Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học ở trường Cao đẳng Sư phạm Hòa Bình qua hoạt động thanh tra chuyên môn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (338.74 KB, 11 trang )

2

MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG DẠY HỌC
Ở TRƢỜNG CAO ĐẲNG SƢ PHẠM HÕA BÌNH
QUA HOẠT ĐỘNG THANH TRA CHUN MƠN
Giảng viên: Nguyễn Thị Thu Hà
Phịng: Tổ chức – Thanh tra
Địa chỉ mail:
Tóm tắt
Thanh tra chun mơn là một nội dung quan trọng trong hoạt động thanh tra nội bộ
của nhà trường. Thanh tra chuyên môn được thực hiện một năm 2 đợt. Nội dung trọng tâm
là thanh tra hồ sơ chuyên môn của cá nhân, đơn vị và thanh tra giờ dạy theo quy định.
Qua thanh tra đánh giá được việc xây dựng, quản lý hồ sơ chuyên môn của cá nhân, đơn
vị, chất lượng các giờ dạy; việc thực hiện mục tiêu, nội dung chương trình đào tạo, đổi
mới phương pháp giảng dạy, cơng tác quản lý giáo dục học sinh, sinh viên nhằm nâng cao
chất lượng giáo dục và đào tạo trong nhà trường. Qua đó, cũng xác định tính chất, mức độ
sai phạm, nguyên nhân, trách nhiệm của cá nhân, đơn vị vi phạm quy chế chun mơn
(nếu có), từ đó kiến nghị biện pháp xử lý, tăng cường nề nếp, kỷ cương, góp phần nâng
cao hiệu quả, hiệu lực cơng tác quản lý.
Trong khn khổ bài viết, người viết phân tích một số ưu điểm, tồn tại, hạn chế
trong các giờ dạy, hồ sơ chuyên môn của giảng viên, giáo viên, đơn vị thông qua kết quả
thanh tra chuyên môn hàng năm. Từ đó, khuyến cáo giảng viên, giáo viên phát huy những
ưu điểm đạt được và đề ra một số biện pháp khắc phục tồn tại, hạn chế nhằm góp phần
nâng cao chất lượng dạy học trong nhà trường.
Từ khóa: Thanh tra nội bộ; thanh tra chuyên môn.
I. Đặt vấn đề
Thực hiện chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2010 - 2020, ngành giáo dục
đang tích cực từng bước đổi mới nội dung chương trình, đổi mới phương pháp dạy học,
đổi mới công tác quản lý giáo dục nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo. Đi song
hành với công cuộc đổi mới trong giáo dục là đổi mới công tác thanh tra, kiểm tra nội bộ
trường học. Thực hiện tốt công tác thanh tra nội bộ trong nhà trường là thực hiện chức


năng quản lý giáo dục, là cơng cụ sắc bén góp phần tăng cường hiệu lực và hiệu quả giáo
dục.
Nghị quyết TW II khoá VIII đã nêu những giải pháp phát triển giáo dục cùng với
việc cải tiến các vấn đề về công tác thanh tra, kiểm tra nội bộ trường học đã kết


