, như: cai thuốc lá, kiêng mỡ và tránh ăn mặn, hạn
chế bia, rượu, thức ăn ngọt Ăn nhiều rau xanh, uống nhiều nước để giảm lượng
lipid máu cần kiểm tra lipid máu định kỳ 6-12 tháng/lần, giảm huyết áp và giảm
đường máu (nếu bệnh nhân bị đái tháo đường). Dành thời gian trong ngày để thư
giãn, giải trí, tránh bị stress; tập thể dục để cải thiện tình trạng tim mạch và các
yếu tố nguy cơ tim mạch.

×