3

luận “Hoàn thiện hệ thống thanh tra giáo dục, tăng cường cán bộ thanh tra, tập trung vào
thanh tra, kiểm tra chuyên môn”.
Một trong những nội dung trọng tâm của công tác thanh tra nội bộ là thanh tra
chuyên môn. Thanh tra chuyên môn là một hoạt động nghiệp vụ quản lý của hiệu trưởng
nhằm kiểm tra, kiểm soát, phát hiện các hoạt động giáo dục trong phạm vi nội bộ nhà
trường và đánh giá kết quả hoạt động giáo dục đó có đáp ứng được mục tiêu, kế hoạch đã
đề ra không.
Thanh tra chuyên môn nhằm xác nhận thực tiễn, phát huy nhân tố tích cực, phịng
ngừa, ngăn chặn các sai phạm, giúp đỡ đối tượng hoàn thành tốt nhiệm vụ, đồng thời giúp
cho nhà quản lý điều khiển và điều chỉnh hoạt động quản lý đúng hướng đích. “Không coi
trọng thanh tra tức là tự tước mất vũ khí cần thiết của người lãnh đạo” như Thủ tướng
Phạm Văn Đồng đã nói.
Nhận thức tầm quan trọng của cơng tác thanh tra nội bộ đặc biệt là công tác thanh
tra chuyên môn trong việc nâng cao chất lượng dạy học, tháng 9 năm 2012 trường Cao
đẳng Sư phạm Hòa Bình đã thành lập phịng Thanh tra – Pháp chế và Đảm bảo chất lượng,
nay là phòng Tổ chức – Thanh tra (TC-TT). Phòng Tổ chức – Thanh tra hoạt động trên cơ
sở các văn bản pháp quy của Nhà nước và Bộ Giáo dục và Đào tạo như Luật Giáo dục,
Luật Thanh tra 2010, Thông tư 51/2012/BGD-ĐT ngày 18/12/2012 quy định về tổ chức và
hoạt động thanh tra của sơ sở giáo dục Đại học và trung cấp chuyên nghiệp.
Thực hiện chức năng, nhiệm vụ quy định tại Quy chế tổ chức và hoạt động của nhà
trường do Hiệu trưởng ban hành, hàng năm phòng TC-TT tham mưu cho lãnh đạo ban
hành và triển khai thực hiện kế hoạch thanh tra, kiểm tra nội bộ; Kế hoạch thanh tra

chuyên môn từng học kỳ trên cơ sở các văn bản Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học,
Hướng dẫn thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra hàng năm của Bộ Giáo dục và Đào tạo
và của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hịa Bình.
Những năm học qua, cơng tác thanh tra chuyên môn được thực hiện thường xuyên
đã góp phần nâng cao chất lượng dạy và học. Tuy nhiên, bên cạnh các kết quả đạt được,
qua thanh tra cũng phản ánh những mặt chưa đạt được trong công tác giảng dạy cũng như
xây dựng hồ sơ chuyên môn của giảng viên, giáo viên. Xuất phát từ vị trí, vai trị của cơng
tác thanh tra chun mơn trong nhà trường, chúng tôi mạnh dạn đề xuất một số giải pháp
nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy học qua công tác thanh tra chuyên môn.
II. Phƣơng pháp nghiên cứu


4

1. Tổng hợp nghiên cứu lý thuyết
Căn cứ Luật Thanh tra, Thông tư số 51/TT-BGD&ĐT ngày 18/12/2012 Quy định
về tổ chức và hoạt động thanh tra của cơ sở giáo dục đại học, trường trung cấp chuyên
nghiệp, các văn bản Hướng dẫn công tác thanh tra năm học của Bộ GD&ĐT, của Sở
GD&ĐT và kết quả thanh tra giáo dục của nhà trường trong các năm học qua. Trên cơ sở
đó, người viết đánh giá những ưu điểm, hạn chế trong giảng dạy và quản lý hồ sơ chuyên
môn của cá nhân, đơn vị và đề xuất những biện pháp khắc phục hạn chế để góp phần nâng
cao chất lượng công tác chuyên môn trong nhà trường.
2. Phƣơng pháp tổng kết kinh nghiệm thực tiễn
Tác giả đã tiến hành tổng hợp kết quả thanh tra về hồ sơ chuyên môn và giờ dạy của
giảng viên và hồ sơ của các đơn vị; trao đổi, chia sẻ với đồng nghiệp trong các buổi nhận
xét giờ dạy, qua đó phân tích những những khó khăn, tồn tại, hạn chế và khuyến cáo, đề
xuất các biện pháp khắc phục để góp phần nâng cao chất lượng dạy học.
III. Kết quả và bàn luận
1. Vị trí, chức năng hoạt động thanh tra của trƣờng
Hoạt động thanh tra của trường là hoạt động thanh tra nội bộ, giúp Hiệu trưởng phát

hiện sơ hở trong cơ chế quản lý của trường để kiến nghị biện pháp khắc phục; phòng ngừa,
phát hiện hành vi vi phạm pháp luật, nội quy, quy chế của trường; giúp đơn vị, tổ chức, cá
nhân trong trường thực hiện chính sách pháp luật về giáo dục và chính sách, pháp luật liên
quan; giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng trong phạm vi chức năng,
nhiệm vụ của trường theo quy định của pháp luật.
Thanh tra chuyên môn là một nội dung quan trọng trong thanh tra nội bộ. Đối với
trường Cao đẳng Sư phạm Hịa Bình, thanh tra chun môn được thực hiện một năm 2 đợt
theo học kỳ. Nội dung chủ yếu là thanh tra hồ sơ chuyên môn đơn vị, cá nhân và dự giờ
theo quy định.
Qua thanh tra đánh giá được việc xây dựng, quản lý hồ sơ chuyên môn của cá nhân,
đơn vị, chất lượng các giờ dạy; việc thực hiện mục tiêu, nội dung chương trình đào tạo, đổi
mới phương pháp giảng dạy, cơng tác quản lý giáo dục học sinh, sinh viên nhằm nâng cao
chất lượng giáo dục và đào tạo trong nhà trường.
Qua thanh tra, xác định tính chất, mức độ sai phạm, nguyên nhân, trách nhiệm của
cá nhân, đơn vị vi phạm quy chế chun mơn (nếu có), từ đó kiến nghị biện pháp xử lý,
tăng cường nề nếp, kỷ cương, góp phần nâng cao hiệu quả, hiệu lực cơng tác quản lý.


5

2. Triển khai công tác thanh tra chuyên môn
2.1 Các căn cứ và việc xây dựng kế hoạch thanh tra chuyên môn
Vào đầu năm học, nhà trường căn cứ các văn bản chỉ đạo của cấp trên như: Hướng
dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học của Bộ Giáo dục và Đào tạo đối với các trường Đại học,
Cao đẳng và Trung cấp chuyên nghiệp, Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ thanh tra năm học
của Bộ Giáo dục và Đào tạo, của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hịa Bình; căn cứ Biên chế
năm học của các hệ đào tạo và thực tế công tác giảng dạy và học tập tại trường để ban
hành Kế hoạch Thanh tra, kiểm tra nội bộ năm học.
Căn cứ Kế hoạch Thanh tra, kiểm tra nội bộ, nhà trường ban hành Kế hoạch thanh
tra chuyên môn. Kế hoạch thanh tra chuyên môn được xây dựng thành hai đợt tương ứng

với hai học kỳ theo năm học. Phòng Tổ chức – Thanh tra là đơn vị tham mưu cho Hiệu
trưởng thành lập Ban thanh tra giáo dục. Các thành viên trong Ban thanh tra giáo dục có
trách nhiệm tham gia dự, đánh giá giờ dạy của giảng viên và kiểm tra hồ sơ chuyên môn
của các cá nhân và đơn vị khoa, tổ.
Nội dung thanh tra chuyên môn gồm thanh tra giờ dạy và kiểm tra hồ sơ chuyên
môn của giảng viên, giáo viên và hồ sơ đơn vị khoa, tổ, cụ thể như sau:
Về thanh tra giờ dạy: Đối tượng thanh tra là giảng viên các đơn vị khoa, tổ trực
thuộc. Mỗi giảng viên thanh tra giờ dạy tối thiểu 1tiết/năm. Phòng Tổ chức – Thanh tra
tham mưu cho nhà trường xây dựng lịch thanh tra giờ dạy, thành lập nhóm dự giờ và cử
nhóm trưởng. Sau tiết dạy, nhóm trưởng điều hành nhận xét giờ dạy và gửi biên bản về
phòng Tổ chức – Thanh tra để tổng hợp.
Về Thanh tra hồ sơ chuyên môn: ban thanh tra giáo dục tiến hành thanh tra hồ sơ
chuyên môn của các đơn vị và giảng viên trong toàn trường. Hai cơ sở thực hành giáo dục
mầm non Hoa Sen và Trường Phổ thông thực hành chất lượng cao Nguyễn Tất Thành chủ
động xây dựng và triển khai kế hoạch kiểm tra nội bộ của đơn vị. Nhà trường chỉ tiến hành
thanh tra quy trình và nghiệm thu kết quả thanh tra. Sử dụng kết quả thanh tra của phòng
GD&ĐT thành phố đối với việc quản lý hồ sơ của hai đơn vị thực hành.
Về nội dung thanh tra hồ sơ:
Đối với các khoa, tổ chuyên môn: kiểm tra việc quản lý hồ sơ, sổ sách thuộc chuyên
môn của khoa quản lý như: Kế hoạch năm học, Sổ nghị quyết, sổ nhận công văn, sổ trực,
sổ kiểm tra nề nếp, sổ ghi đầu bài, sổ điểm.


6

Đối với giảng viên: kiểm tra tiến độ thực hiện chương trình đào tạo các mơn học
của từng cán bộ, giảng viên; đối chiếu chương trình chi tiết, sổ ghi đầu bài với kế hoạch
giảng dạy và giáo án của giảng viên; kiểm tra các loại sổ sách: Kế hoạch chuyên môn, sổ
dự giờ, sổ công tác, sổ điểm cá nhân, sổ chủ nhiệm (nếu là giáo viên chủ nhiệm); kiểm tra
việc thực hiện giờ chuẩn của giảng viên.

Kế hoạch thanh tra từng học kỳ được ban hành sớm, đúng đối tượng, đúng mục
đích. Về quy trình và tổ chức thực hiện: đảm bảo tính cơng khai, nghiêm túc. Sau các đợt
thanh tra, phịng Tổ chức – Thanh tra có trách nhiệm tổng hợp kết quả báo cáo lãnh đạo
nhà trường, Hiệu trưởng nhà trường có kết luận về cơng tác thanh tra chuyên môn gửi về
các đơn vị khoa, tổ. Các đơn vị triển khai họp biểu dương các thành tích của giảng viên và
rút kinh nghiệm trước những tồn tại của đơn vị và cá nhân giảng viên. Biên bản họp rút
kinh nghiệm được gửi về phòng Tổ chức – Thanh tra để báo cáo lãnh đạo nhà trường.
Trên cơ sở tổng hợp kết quả thanh tra, Lãnh đạo nhà trường ban hành Kết luận
thanh tra và gửi về các đơn vị. Lãnh đạo đơn vị tổ chức họp, rút kinh nghiệm nghiêm túc
những hạn chế, tồn tại của đơn vị và giảng viên, giáo viên; có biên bản báo cáo lãnh đạo
nhà trường.
1.2. Kết quả đạt được
* Về thanh tra giờ dạy:
Năm học

Số giờ
thanh tra

Loại Giỏi

Loại Khá

Loại
Trung bình

2017-2018

102

81 (79.4%)


20 (19,6%)

01(0,98%)

2018-2019

98

80 (81,6%)

17 (17,3%)

01 (1,0%)

2019-2020

91

83 (91,2%)

8 (8,8%)

0

Từ bảng kết quả giờ dạy của ba năm học trên cho thấy, từ năm học 2017-2018 đến
năm 2019-2020 số giờ đạt loại giỏi tăng từ 79,4% lên 91,2%, số giờ đạt loại khá giảm từ
19,6% xuống cịn 8,8% và khơng cịn giờ dạy đạt loại trung bình.
Kết quả trên cho thấy chất lượng các giờ dạy được thanh tra đã nâng lên rõ rệt. Các
giờ dạy của giảng viên đảm bảo nội dung kiến thức cơ bản, có áp dụng các phương pháp

dạy học tích cực, sinh viên nắm được kiến thức. Phần lớn các tiết học, giảng viên đã sử
dụng các phương tiện dạy học có hiệu quả và phù hợp với đặc thù của từng môn học. Đa
số tiết học, giảng viên đã phát huy được tính chủ động, sáng tạo trong việc khai thác kiến


7

thức và giúp học sinh, sinh viên (HS-SV) tiếp thu nội dung bài học, hình thành kĩ năng cần
thiết cho HSSV.
* Về hồ sơ chuyên môn:
Về hồ sơ quản lý của các đơn vị trực thuộc: đã dần được hoàn thiện, việc lưu trữ các
văn bản khoa học hơn, đảm bảo về nội dung, hình thức, trình bày khoa học. Hồ sơ có đầy
đủ các loại sổ sách theo đúng quy định chung của nhà trường như:
Kế hoạch năm học đã bao quát toàn bộ chức năng, nhiệm vụ của đơn vị theo Quy
chế tổ chức và hoạt động của trường CĐSP Hịa Bình và được Hiệu trưởng phê duyệt. Thể
hiện rõ việc điều hành, điều chỉnh công tác chuyên môn hàng tháng của đơn vị theo thực tế
công việc.
Sổ nghị quyết ghi rõ thời gian, nội dung các cuộc họp của đơn vị, ý kiến phát biểu
của các cán bộ, giảng viên. Ghi rõ thời gian, nội dung các cuộc họp và sinh hoạt chuyên đề
của các tổ bộ môn.
Sổ nhận công văn ghi rõ thời gian nhận và nội dung công văn. Họ tên người giao,
người nhận công văn để chuyển cho lãnh đạo đơn vị chỉ đạo, điều hành và tổ chức thực
hiện.
Sổ trực ghi rõ ngày, tháng, năm và họ tên người trực. Nội dung tình hình trực trong
ngày, báo cáo lãnh đạo đơn vị.
Sổ kiểm tra nề nếp ghi rõ ngày, tháng, năm và số sinh viên có mặt, vắng mặt. Ghi
tên sinh viên vắng mặt, lí do. Có chữ ký của cán bộ lớp.
Sổ ghi đầu bài ghi đầy đủ các mục theo quy định. Tổng hợp tiến độ dạy các học
phần theo tuần.
Có đủ số sổ điểm các lớp. Vào điểm đúng tiến độ chương trình từng học phần.

Khơng tẩy xóa, sửa chữa điểm.
Về hồ sơ chuyên môn của giảng viên: Đa số các giảng viên có đầy đủ các loại giáo
án, sổ sách theo đúng quy định. Giáo án của các học phần được trình bày khoa học, có ký
duyệt của tổ trưởng tổ chun mơn; có mục tiêu cụ thể theo chương, bài; phân tiết đúng
theo chương trình, đủ phần giới thiệu tài liệu tham khảo cho học sinh, sinh viên.
1.3 Những hạn chế, tồn tại
Bên cạnh những kết quả đạt được, qua thanh tra cũng phản ánh một số tồn tại, cụ
thể như sau:
Hạn chế đối với giờ dạy:


8

Nhiều tiết dạy thanh tra, giảng viên soạn giáo án chưa thực sự khoa học, chưa thể
hiện rõ mục tiêu tiết dạy, cách thức tổ chức bài dạy, hoạt động của giảng viên và học sinh,
sinh viên chưa rõ nét.
Một số tiết dạy, đặc biệt tiết dạy của một số giảng viên trẻ chưa xác định được trọng
tâm của bài nên chưa khắc sâu kiến thức trọng tâm, nội dung bài giảng chưa lơgic; các ví
dụ minh họa chưa phù hợp với đối tượng giáo dục, phần củng cố, ôn luyện kiến thức cho
HSSV chưa sâu sắc; chưa chú ý lựa chọn phương pháp kích thích hoạt động tích cực của
ba nhóm đối tượng HS-SV, đặc biệt có nhiều tiết dạy sử dụng thiết bị dạy học hiện đại
nhưng khai thác chưa thật hiệu quả; phân phối thời gian giữa các phần của bài giảng chưa
hợp lý, chưa dành thời lượng thích đáng cho phần kiến thức trọng tâm của bài.
Nhiều tiết dạy đạt loại giỏi nhưng điểm đạt trong khung loại giỏi chưa cao. Khung
điểm loại giỏi dao động từ 24 đến 30 điểm, nhưng phần lớn các tiết dạy chỉ đạt từ 24 đến
27 điểm, nhất là các giờ dạy của giảng viên trẻ chỉ đạt đến ngưỡng loại giỏi từ 24 đến 25
điểm.
Về nhận xét giờ dạy: bên cạnh các tiết dạy được nhận xét nghiêm túc vẫn cịn một
vài nhóm dự chưa coi trọng việc tổ chức nhận xét giờ dạy cho giảng viên, giáo viên nên đã
tổ chức nhận xét qua loa, góp ý bên ngoài hoặc chỉ tập hợp phiếu dự giờ, phần nhận xét

trong biên bản được ghi sơ sài, cá biệt có một số tiết dạy có nhận xét giống nhau hoặc chưa
chỉ ra ưu điểm của tiết dạy để giảng viên phát huy và hạn chế của tiết dạy để giảng viên rút
kinh nghiệm...
Hạn chế, tồn tại hồ sơ chuyên môn:
Đối với hồ sơ đơn vị: Một số đơn vị chưa thể hiện rõ việc bổ sung, điều chỉnh công
việc hàng tháng cho phù hợp với tình hình thực tế. Vẫn cịn hiện tượng tẩy xóa thứ tự tiết
và nội dung bài dạy ở một số học phần trong sổ Ghi đầu bài. Điều đó phản ánh việc giảng
viên dạy chưa theo đúng phân tiết học phần đã xây dựng, có thể nhanh hoặc chậm so với
phân tiết.
Tính đến thời điểm kiểm tra hồ sơ, một số học phần chưa vào điểm đúng tiến độ
quy định. Dẫn đến tình trạng cuối học kỳ, giáo viên vào điểm muộn ảnh hưởng đến việc
kiểm tra điều kiện dự thi của học sinh, sinh viên.
Đối với hồ sơ cá nhân: Một số giáo án của giảng viên thiếu phần hướng dẫn sinh
viên học tập học phần, thiếu phần hướng dẫn sinh viên trong các tiết thực hành và thiếu
phần yêu cầu về kiến thức, kỹ năng đối với các tiết tự học, tự nghiên cứu.


9

Phần ghi chỉ tiêu phấn đấu trong Kế hoạch giảng dạy chưa được giảng viên chú
trọng. Chưa cụ thể hóa được tỉ lệ % học sinh đạt loại giỏi, khá, trung bình trong từng học
kỳ và cả năm học; vẫn còn hiện tượng lệch điểm kiểm tra thường xuyên và thi giữa kỳ; nội
dung các buổi sinh hoạt định kỳ chưa phong phú, chưa hấp dẫn học sinh sinh viên.
3. Giải pháp thực hiện
Từ kết quả đạt được và những vướng mắc, tồn tại được chỉ ra khi tiến hành thanh
tra chuyên môn trong các năm học 2017-2018, 2018-2019 và 2019-2020, tác giả đề xuất
một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao chất lượng chuyên môn trong nhà trường, như
sau:
3.1 Làm tốt công tác bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giảng viên, giáo viên
Tập huấn bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho giảng viên, đặc biệt là đội ngũ

giảng viên, giáo viên trẻ và giảng viên, giáo viên mới về trường cơng tác để góp phần nâng
cao chất lượng giảng dạy của đội ngũ giảng viên, từ đó tác động tích cực đến cơng tác rèn
luyện nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên.
Nội dung bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ có thể tập trung giải quyết một số vấn
đề trọng tâm như:
+ Xây dựng hồ sơ chuyên môn.
+ Viết tập san, nghiên cứu khoa học.
+ Sử dụng phương pháp dạy học tích cực.
+ Sử dụng thiết bị dạy học, ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy.
+ Luyện viết chữ, trình bày bảng.
+ Đánh giá, cho điểm, xây dựng ngân hàng câu hỏi.
+ Giao tiếp, ứng xử tình huống sư phạm.
Thường xuyên tổ chức trao đổi về việc đổi mới phương pháp dạy học và thực hiện
chương trình, sách giáo khoa mới đối với giáo viên trường phổ thông thực hành chất lượng
cao Nguyễn Tất Thành. Thông qua các buổi sinh hoạt chun mơn, bố trí các tiết dạy minh
họa để tìm ra được cách thức tổ chức dạy học phù hợp nhất với thực tế của trường, tìm tịi
các biện pháp để khắc phục những vấn đề còn vướng mắc nhằm nâng cao chất lượng dạy
học.
3.2. Đối với đội ngũ giảng viên
Nâng cao ý thức, lòng say mê nghề nghiệp và tính gương mẫu, mơ phạm của người
GV; Tạo cơ hội cho GV được nâng cao bằng cấp (thạc sĩ hoặc tiến sĩ); Tạo điều kiện để


10

GV tiếp cận với các nguồn tri thức mới, chương trình và các tài liệu dạy học mới; Hình
thành ở người GV những khả năng cần thiết, đáp ứng với môi trường giáo dục đang thay
đổi, nhạy cảm trước những dấu hiệu của thị trường bên ngoài và coi trọng nhu cầu của nhà
tuyển dụng.
Giáo viên phải tích cực học tập, trao đổi kinh nghiệm ở đồng nghiệp. Vận dụng linh

hoạt các hình thức tổ chức, phương pháp dạy học, áp dụng hiệu quả thiết bị dạy học và đồ
dùng tự làm nhất là đồ dùng công nghệ thông tin hỗ trợ rất hiệu quả trong quá trình giảng
dạy tiếp thu bài học cho học sinh.
3.3 Học tập quy chế chun mơn
Đối với giảng viên mới về trường, việc tìm hiểu và thực hiện các quy chế, quy định
dạy học ở Cao đẳng, đại học là rất cần thiết, nó tác động trực tiếp tới việc thực hiện nhiệm
vụ giáo dục và đào tạo được giao. Các quy chế chuyên mơn gồm: Quy chế đào tạo, Quy
định về hình thức ra đề thi kết thúc học phần, Quy định về cơng tác chun mơn.
Có nhiều hình thức tổ chức như: thông qua các buổi họp chuyên môn của các khoa,
tổ, phịng ban; sinh hoạt của các Tổ bộ mơn, các buổi hội thảo, hội nghị khoa học về công
tác chuyên mơn… Qua đó, giúp cho đội ngũ giảng viên, giáo viên thực hiện tốt quy chế
đào tạo: ra đề, tổ chức kiểm tra thường xuyên, thi giữa kỳ, thi học phần, đánh giá học sinh
sinh viên và thực hiện nghiêm túc quy định chuyên môn đã ban hành.
3.4 Tổ chức sinh hoạt chun mơn thường xun và có hiệu quả.
Hàng tháng, đội ngũ giảng viên, giáo viên, ngoài việc tham gia giảng dạy trực tiếp
trên lớp thì phải thường xuyên sinh hoạt chuyên môn cùng Tổ bộ môn, nhằm trao đổi kiến
thức, rút kinh nghiệm trong công tác chuyên môn.
Để buổi sinh hoạt chuyên môn đạt hiệu quả, tổ trưởng Tổ bộ môn cần dự thảo nội
dung sinh hoạt chuyên môn, xây dựng thành các chuyên đề và lấy ý kiến đóng góp từ các
đồng chí trong tổ bộ mơn. Các đồng chí giảng viên, giáo viên tích cực chuẩn bị ý kiến
đóng góp về kinh nghiệm bản thân hoặc những vấn đề liên quan đến công tác chuyên môn
cần trao đổi. Nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn nên tập trung vào các vấn đề nổi cộm
trong công tác chuyên môn; tăng cường dự và nhận xét cho các giờ dạy; trao đổi kinh
nghiệm trong sử dụng đồ dùng, thiết bị dạy học hiện đại, sử dụng công nghệ thông tin
trong dạy học trực tuyến…
3.5 Tăng cường thanh tra, kiểm tra đột xuất


11


Tăng cường công tác thanh tra đột xuất bằng nhiều hình thức như dự giờ đột xuất
(báo trước 5 phút) để kiểm tra việc thực hiện chương trình, phân tiết, ghi sổ ghi đầu bài,
nội dung bài dạy. Thành phần tham gia dự giờ đột xuất có lãnh đạo nhà trường hoặc lãnh
đạo khoa, tổ, cán bộ phòng Tổ chức – Thanh tra, tổ trưởng tổ bộ môn.
Tăng cường kiểm tra nề nếp ra vào lớp để đảm bảo thời lượng tiết dạy, nắm bắt sĩ
số và tình hình học tập của sinh viên.
3.6 Theo dõi việc thực hiện kết luận sau thanh tra
Khi đã có kết quả kiểm tra, thanh tra thường xuyên hoặc đột xuất, phòng thanh tra
cần tổng hợp kết quả thanh tra, kiểm tra của từng giảng viên; báo cáo Ban Giám hiệu và
xin ý kiến chỉ đạo; Hiệu trưởng nhà trường ra kết luận về công tác thanh tra chuyên môn
đối với cá nhân hoặc tập thể gửi về các đơn vị khoa, tổ. Các đơn vị triển khai họp biểu
dương các thành tích đạt được của giảng viên và rút kinh nghiệm trước những tồn tại của
đơn vị và cá nhân giảng viên. Biên bản họp rút kinh nghiệm tại đơn vị phải được gửi về
phòng Tổ chức – Thanh tra, báo cáo lãnh đạo nhà trường để theo dõi việc thực hiện kết
luận sau thanh tra.
* Bàn luận
Trên đây là một số biện pháp mà tác giả đưa ra nhằm góp phần nâng cao chất
lượng dạy học trong nhà trường. Các biện pháp trên nếu được thực hiện đồng bộ giữa các
đơn vị trong nhà trường, được giảng viên, giáo viên thực hiện nghiêm túc, trách nhiệm thì
chất lượng giờ dạy trên lớp được nâng cao; đảm bảo việc thực hiện mục tiêu, nội dung
chương trình đào tạo, đổi mới phương pháp giảng dạy, công tác quản lý giáo dục học sinh,
sinh viên nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo trong nhà trường.
Làm tốt công tác thanh tra chuyên môn giúp lãnh đạo nhà trường đánh giá được
việc xây dựng, quản lý hồ sơ chuyên môn của cá nhân, đơn vị, chất lượng các giờ dạy; xác
định tích chất, mức độ sai phạm, nguyên nhân, trách nhiệm của cá nhân, đơn vị vi phạm
quy chế chun mơn (nếu có), từ đó kiến nghị biện pháp xử lý, tăng cường nề nếp, kỷ
cương, góp phần nâng cao hiệu quả, hiệu lực công tác quản lý.
IV. Phần kết luận
Thanh tra chuyên môn là một nội dung quan trọng trong công tác thanh tra, kiểm tra
nội bộ của nhà trường. Quá trình triển khai thanh tra, kiểm tra chun mơn đảm bảo tính

khách quan, minh bạch. Hoạt động thanh tra, kiểm tra chuyên môn hàng năm đã đạt được


12

hiệu quả cao và được đánh giá bằng chính những kết luận chính xác và những kiến nghị có
giá trị thực tiễn, có tính khả thi đối với đối tượng được thanh tra. Đồng thời giúp Ban giám
hiệu nhà trường nghiên cứu, bổ sung, ban hành những quy định mới được chính xác và
phù hợp hơn, nâng cao hiệu lực quản lý giáo dục.
Từ kết quả thanh tra chuyên môn hàng năm, chúng tôi đã đưa ra một số biện pháp
giúp cho đối tượng được thanh tra khắc phục những tồn tại, hạn chế trong công tác xây
dựng và quản lý hồ sơ chuyên môn của cá nhân, đơn vị, nâng cao chất lượng giờ dạy, công
tác quản lý học sinh, việc rèn nghề cho sinh viên, thực hiện tốt quy định chuyên môn của
nhà trường, quy chế đào tạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Báo cáo tổng hợp và các Kết luận thanh tra, kiểm tra năm học 2017 - 2018, năm
học 2018 - 2019, năm học 2019 - 2020.
2. Hà Thế Truyền: Tổ chức và hoạt động thanh tra trong các cơ sở giáo dục đại
học, tạp chí Giáo dục, số 194, kỳ 2, tháng 7/2008.
3. Hướng dẫn số 07/HD-CĐSP, ngày 30/12/2020 về thực hiện chế độ làm việc đối
với giảng viên ban hành theo Quyết định số 216/QĐ-CĐSP ngày 30 tháng 12 năm 2020
của Hiệu trưởng trường Cao đẳng Sư phạm Hòa Bình.
4. Trần Khánh Đức: Quản lý và kiểm định chất lượng giáo dục đào tạo nhân lực
theo ISO&TQM. Nhà xuất bản giáo dục năm 2004.
5. Luật Thanh tra (2010).
6. Quy chế tổ chức và hoạt động của trường CĐSP Hòa Bình 8/2015.
7. Tài liệu Hội nghị cơng tác thanh tra giáo dục tồn quốc ngày 19 tháng 12 năm
2016.
8. Thơng tư số 51/TT-BGD&ĐT ngày 18/12/2012 Quy định về tổ chức và hoạt
động thanh tra của cơ sở giáo dục đại học, trường trung cấp chuyên nghiệp.




×